Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Góp ý về giáo dục Phật Giáo

07/01/201308:08(Xem: 5731)
Góp ý về giáo dục Phật Giáo
ht dac phap 1

GÓP Ý VỀ GIÁO DỤC PHẬT GIÁO

Thích Đắc Pháp



Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.

Kính lễ Đấng Bạc già phạm!

Kính chào mừng nghị lực Đại Hội!

Nói đên từ ngữ giáo dục Phật giáo thì đây chỉ là nói theo sự vụ có tính chất thời sự vì Phật giáo với Tam Tạng giáo điển là kho lương tực nuôi sống pháp thân huệ mạng, của nhị đế, tức nhờ nỗ lực chí thiết thực hành lời giáo tổ dạy bảo mà ai nấy giàu có tâm hồn, hay nói khác hơn chính nhờ khôn ngoan thực tập đúng hướng lời huấn thị của giáo tổ kính mến mà linh hồn ai nấy trở nên tươi rói đáng yêu vì đẫ từ bỏ bao u tối bít lối mù khơi của tà chấp, vô minh, ngu muội cũ. Tu học Phật pháp là sự thực hành trọn gói cho ba nghiệp như một động tác khăng khít bất phân li vì giáo pháp Phật là một nghệ thuật sống. Ai khát khao đời sống tràn bờ thánh trí, chan chứa tù bi vô hạn thì phải găng sức suy tư chiêm nghiệm Phật lý để tự đào luyện gian khổ tâm tính mình.

Giáo pháp Phật là phương thuốc trị bịnh của ai nấy. Kinh thường nói ai nấy có tám muôn bốn ngàn phiền não thì giáo pháp cũng có đủ số ấy đối trị bịnh ấy của chúng sanh. Nhiều người hiểu lầm cho rằng có đủ số 84.000 chẵn chòi như vậy. Sự thực, số tám muôn bốn ngàn chỉ dùng khi nói quá nhiều của Ấn Độ xưa mà thôi. Câu trên nhằm ý nói tính chất uyển chuyển hay tuyệt của chánh pháp là tùy căn tính mà biết uống thuốc PHÁP gọi là tùy bịnh dữ dược, tức ai có ham thích pháp môn, cách tu như thế nào thì ứng dụng cách đó, sao cho đưa tới kết quả như mong đợi. Giáo pháp Phật căn bản bất biến là giải thoát, là LI DỤC TÔN, nhưng phương pháp hành trì tùy hoàn cảnh căn tính trình độ tức khôn ngoan biết áp dụng bao phương tiện hay khéo chứ không khư khư ngu muội một chiều có chấp.

Người tu theo Phật nhứt là hành xuất gia áp dụng chặt chẽ hơn nhiều, đối với tại gia do hoàn cảnh như vậy mà ứng dụng ít điều hơn. Giáo pháp Phật không bắt ai dùng quá khả năng quá sức chịu đựng của mình như kẻ vác 20kg thì tùy, không bắt buộc y phải gồng mình gánh vác 50kg.

Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA

Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi. Làm cho tính nết trở thành tức từ u tối cau có dữ dằn mà trở thành hiền lương dễ mến. Như vậy chuyển hóa là suốt đời ta luôn sống với TỈNH BIẾT tức sống với ý thức sáng tỏ hằng hằng trước mọi giao tiếp của ố căn. Có sống định trụ yên lắng trầm tỉnh như vậy là ta có năng lực thấy rõ và thay đổi chuyển hóa tâm bợp rợp, lất cất, thô tháo ra từ tốn êm ái. Do đó nếu gọi là động tác giáo dục thì trong nhà đạo ta cái đầu tiên cho đường tu giải thoát chính là THÚC LIỄM THÂN TÂM thắt bó 3 nghiệp của mình oai nghi, luật giai, giới luật đã đưa ra biết bao điều phòng phi chỉ ác nhằm uốn nắn lại 3 nghiệp của người tu hướng tới giác ngộ. Đạo Phật ra đời hơn 2500 lịch sử phát đạt khắp hoàn vũ ai có chú tâm nghiên cứu học hỏi truy tầm chơn thực nghĩa của Như Lai thì cũng đều thấy giá trị TRÍ HUỆ của đạo Phật. Trong kinh Brahmajala có chép một câu chói sáng tuyệt vời là Đức giáo tổ dạy: “Kẻ thiếu hiểu biết tán thán, khen ngợi giới đức của ta chỉ có người trí mới tán thán TRÍ ĐỨC của ta.”

