Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát nguyện thọ Bồ tát-Thập thiện giới nguyện lực sẽ được vô cùng

23/10/201009:35(Xem: 10250)
Phát nguyện thọ Bồ tát-Thập thiện giới nguyện lực sẽ được vô cùng
Duc_Phat_Thich_Ca (9)
Phát nguyện thọ Bồ tát-Thập thiện giới
nguyện lực sẽ được vô cùng*
HT. Thích Khế Chơn

Trong kinh Pháp Hoa có dạy: "Đức Phật vì một đại sự nhân duyên mới xuất hiện ra đời, để mở bày, chỉ dạy chúng sanh giác ngộ và thể nhập vào tri kiến Phật". Giáo pháp của Phật như biển rộng rừng sâu, tuy nhiên cũng có thể tóm thâu trong bốn câu kệ:

“Chư ác mạc tác
Chúng thiện phụng hành
Tự tịnh kỳ ý
Thị chư Phật giáo”.

Không làm các việc ác, gắng làm mọi việc lành, giữ tâm ý trong sạch, đó là lời dạy của chư Phật.

Đức Phật là Bậc Vô Thượng y Vương, thấy rõ căn bệnh chúng sanh. Ngài dạy sở dĩ chúng sanh cứ mãi trôi lăn trong sanh tử luân hồi, tạo vô số nghiệp ác là vì niệm bất giác, mê lầm, không biết tiêu trừ ba món độc hại, không biết dùng diệu dược của Phật để tìm về với bản tánh thanh tịnh. Do đó hễ ai đã phát nguyện làm đệ tử phật, xuất gia hay tại gia đều phải biết kiên trì giới luật của Phật dạy để bảo tồn huệ mạng, mà phát đại Bồ Đề Tâm.

Muốn phát Bồ đề tâm tất nhiên phải biết chuyển THAM làm GIỚI, chuyển SÂN làm ĐỊNH, chuyển SI làm HUỆ, chuyển PHIỀN NÃO thành BỒ ĐỀ, chuyển SANH TỬ thành NIẾT BÀN, chuyển UẾ ĐỘ thành TỊNH ĐỘ.Người Phật tử mỗi khi cúng Phật đều niệm câu giới hương trước hết, chonên nói tu mà không giữ giới là tu sai đường lạc lối chứ không phải tu theo con đường của Phật.

Tiếng Phạn, giới được gọi là Ba-la-đề-mộc-xoa, dịch là Bảo giải thoát, có nghĩa là giới thường bảo hộ người tu hành, giải thoát sanh tử, đạt đến Vô Thượng Bồ Đề. Bởi thế, giới là vị đạo sư của quả vị Tối Thượng Bồ Đề. Quá khứ chư Phật nhờ giới mà thành đạo, hiện tại chư Phật lấy giới để độ sanh, người tu hành sẽ nhờ giới mà được giải thoát. Giới là nền tảng của Thiền định và Trí tuệ. Muôn đức trang nghiêm, giới là căn bản. Vì thế, Kinh có dạy rằng: “Giới như đất bằng,muôn giống lành từ mặt đất mà sanh, giới như vị lương y hay trị ba độctham, sân si, giới như thuyền bè đưa người qua biển khổ, giới như chuỗi anh lạc để trang nghiêm pháp thân”.

Giờ đây, các vị phát tâm xả thân cầu Giới, vì các vị biết rằng chính giới pháp mới là pháp môn viên mãn để giải thoát chúng ta ra khỏi mọi phiền trược của kiếp luân hồi, vô minh điên đảo. Vì nghĩ đến sự cao quý của giới pháp như thế, nên đã có những giờ phútchúng ta đem hết thành tâm thiện chí để lãnh thọ. Chính những giới pháp đức Phật đã thành tựu viên mãn và sau bao nhiêu công phu tu hành, đạt thành chánh quả, Ngài đem giáo pháp đó dạy lại cho chúng ta xem nhưlà pháp Thiền huệ mạng của cả chính Ngài.

Bởi thế, sau khi Ngài viên tịch, giới pháp ấy vẫn tồn tại để dắt dẫn hàng đệ tử dõng mãnh tu học. Trước khi đức Phật nhập Niết Bàn, Ngài đã dạy rằng: "Sau khi ta diệt độ, các con hãy tôn trọng trân quý giới luật như đi trong đêm tối được gặp đèn, như người nghèo khó gặp được châu báu. Giới luật chính là vị "Thầy" cao cả của các con, dù Ta còn thường trú tại cõi đời cũng không khác gì".

Giả sử chúng ta được duyên may sanh ra đời gặp đức Phật còn trú thế, thì chắc chúng ta cũng được nghe những lời dạy ấy, tuân giữ giới pháp của Ngài và tôn Ngài làm đấng Đạo Sư.

