Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngày Nhà Giáo

02/11/201221:03(Xem: 8149)
Ngày Nhà Giáo

Nguyen Hanh Hoang Thi Doan

      Mấy từ này chúng tôi mới nghe sau khi "họ" đến! Nghĩa là sau 75 !

 

       Ở bên đó, hằng năm đến ngày 20/11, học sinh tặng hoa để tỏ lòng kính trọng và biết ơn thầy cô giáo. Đó là "ngày nhà giáo quốc tế" của họ. Lúc đầu quà tặng là những đóa hoa hồng, nghe cũng xuôi tai, chừng đó! Thế nhưng những năm đầu tôi cũng đã xót ruột khi thấy học sinh phải mua hoa rất mắc vào ngày 20/11 trong khi nồi cơm nhà các em luôn luôn độn sắn khoai. Do đó mà khi nhận những phần thưởng tinh thần này, những nhà giáo xã hội chủ nghĩa bất đắc dĩ như tôi không thấy vui như ngày xưa đối với cách biểu lộ tình cảm của học sinh; cái cách biểu lộ tình cảm ngây ngô, tự phát, không có công thức, không có chỉ huy...

      Trước đây, thời mà họ gọi là "Ngụy" không có Ngày Nhà Giáo. Học sinh biết ơn thầy cô bàng bạc trong suốt cả năm, hoặc suốt cả đời đúng theo tinh thần câu tục ngữ xưa " Một ngày làm Thầy, suốt đời như Cha"; không có ngày giờ nhất định, vượt cả không gian và thời gian.

      Hằng năm, trước Tết, vào giờ cuối của mỗi môn học, thầy cô vừa vào lớp là đã có một em học sinh sẵn sàng đứng lên a thần phù vô chúc Tết liền.Thế là giờ đó khỏi học. Thế là tự nhiên thầy cũng phải bước xuống bục gỗ, ngồi vào bàn học sinh để cùng các em cắn hạt dưa hoặc lai rai vài gói kẹo mứt rất khiêm tốn và văn nghệ vườn.

      Chỉ có thế, nhưng đã có nhiều thầy cô mà thường ngày hết sức nghiêm, đến lúc đó cũng cảm thấy gần gũi thân thiết với học trò; cũng cởi bỏ lớp áo lạnh lùng, rồi cũng trổ tài văn nghệ, cũng đàn, cũng hát như ai.

      Có khi các em kê bàn lại với nhau, bày biện một bình hoa và loáng thoáng chút đỉnh mứt bánh Tết rồi có khi còn chạy qua các lớp khác "giành" các cô thầy về chung vui với lớp mình vài ngày cuối trước khi nghỉ Tết.

      Rồi những ngày đầu năm, các em tụm năm tụm bảy kéo nhau đi chúc Tết các cô thầy. Họ đến nhà, ngoài một câu chúc Tết thông thường rồi không biết nói gì nữa, chỉ ngồi cắn hột dưa. Họ ngồi mãi, dường như cho rằng thăm rồi đi ngay không đủ lễ độ. Tôi thì còn nhiều bổn phận của ngày đầu năm phải làm, phải đi, loay quay đứng ngồi không yên nhưng không dám biểu lộ. Bây giờ nhớ lại thiệt thương mấy cho vừa!

      Cách biết ơn thầy cô giáo trước đây là như vậy. Không có vật chất chi phối và cũng không bị ai đặt ra cái thông lệ phải làm như thế nào, đúng ngày nào! Từ xưa đến nay không có gì thay đổi. Cho dù xã hội có xuống, có lên gì, cho dù cha mẹ học sinh có nghèo, có giàu gì, thì cũng chẳng ảnh hưởng chi đến cái cách biết ơn thầy cô như  thế. Rất giản dị, rất bình đẳng, rất tượng trưng; chẳng tốn hao mà cũng đủ ý nghĩa nhắc nhở cho học sinh ân nghĩa thầy trò và cũng đủ ấm lòng thầy cô giáo trong một niềm hãnh diện không câu nệ vật chất, vẫn đượm bề tinh thần.

