Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sáu Ba La Mật

02/12/201200:15(Xem: 6522)
Sáu Ba La Mật

SÁU BA LA MẬT
Nguyễn Thế Đăng

Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.

Một trong vài cuốn kinh lưu hành đầu tiên ở Việt Nam (Giao Chỉ) là do một người Việt là sư Khương Tăng Hội dịch. Kinh này có thể được dịch ở Đông Ngô, nhưng chắc chắn ngài có gởi về quê hương ngài để lưu hành. Bản kinh đó là Lục Độ Tập Kinh,nói về sáu độ, tức là sáu ba-la-mật. Từ khởi thủy Phật giáo Việt Nam đã bắt đầu bằng con đường Bồ-tát hạnh, để xuất hiện những triều đại Bồ-tát như Thiền sư Vạn Hạnh và Lý Công Uẩn (đời Lý), Trần Thái Tông và Trần Nhân Tông (đời Trần), và con đường ấy kéo dài cho đến ngày nay, mặc cho bao nhiêu thịnh suy của đất nước.

I. Từ ngọn đến gốc

Ba-la-mật đầu tiên là Bố thí. Bố thí thì rõ ràng là sự tích tập phước đức rồi. Ba-la-mật cuối cùng là Trí huệ (hay phiên âm từ tiếng Sanscrit là Bát-nhã). Cực bên này là phước đức do bố thí bởi lòng bi. Cực bên kia là trí huệ do thực hành trí huệ quán chiếu tánh Không. Bốn ba-la-mật giữa là Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn và Thiền định đều có sự giao hòa giữa phước đức và trí huệ.

Khi đã tròn đủ sáu ba-la-mật, vị ấy có đầy đủ phước đức và trí huệ. Tâm của vị ấy là sự hợp nhất của trí huệ và đại bi.

Sự hoàn thiện phước đức và trí huệ của sáu ba-la-mật đều dựa vào luật nhân quả.

1. Bố thí ba-la-mật:Bố thí có vẻ là việc dễ làm nhất. Chưa có ai chưa từng cho hay biếu tặng người khác một cái gì. Ngay trong đời sống bình thường, bố thí là một bổn phận làm nên đời sống: cha mẹ bố thí cho con cái tiền lương, công sức, sức khỏe của mình. Cha mẹ bố thí cho con cái, và cũng nhận được từ con cái niềm vui, ý nghĩa làm cha mẹ. Trong kinh tế thị trường, sản xuất, buôn bán, trao đổi là cho và nhận. Nếu mọi người không muốn cho ai cái gì hết và nhận lại cái gì hết thì xã hội cũng không có. Trong bố thí, người ta nhận ra người khác, ai cũng muốn vui sướng và tránh khổ đau như mình. Đó là lòng từ bi.

Bố thí gồm tài thí, cho tiền và vật; vô úy thí, cho sự không sợ hãi, chẳng hạn ngăn không cho một con chó rượt một em bé. Và pháp thí, cho chánh pháp, mà dễ thấy là sự thuyết pháp.

Theo luật nhân quả, bố thí thì tâm thường hoan hỷ, không có khổ do sợ hãi thiếu thốn, sanh ở đâu cũng được giàu có, địa vị lớn, bạn bè giúp đỡ, quyến thuộc danh giá…

Bố thí là ba-la-mật đầu tiên. Ở trong hàng thánh thì bậc Sơ địa chủ yếu tu Bố thí ba-la-mật, còn Trí huệ Ba-la-mật được tu chủ yếu ở địa thứ sáu Hiện tiền địa. Nhưng bố thí không phải chỉ ở giai đoạn đầu của con đường Bồ-tát, sau đó được bỏ đi. Chẳng hạn bố thí pháp thì phải ở địa thứ chín, Thiện huệ địa, mới hoàn hảo. Bố thí có mặt trong các ba-la-mật khác. Chẳng hạn thiền định (ba-la-mật thứ năm) xong thì người ta hồi hướng, nghĩa là bố thí công đức ấy cho những người khác.

