Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông

12/09/201203:05(Xem: 7498)
Mật Tông

MẬT TÔNG
Lê Sỹ Minh Tùng

Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào?

Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.

Đại thừa Phật giáo ở Ấn Độ được chia làm 3 thời kỳ:

1)Sơ kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu khoảng từ thế kỷ thứ 1 đến thế kỷ thứ 4 sau công nguyên nhằm phát huy lý luận “Giai Hữu Tánh Không” và từ đó hình thành học phái Trung Quán của Long Thọ và đệ tử là Đề Bà.

2)Trung kỳ Đại thừa: Đây là giai đoạn khoảng thế kỷ thứ 4 đến thứ 6 sau công nguyên với sự xuất hiện của thuyết “Như Lai tạng Duyên khởi” và A-lại-da thức Duyên khởi. Từ đó hình thành học thuyết Du già do ngài Vô Trước và em là sư Thế Thân với tác phẩm nổi tiếng “Thành Duy Thức Luận”.

3)Hậu kỳ Đại thừa: Thời kỳ này bắt đầu từ những thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thư 13. Đây có lẽ là thời kỳ Phật giáo dần dần suy vi. Nhưng lúc ấy Phật giáo Đại thừa được truyền từ Ấn Độ gọi là Phật giáo Bắc truyền lại phát triển rực rỡ ở các nước Trung Hoa, Triều Tiên, Nhật Bản và Việt Nam với sự xuất hiện của mười đại tông phái như Thiền, Tịnh độ, Nhiếp Luận, Thiên Thai...

Thế thì Thiền tông xuất hiện vào Trung kỳ Đại thửa và Mật tông xuất hiện vào Hậu kỳ Đại thừa. Mãi đến thế kỷ thứ 7 sau công nguyên tức là trên 1.300 năm sau ngày đức Phật nhập Niết bàn, ở Ấn Độ xuất hiện một vị Tổ của Mật tông tên là Dược sư Long Thọ. Còn Bồ tát Long Thọ, người đã khai triển và hoàn thành học phái Trung Quán, ra đời vào thế kỷ thứ hai sau công nguyên trong gia đình Bà là môn thuộc nước Andhradesa tức là Vidarbha, là vị Tổ đời thứ 14 trong số 33 vị Tổ của Phật giáo Thiền tông. Vị Tổ thứ 33 cũng là vị Tổ sau cùng của Thiền tông là Lục Tổ Huệ Năng.

Mật tông còn được gọi là Chân Ngôn tông, Du-già tông, Kim Cương Danh tông, Tì-lô-giá-na tông, Khai Nguyên tông hay Bí Mật thừa. Tông này chủ yếu lấy kinh Kim Cương Đảnh làm kinh tạng, kinh Tô-bà-hô làm luật tạng và luận Thích Ma-ha-diễn làm luận tạng. Sở dĩ tông này được gọi là Mật giáo vì để hiển bày giáo nghĩa của mình là rất sâu xa bí mật, còn các giáo phái Đại thừa khác là thiển hiển. Mật tông cho rằng giáo pháp của hai bộ Kim Cương giới và Thai Tạng giới là chính do pháp thân Phật Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết và đây mới là cảnh giới của Phật tự nội chứng cho nên mới gọi là Mật. Đứng về giáo nghĩa hiển bày chân lý thì không có sự sai biệt giữa Hiển giáo và Mật giáo, nhưng về hành trì thì Mật tông có những quy tắc đặc thù không giống với các tông phái khác.

Mật tông ở Ấn Độ bắt nguồn từ Ấn Độ giáo, do quá trình phát triển lâu dài, Phật giáo dần dần xâm nhập vào tín ngưỡng dân gian nên chịu ảnh hưởng cũng như tiếp thu các chú thuật Mật pháp để bảo vệ giáo đồ và tiêu trừ tai chướng. Rồi dần theo thời gian, Mật tông còn chuyển các vị thần của Ấn Độ giáo vào Phật giáo, do đó mà xuất hiện nhiều vị Minh vương, Bồ tát chư thiên, chân ngôn chú ngữ…Vì vậy trong kinh điển Đại thừa ở thời kỳ sau xuất hiện một loại kinh điển lấy Đà la ni (Dharani) làm chủ yếu. Trong Kinh tạng và Luật tạng Pali có kinh nói về kệ Hộ thân. Sau đó Phật giáo đồ ở các vùng Tích Lan biên tập kinh này gọi là kinh Minh Hộ (Paritta). Kinh này được xem là khởi nguyên của Mật giáo Đà la ni và Mạn đà la sau này. Đến khoảng thế kỷ thứ 4 sau công nguyên mới xuất hiện kinh điển độc lập chuyên nói về chú pháp, như kinh Khổng Tước Minh Vương…