       Trong những năm còn ở lại với "họ", món quà nhà giáo đang còn là những đoá hoa hồng. Thôi thì cũng nhẹ nhàng, cũng dễ thương, nên có khi đến ngày 20/11 tôi cũng vui vẻ nhận hoa và mua hoa đến thăm những vị thầy già của mình.

       Thế rồi, "họ" tự hào là đã thay đổi chính sách, đã "mở cửa". Gió mới ùa vào. Gió từ bốn phương thổi đô la lại. Họ gọi là họ "lên". Thế là cái gì cũng lên theo họ. Cái quà của nhà giáo phải "lên" theo, chỉ có cái quần của dân nghèo là..."tụt"! Nhất là những gia đình không có "khúc ruột nào thò ra ngoài nghìn dặm". Hoa hồng từ từ biến thành những món quà đắt giá. Những người tặng quà to lớn tưởng là mua sự nâng đỡ cho con mình, những kẻ không có tiền lại nghĩ quà mình nhỏ thì con mình không được tiên tiến. Ngày nhà giáo trở thành một gánh nặng, rất nặng cho những gia đình nghèo mà đông con. Ở đâu cũng nghe người ta lo lắng việc mua sắm quà nhà giáo cho con. Họ than van! Ở Huế còn dễ chịu; có thể là một xấp áo dài, có thể là một chậu cây xanh.v..v..Ở Sài Gòn mới ghê! Có nhiều món quà thu nhỏ lại còn là cái phong bì. Hơn nữa, trong phong bì có khi chỉ là những tấm vé. Vé là tiếng thời đại của họ để chỉ tờ bạc 100 đô la. Rõ ràng là đã trở thành một hình thức hối lộ được ngụy danh!

      Thôi thì sống đâu theo đó, họ giải thích vậy. Cá bơi ngược nước cũng chỉ chờ chết mà thôi! Vã lại chết nhọc nhằn một mình. Khó nghe quá!

      Nhưng thôi, hãy bớt nghe, bớt thấy, xin quay lưng lại mà bước ra. Trong tim tôi vẫn còn dư âm những ngày tháng cũ; những buổi gặp gỡ học trò xưa, thầy cô của một thời vang bóng, vẫn còn thấy ấm áp trong lòng vô cùng.

      Qua đến xứ người, không ai nói đến mấy từ nhà giáo nữa. Những kẻ đi trước không biết, những kẻ đi sau đã ghét thì ghét cả tông chi họ hàng, ghét luôn cả cụm từ vô tội này.

       Riêng tôi, chỉ muốn nghĩ đến những cành hoa hồng ngày xưa, lòng vẫn xúc động khi gặp được thầy cô cũ ngày nào.

       Ngày qua San José dự lễ kỷ niệm 100 năm trường Quốc Học, tôi đã quá vui mừng cảm động khi gặp lại thầy Nguyễn văn Đãi và cô Diệu Liễu nữa.

      Thầy Nguyễn văn Đãi là vị giáo sư nhiều môn và nhiều niên khóa của chúng tôi trong thời trung học Đồng Khánh Huế. Thầy từ giã hoa phượng sân trường để đi vào hành chánh. Rồi bao nhiêu lao lung đến với Thầy trong tròn một con giáp. Cuối cùng Thầy cũng sang định cư được ở Hoa Kỳ và trong thời gian nhàn tản này, Thầy đã để lại cho đời nhiều tác phẩm văn chương.

      Rồi tôi còn gặp được thầy Hồ văn Lê trong dịp này nữa, Thầy dạy tôi môn toán ở Đệ Nhất Cấp. Đó là một vị Thầy rất thương học trò, rất hiền hậu của chúng tôi từ thời trung học Đồng Khánh.

      Lần qua Toronto- Canada, tôi được gặp thầy Nguyễn hữu Thứ và cô Giáng Châu. Thầy Thứ là một vị Thầy được nhiều người viết về Thầy từ trước đến nay. Những bài viết đã nói lên lòng cảm phục Thầy về nhiều phương diện, nhất là về tư cách đạo đức, một người Thầy tài hoa và cương trực, một vị giáo sư lỗi lạc mà ngành giáo chỉ là chút tiêu muối của cuộc đời, bên cạnh cái cán cân công lý nhưng phong cách sống và khuôn mẫu giáo dục còn lưu lại cho đời.