Bố thí có mặt khắp đầu và cuối con đường. Bố thí không chỉ là nguyên nhân mà còn là kết quả của giác ngộ. Vì bố thí là một biểu lộ của đại bi, mà mục đích của Bồ-tát là tròn đủ hai cái, trí huệ và đại bi.

2. Giữ giới ba-la-mật:Giữ giới làm cho thân tâm trong sạch bằng cách không phạm vào điều xấu ác (nhiếp luật nghi giới). Giữ giới là làm những điệu thiện (nhiếp thiện pháp giới). Giữ giới là làm lợi ích tốt đẹp cho những người khác (nhiêu ích hữu tình giới).

Do giới mà có thân thể tốt đẹp, tâm trí sáng suốt, được sanh vào nơi cao cấp.

Giữ giới như vậy là tạo ra một xã hội thiện lành an vui.

3. Nhẫn nhục ba-la-mật:Thực hành nhẫn thì được phước như có thân thể khỏe mạnh, không bệnh tật, không có người chống đối thù oán, được nhiều người giúp đỡ nghe theo, quyến thuộc lớn (vì nhẫn thì có nhiều người theo)…

Nhẫn là chịu đựng một cách bình an những điều không muốn nhận mà người khác bắt mình phải nhận. Nhưng nếu nhận như vậy mà cho lại lòng từ bi thì được phước của từ bi.

Phối hợp với trí, nhẫn sẽ dẫn đến giải thoát, tức là vô sanh pháp nhẫn.

Ba ba-la-mật đầu này có nhiều hàm lượng của phước, người xưa gọi là Tăng thượng sinh đạo, con đường của đời sống thịnh vượng trong ba cõi thế gian.

Ba ba-la-mật sau được gọi là Quyết định thắng đạo,con đường đi đến trí huệ, giải thoát.

4. Tinh tấn Ba-la-mật:Tinh tấn thông cả hai đầu phước đức và trí huệ. Người ta có thể tinh tấn trong việc làm lợi ích cho người như bố thí. Người ta cũng có thể tinh tấn trong việc quán chiếu của Trí huệ Bát-nhã, tức là thắp sáng ngọn đèn trí huệ.

Tinh tấn làm tăng thêm thích thú, hoan hỷ, an vui, vì tinh tấn trong điều thiện thì các điều xấu ác không còn nhiễu loạn phá hoại.

5. Thiền định Ba-la-mật:Thiền định làm tâm an ổn, tĩnh lặng. Trí huệ quán sát nương vào sự tĩnh lặng này mà hoạt động.

Thiền định làm cho thân thể khỏe mạnh, trong tâm thì những phiền não bị nép phục, do đó thân tâm được an vui (lợi mình), và tâm thanh tịnh an vui thì không muốn gây lo buồn, tổn hại cho người, trái lại, tâm đủ khỏe mạnh để làm lợi lạc cho người khác (lợi người).

6. Trí huệ (Bát-nhã) Ba-la-mật:Sự sử dụng trí huệ liên tục quán sát đưa chúng ta đến giải thoát. Giải thoát là cởi bỏ những ràng buộc tự mình trói lấy mình do chấp ngã và chấp pháp. Vì trí huệ quán sát khiến dần dần chúng ta thấy được các sự vật và chính ta đều do duyên sanh, nên chúng không tự hữu, không có tự tánh, và do đó là tánh Không.

Chính trí huệ soi thấy trực tiếp và triệt để tánh Không đưa đến giải thoát. Hơn nữa, giải thoát ngay khi đang bố thí, giữ giới, nhẫn nhục… nghĩa là không bị trói buộc vào việc bố thí hay làm điều thiện, vào đối tượng được bố thí, và vào phước đức của bố thí. Giải thoát ngay khi đang hành động là một đặc điểm của Trí huệ ba-la-mật.

