Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật tử Việt Nam đầu tiên

23/12/201204:20(Xem: 6528)
Phật tử Việt Nam đầu tiên
lotus_1APhật tử Việt Nam đầu tiên

PHẬT TỬ VIỆT NAM ĐẦU TIÊN

Nguyên Giác dịch ra tiếng Anh

Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên.

Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại.

Trong giờ hấp hối, người cha dặn con phải giữ lấy khố để mặc. Thương cha, Chử Đồng Tử cãi lời, liệm khố chôn theo cha. Chử Đồng Tử câu cá ban đêm, ban ngày bơi theo thuyền buôn để đổi thực phẩm.

Vua Hùng Vương thứ ba có con gái tên là Tiên Dung, cô thích đi thuyền du lịch khắp nước. Một hôm, công chúa và đoàn hầu tới Hưng Yên. Thấy đoàn thuyền rồng tới, Chử Đồng Tử vùi mình vào cát ẩn thân.

Tiên Dung quây màn quanh một bờ lau để tắm, không ngờ gần Chử Đồng Tử. Cô xối nước tắm, làm lộ thân hình Chử Đồng Tử dưới cát. Ngạc nhiên và mắc cỡ, Tiên Dung hỏi sự tình. Rồi suy nghĩ kỹ, công chúa xin kết hôn với Chử Đồng Tử.

Buồn bực và giận dữ, Vua Hùng Hương cấm công chúa về cung. Cặp vợ chồng mới dọn về Hà Thám, mở chợ, buôn bán hàng để mưu sinh. Dân địa phương kính thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung làm chúa, để tỏ lòng mang ơn hai người làm cho khu vực trở nên thịnh vượng.

Chử Đồng Tử và bạn thương buôn thường du hành để mua bán. Một hôm, nhìn thấy ngọn núi Quỳnh Tiên của huyền thoại, Chử lên núi, gặp vị sư tên Phật Quang (nghĩa: ánh sáng Đức Phật) tu ở một ngôi chùa. Sau khi nghe sư thuyết pháp, Chử Đồng Tử giao hết tiền cho bạn thương buôn để ở lại học Phật Pháp với nhà sư.

Khi bạn thương buôn quay thuyền lại đón, Chử Đồng Tử được Phật Quang tặng một cây gậy và một chiếc nón lá thần thông. Chử Đồng Tử về nhà, kể cho vợ về giáo pháp giải thoát. Hai người bỏ việc buôn bán, lên đường tìm thầy học đạo.

Một hôm, hai vợ chồng thấy mệt, nên ngừng nghỉ giữa đồng, cắm gậy úp nón lên trên.

Bỗng nửa đêm, thành quách, cung điện vàng hiện lên cùng với lính gác, người hầu.

Dân chúng trong vùng kinh ngạc, tới dâng hương và trái cây, xin làm thần dân của hai người. Nơi này trở nên phồn thịnh và độc lập như một nước riêng.

Vua Hùng Vương nghĩ là dân vùng này có ý tạo phản, nên ra lệnh cho lính tới dẹp. Khi lính nhà vua tới, dân chúng xin ra trận chống cự nhưng Tiên Dung chỉ cười và nói mọi người hãy bình yên.

Trời tối, quân nhà vua đóng trại bên kia sông, ở bãi Tự Nhiên.

Đến nửa đêm, bỗng nhiên bão to gió lớn nổi lên, lay động khắp vùng. Thành trì, cung điện, Tiên Dung, Chử Đồng Tử, lính gác và thần dân bay lên trời. Đất sụp xuống và trở thành một cái đầm lớn.

Cho đó là điều linh dị, nhân dân bèn lập miếu thờ hai người, gọi đầm đó là đầm Nhất Dạ Trạch (Đầm Một Đêm).

***

Truyện vừa kể trên là từ văn học truyền khẩu. Nhưng hiện nay đang có ít nhất bốn ngôi đền cổ ở tỉnh Hưng Yên, nơi dân chúng tôn thờ Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Vào thế kỷ thứ 6, Tướng Triệu Quang Phục đưa binh đoàn trú đóng trong Đầm Dạ Trạch để mai phục quân Trung Quốc xâm lăng. Đó là cuộc chiến du kích đầu tiên tại Việt Nam. Bản doanh chiến khu này bây giờ là xã Dạ Trạch, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên.

PHÁP THIỀN

Hãy tỉnh thức trong mọi thời;

hãy cảm thọ hơi thở vào và ra.

Hãy thấy rằng trong hít thở, chỉ có hơi thở chuyển động

và không hề có ai đang thở.

Hãy thấy rằng trong cảm thọ, chỉ có cảm thọ biến đổi

và không hề có ai cảm thọ.

