Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Định hướng cho đường Tu

28/10/201222:24(Xem: 6514)
Định hướng cho đường Tu

phat thich ca 2
“Lý tưởng chỉ hướng cho thuyền đời và làm nở hoa cho cuộc sống’’đó là lý tưởng giải thoát, giác ngộ, thoát ly sanh tử, mà người Tu và mọi người Phật tử phải hướng đến và đạt cho được, để tự thân được an lạc hầu làm điều kiện căn bản xây dựng gia đình hạnh phúc, giúp xã hội được bình an, góp phần vào kiến tạo hoà bình cho thế giới, và Tinh độ nơi trần gian.

Tại sao phải cầu giải thoát, giác ngộ ? ai ràng buộc Ta ? ai làm cho Ta mê mờ mà phải cầu giác ngộ ? Tâm ta vẫn luôn trong sạch như mặt trời vẫn luôn toả sáng kia mà ! có bao giờ mặt trời không toả sáng đâu ! có phải chăng do bởi mây ngăn che nên mặt trời tạm thời không chiếu soi khắp cả được, cũng vậy, Tâm của mỗi chúng ta vẫn luôn trong sáng, nhưng vì một chút vô minh, vọng tưởng “chấp ngã, chấp pháp”, khiến cho tham – sân – si khởi lên làm mê mờ tâm trí để phải tạo ra muôn ngàn tội lỗi.

Tự trong Tâm ta vọng niệm khởi lên, thì cũng phải tự trong Tâm ta vắng lặng, mới trả lại sự trong sáng của Chân Tâm được. “Phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc’’có nghĩa là tự soi xét lại mình đó là phận sự chính, không vì ở ngoài mà được, không tìm cầu ở đâu ngoài Tâm mà được là như vậy đấy.

Tại sao chúng sanh phải chịu nhiều đau khổ, có phải chăng do Ái dục gây ra, vì:’’Ái dục là gốc khổ đau, ham muốn nhiều luỵ khổ càng sâu, nhọc nhằn sinh tử bấy lâu, đều do ái dục dẫn đầu gây nên’’. Biết được gốc rễ là do ái dục, mà ái dục là do thấy mọi cảnh chung quanh đều thật có, trường tồn vĩnh viễn để rồi ham muốn lo tom góp về để thụ hưởng, tất cả đều phục vụ cho bản ngã mà gây nên cả. Nhưng thật tế trong cuộc đời có cái gì là trường tồn mãi mãi đâu nhỉ ! có đó rồi cũng mất đó, có rồi hoàn không kia mà, nếu ta cứ mãi chạy theo sắc dục, những tiện nghi vật chất hiện đại của vô thường, sinh diệt nầy, thì cái của báu chân thường vắng lặngtrong mỗi chúng ta sẽ khó mà hiển lộ, và trầm luân sinh tử chúng ta vẫn mãi đeo mang.’’Nếu không có niềm vui chân thật bên trong, thì mọi tiện nghi vật chất bên ngoài chỉ là suối nguồn đau khổ’’ Niềm vui chân thật chỉ có khi không còn bản ngã, tức là vô ngã mà vô ngã tức là Niết bàn.

Thấy rõ ràng được như vậy nên Đức Phật đã nói Tâm kinh Bát nhã và chư Tổ đã đưa vào nghi thức cho chúng ta trì tụng hằng ngày, với mục đích là nhắc nhở chúng ta luôn nhớ và thực hiện theo, mà câu quan trọng nhất là:’’Chiếu kiến ngũ uẩn giai không, độ nhất thiết khổ ách’’, có nghĩa là phải luôn quán chiếu thấy năm uẩn ( sắc, thọ, tưởng, hành, thức ) nầy đều là không, tức là VÔ NGà “ nghĩa là không có một cái gì tự nó sinh ra, tự nó tồn tại và giữ nguyên vị trí cố định của nó mãi mãi, tất cả đều phải chuyển biến. Vật thể thì chuyển biến từ vật này để sinh ra một vật khác; từ thân thể này qua thân thể khác. Tinh thần thì chuyển biến từ một loài này qua một loài khác, tất cả cũng giống như nước gặp nóng biến thành hơi, hơi tụ lại thành mây, mây gặp lạnh biến thành mưa, mưa biến thành nước tuôn xuống ao, hồ, sông, suối…rồi tràn vào biển cả, và cứ thế luân hồi xoay chuyển. Sự thay đổi vật chất đến tinh thần như vậy là vì tự thân nó không có một cái gì đích thực là nó, mà phải do nhiều duyên hợp lại mới thành. Nếu có một cái gì đó đích thực là nó, thì không thể nào kết hợp được với một cái khác để sinh ra một cái khác nữa. Cái không đích thực đó gọi là vô ngã”hiểu rõ điều nầy để không bị chấp chặt và dính mắc vào, thì qua khỏi hết mọi nạn tai khổ ách.