Trí huệ này là nền tảng, là căn bản của đạo Phật. Vì bố thí, giữ giới, nhẫn nhục, tinh tấn, tập trung, thậm chí đến mức khổ hạnh, những tôn giáo khác đều có. Sự khác biệt duy nhất giữa Phật giáo và các tôn giáo khác là mọi hành vi tôn giáo, kể cả cử hành khóa lễ, sám hối…, tất cả những hành động này được làm với trí huệ soi thấy tánh Không, được làm trong tánh Không.

Chúng ta cần thấy sự quan trọng đặc biệt của Trí huệ ba-la-mật. Chính trí huệ này làm cho năm hạnh kia thành “ba-la-mật”. Ba-la-mật nghĩa là “rốt ráo, giải thoát, đến bờ bên kia, hoàn toàn”. Chính tánh Không làm cho năm hạnh trước thành rốt ráo, giải thoát, hoàn toàn, nghĩa là thành năm ba-la-mật. Thế nên hệ thống kinh Bát-nhã, tuy luôn luôn nói đầy đủ cả sáu ba-la-mật, nhưng vẫn nhấn mạnh và nói nhiều nhất đến Trí huệ ba-la-mật. Vì thế, những bộ kinh đó có tên chung là Bát-nhã ba-la-mật, tức là Trí huệ ba-la-mật.

Kinh Kim Cương,thuộc về hệ thống kinh Bát-nhã, có nói: “Bồ-tát không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí… Nếu Bồ-tát không trụ tướng mà bố thí, thì phước đức ấy là không thể tính đếm đo lường”.

Nếu không trụ sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí thì người ấy trong khi bố thí đã ở trong tánh Không, mà tánh Không là phước đức vô lượng vô biên, không thể đo lường.

Từ đoạn kinh này chúng ta có thể thấy ra ba con đường. Trụ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp mà bố thí, đó là con đường của người đời, của đời sống thế gian, của phước đức hữu hạn vì thuộc thế gian.Không trụ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp nhưng cũng không tạo phước đức, không bố thí, đó là con đường của Thanh Văn, chỉ nhắm đến giải thoát. Không trụ nơi sắc thanh hương vị xúc pháp nhưng vẫn bố thí, vẫn không bỏ phước đức bằng cách làm lợi lạc cho người khác, đó là con đường Bồ-tát. Đây là con đường hợp nhất phước và trí, con đường đưa phước đức hữu hạn thành phước đức vô hạn của tánh Không.

II. Từ gốc đến ngọn

Khi đã thực hành được quán chiếu Bát-nhã, nghĩa là quán chiếu tánh Không, thì Trí huệ ba-la-mật trở thành cội gốc, nền tảng của năm ba-la-mật trước, bởi vì tánh Không là Nền tảng, cũng là Con đường và Quả của thực hành Đại thừa.

Khi ấy bố thí, giữ giới, nhẫn nhục… đều nương dựa vào, y cứ vào, an trụ trong Trí huệ Bát-nhã:

“Này Xá Lợi Phất! Có đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật an trụ trong Bố thí ba-la-mật để thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo rỗng không chẳng sanh tâm tham tiếc vậy.

Này Xá Lợi Phất! Có đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật an trụ trong Giữ giới ba-la-mật để thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo rỗng không chẳng dính mắc nơi có tội cùng không tội vậy.

Này Xá Lợi Phất! Có đại Bồ-tát lúc thực hành Bát-nhã ba-la-mật an trụ trong Nhẫn nhục ba-la-mật để thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo rỗng không chẳng sân hận vậy.

Này Xá Lợi Phất! Có đại Bồ-tát lúc thực hành Bát nhã ba-la-mật an trụ trong Tinh tấn ba-la-mật để thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo rỗng không, thân tâm luôn tinh tấn chẳng trễ nãi thôi nghỉ vậy.