Đến giữa thế kỷ thứ 7 về sau, Phật giáo Ấn Độ tiến vào thời kỳ toàn thịnh thì Mật giáo chân chính mới thực sự khai triển dùng chân ngôn, Đà la ni làm trung tâm, phát triển triết học Phật giáo Đại thừa dựa vào những tư tưởng Mật tông này. Mật giáo hưng khởi vào thế kỷ thứ 7 cho đến thế kỷ thứ 11 khi Phật giáo Ấn Độ bị suy vong thì Mật giáo mới ngưng phát triển. Nhưng tại Trung Ấn Độ, Mật giáo vẫn còn hưng thịnh, sau khi dung nhập giáo thuyết của phái Tính Lực (Sakrtah) thì trở thành Tả đạo Mật giáo, chú trọng thuyết Đại Lạc (Mahasukha-vada) trong kinh Kim Cương Đảnh của Thuần Mật.

Bắt đầu từ thế kỷ thứ 8 về sau, Mật tông được truyền vào Tây Tạng, trở thành Lạt-ma giáo.

Dựa theo tư tưởng truyền thuyết Mật tông, khoảng thế kỷ thứ 7, Dược Sư Long Thọ trì chú vào 7 hột cải trắng để mở tháp sắt 16 trượng (biểu thị 16 vị Bồ tát trong Kim Cương giới) ở Nam Ấn Độ và đích thân nhận 2 bộ đại kinh này từ Kim Cương Tát-đỏa. Sau đó ngài Long Thọ truyền lại cho Long Trí rồi truyền cho ngài Thiện Vô Úy. Vì thế Long Thọ là Tổ sư khai sơn, còn vị giáo chủ là Đại Nhật Như Lai tức là Phật Tỳ-lô-giá-na. Vì việc thuyết pháp khác với với đức Phật Thích Ca nên gọi là Kim Cương thừa. Kim Cương thừa sau này chia làm 2 phái:

1)Phái hữu: Lấy kinh Đại Nhật làm chủ, mang chủ nghĩa thần bí, muốn nhờ vào chú thuật để thực hiện sự hợp nhất giữa vũ trụ và tinh thần, cùng chi phối hiện tượng tự nhiên và những việc may rủi tốt xấu của con người nên gọi là Chân Ngôn thừa. Phái này từ Trung Hoa truyền sang Nhật Bản thành tông Chân Ngôn. Ngoài ra, Mật giáo do tông Thiên Thai ở Nhật Bản truyền thì gọi là Thai Mật.

2)Phái tả:Lấy kinh Kim Cương Đảnh làm chủ tức là Tả đạo Mật giáo, khẳng định bản năng của con người muốn ngay nơi đây phát hiện lẽ chân thật nên gọi là Kim Cương thừa. Phái này xem trọng pháp Song thân. Theo lập trường của Phật giáo Nguyên thủy, phái này là bàng môn tả đạo và bắt đầu từ thế kỷ thứ 9 trở về sau kết hợp với Ấn Độ giáo nên càng thêm hưng thịnh. Về sau lại truyền vào Tây Tạng trở thành cơ sở của Tạng Mật. Tạng Mật tức là Tây Tạng Phật giáo Mật tông do ngài Liên Hoa Sanh, ngài Hộ Tịch truyền vào từ thế kỷ thứ 8. Khi Phật giáo chưa du nhập vào Tây Tạng thì Tây Tạng thực hành tà chú của đạo Bon-Pa gọi là Cựu Mật pháp. Đến đầu thế kỷ thứ 11, ngài Tông Khách Ba dịch nhiều kinh điển Du già Mật giáo thì bây giờ gọi là Tân Mật giáo.