TRÍ ĐỨC tức nội dung vĩ đại của giác ngộ Thánh Trí siêu phàm thấu biết hồn vía vạn pháp là vô thường vô ngã. Mà vô thường vô ngã bởi chúng do vô số yếu tố cấu tạo xuất hiện ra ở thời gian và không gian. Đó là pháp duyên khởi thậm thâm. Tất cả càn khôn vũ trụ cho tới con kiến cọng rau giọt nước rơi đầu hè hoàn toàn do vô số yếu tố xa gần cấu tạo nên không có bất cứ sự việc nào tự có cách độc đoán được cả. Khi ta thấu ngộ hồn vía của pháp duyên khởi là ta đạt đại huệ giải thoát đà ra ni, tâm sáng như gương vượt bỏ bên dưới mọi đắc thất mọi khen chê mọi tử sanh.

Ta Sống với trạng thái bừng ngộ vĩ đại của tâm NHƯ NHƯ cho nên Đức giáo tổ còn có tên là NHƯ LAI.

Ta đạt trí huệ Phật pháp tức bát nhã trí thì ta sống thảnh thơi ra ngoài mọi cố chấp, mọi khái niệm trói buộc cũ lâu đời, nó gây bao phiền muộn tử sanh bầm dập. Giá trị TRÍ HUỆ của đạo Phật sáng bất diệt đó là sự giác ngộ mà mỗi người có tràn đầy khí lực tu tập đạt tới như Phật. Do đó, mục đích tối hậu của tu Phật là giác ngộ, trút hết nợ nần dan díu với mụ già vô minh đã khống chế cả tỉ kiếp cho tới nay. Mọi huấn thị giáo dục của Phật giáo không ngớt chỉ ra cách phá tan, phá rã bộ máy NGÃ CHẤP trong quan điểm cái nhìn của ta, vì NGÃ CHẤP là trụ sở, là trung tâm cung cấp vũ khí tư tưởng cho 3 nghiệp hành tác gây nghiệp nhân cho khổ hận suốt kiếp cho mãi tới mai sau. Nhờ CHUYỂN HÓA mà ta phá bỏ ngã chấp. Ngã chấp bao gồm hệ thống phiền não tham giận cố chấp hận thù, nhỏ mọi nhọn mõ, đủ thứ giằng co như tấm da phiền muộn phủ kín tâm hồn thanh lương tươi mát thánh thiện của ta. Cách tu luyện, quán chiếu từ 3 nghiệp trong nhà đạo nhắm tới cho ta đạt tâm giải thoát ứng xử sự đời luôn luôn đậm chất từ bi trí tuệ. Đó là hoàn tất mục tiêu huấn dục thanh cao của đạo Phật.

Ngày nay nói giáo dục tức nhằm nói đến sự vụ học chữ nghĩa kinh điển. Lĩnh vực này đỏi hỏi phải dành nhiều thời gian tu học trong tu viện còn như lối TRƯỜNG thì nó khêu ngợi nhắn hạn này nọ lung tung, khiến kẻ học quên mất căn bản tu luyện tính nết, chỉ chăm học mà nhiều khi học chai vì ngôn ngữ văn tự còn quá thấp không đủ dung lượng tiếp nhận Ý NGHĨA sâu sắc của kinh văn. Người dạy đôi khi lơ là không củ soát nội lục mục tiêu giải thoát chỉ dạy theo văn bằng thành quá nông cạn.

Hiện nay, khi nói giáo dục tăng ni hay giáo dục Phật giáo ta cần phân biệt có ranh giới khá rõ, đừng lẫn lộn bởi sử dụng từ ngữ giáo dục. Đức Phật cả đời đi suốt lưu lực sông Hằng bố giáo, Ngài chỉ nhận hai danh từ là người chỉ đường và người chỉ thuốc trị bịnh tâm linh. Ngài khuyên tấn ai nấy Tự Nỗ Lực trau giồi nhơn cách, đạo đức, lương tâm khoan dung, độ lượng của mình, kể cả Tăng Hội ngài vẫn nói như thế: Tăng Hội còn mong đợi ở Ta điều gì nữa, Ta đây là người chỉ đường.