Này Xá Lợi Phất! Có đại Bồ-tát lúc thực hành Bát nhã ba-la-mật an trụ trong Thiền định ba-la-mật để thanh tịnh Nhất thiết chủng trí, vì rốt ráo rỗng không chẳng loạn động chẳng say mê thiền vị vậy”. (Kinh Ma-ha Bát-nhã Ba-la-mật, phẩm Vãng sanh).

Nhờ y cứ trên thực hành Bát-nhã, an trụ trong tánh Không mà năm ba-la-mật trở thành vô lượng vô biên:

“Bạch Đức Thế Tôn! Đại Bồ-tát thực hành Bát nhã ba-la-mật này làm vô đẳng đẳng bố thí, đầy đủ vô đẳng đẳng bố thí ba-la-mật, được vô đẳng đẳng thân và vô đẳng đẳng pháp. Đây chính là Vô thượng chánh đẳng chánh giác. Như Bố thí ba-la-mật, năm Ba-la-mật kia cũng như vậy.

Đức Thế Tôn cũng vốn đã thực hành Bát nhã ba-la-mật này mà đầy đủ sáu ba-la-mật, được vô đẳng đẳng pháp, được vô đẳng đẳng sắc thọ tưởng hành thức, thành Phật, chuyển vô đẳng đẳng pháp luân” (Phẩm Tán thán ba-la-mật).

Bát nhã ba-la-mật được ca ngợi vì Bát nhã ba-la-mật chính là tánh Không, tức là Nền tảng, Con đường và Quả. Ở đây chỉ xin trích ra một số câu trong phẩm Ca ngợi khắp trăm ba-la-mật:

“Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bạch Đức Thế Tôn! Vô biên ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì như hư không vô biên vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bình đẳng ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì các pháp bình đẳng vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Ly ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì rốt ráo rỗng không vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bất hoại ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất khả đắc vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bất khả thuyết ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì giác quán bất khả đắc vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bất diệt ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì tất cả pháp bất sanh vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Bất động ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì pháp tánh thường trụ vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Tịch diệt ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì tướng của tất cả pháp bất khả đắc vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Vô phiền não ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì phân biệt nhớ tưởng là hư vọng vậy.

Ngài Tu-bồ-đề thưa: Vô chúng sanh ba-la-mật là Bát nhã ba-la-mật?

Đức Phật nói: Vì chúng sanh vô sở hữu vậy”.

Từ cội gốc hay nền tảng Bát-nhã này, người tu Bồ-tát hạnh hoàn thiện năm ba-la-mật kia:

“Này Tu-bồ-đề! Đại Bồ-tát từ lúc mới phát tâm hành Bố thí ba-la-mật, đúng với tâm Nhất thiết trí mà bố thí cho Phật hoặc Độc giác Phật hoặc Thanh văn, hoặc cho người hay loài chẳng phải người. Đại Bồ-tát này lúc ấy chẳng sanh tưởng niệm bố thí, chẳng sanh tưởng niệm lãnh thọ. Tại sao thế? Vì quán tất cả pháp tự tướng Không, không sanh, không có tướng cố định, không có chỗ chuyển động, mà nhập vào thật tướng của các pháp. Đó là tướng vô tác vô khởi của tất cả các pháp.

Đại Bồ-tát ấy dùng sức phương tiện này làm cho thiện căn thêm lớn. Vì thiện căn thêm lớn mà hành Bố thí ba-la-mật, tịnh Phật quốc độ thành tựu chúng sanh, bố thí mà chẳng hưởng thọ quả báo thế gian. Đại Bồ-tát chỉ vì muốn cứu độ tất cả chúng sanh mà hành Bố thí ba-la-mật” (Phẩm Trồng thiện căn).

Ba ba-la-mật đầu chủ về phước, ba ba-la-mật sau chủ về trí.

