Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự hiểu lầm của Pieter

06/10/201219:08(Xem: 7687)
Sự hiểu lầm của Pieter
lotus_1
Mùa đông thật là dài, nhưng rồi mùa xuân cũng đã đến . Bây giờ Pieter có thể chạy ra cổng đón cha của đi làm việc về. Ông sẽ đỡ Pieter lên vai của mình và nắm lấy mắt cá chân trong khi Pieter ôm chặt cổ của cha. Họ đi vào trước hiên nơi cha của Pieter ngồi vào chiếc ghế của ông. Pieter có thể cuộn tròn trong lòng cha mình và kể lại những chuyện đã làm trong ngày.

Nhưng một ngày kia, người cha về nhà trông có vẻ không vui. Khi Pieter kéo mạnh tay ông và muốn được bồng lên, ông nói lớn tiếng "Ta đang suy nghĩ, Pieter hãy đi khỏi đây đi !"

Đau đớn bởi những lời của cha mình, Pieter quyết định sẽ làm việc đó. Anh sẽ ra đi . Sau khi cha đã đi vào nhà, Pieter quay lại và chạy ra cửa trước .
Pieter chạy xa hết sức và sau đó đi chậm lại. Chẳng bao lâu đã đến làng. Quá mệt mỏi nên ngồi xuống lề đường. Anh ta nhận ra rằng bị đói và lạnh . Rồi anh bắt đầu suy nghĩ về người cha đang lo lắng về mình.

Tiếp theo, Pieter nhận thấy một đôi giày đứng trước mặt anh. Đôi giày chỉ có những người cảnh sát trong làng đi. Anh nghe một câu hỏi, "Con trai, không sao chứ? Con đang chờ đợi ai đó? " Pieter nhìn lên và thấy một cảnh sát có khuôn mặt tử tế và nụ cười đẹp.

Pieter đứng lên và bẽn lẽn thừa nhận rằng mình đã bỏ nhà ra đi. Người cảnh sát cúi xuống nói với Pieter. "Con biết đấy, khi bằng tuổi của con ta đã làm điều tương tự. Khi cha mẹ ta đã nói điều gì đó làm tổn thương tình cảm của ta. Việc ấy làm tôi ngạc nhiên nó làm mình chạy trốn. Trời đã sẩm tối, và ta cảm thấy sợ hãi. Vả lại, ta không có tiền và không nơi nào để đi. Yup, ta còn nhớ điều đó rõ ràng. "
Pieter kêu lên, "Cũng giống như tôi! Cha bảo tôi đi đi!".
Viên cảnh sát gật đầu. "Ta chắc rằng con ngạc nhiên."
Pieter lầm bầm, "Vâng."

"Con biết đấy, sau khi bỏ chạy, ta cảm thấy đau khổ và muốn về nhà. Dù thế nào con cũng suy nghĩ và muốn về nhà phải không?" viên cảnh sát hỏi với một nụ cười trấn an.
Pieter trả lời "Dạ vâng" lần này với một nụ cười thoải mái. Viên cảnh sát hỏi Pieter nơi đang ở và Pieter chỉ cho ông. Ông nói, "Ta biết nơi đó. Ta mới di chuyển về gần đó với vợ và một con gái. Con có muốn ta đưa về nhà không?"
Pieter hăng hái gật đầu.
Người cảnh sát đỡ Pieter lên vai và nắm giữ chân Pieter, và bảo vòng tay quanh cổ ông. Pieter đã làm theo như vậy .
Sau khi đi vài bước, ông nghe Pieter bắt đầu khóc. Ông đặt Pieter xuống và hỏi lý do tại sao Pieter khóc.
Pieter nói mỗi ngày khi đi làm về người cha cũng cõng anh trên vai như vậy. Cảnh sát mỉm cười. " Hình như con có một người cha rất tốt. Sau khi làm việc cả ngày, điều đầu tiên khi về nhà là tự hào cõng con trên vai. Con biết đấy, cha con có thể đã chuyện khó khăn và cảm thấy không được khỏe. Và thực sự ông không có ý nói con phải đi xa."
Pieter đồng ý, " Vâng ông thực là một người cha tuyệt vời. Nhưng hôm nay ông trông mệt mỏi và không được vui. Bây giờ tôi đã làm những việc tồi tệ hơn cho ông. "

