Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Nhã Tâm Kinh (Sanskrit - Dịch Âm - Dịch Nghĩa)

17/12/201105:37(Xem: 7255)
Bát Nhã Tâm Kinh (Sanskrit - Dịch Âm - Dịch Nghĩa)

BÁT NHÃ TÂM KINH
(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)
Dịch Việt: Nguyệt Thiên
(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)

Lời tựa: Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.

BatNhatTamKinh-Sanskrist

(http://www12.canvas.ne.jp/horai/heart-skt.gif)

***

BÁT NHÃ TÂM KINH

(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)

***

॥ प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् ॥

Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ

Kinh Giảng về Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia (Bát Nhã Ba La Mật)

॥ नमः सर्वज्ञाय ॥

Namaḥ sarvajñāya.

Kính lễ đấng Toàn Tri.

आर्यावलोकितत्तेश्वरबोधिसत्त्वो

गंभीरायं प्रज्ञापारमितायं चर्यां चरमाणो

व्यवलोकयति स्म । पंच स्कन्धाः ।

तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म ।

āryāvalokiteśvarabodhisattvo

gaṃbhīrāyaṃ prajñāpāramitāyaṃ caryāṃ caramāṇo

vyavalokayati sma. paṃca skandhāḥ.

tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

Bồ Tát Avalokiteśvara thánh thiện

trong khi thực hành hạnh Ba-la-mật thâm sâu về Trí Tuệ

đã quan sát kỹ lưỡng năm uẩn

và đã nhìn thấy chúng có trạng thái KHÔNG ở bản thể.[1]

इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं रूपान्न पृथक् शून्यता शून्याताया न

पृथग्रूपं यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपं । एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि ।

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpaṃ yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ. evameva vedanā-saṃjñā-saṃskāravijñānāni.

Này Śāriputra, ở đây SẮC là trạng thái KHÔNG, chính trạng thái KHÔNG là SẮC; trạng thái KHÔNG không tách rời khỏi SẮC, SẮC không tách rời khỏi trạng thái KHÔNG; cái nào là SẮC, cái ấy là trạng thái KHÔNG; cái nào là trạng thái KHÔNG, cái ấy là SẮC. Tương tợ y như thế là các THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.[2]

इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्शणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः ।

iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā avimalā nonā na paripūrnāḥ.

Này Śāriputra, ở đây tất cả các pháp có trạng thái KHÔNG là tướng trạng, thì không được sanh ra, không bị hoại diệt, không vết nhơ, không phải là khỏi bị vết nhơ, không là vơi, không bị tràn đầy.

न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिरप्राप्तित्वेन ।

na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptiraprāptitvena.

không là minh, không là vô minh, không là sự hoại diệt của minh, không là sự hoại diệt của vô minh, cho đến (các trạng thái) không là già và chết, không là sự hoại diệt của già và chết, không là Khổ-Tập-Diệt-Đạo, không là trí, không là sự đạt đến cùng với trạng thái không đạt đến.[3]

तस्माच्छारिपुत्र शूयतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि । नरूपशब्दगंधरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न

ननोविज्ञानधातुः ।

tasmācchāriputra śūnyatāyām na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānāni. na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṃsi. na rūpa-sabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ. na cakṣur-dhātur yāvan na manovijñāna-dhātuḥ.

Này Śāriputra, vì thế ở trạng thái KHÔNG không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có các thức, không có các mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không có các sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरत्यचित्तावरण​: ।

चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।

त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामा श्रित्यानुत्तरां

सम्यक् संबोधिमभिसंबुद्धाः ।

bodhisattvasya prajñāpāramitām-āśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvād-atrasto viparyāsātikrānto niṣṭha-nirvāṇaḥ. tryadhva-vyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām-āśrityānuttarāṃ samyaksaṃbodhim-abhisaṃbuddhāḥ.

[4]Vị Bồ Tát, sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, sống có sự không bị che lấp ở tâm; do không có sự hiện diện của sự che lấp ở tâm, (trở nên) không bị dao động, (được) vượt qua ảo tưởng, có Niết Bàn được hoàn mãn. Tất cả chư Phật hiện hữu ở ba thời (quá khứ-hiện tại-vị lai), sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, thì được chứng đắc phẩm vị Toàn Giác vô thượng.

तस्माज्ज्ञातव्यो प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो

महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः

सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः ।

tasmāj-jñātavyo prajñāpāramitā-mahāmantro mahāvidyāmantro ’nuttaramantro ’samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam-amithyatvāt prajñāpāramitāyām-ukto mantraḥ.

Vì thế, nên biết rằng: lời chỉ dạy[5]vĩ đại về Trí Tuệ Đến Bờ Kia là lời chỉ dạy về sự hiểu biết vĩ đại, lời chỉ dạy vô thượng, lời chỉ dạy không gì sánh bằng, có sự làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật bởi vì tính chất không sai trái, là lời chỉ dạy được nói ở Trí Tuệ Đến Bờ Kia.

तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ॥

tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

Điều ấy là như vầy: “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”

(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).[6]

॥ इति प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तं ॥

iti prajñāpāramitā-hṛdayaṃ samāptaṃ.

Như vậy Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia được đầy đủ.

***



[1]Ở các bản dịch từ tiếng Hán có thêm: “độ nhất thiết khổ ách/vượt qua mọi khổ ách.” Không thấy đoạn này ở các bản tiếng Anh.

[2]Ở đây đang nói về ngũ nẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

[3]So sánh với bản dịch từ tiếng Hán và tiếng Anh, thì văn bản này có sự đảo lộn thứ tự của đoạn này và đoạn kế.

[4]Ở các văn bản khác có thêm: tasmād aprāptitvād / Dĩ vô sở đắc cố / Bởi không sở đắc / Therefore, O Sariputra, by reason of his nonattainment (of nirvana).

[5]Từ mantraở đây được ghi nghĩa Việt là “lời chỉ dạy” thay vì “chú thuật.” Sanskrit - English Dictionaryghi nghĩa của từ mantranhư sau: “... ‘instrument of thought,’ speech, sacred text or speech, a prayer or song of praise ...”

[6]Thay vì theo âm của tiếng Hán “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha” thì được ghi âm theo cách đọc của tiếng Sanskrit: Ví dụ: gá-têêê: gá = âm ngắn, têêê = âm dài, đọc là tê rồi kéo dài ra.

Nguồn: http://www.paliviet.info/Sanskrit/Skrt_BatNha.htm


Phiên bản PDF:BÁT NHÃ TÂM KINH (SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA) Dịch Việt: Nguyệt Thiên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 8321)
Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ…để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng “Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng”. Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.
27/07/2013(Xem: 9179)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
27/07/2013(Xem: 9540)
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
26/07/2013(Xem: 19834)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 7737)
Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.
26/07/2013(Xem: 10556)
Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ giới và thọ giới ở nước ta.
25/07/2013(Xem: 8849)
Năm nay là năm 2013, đây là năm kỷ niệm chu niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Những khuôn mặt của 30 năm về trước và những con người theo suốt chiều dài lịch sử vừa qua, đến nay chắc chắn đã theo luật Vô Thường biến đổi khá nhiều. Nếu làm con tính nhẩm, các em Oanh Vũ 6 tuổi của thời 1983, thì năm nay cũng đã thành một thanh niên, thanh nữ 36 tuổi
25/07/2013(Xem: 9137)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
25/07/2013(Xem: 8444)
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử trên đường từ Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
24/07/2013(Xem: 13919)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]