Tóm lại, nếu luận về giáo chủ thì Hiển giáo là do đức Thích Ca ứng hóa thuyết pháp, Mật tông là do pháp thân Đại Nhật Như Lai thuyết. Về pháp thân thì pháp thân của Hiển giáo là “lý thể” không hình không tướng. Còn pháp thân của Mật tông thì có hình có tướng và có thể thuyết pháp được. Nhìn từ pháp sở thuyết thì cảnh giới Bát bất trung đạo tịch diệt của tông Tam luận, cảnh giới Thắng nghĩa đế ly ngôn của tông Pháp Tướng, cảnh giới Bất khả tư nghì nhất niệm tam thiên của tông Thiên Thai, cảnh giới Tính hải quả phần bất khả thuyết thập Phật của kinh Hoa Nghiêm đều rốt ráo có thể nói được. Bây giờ nhìn từ sự biểu hiện của chân lý thì tất cả các pháp đều tượng trưng cho chân lý mà biểu hiện cụ thể của những loại tượng trưng này tức là nghi quĩ của Mật tông. Xét từ sự thành Phật nhanh chậm thì trừ Thiền tông ra, các tông khác đều phải trải qua 3 A tăng-kỳ kiếp, còn Mật tông thì chủ trương ngay nơi thân này thành Phật. Xét từ hệ thống giáo nghĩa thì Mật tông là tổng hợp Vũ trụ nhân sinh quan Lý, Trí không hai. Đức Đại Nhật Như Lai có đầy đủ nhân cách vĩ đại này mà thế giới của Trí pháp thân gọi là Thai tạng giới. Nhờ sức tu trì có thể khuếch đại thế giới Trí hợp nhất với thế giới Lý, đó là Lý, Trí không hai. Từ khi xuất hiện của Du-Già Hành tông của Vô Trước thì cái nhìn về vũ trụ của Mật tông được lý giải rộng rãi hơn.

Nói chung Hiển giáo tận dụng văn tự ngôn ngữ, giải thích, dùng thí dụ nên đức Phật nói quyền, nói thật, nói rộng, nói hẹp, nói cao, nói thấp miễn sao sáng tỏ vấn đề. Mục đích của Hiển giáo là “Văn như tư rồi tư như tu” thì mới nhận biết được sự lợi ích của lời Phật dạy. Vì thế Hiển giáo là giúp hành giả khai tâm, mở tánh thấu triệt Chân lý.

Mật giáo thì ngược lại, không chú trọng đến giáo lý, mà chỉ chú tâm vào câu Thần chú Đà-la-ni. Thần chú là thứ văn tự không cần ngữ ngôn lý giải vì thế hành giả Mật tông chỉ thực hành tam mật tương ưng. Đó là thân mật, khẩu mật và ý mật phải tương ứng với nhau để cột tâm vào câu thần chú. Nói cách khác muốn có kết quả tốt, người thực hành Mật tông thì tay phải bắt ấn, chân ngồi kiết già, miệng đọc thần chú và ý niệm thần chú thì thân, khẩu, ý không có cơ hội tạo nghiệp. Lối thực hành này giống như phương pháp niệm Phật của Tịnh độ tông, nhưng nếu chưa đạt đến “Nhất tâm” thì khi hành giả không còn trì chú hay niệm Phật thì vọng tưởng phát tác trở lại.