Người cảnh sát cười khúc khích. " Vâng, việc đó chỉ là một sự hiểu lầm." Rồi ông lại đỡ Pieter lên vai và tiếp tục đi cho đến khi họ có thể nhìn thấy ngôi nhà của Pieter. Khi hai người vào đến cổng, cha của Pieter chạy ra đón họ.
Cảnh sát đặt Pieter xuống. Anh ta chạy đến với cha, ông nhấc anh ta lên, và hỏi "Pieter! Con đã ở đâu? Cha đã nấu bữa tối nhưng sau đó không thể tìm thấy con. Cha đã rất lo lắng."
Rồi ông nhìn qua muốn dò hỏi nguời cảnh sát, ông ta nháy mắt và gật đầu có ý chỉ vào trong làng. Ông nói, "Pieter đã chỉ đường cho tôi vùng quanh đây. Gia đình tôi vừa mới di chuyển về đây."
Cha Pieter nhanh chóng hiểu và nói, "Ah. thật tốt đẹp con đã nói chuyện với cảnh sát mới của chúng ta. Nhưng Pieter con biết rằng có thể nói chuyện với cha bất cứ lúc nào, phải không? Ngay cả khi cha mệt mỏi hay khó chịu. Được chứ? "Pieter tươi cười với cha mình và gật đầu.
Họ cảm ơn người cảnh sát, ông ta huýt sáo và quay trở về làng. Sau đó, cha của Pieter đặt Pieter trên vai và nắm chặt hai chân, Pieter bám vào cổ của cha mình. Họ cùng nhau đi vào dung bữa tối.
 * "Ngay cả khi cha mẹ khó chịu với chúng ta,
 Chúng ta nên cố gắng làm cho họ được hạnh phúc."

  Seattle, 24-4-2014. NK. Nguyên Kim dịch ra tiếng Việt.

lotus_1
Pieter's Misunderstanding

The winter had been long but spring finally arrived. Pieter could now run to greet his father at the front gate when he returned from work. His father would swing Pieter up on his shoulders and grasp Pieter ankles as he held tight to his father's neck. They would head for the front porch where Pieter's father would sit in his chair. Pieter could curl up in his father's lap and tell him all about his day.

But one day when his father came home, he looked very unhappy. When Pieter tugged at his hand and asked to be picked up, his father said sharply " Go away Pieter, I'm thinking."

Stung by his father's words, Pieter decided he would do just that. He'd go away. After his father went into the house, Pieter turned and ran out the front gate.