GHI CHÚ: Băng hình này đã hiệu đính. Dịch giả trân trọng cảm ơn cư sĩ Nguyễn Đình Trung về góp ý chính xác rằng Chử Đồng Tử đúng là trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch.

Băng hình có thể xem ở đây:

http://youtu.be/qQ5Cv85c4To

THE FIRST VIETNAMESE BUDDHIST

Translated by Nguyen Giac

Chu Dong Tu was the first Vietnamese Buddhist.

He lived with his father, Chu Cu Van, in Hung Yen in the third century BC. One day, a fire burnt their house down and left only a loincloth for them to share. While going out of the house, Chu Dong Tu wore it and his father had to stay home, and vice versa.

When laying dying, his father told his son to inherit the loincloth. Loving his father, Chu Dong Tu disobeyed and buried it with his father’s body. Chu Dong Tu went fishing at night, and swam at day to merchant boats to exchange food.

The third Hung King had a princess named Tien Dung, who liked traveling by boats around the country. One day, she and her royal entourage came to Hung Yen. Seeing the royal boats coming, Chu Dong Tu got in hiding beneath the sand.

Tien Dung hung curtains around a reed bank, incidentally near Chu Dong Tu, and took shower. She poured water on her body, and his body was exposed when the sand slipped. Surprised and shy, Tien Dung asked about his situation. Then after thinking carefully, she asked him to marry her.

Sad and angry, Hung King banned her from entering the palace. The newlywed couple moved to Ha Tham, opened a market, and traded goods for a living. To show their gratitude for bringing them prosperity, the local people revered the couple as their royal rulers.

Chu Dong Tu and his fellow merchants frequently traveled for trade and business. One day, seeing the legendary Quynh Tien Mountain, he climbed up and met a monk named Phat Quang (meaning the Light of Buddha) at a temple. After listening a sermon from the monk, Chu Dong Tu left all the money to his fellow merchants, and stayed with the monk to learn Buddhism.

When his fellow merchants sailed back to pick him up, Chu Dong Tu was given by Phat Quang a magical staff and a magical cone hat. Chu Dong Tu came home, and told his wife about the way of liberation. The couple left their business, and traveled afar to seek a master who would teach them the Buddhist way.

One day, they felt tired and stopped to rest in a vacant field. They put the staff straight up and hung the cone hat over it.

At midnight, they saw a citadel appeared around and in which a gold palace with so many their new subjects and guardsmen.

Surprised, the villagers in the region came to offer fruits and incense, and asked Chu Dong Tu and Tien Dung to become their lords. The region turned prosperous and independent as a new kingdom.

Thinking that the regional people tried to incite an uprising, the Hung King ordered his soldiers to conquer the region. When the royal sodiers came near, the regional people showed the will to go to war. Tien Dung smiled and told everybody to remain at peace.

The sky turned dark. The royal soldiers had to camp across a river, at Tu Nhien Field.

At midnight, a storm with strong wind shook the whole region. Then the citadel, the gold palace, Tien Dung, Chu Dong Tu, the guardsmen and all regional people flied into the sky. The land below collapsed and became a large marsh.

Filled with awe, the villagers around built a shrine to worship the couple, and named the marsh as Nhat Da Trach Marsh (The Marsh That Was Created in Just One Night).

***

The story above is a folktale recorded from ancient oral history; however, there are currently at least four ancient shrines in Hung Yen Province where they worship Chu Dong Tu and Tien Dung. In the 6th century, the General Trieu Quang Phuc kept his soldiers hiding in the Nhat Da Trach Marsh to ambush the invading Chinese troops. That is the first guerrilla war in Vietnam. The guerrilla stronghold now is part of the Da Trach Commune, Khoai Chau County, Hung Yen Province.

MEDITATION

Be mindful all the time;

just feel the breaths in and out.

See that in breathing there is just the breaths moving

and there is no one who breathes.

See that in feeling there is just the variety of feelings

and there is no one who feels.

NOTE: This is the corrected version. The translator would like to say thanks to Mr. Nguyen Dinh Trung for his correct advice that the time of Chu Dong Tu should be in the third century BC.