      Khi chia tay với Thầy tôi đã khóc vì thấy sức khỏe của Thầy đã yếu kém, biết có còn gặp được lại Thầy không?

      Rồi ngày qua Virginia, tôi còn thăm được thầy Phạm Ngọc Hương. Thầy là một vị giáo sư kỳ cựu, lâu dài của hai trường Quốc Học và Đồng Khánh. Kiến thức thâm hậu về văn hóa Đông -Tây phối hợp với nét tài hoa trong cung cách giảng dạy của Thầy khiến bài giảng càng tăng sức thuyết phục, do đó học sinh dễ tiếp thu bài học và càng khó quên hình ảnh của Thầy. Thầy đối với học sinh khi nào cũng thân mến như tình cha con, thái độ ôn tồn hiền hậu. Thì ra là đã từ cái tâm bồ tát của Thầy mà giai đoạn sau này càng thể hiện rõ hơn: Thầy là Hội trưởng Hội Phật Giáo Mỹ Châu chùa Hoa Nghiêm vùng đông bắc Hoa Kỳ.

       Nhớ lại ngày còn ở Việt Nam, tôi còn gặp được thầy Tôn thất Tắc. Thầy dạy tôi môn toán năm Đệ Tam và tôi đã mời được Thầy một tô bún bò tình nghĩa tại quán cóc bên đường (đã viết trong bài "Lá thư tưởng niệm").

      Bây giờ chỉ còn lại cô Diệu Liễu- Cô giáo thần tượng của tôi- đã về dưỡng già ở Việt Nam. Còn cô Giáng Châu sau khi thầy Thứ mất đã về sống với con trai ở Phan Rang.

      Còn các thầy Thứ, thầy Hương, thầy Đãi, thầy Tắc đã từ giã cõi đời. Riêng thầy Hương lại ra đi đúng ngày 22/11, gần ngày nhà giáo.

 

      Nhìn lại "ngày nhà giáo" những tưởng là một ngày đượm đầy ý nghĩa. Nhưng không! Vô tình chung nó trở thành chiếc cầu nối vô hình cho sự hối lộ một cách "chính đáng" mà người nhận "không thể từ chối"; vô tình chung làm đánh mất sự cao quý của thiên chức nhà giáo. Vì rằng, không ít nhiều nó cũng bị chi phối đến cách hành xử đối với các học sinh "tạ ơn hậu hĩ" và những học sinh "tạ ơn ít ỏi" trong điều kiện thiếu thốn. Từ đó dẫn đến sự mâu thuẫn và ngượng ngùng của một số giáo chức khi đứng trên bục giảng đối diện với các em. Trong bối cảnh cùng cực sau 75, không thể phủ nhận sự vui mừng của thầy cô khi nhận những món quà "nặng ân tình" nhưng họ vẫn bị mâu thuẫn ngấm ngầm với chính lương tâm. Tệ hại hơn nữa, nó dẫn đến sự vùi dập tài năng, ngăn trở sự phát huy tiến triễn của các con em học sinh nhà nghèo ( điển hình hậu quả cho sự mua bán bằng cấp tại Việt nam ngày nay).

      Vậy thì, " ngày nhà giáo" chỉ là hình thức gióng chuông, đánh trống ầm ĩ theo kiểu biểu dương khẩu hiệu " không gì quý hơn độc lập tự do" thật mỉa mai!! nhằm che đậy bản chất thật sự của bọn người vốn phi đạo đức!

 

      Đối với tôi, ba chữ "ngày nhà giáo" chỉ có cái hay là lại rơi vào cái thời khoảng mà thiên hạ chộn rộn chuẩn bị cho Lễ Tạ Ơn, một truyền thống biểu tượng lòng ghi ân nhớ nghĩa của người Mỹ. Thì ra Đông Tây cũng gặp nhau. Chứ thật ra, ngày nào cũng là ngày nhà giáo. Tôi vẫn mãi nhớ ơn các thầy cô đã dạy dỗ tôi trong những ngày còn cắp sách đến trường.