Pieter ran as far as he could and then slowed to a walk. Soon he came to the village. He was so tired that he had to sit down on the curb. Then he realized he was also hungry and cold. And worse, he began to think about his father who must be getting worried about him.
The next moment, Pieter noticed a pair of shoes standing in front of him. They were not just any shoes. They were the ones the village policeman wore. A question floated down to him, "Son, are you okay? Are you waiting for someone?" Pieter looked up and saw a policeman with a kind face and nice smile.
Pieter stood up and shyly admitted that he had run away from home. The policeman scrunched down to Pieter's level. " You know, when I was about your age I did the same thing. My parents had said something that hurt my feelings. It so surprised me that I found myself running away. And it was getting dark, and I was getting scared. Plus, I had no money and nowhere to go. Yup, I remember it clearly."
Pieter exclaimed, "Just like me! Dad told me to go away."
The policeman nodded. " I bet that surprised you."
Pieter mumbled, "Yes."
"You know, after I ran away, I felt miserable and wanted to go home. Are you by any chance, thinking you'd like to go home?" the policeman asked with a reassuring smile.
Pieter said " Yes" again, this time with a broad smile. The policeman asked Pieter where he lived and Pieter told him. He replied, "I know where that is. I just moved close to there with my wife and a little girl. Would you like me to take you home?"
Pieter nodded enthusiastically.
The policeman swung Pieter up onto his shoulders and while holding firmly to Pieter 's ankles, told him to put his arms around his neck. Pieter did so.
After just a few steps, he heard Pieter begin to cry. He put Pieter down and scrunched down again. He asked Pieter why he was crying.
Pieter said his father carried him the same way every day when he came home from work. The policeman smiled." It sounds like you have a really good daddy. After working all day, the first thing he does when he comes home is to carry you proudly on his shoulders. You know, your dad probably had a really tough today and was just feeling bad. And I'm sure he didn't really mean it when he told you to go away."
Pieter agreed, "Yes! He's a really great dad. But today he did look tired and unhappy.
Now I made things even worse for him."
The policeman chuckled. "Well, that's it then.You and your dad just had a misunderstanding." And with that, he again swung Pieter up to his shoulders and continued walking until they could see the house Pieter lived in. As the two approached the gate, Pieter's father came running out to them.
The policeman put Pieter down. He ran to his father who scooped him up, saying "Pieter! Where have you been? I cooked dinner but then I couldn't find you. I've been so worried."
He then looked questioningly at the policeman who winked and nodded in the direction of the village. He said, "Pieter has been showing me around. My family and I just moved here."
Pieter's father quickly understood and said, " Ah. It's very nice that you have been talking to our new policeman. But Pieter, you do know that you can talk to me anytime, right? Even when I'm tired or upset. Okay?" Pieter beamed at his father and nodded.
They thanked the policeman, who began whistling as he turned to walk back to the village. Then Pieter's father put Pieter on his shoulders and held on to his ankles as Pieter clung to his father's neck. Together they went in to dinner.
 * "Even if our parents are upset with us,
 We should try to help them be happy."
 By Venerable Wuling