Nhờ sáu ba-la-mật nhiếp nhập lẫn nhau (phẩm Lục độ tương nhiếp) mà người ta đi trên con đường Bồ-tát đạo. Vì phước là cứu giúp chúng sanh nên Bồ-tát không trụ Niết-bàn; vì trí là soi thấy tánh Không của tất cả các pháp cho nên Bồ-tát không trụ trong sanh tử.

Con đường Bồ-tát không phải chỉ là sự giải thoát cho mình, mà còn lợi lạc cho người. Con đường Bồ-tát không phải là giải thoát khỏi tất cả pháp, mà là tự tại ở trong tất cả pháp:

“Đại Bồ-tát hành sáu ba-la-mật thì đầy đủ tất cả các thiện căn, sẽ được Vô thượng Bồ-đề. Đại Bồ-tát phải quán sắc chẳng hợp chẳng tan, thọ tưởng hành thức chẳng hợp chẳng tan, cho đến Nhất thiết chủng trí chẳng hợp chẳng tan. Đại Bồ-tát phải suy nghĩ như vầy: Tôi chẳng nên trụ trong sắc thọ tưởng hành thức cho đến trụ trong Nhất thiết chủng trí. Vì sao thế? Vì sắc không chỗ trụ, vì thọ tưởng hành thức không chỗ trụ, cho đến Nhất thiết chủng trí cũng không chỗ trụ.

Đại Bồ-tát dùng pháp vô trụ tập hành sáu ba-la-mật thì sẽ được Vô thượng Bồ-đề.

Đại Bồ-tát muốn tịnh Phật quốc độ, thành tựu chúng sanh thì phải học Bát nhã ba-la-mật. Học Bát nhã ba-la-mật thì được tự tại ở trong tất cả các pháp” (Phẩm Đại phương tiện).

Kinh điển Phật giáo thường nói, đạo Phật là con đường tốt đẹp hoàn hảo ở chặng đầu, tốt đẹp hoàn hảo ở chặng giữa, và tốt đẹp hoàn hảo ở chặng cuối cùng. Tốt đẹp hoàn hảo ở chặng cuối cùng cũng như tốt đẹp hoàn hảo ở chặng đầu nghĩa là cái gì có ở chặng cuối cùng cũng phải có ở chặng đầu. Cái tốt đẹp hoàn hảo ở chặng cuối cùng cũng phải có ở chặng đầu, cái ấy là tánh Không. Tánh Không và sự quán chiếu tánh Không, tức là Bát nhã ba-la-mật, đã có ngay từ bước đầu tiên cho đến bước cuối cùng. Thế nên, con đường Bát nhã ba-la-mật là sự khai triển cho đến viên mãn cái đã có ngay từ bước đầu tiên vậy.