Nhưng vì bạc đức vô duyên, chúng ta phải sanh vào đời mạt pháp. Mặc dầu không gặp Phật chúng ta vẫn còn được phước duyên là có những giây phút được nghe giáo pháp của Ngài đã dạy, biết những giới luật Ngài đã truyền để chúng ta tôn thờ giới pháp làm đấng Đạo Sư như đức Phật ở đời không khác.

Một người đi trong đêm tối muốn thoát khỏi hố thẳm vực sâu cần được ngọn đèn bao nhiêu, thì khi gặp được ngọn đèn, họ sẽ quý báu bấy nhiêu, như kẻ nghèo khổ đói rách cần tiền của bao nhiêu, thì khi gặp châu báu, tiền bạc họ sẽ giữ gìn cẩn trọng bấy nhiêu. Chúngta những người tối tăm vì vô minh, đói khổ vì thiếu thốn sự giác ngộ, sự giải thoát. Cho nên chúng ta cũng sẽ quý giới pháp của Phật, không khác gì những người đi trong đêm tối gặp được ánh đèn, chắc chắn sẽ không để mất, kẻ nghèo gặp được châu báu sẽ bảo tồn quý trọng nó, thì người Phật tử cũng vậy, khi đã biết giới luật là phương pháp cao quý để chúng ta nương theo, thì chắc chắn sẽ đem hết thành tâm thiện chí cầu lãnh thọ, hộ trì cho bằng được.

Huống chi đã là con người, không ai là không có tội,không ai tránh khỏi lỗi lầm, sai trái phiền não xấu xa. Nhưng tội lỗi, phiền não nếu không nhờ những Pháp môn, những giới luật ngăn ngừa thì chắc chắn đời này qua kiếp nọ chúng ta vẫn là những con người quê hèn, nghèo nàn, không bao giờ bước lên được con đường Giải Thoát Giác Ngộ.

Các vị đang phát tâm thọ Thập Thiện Giới đã hiểu rõ nguyên nhân tạo nên nghiệp ác, tất cả đều do ba nghiệp thân, khẩu, ý cấu kết với ba độc tố tham, sân, si mà tạo ra nhiều tội lỗi. Thân thì tạo nên việc sát sanh, trộm cướp, tà hạnh; miệng thì nói lời dối trá, nói hai lưỡi, nói thêu dệt, nói lời thô ác, ý thì khởi lên lòng tham lam bỏn xẻn, sân hận thù oán và tà kiến cố chấp từ đó mà tạo ra vô lượng vô biên tội lỗi đã tạo khổ cho mình còn đi gây khổ cho người. Cácvị hiểu được những lợi ích lớn lao khi tu tập được 10 điều lành. Không sát sanh trái lại luôn luôn phóng sanh, không trộm cướp trái lại luôn luôn bố thí. Không tà dâm trái lại luôn luôn đem tịnh hạnh đến chongười khác. Không nói dối trái lại luôn luôn nói đúng sự thật. Không nói hai lưỡi trái lại luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp, đoànkết, không nói thêu dệt trái lại luôn luôn nói lời đúng đắn, lợi ích. Không nói lời thô ác trái lại luôn luôn nói lời thật lòng, từ ái. Khôngtham lam bỏn xẻn trái lại luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả. Không thù oán sân hận trái lại luôn luôn hướng tâm đến Chánh Kiến và Trí Tuệ.Các vị muốn gieo trồng gốc rễ thiện nghiệp dẫn đến phước lạc nhơn thiên và đạo quả Niết bàn để làm lợi lạc chúng sanh nên đã phát tâm thọ trì và tu hành Mười Thiện Nghiệp Đạo. Mười Thiện Nghiệp Đạo ấy là căn bản của Bồ Đề Tâm Giới, là bước đầu tiên đi lên Bồ Tát Đạo. Trong Giới Pháp nầy, thấy điều ác mà không tránh cố nhiên là có tội, nhưng thấy việc thiện mà không làm thì chính cũng bị trái phạm.