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/07/2013(Xem: 8321)
Tôi đang huân tập một đức tính: Hễ có ai chửi tôi, nhục mạ, bôi lọ tôi…tôi sẽ nhẫn nhục không trả lời. Nếu buộc phải trả lời tôi sẽ dùng lời lẽ ôn hòa, không dùng lời thô tục, hung dữ…để trình bày rõ sự việc, để mọi người được biết…mà không làm tổn thương đến người đang công kích hay thù hận tôi. Đức Phật dạy rằng “Muôn loài chúng sinh đều bình đẳng”. Nếu con hổ có thể gầm, con sư tử có thể rống…thì con chim cũng có thể hát ca, con suối có thể reo, thậm chí loài côn trùng nhỏ bé cũng có quyền cất lên tiếng nỉ non giữa canh khuya. Ai cũng có quyền cất lên tiếng nói mà không một ai có quyền ngăn cản miễn sao tiếng nói đó không làm tổn hại tới người khác, không làm xáo trộn sự an vui của cộng đồng.
27/07/2013(Xem: 9179)
Đi chùa lễ Phật, ở nhà ăn chay, tụng kinh niệm Phật, ra ngoài đời hoạt động thiện nguyện, đóng góp cho xã hội là sinh hoạt nền tảng cần có của một Phật tử chân chính. Những hoạt động trên có tác dụng rất lớn khiến bản thân thanh tịnh, tâm hồn hướng thượng, gia đình hạnh phúc, vun trồng cội phúc cho mình và cho con cháu. Song đó chỉ là những điều kiện cần nhưng chưa đủ
27/07/2013(Xem: 9541)
Mẹ tôi là một góa phụ đã bảy mươi mốt tuổi, người đã sống một mình kể từ khi Ba tôi mất cách đây mười chín năm. Sau khi Ba tôi qua đời, tôi đã di chuyển 2500 dặm để đến California, nơi tôi bắt đầu xây dựng mái ấm gia đình và lập nghiệp ở đây. Khi tôi quay về lại quê nhà cách đây năm năm, tôi tự hứa với chính mình sẽ dành nhiều thời gian cho Mẹ. Nhưng vì bận rộn công việc và ba đứa con, tôi đã không có thời gian nhiều để thăm Mẹ ngoài những dịp nghỉ lễ hay gặp mặt gia đình.
26/07/2013(Xem: 19834)
Thuyết Luân Hồi & Phật Giáo Tây Phương (Rebirth and The Western Buddhism), nguyên tác Anh ngữ của Martin Wilson, Việt dịch: Thích Nguyên Tạng
26/07/2013(Xem: 7737)
Bác đi tu từ bao giờ tôi không biết. Khi tôi có hiểu biết thì đã thấy bác là một ông thầy chùa. Khi tôi hiểu biết thêm một chút nữa thì cả gia đình bác đã có một ngôi chùa riêng. Trước đó bác tụng kinh gõ mõ trong ngôi nhà thờ của dòng họ mà bác là người vai trưởng được cai quản. Tôi phải nói là bác tôi vừa là một ông thầy chùa nhà quê, vừa… mù chữ. Có lẽ ông không biết một chữ a, b, c nào cả. Nhưng ông biết “chữ nho”. Bác tụng niệm ê a bằng “chữ nho”.
26/07/2013(Xem: 10556)
Nguyễn Du khi cho Kiều đi tu phía sau vườn của nhà Hoạn Thư, chỉ cho cô thọ tam quy ngũ giới. Nhiều Thầy của chúng ta phản đối, cho là Nguyễn Du không hiểu luật xuất gia cho nên nói như vậy, vì người xuất gia, theo luật, thấp nhất là thọ mười giới sa-di. Sự phản đối này thiếu cơ sở lịch sử về vấn đề truyền thọ giới và thọ giới ở nước ta.
25/07/2013(Xem: 8850)
Năm nay là năm 2013, đây là năm kỷ niệm chu niên lần thứ 30 của Gia Đình Phật Tử Pháp Bảo tại thành phố Sydney, tiểu bang New South Wales, Úc Đại Lợi. Những khuôn mặt của 30 năm về trước và những con người theo suốt chiều dài lịch sử vừa qua, đến nay chắc chắn đã theo luật Vô Thường biến đổi khá nhiều. Nếu làm con tính nhẩm, các em Oanh Vũ 6 tuổi của thời 1983, thì năm nay cũng đã thành một thanh niên, thanh nữ 36 tuổi
25/07/2013(Xem: 9137)
Vươn đến một đời sống thành công và hạnh phúc là niềm mơ ước muôn thưở và rất chánh đáng của mỗi con người. Làm người ai cũng mong một đời sống vui vẻ và hạnh phúc.
25/07/2013(Xem: 8445)
Khổng Tử: Trên đời này có những việc chính mắt mình trông thấy rành rành mà vẫn không hiểu được đúng sự thật. Một lần Khổng Tử dẫn học trò đi du thuyết từ Lỗ sang Tề. Trong đám học trò đi với Khổng Tử có Nhan Hồi và Tử Lộ là hai học trò yêu của Khổng Tử Thời Đông Chu bên Tàu, chiến tranh liên miên, các nước chư hầu loạn lạc, dân chúng phiêu bạt điêu linh, lầm than đói khổ ... Thầy trò Khổng Tử trên đường từ Lỗ sang Tề cũng lâm vào cảnh rau cháo cầm hơi và có nhiều ngày phải nhịn đói, nhịn khát. Tuy vậy, không một ai kêu than, thoái chí; tất cả đều quyết tâm theo thầy đến cùng. May mắn thay, ngày đầu tiên đến đất Tề, có một nhà hào phú từ lâu đã nghe danh Khổng Tử, nên đem biếu thầy trò một ít gạo. Khổng Tử liền phân công Tử Lộ dẫn các môn sinh vào rừng kiếm rau, còn Nhan Hồi thì đảm nhận việc thổi cơm.
24/07/2013(Xem: 13919)
Ca sĩ có Pháp danh Minh Tú chỉ mới bước qua tuổi đời 26 vừa vĩnh biệt xả báo thân hôm qua (21/07/2013) tại T.p Hồ Chí Minh. Wanbi Tuấn Anh được công chúng và trong giới nghệ thuật luôn tâm đắc là người “nghệ sĩ hiền hậu”. Wanbi cũng đã từng phát tâm quy y Tam bảo và tìm hiểu giáo lý Phật pháp lúc còn đang trẻ. “Người tu học Phật pháp phải thấy rõ điều này để biết cách áp dụng lời Phật dạy vào đời sống sinh hoạt của chính mình, để mỗi ngày bớt tham, sân, si, thăng tiến trên đường đạo”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]