Văn hóa Phật giáo số 165
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/11/2014(Xem: 16360)
Tốt nghiệp đại học, đang làm giám đốc điều hành cho một công ty chuyên về máy tính với tiền lương lên đến vài trăm ngàn đô la một năm, thế nhưng, James Christopher, một thanh niên Pháp vẫn quyết định bỏ việc sang Việt Nam đi tu.
09/11/2014(Xem: 9950)
Trước hết con kính thăm sức khỏe SP. Cầu nguyện chư Phật mười phương hộ trì cho SP luôn thân tâm an lạc, tật bệnh tiêu trừ để tiếp tục dẫn dắt hàng đệ tử chúng con tinh tấn trên con đường tu tập giải thoát. Theo hướng dẫn của SP, con đã làm lễ an vị Phật tại gia ở vùng Trung-Đông, nơi thánh địa của Hồi giáo. Buổi lễ bắt đầu bằng tụng kinh Chú Lăng Nghiêm, và sau đó là kinh Phổ Môn. Điều kỳ diệu, và đây là lần thứ 2 trong đời mà con chứng kiến, sau khi tụng kinh xong cây nhang đã cháy hết rồi mà tàn nhang còn nguyên không bị rớt xuống.
09/11/2014(Xem: 8073)
Giáo sư Tiến sĩ Genshitsu Sen, pháp danh Hanso Sōshitsu, sinh vào ngày 19 tháng 4 năm 1923, tại Kyoto, Nhật Bản. Giáo sư Genshitsu Sen, một kỳ lão Cựu phi công cảm tử ở tuổi thượng thọ 91 xuân, cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 15, sau khi thoát khỏi cái chết thời đệ nhị thế chiến, Giáo sư đó đây ngao du sơn thủy khắp thế giới và đáp ứng nhu cầu các nhà lãnh đạo thế giới, nhằm thúc đẩy hòa bình thông qua “Con đường Trà đạo”. Là con trai lớn và là đệ tử chân truyền của Giáo sư Sekisō Sōshitsu (1893-1964) cựu Trưởng môn Phái trà đạo Urasenke đời thứ 14.
08/11/2014(Xem: 17062)
Trong những pháp môn Phật dạy, tôi cả đời chuyên tâm nơi pháp môn Trì danh niệm Phật. Pháp tu niệm Phật có nhiều, trì niệm danh hiệu Phật là một trong những pháp niệm Phật. Đây là pháp môn dễ tu, dễ thực hành nhất, dễ thành tựu. Về chỗ thành tựu cũng như chỗ đạt được rất rõ ràng từng bước, từng nấc tiến, có thể diễn nói, có thể khắc nghĩa.
04/11/2014(Xem: 7151)
Trong đời sống chúng ta thấy một số người có những quan niệm rất ngộ nghĩnh, hay kỳ quặc. Nhiều người trong họ là những người có ăn học, trí thức nhưng họ lại tin vào những điều huyền hoặc, không tưởng. Như có người tin rằng các loài khủng long bị diệt chủng là do các nhà khoa học chế tạo ra, chứ không có thật.
02/11/2014(Xem: 6387)
Đêm hôm đó là một đêm trời mưa. Mưa dai ẳng như tình quê xứ Huế, nhưng không phải Huế. Mưa đang rơi trong trời đêm Thụy Sĩ. Càng về khuya, mưa rơi càng nặng hạt. Vạn vật im lìm đứng lặng trong đêm. Thời gian nhẹ trôi. Không gian yên vắng. Tất cả đang chìm vào tĩnh mịch giữa đêm khuya. Mọi nhà hàng xóm đều tắt đèn yên nghỉ. Không còn một tiếng động dù nhỏ nào, ngoài tiếng mưa rơi rả rích lẫn với tiếng tâm tình rù rì của anh em Gia Đình Phật Tử Trí Thủ chúng tôi ngồi quây quần bên nhau trên căn gác xếp nhà anh Khá.
31/10/2014(Xem: 6856)
Sáng nào tôi cũng đi thiền nhặt rác 2 - 3 vòng quanh công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy. Vừa thong thả bước những bước thảnh thơi, không vội vàng, không suy tư vừa nhặt rác, nếu thấy có. Chân nhẹ bước, tay lượm rác, tay cầm rác, mũi hít thở không khí trong lành buổi ban mai. Hà Nội mùa thu đẹp lắm. Càng ngày tôi càng yêu mùa thu Hà Nội. Mùi hoa sữa vẫn thơm đầu ngày mới. Ánh mặt trời dần rạng tỏ sớm mai. Tôi mê ngắm mặt trời mọc và lặn từ bao giờ chẳng biết. Dù ở đâu cũng thấy bình minh và hoàng hôn đẹp vô cùng. Bagan hay Aytthaya. Siem Riep hay Ngũ Hành Sơn. Mandalay hay Chieng Mai. Hồ Tây hay Bồ Đề Đạo Tràng. Bà Nà hay Lâm Tỳ Ni. Đẹp vô cùng và thấy tâm an lạc và thảnh thơi đến khó tả.
31/10/2014(Xem: 7975)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 7739)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7177)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]