Thế có nghĩa là mỗi người khôn ngoan rắn rỏi với chí nguyện mình nỗ lực Tự cứu, tự giác, tự mài giũa tính nết mình Tự BIẾN MÌNH THÀNH HÒN ĐẢO CHO MÌNH ẨN NÚP, gọi là đương tự châu, hoặc còn nói mỗi người tự thắp đuốc lên mà đi. Như vậy, chư Phật Bồ tát chỉ hỗ trợ năng lực tinh thần cho ta hăng mạnh, cháy dậy chí khí. Phật chưa hề hứa cõng ai lên Niết Bàn, Ngài giao trách nhiệm tự cứu tự thắp sáng cho nên Ngài là bực Giáo chủ LIÊM KHIẾT nhứt nhân loại, không hề bịp bợm. Giáo dục của Phật là chỉ dạy cách tuyệt hay và vô cùng đúng hướng để ta nỗ lực tự làm, không buộc ai theo một cách cưỡng bức. Do vậy, mới có chương trình gọi là khế lý và khê cơ. Đó là một nền giáo dục nhứt hướng khai mở tận cùng. Lần nọ tới thăm bộ tộc KALAMA các thanh niên đón chào kính mến rồi họ nói các đạo sư tới đây giảng đạo và ai cũng cho mình là số một. Sao trên đời có nhiều số một thế?

Phật mỉm cười nói câu hỏi của anh quá thông minh. Vậy thì sau khi suy xét tường tận bằng chánh trí rồi hãy tin, chớ tin lời đồn đãi, chớ tin đó là bút tích của đại sư nào đó để lại. Nói chung tin điều gì đó phải qua lý trí tỉnh táo sàng lọc cẩn thận có hiểu thấu mới tin và điều ấy áp dụng qua có ích như thật theo từ bi trí huệ thì mới tin. Bài kinh cho dân KALAMA đó, sau này người có trí thông thái khám phá ra nó là TUYÊN NGÔN TỰ DO TƯ TƯỞNG vĩ đại tối cổ mà Phật phóng ra.