Các vị đã thọ Thập Thiện rồi, nay đang phát tâm thọ Tại Gia Bồ Tát Giới. Bồ Tát Giới nói cho đủ là Đại Thừa Tâm Địa Giới. Danh từ Bồ Tát nói cho đủ là Bồ Đề Tát Đỏa. Bồ Đề là Giác Ngộ, Tát Đỏa là hữu tình. Một chúng sanh, một hữu tình đã Giác Ngộ đồng thời phát nguyện Giác Ngộ cho kẻ khác gọi là Bồ Tát. Danh từ Bồ Tát chẳng những hôm nay các vị được lãnh mà trước đây các vị thọ giới Bồ tát cũng đã được lãnh và mười phương Bồ Tát mà chúng ta đang kính lễ cũng đã được lãnh. Cùng một danh từ Bồ Tát nhưng phân biệt ra có: Sơ Phát Tâm Bồ tát, Gia Hạnh Bồ tát, Địa Thượng Bồ Tát, Địa Hậu Bồ Tát khác nhau. Như hôm nay các vị phát tâm thọ giới Bồ Tát, là chỉ mới phát tâm thôi, chưa làm gì để thể hiện rõ ràng với sự phát tâm ấy, chưa hoàn thành những Giới Hạnh đúng với một vị Bồ Tát thì được gọi là sơ phát tâm Bồ Tát. Từ đó tu tập trải qua các giai đoạn Tín, Trụ, Hạnh, Hướng, luyện theo những pháp môn Đại Thừa mà Đức Phật đã dạy thì gọi là Gia Hạnh Bồ Tát. Nhờ sự Gia Hạnh đó mà vô minh sẽ diệt bớt, Chơn Như sẽ được chứng thành, dần dần nhập vào Sơ Địa, Nhị Địa, Tam Địa, Tứ Địa cho đến Thập Địa. Những Bồ Tát ở các địa vị này gọi là Địa Thượng Bồ Tát. Những vị ấy sau khi đã thành tựu Đẳng Giác, Diệu Giác vẫn tùy duyên hóa độ chúng sanh dưới nhiều hình thức, dưới nhiều căn cơ, dưới nhiều phương tiện. Tính cách tùy duyên hóa độ không trú Niết Bàn của các đức Phật gọi là Địa Hậu Bồ Tát. Vậy cùng một danh từ Bồ Tát nhưng có cấp bậc khác nhau. Hiểu rõ như thế chúng ta mới có một ấn tượng rõ ràng để pháttâm một cách chắc chắn, tu hành một cách sáng suốt. Địa vị đã khác nhau nhưng tại sao chúng ta cũng được gọi là Bồ Tát cả, bởi vì tuy cấp bậc khác nhau nhưng có một điểm đồng nhất là Bồ-đề tâm. Bắt đầu phát Bồ-đề tâm là phát tâm thượng cầu hạ hóa, tâm đó phát ra giờ nào thì chính giờ phút đó được gọi là Bồ Tát. Tâm ấy bền chắc mãi mãi, qua thờigian và không gian chẳng bao giờ lay chuyển cho đến khi trải qua các Địa Vị Gia Hạnh, Địa Thượng, Địa Hậu… vẫn một Tâm Bồ Đề ấy, không khác gì một sợi chỉ xuyên các hột chuỗi.

Đức Phật biết tất cả chúng sanh đều có Tâm Địa Giác tức là Giác Tánh sẵn có ở trong tất cả chúng sanh, cũng như ở các Đức Phật, các vị Bồ Tát. Nhưng ở chúng ta thì chưa có Tâm Địa Giới, bởi vì Tâm Địa Giới ở trong chúng ta không được xiển dương. Tâm Địa Giác nơi chúng ta luôn bị vùi lấp bởi những hành vi sai trái những nghiệp chướng nặng nề, những tâm niệm ích kỷ nên không thành Đại Thừa Tâm Địa Giới. Do đó Đức Phật căn cứ vào Tâm Địa Giác đó mà chế ra những điều mục tu hành để thành tựu Tâm Địa Giới. Tâm Địa Giới ấy gọi là Đại ThừaBồ Tát Tâm Địa Giới mà hôm nay các vị sắp thọ.

Tâm địa chúng ta vốn có khả năng ngăn ngừa tất cả điều ác, Đức Phật từ đó chế ra NHIẾP LUẬT NGHI GIỚI. Tâm dịa chúng ta vốn đủ khả năng làm các điều lành, căn cứ vào đó Đức Phật chế ra NHIẾPTHIỆN PHÁP GIỚI. Tâm địa chúng ta vốn là giác tánh bình đẳng, từ bi hỷxả, lợi lạc hữu tình, Đức Phật thấy vậy mới chế ra NHIẾP CHÚNG SANH GIỚI hay NHIÊU ÍCH HỮU TÌNH GIỚI.

Giới Bồ Tát muốn thọ trì trước hết phải Phát Bồ Đề Tâm, vì đây là Giới mà Đức Phật đã căn cứ vào Tâm Địa Giới để chế ra. Có Bồ-đề tâm thì Giới mới được thành tựu, mất Bồ-đề tâm thì Giới khôngthể hành trì. Bồ Đề Tâm là tâm viên mãn, tâm giải thoát, tâm giác ngộ.