Muốn Vô ngã và bào mòn được bản ngã, thì mỗi chúng ta phải luôn quên mình đi, lo sám hối tội lỗi tự bao đời, thường luôn soi xét lại mình và hay mang an vui hạnh phúc đến cho mọi người, sống tuỳ duyên, đơn giản, ít muốn, biết đủ là ta đã lần hồi giảm bớt khổ đau và từng bước đi vào con đường An lạc để đạt đến sự giải thoát và giác ngộ. Chỉ có đơn giản như vậy, nếu chúng ta có chánh kiến và tinh tấn tu tập, giới định nghiêm trì thì trí tuệ sẽ phát sinh, thần thông hiển lộ. Đây là cách Tu tập bình dị, hiệu quả để biến pháp Phật nhiệm mầu thành những thang thuốc trị tâm bệnh thần diệu và là dưỡng chất nuôi sống tô đẹp cuộc đời, đó cũng là cách Tu để báo ơn, đền ơn một cách rốt ráo nhất.

Đức Phật nhà đại y vương đã có dạy: “Nước của bốn đại dương chỉ có một vị đó là vị mặn, giáo lý của Ta cũng chỉ có một vị đó là hương vị giải thoát” hương vị nầy là những phương thuốc thần diệu để trị Tâm bệnh, hướng vào Tâm để Tu đó là chánh đạo, còn hướng ra ngoài Tâm là ngoại đạo, nếu ai sử dụng pháp Phật để trị Tâm bệnh mà không lành thì hãy xem lại Tâm ta có được an chưa, hay việc sử dụng có đúng thuốc, có đúng liều lượng, có đúng thời gian và sử dụng liên tục hay không ? ( cũng giống như mài củi lấy lửa, nếu chưa có lửa mà ngưng thì sẽ không bao giờ có được lửa, Tu hành mà không đến nơi đến chốn thì cũng khó mà thành Phật )

Phật tại Tâm chứ có đâu xa, nếu Ta cứ chạy theo bên ngoài mãi tìm cầu, coi như tà kiến thì muôn kiếp có mãi Tu hành đều thành vô ích, cũng như “gãi ngứa ngoài giày” mà thôi.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2023(Xem: 3372)
Phật Giáo Lịch sử - Xã hội - Con người
30/06/2023(Xem: 3239)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu... Hạ về, mang theo cái nắng nóng như thiêu đốt xứ Ấn, gần đây báo chí mạng đưa tin nhiều nơi ở Ấn Độ đã xảy ra khá nhiều nạn người chết vì chịu không nổi sức nóng khắc nghiệt hiện thời. Để chia sẻ với người nghèo xứ India trong thời điểm khô hạn này, ngày hôm qua (28 June 2023) chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Chandan & Ganghar Village cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 12 cây số. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
15/06/2023(Xem: 4020)
Những điều đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm Câu hỏi là làm thế nào để đem lại sự an tĩnh và an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày của bạn và quan trọng hơn nữa là làm thế nào để kinh nghiệm được điều đó mỗi khi gặp khó khăn. Bạn cũng có thể đặt câu hỏi là liệu mình có thể làm cho nó trở thành một thói quen và luôn luôn sống tỉnh thức ở bất cứ trường hợp nào. Trước tiên, bạn cần phải học cách để có được nhiều giây phút an lạc nội tâm trong đời sống hằng ngày. Sau đó, bạn mới có thể nhận diện được những giây phút này mỗi khi gặp khó khăn rắc rối – đây là lúc cần thiết nhất cho sự vắng lặng và thanh bình của nội tâm.
08/06/2023(Xem: 4793)
7 bước của đức Phật sơ sinh có ý nghĩa như vầy: Trong quá khứ có vô lượng chư phật ra đời được ghi trong kinh điển trải qua các a tăng kỳ. Gần đây của Kiếp Hiện Tại lần lượt đã có 6 vị phật ra đời, đó là: Đức Phật Tỳ Bà Thi Đức Phật Thích Khí Đức Phật Tỳ Xá Đức Phật Ca La Tôn Đại Đức Phật Câu Na Hàm Mâu Ni Đức Phật Ca Diếp
08/06/2023(Xem: 2432)
Chính Ý niệm trói buộc con người Thời xưa có anh chàng thư sinh khi học hết chữ của thầy rồi lên đường đi thi. Trên đường đi qua một dòng sông, gặp cô lái đò thì anh ta có ý chọc ghẹo. Cô lái đò nghiêm túc nói: “Tôi có một câu đối, nếu anh đối được thì tôi nguyện đi theo nâng khăn xách túi, còn không đối được thì xin trả tiền đò gấp đôi”. Anh thư sinh nghĩ, một người nghèo chèo đò bên sông thì có gì cao siêu, nên anh ta gật đầu chấp nhận. Cô lái đò ra câu đối:
20/05/2023(Xem: 2608)
Đức Phật và các vị Vua (Le Bouddha et les rois) André BAREAU (31.12.1921 - 02.03.1993) Hoang Phong chuyển ngữ
20/05/2023(Xem: 4065)
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều “bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông xả nhiều hơn, sống chấp nhận được nhiều hơn.
20/05/2023(Xem: 2846)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”, có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!
09/05/2023(Xem: 4078)
Có khi nào bạn hỏi mình : ''Ta đang Sống hay chỉ đang tồn tại?'' Tồn tại thì ta như cái máy bị lập trình, nhưng Sống là cảm nhận ý nghĩa sự sống qua những điều rất nhỏ. Có những điều đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi do vô tình bạn quên đi mất. Hãy dừng lại một phút để suy ngẫm và bạn sẽ thấy nó ý nghĩa thế nào...
04/05/2023(Xem: 3481)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]