      Thời gian đã chuyên chở những ngày tháng cũ lặng lẽ đi bên cuộc sống bận rộn của con người, thời gian vô tình phủ bụi lên tất cả, nhưng tôi hiểu rằng những hình ảnh của thầy cô đã dạy mình vẫn còn tinh khôi trong trái tim.

 

       Trong buổi "chiều thu của đời mình", xin mượn những dòng chữ này thay nén hương tưởng nhớ và tiếc thương các Thầy đã khuất bóng!

 

                                                                                          

                                                                                         Tháng 5/2013

                                                                                   Nguyên Hạnh HTD

 

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/04/2011(Xem: 6615)
Khi đức Phật ra đời, ánh sáng thắp lên giữa rừng đêm tối, thả xuống sông đời chiếc thuyền cứu độ. Biết bao người nhẹ nhàng sống trong ánh sáng của bậc đạo sư.
13/04/2011(Xem: 6702)
Đức Phật cho rất nhiều, mà chẳng hề đòi lại dù bao nhiêu. Thế Tôn sống đời tự tại, không toan tính muộn phiền, không lo lắng ưu tư.
11/04/2011(Xem: 8146)
Được LHQ đồng ý cho tổ chức ở VN là điều vinh dự cho Phật giáo VN, vì chuyện này không phải dễ. Phật giáo VN đã có từ ngàn năm trước, đã qua bao nhiêu chế độ, từ quân chủ đến thực dân, từ công hòa đến cộng sản, sao lại đem cái vô hạn mà lồng vào với giới hạn?
11/04/2011(Xem: 7126)
Propertius cho rằng: “Khi yêu ai cũng mù quáng”; Albert Camus thì nhẹ nhàng hơn: “Tình yêu thường làm cho con người mù quáng”. Nhận xét này đúng với số đông và dường như đi ngược lại với “chánh niệm” - một pháp tu nền tảng của Phật giáo. Bởi chánh niệm luôn đòi hỏi sự tỉnh giác - tỉnh táo và xả ly - không bám giữ.
11/04/2011(Xem: 6366)
Chúng tôi đến thăm Thầy vào một buổi chiều cuối tháng Tư. Trời Cali bắt đầu vào Hạ nhưng vẫn còn cái se lạnh của mùa Xuân chưa hết. Thầy ra cửa đón chúng tôi tại một ngôi chùa ngập bóng cây ở thành phố Pomona. Mới cách đây hơn một tiếng đồng hồ, chúng tôi còn hòa vào dòng xe tấp nập trên các xa lộ mà giờ như lạc vào một khung cảnh yên bình, ít xe cộ và người qua lại. Cảnh chùa chiều thứ Sáu thật yên tĩnh, không một bóng người, chỉ nghe thấy tiếng lá rì rào.
11/04/2011(Xem: 20679)
Giác ngộ là sự hiểu biết đúng như thật; giải thoát là sự chấm dứt mọi phiền não khổ đau. Chỉ có sự hiểu đúng, biết đúng mới có sự an lạc và hạnh phúc...
10/04/2011(Xem: 18780)
Mục đích giáo dục của đức Phật là làm thế nào để đoạn trừ, hay tối thiểu làm giảm bớt những khổ đau của con người, đưa con người đến một đời sống an lạc và hạnh phúc...
05/04/2011(Xem: 7386)
Chúng tôi xin lược tóm trình bày, qua sự tường thuật của các báo chí Tây phương trong nhiều năm qua, để quý độc giả Phật tử xa gần biết rõ vềcác biến cố “Pháp nạn” xảy ra tại nước Phật giáo Tây Tạng hơn 50 năm trước dưới chế độ cai trị tàn bạo của chính quyền Trung Cộng.
03/04/2011(Xem: 7116)
Tri ân Alan Kartly và con gái – Australia – đã gửi tặng nguyên tác tiếng Anh On Truth. ÔNG KHÔNG. Con người vĩ đại nhất trong tất cả những con người giải thoát đã luôn luôn giảng thuyết bằng sự đơn giản và sự rõ ràng lạ thường. Đây là bản chất của Sự thật, và đó là bản chất của Krishnamurti.’ Larry Dossey, M.D.
02/04/2011(Xem: 6856)
BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]