Chú Đại Bi rất phổ thông trong Phật giáo Đại thừa khắp mọi nơi, nhưng đã là thần chú thì không thể và không nên giải thích. Thế mà gần đây có một số người cố tình giải thích Chú Đại Bi theo quan niệm riêng của họ làm mất đi sự huyền diệu của chú. Chú là mật giáo còn giải thích, giảng giải là hiển giáo cho nên nếu giải nghĩa Chú Đại Bi thì chẳng khác nào giết chết tính bí mật, linh thiêng huyền diệu của nó và vô tình biến mật giáo thành ra hiển giáo. Tây Tạng là quê hương của Mật giáo nhưng có thấy các vị Lạt Ma giải thích bất cứ câu Thần Chú nào đâu? Không lẽ trí tuệ của các vị Lạt Ma còn kém hơn các vị giảng giải Chú Đại Bi hay sao? Đối với Phật giáo Mật tông Tây Tạng, câu thần chú rất phổ biến của Bồ Tát Quán Thế Âm là “Om Mani Padme hum” phiên âm tiếng Việt là “Án Ma Ni Bát Di Hồng”.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/02/2018(Xem: 9996)
Đừng bao giờ nản chí, đừng bao giờ tuyệt vọng. Khi Thượng Đế đóng một cánh cửa thì Ngài sẽ mở một cửa khác cho chúng ta đi. Sau đây là chuyện cô bé gốc Việt Đỗ Thị Phương bị cụt cả 2 chân lúc 1 tuổi vì cha mẹ ôm bom tự tử do nghịch cảnh tình yêu, nay trở thành nữ vận động viên Mỹ gốc Việt Haven Shepherd về người khuyết tật trong nhóm đại diện Hoa Kỳ dự Paralympic tại Thế vận hội Mùa đông Olympic 2018 ở Nam Hàn.
20/02/2018(Xem: 7671)
Ai trong chúng ta cũng có mong muốn biến ước mơ thành hiện thực. Có thể bạn đang mơ về một chuyến du xuân nơi vùng núi bao la ngày Tết hay ước mơ có được một cái tết đoàn viên thật đầm ấp và no đủ. Nhưng ở ngoài kia, cũng có những người chỉ mong ước giản dị thôi, … được một lần tắm táp sạch sẽ, rồi cắt tóc, cạo râu.
14/02/2018(Xem: 11029)
Đời người trong khoảng một trăm năm Nghèo khó giàu sang chết cũng nằm Giành giựt bao nhiêu buông xả hết Hơn thua cho lắm chẳng ai thăm Lâu không “biết đủ” đời khốn khổ “Ít muốn” giúp ta ít lỗi lầm Ý nghĩa cuộc đời nên tạo dựng Sẻ chia đạo đức sáng trăng rằm
13/02/2018(Xem: 6415)
Nên lưu ý, đường đời không đơn giản hai chiều như ta tưởng. Cho nên, lúc khởi tâm tu hành đừng mong mọi sự như ý mà cầu cho những gì đến với ta dù sướng hay khổ, đến mau và qua mau. Cái điều mà tôi muốn trình bày ở trên, nó đồng với ý tâm kinh dưới đây nhưng căn tánh thì trái ngược. Như nhiều thiện tri thức đã y tâm kinh giải nghĩa, các Ngài dù có thể hiểu nhưng khó giải cho thấu đáo cho nên càng cố giảng càng thêm tối nghĩa, thiết tưởng tôi không cần phải làm cho nó thêm tối thui như mực nữa? Theo tôi cái phương trình linear mantra này của Tâm kinh còn thiếu nhiều ẩn số. Cái công thức hình học phẳng này chỉ đúng trong không gian 2 chiều. Nó cần phải bổ khuyết cho phù hợp với trí tuệ của thế hệ bây giờ. "Gate gate paragate parasamgate bodhi svaha."
11/02/2018(Xem: 7131)
Tâm ý cân bằng hay tâm ý bất bình thường có ảnh hưởng rất quan trọng đến sức khỏe con người. Khoa học và y khoa đã chứng minh tâm thần bất an làm bất quân bằng lượng hormones (imbalance hormones) đưa đến tổn thương cho cơ thể. Giải thưởng Nobel về sinh học, Elizabeth H. Blackburn đã cho biết: con người muốn sống lâu trăm tuổi thì ăn uống điều độ chiếm 25%, những yếu tố khác chiếm 25%, nhưng tâm lý cân bằng chiếmtới 50%!
06/02/2018(Xem: 8264)
Trong những thời rất xa xưa, lặng lẽ tu hành trong am vắng góc rừng được khuyến khích. Đó là những thời rất xa xưa… khi Kinh Phật ghi rằng “…đi tới góc rừng, tới gốc cây, hay tới một lều trống, nhà sư ngồi quán chiếu…” Trong thế kỷ của chúng ta, không còn bao nhiêu rừng, không còn bao nhiêu cội cây vắng để có thể tới ngồi. Và khi ngồi ở phố thị, bất kể ở một góc phố Bolsa tại Quận Cam, hay trong Phố Tàu New York, một nhà sư cũng không thể tách rời với những gì bận rộn ồn ào được thấy, được nghe chung quanh. Nghĩa là, không thể tách rời xã hội nổi trong thời này. Đó là chưa kể tới trường hợp, khi mang hạnh nguyện dấn thân phục vụ.
06/02/2018(Xem: 8035)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11262)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9188)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11092)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]