Nay nói giáo dục Tăng Ni thì vấn đề khá phức tạp nói sao cho hết. Vậy thì bắt đầu từ chỗ bắt đầu, ta phải lập 1 hoặc 2 trường sư phạm trước, chọn mấy vị có bằng tiến sĩ thiệt, làm giáo sư dạy tâm lý giáo dục, dạy kinh luật luận theo tinh thần mới. Số năm tu học nơi trường trung cấp hiện giờ phải 4 năm, mở cấp tiểu học 4 năm. Nồng cốt chương trình tiểu trung cấp là học nhiều kiến thức văn học thế pháp sử địa triết, song song dạy Hán ngữ quan trọng. Khi có khá đủ kiến thức văn học thì vào kinh sẽ tiếp nhận dễ và có kết quả như vào rừng đốn cây ta có khí cụ. Trí óc chưa mở mang văn tự còn quá yếu mà dạy kinh cao thì chỉ là học chay vô bổ. Phải tăng cường chăm bón kiểm điểm ngành học tiểu cấp trung cấp với các môn phổ thông cho chặt chẽ thì leo qua học kinh văn triết học Phật giáo không mấy khó. Tiểu cấp nên khuyến tất mỗi chùa tự lo. Mở rộng dạy cours riêng như kiểu trung tâm phiên dịch Hán Việt Huệ Quang, bổ túc cho bao cái thiếu sót. Phải có kinh phí trung ương hỗ trợ tượng trưng một phần nào để duy trì sức dạy không thể vắt kiệt tình nguyện mãi được. Tới đây kết thúc, xin hết.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2013(Xem: 7619)
Con người ta có nhiều cái sợ, như sợ già, sợ bệnh, sợ chết, sợ vợ hay chồng bỏ, sợ thất nghiệp, sợ nghèo, sợ đói, sợ nhiều thứ, v.v… Trong những cái sợ này có cả sợ ma. Không phải chỉ có con nít mới sợ ma mà nhiều người lớn cũng sợ ma. Muốn hết sợ ma thì cần phải suy tư về thực chất của sợ và ma.
04/09/2013(Xem: 12946)
Xuôi dòng Cửu Long đậu bến Elbe. Nếp Chùa Việt trên đất khách. Vom Mekong an die Elbe. Buddhistisches Klosterleben in der vietnamesischen Diaspora.
02/09/2013(Xem: 8047)
Ông hoàng tử Hạnh Phúc
30/08/2013(Xem: 10026)
Tâm Tình Dẩn nhập Cuộc đời ngày càng phức tạp, học Phật cũng như thế. Người học Phật ngày nay, trong thời buổi kinh tế thị trường, trăm hoa đua nở, tài liệu, kinh điển Phật Pháp, phương tiện thông tin đầy đủ và hữu hiệu, nên việc tìm hiểu, thực hành giáo Pháp, nếu muốn
29/08/2013(Xem: 7675)
Năm 1983: chúng tôi cạn kiệt khi mua xong đất làm tự viện mà còn thêm nợ nữa. Mảnh đất thật trơ trọi, không nhà cửa, một túp liều cũng không, Suốt mấy tuần lễ đầu chúng tôi phải ngủ trên cánh cửa cũ mua rẻ trong bãi phế liệu. Chúng tôi kê bốn góc gạch làm giường (dĩ nhiên làm gì có nệm – chúng tôi tu ở rừng mà!).
27/08/2013(Xem: 5851)
Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma nhận giải Nobel Hòa Bình 21 năm trước, ngài nói, "Tôi chỉ là một thầy tu giản dị". Nhưng tôi có thể nói với các bạn, khi tôi gặp ngài lần đầu tiên năm năm trước rằng ngài hơn là một thầy tu giản dị rất nhiều. Tôi vẫn nhớ lần viếng thăm ấy bởi vì đấy là những thời khắc đáng ghi nhớ nhất trong đời tôi và khi tôi gặp những sinh viên chưa tốt nghiệp của chúng ta, họ nói, "Ô, ông đã từng gặp những lãnh tụ thế giới, ông đã từng gặp những tổng thống, ông đã từng gặp những Khôi nguyên Nobel Hòa Bình. Nhưng ai là người hấp dẫn nhất và ấn tượng nhất mà ông đã từng gặp?" Và tôi nói, đấy phải là việc gặp gở với Đức Đạt Lai Lạt Ma.
23/08/2013(Xem: 7711)
Sau khì thành Đạo dưới cội Bổ Đề, Đức Phật vân du khắp nơi để diễn bày chân lý nhiệm mầu đến khắp nơi : "Cửa vô sinh bất diệt, đã mở cho tất cả chúng sanh. Hãy để cho ai có tai muốn nghe được hưởng trọn niềm tin tưởng"
22/08/2013(Xem: 6916)
Với Tuệ giác và lòng Từ bi của Đức Phật, thấy chúng sanh ở cõi Ta bà, đang đắm nhiễm trong khổ đau, nên Ngài đã thị hiện xuống trần, vào cung vua, nhưng rồi biết rõ rằng do THAM ÁI với NGŨ DỤC mà con người mãi trầm luân, đau khổ.
22/08/2013(Xem: 8539)
Chúng ta muốn tu hành được tinh tấn và thành tựu thì phải tránh những chuyện thị phi, vì thị phi mất rất nhiều thời gian một cách vô ích, mà lại gây tạo rất nhiều nghiệp khẩu, oan trái.
16/08/2013(Xem: 6210)
Từ năm 1955-1975, những ai học tại trường Trung Học Bồ Đề Nha Trang nói riêng ít nhiều gì cũng được ngắm nét chữ tài hoa, bay bướm; bài giảng ngắn gọn, hàm súc và cốt cách phong lưu, nho nhã của thầy Võ Hồng. Chúng tôi thường kháo nhau: “Kim Trọng hào hoa đến thế là cùng.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567