The video can be watched here:

http://youtu.be/qQ5Cv85c4To


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/01/2013(Xem: 7563)
Một hệ thống Giáo dục mới và toàn diện chỉ duy trì những truyền thống tốt đẹp, những gì văn hóa cũ thích hợp với đường hướng giáo dục này. Chính vai trò của nền giáo dục toàn diện là xây dựng một nền văn hoa mới toàn diện.
08/01/2013(Xem: 7208)
Hôm nay sẽ nói chuyện về đề tài “Sống Vươn Lên”, bây giờ mình không thể sống chìm lịm trong bùn lầy của thế gian này, mà phải sống vươn lên. Nhưng sống vươn lên như thế nào ? Trước tiên phải xét xem tại sao chúng ta có mặt ở thế gian này? Có ai bỗng dưng mà có đây không? Nếu bỗng dưng thì mình mới có mặt lần đầu ở đây sao? Nhưng điều đó thì không đúng với lẽ thật Phật đã dạy: “Chúng san
07/01/2013(Xem: 7970)
Tu Phật cốt yếu là CHUYỂN HÓA. Thế nào là chuyển hóa? Chuyển hóa có nghĩa là làm cho tâm tính, làm cho căn khí, nhận định của ta thay đổi.
02/01/2013(Xem: 8179)
Có lẽ chúng ta nên cùng nhau nghiền ngẫm lại câu nói của bậc cao tăng Già-la Đồ-lê : hãy bắt đầu bằng việc nói cho bá tính biết những gì họ đang mong muốn biết chứ chưa vội nói với họ tất cả những gì chúng ta biết.
02/01/2013(Xem: 6177)
Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.
01/01/2013(Xem: 6659)
Mục tiêu của Phật giáo là đưa mọi người đến chỗ giải thoát tối hậu, nhưng giáo pháp của Đức Phật có phân biệt từng trường hợp, từng hoàn cảnh, tùy theo căn cơ của từng chúng sinh mà hướng dẫn từng cá nhân đi theo những con đường nhanh hay chậm, trực tiếp hay gián tiếp. Để nêu ra được những mục tiêu cụ thể và thực tiễn cho Giáo dục Phật giáo Việt Nam, điều tất yếu là phải duyệt lại những mục tiêu của giáo dục và mục tiêu của Phật giáo nói chung, ngoài ra phải có một cái nhìn tổng quát về hiện trạng của Phật giáo Việt Nam. Thật vậy, chỉ có thể căn cứ trên mục tiêu căn bản của giáo dục và của Phật giáo, s au đó, các nhà nghiên cứu mới có thể xác lập được những mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, những mục cơ bản và mục tiêu dẫn xuất của giáo dục Phật giáo Việt Nam, xuất phát từ tình trạng của Phật giáo Việt Nam hiện nay. Do đó, bản tham luận này sẽ trình bày về mục tiêu của giáo dục, mục tiêu của Phật giáo, và hiện trạng Phật giáo Việt Nam trước khi nói đến mục tiêu của Giáo dục Phật
31/12/2012(Xem: 6440)
Việc điều trị tâm là thiết yếu, vì nếu không thì các vấn đề bất ổn của chúng ta, vốn không có điểm khởi đầu, sẽ không bao giờ chấm dứt. Chúng ta có thể dùng thuốc hay các phương thức bên ngoài khác để chữa lành một căn bệnh nào đó, nhưng bệnh sẽ tái phát nếu chúng ta không điều trị tâm. Nếu không điều trị Tâm thì luôn luôn có nguy cơ là ta sẽ lại tạo ra nguyên nhân của bệnh, chúng ta sẽ tái diễn các hành vi mà trước đây đã khiến cho cơ thể chúng ta bị đau ốm. Và rồi chúng ta sẽ bị cùng căn bệnh đó trong các kiếp sau, hay thậm chí ngay trong kiếp này. Lama Zopa Rinpoche
27/12/2012(Xem: 8775)
Cấu trúc củaMười điều tâm niệm gồm ba phần: - Phần một,mô tả về mười nghịch cảnh với các đối tượng và cách đối trị để tất cả hành giảphải giữ chánh niệm và tỉnh thức, nhằm thấy được “mặt mũi” của chúng, nguyênnhân và cách thức đối trị. - Phần hailà giải pháp đối trị, tìm đối tượng có tính đối lập ở mức độ cao nhất hay hơn đểtừ vế A của hiện thực khổ đau, ta có được vế B của tâm linh như là kết quả tấtyếu của sự hành trì. - Phần ba làphần khuyến tu như tựa đề chung của tác phẩm Bảo vương tam muội niệm Phật trựcchỉ, để giúp ta thấy rõ hiện tính vô thường như bản chất và quy luật của sựvật hiện tượng để từ đó ta không quá bận tâm về những đổi thay liên hệ đến bảnthân và tất cả những gì diễn ra xung quanh.
27/12/2012(Xem: 12944)
Không tách lìa hiện tướng và tánh không. Đây chính là chánh kiến, chẳng còn gì sở đắc được hơn.
26/12/2012(Xem: 9843)
Người đời ai cũng muốn tìm cầu hạnh phúc, nên chạy đuổi theo tiền của, sắc đẹp, danh vọng, quyền thế, ăn uống và ngủ nghỉ… Họ lầm tưởng rằng sẽ được vui sướng lâu dài, nhưng cuối cùng vẫn phải gánh chịu nhiều đau khổ!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]