Nhờ phát Bồ-đề tâm mà chúng ta có thể thành tựu được trí giác sáng suốt, không bị vô minh mù quáng che lấp. Bởi thếphát Bồ-đề tâm cũng là tôi luyện trí Bát Nhã, để có thể nhìn thấy mọi khía cạnh của việc làm lợi lạc chúng sinh.

Giới Bồ Tát luôn luôn nhìn đến chúng sanh những khíacạnh đau khổ mà chúng sanh phải gánh chịu. Chính những đau khổ đó chính mình cũng đang mắc phải, những kẻ không có Bồ-đề tâm thì không bao giờ biết bằng vào sự khổ của mình mà thông cảm nổi đau khổ của người khác, bằng vào sự ưa muốn của mình mà cảm thông sự ưa muốn của kẻkhác; do đó cứ muốn ta sống mà không biết gì đến kẻ khác chết, cứ muốnta vui mà kể gì đến kẻ khác khổ. Vì thiếu tâm Bồ-đề nên không bao giờcó được sự thông cảm Đại đồng đó mà thuật ngữ Phật giáo gọi là Đồng Thể Đại Bi. Người thọ Giới Bồ Tát luôn luôn đem tâm Bồ-đề thông cảm vớimọi chúng sanh qua những khía cạnh an lạc, khổ đau để cứu giúp tất cả. Đó là điểm cốt yếu của tâm Bồ-đề, của Giới Bồ Tát.

Phát Bồ-đề tâm, hành Bồ tát giới là phát bốn hoằng thệ nguyện:

“Chúng sanh không số lượng, thệ nguyện đều độ khắp
Phiền não không cùng tận, thệ nguyện đều dứt sạch
Pháp môn không kể xiết, thệ nguyện đều tu học
Phật đạo không gì hơn, thệ nguyện đều viên thành”.

Bốn đại nguyện này là duyên theo Tứ Diệu Đế mà phátra, một người muốn giữ trọn Bồ Tát Giới phải phát Bồ Đề Tâm, lập bốn đại nguyện. Từ căn bản đó mới phát sanh, thành tựu các Giới Đức viên mãn. Hôm nay các vị đã có nhân duyên phát tâm lãnh thọ Thập thiện và tại gia Bồ Tát Giới, mong rằng các vị hãy cố gắng xa lìa ác pháp, quán nhiếp thiện duyên, tu tập tinh cần, báo Phật ân đức. Hư không còncó ngày mòn, thế giới cũng có lúc tan, mong rằng nguyện lực của quí vịsẽ được vô cùng. Ngưỡng nguyện Tam Bảo oai quang, Hộ pháp Thiện thần, thùy từ chiếu giám.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/07/2021(Xem: 5311)
Vào ngày Thứ Ba (June 22) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Krisna và Pawanpur Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 354 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 36 cây số.
07/07/2021(Xem: 4589)
Tâm Kinh nói rằng: “Sắc tức là không, không tức là sắc.” Sắc sao lại là không? Không sao lại là sắc? Vấn đề nầy khiến cho mọi người luôn luôn cảm thấy có phần nào khó hiểu; hình như đây là hai đối tượng, đều biến thành cực đoan, làm sao có thể hợp nhau lại thành một được? Nguyên vì chúng ta thường đem vấn đề Sắc trực tiếp tiến hành khảo sát thì có quan điểm để giải thích, còn đem vấn đề Không trực tiếp tiến hành khảo sát thì không có quan điểm để lý giải.
06/07/2021(Xem: 5904)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ 7 (July 03) vừa qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi Làng Kusa & Niranjan Village. Làng Kusa chính là ngôi làng có ngôi đền Kusa Temple cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 6 cây số, đánh dấu nơi ngàn xưa Thế Tôn đã thọ nhận 8 bó cỏ của người nông phu, rồi từ địa điểm đó Ngài đã mang cỏ về trải làm toạ cụ dưới Cội Bồ Đề và tu hành chứng Đạo. Hiện nay dân chúng nơi đây nói riêng và nhiều nơi trên xứ Ấn nói chung vẫn khổ sở vì Dịch Covid còn kéo dài lê thê, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nên kinh tế của xứ này
06/07/2021(Xem: 5951)
Bài viết này có chủ đề về các pháp thực dụng cho người bệnh nặng, hay đang nằm trên giường cận tử. Trong tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiều nơi tại Việt Nam đang phong tỏa và cách ly. Riêng tại Sài Gòn vào đầu tháng 7/2021 đã có 636 điểm phong tỏa, nghĩa là cả nước có cả ngàn điểm phong tỏa để khoanh vùng chống dịch. Do vậy, câu hỏi dễ gặp là: người cư sĩ nên nói gì với một cư sĩ khác đang nằm bệnh hay đang hấp hối? Và nhiều trường hợp khác, tương tự. Một số pháp ghi lại nơi đây thích nghi với cả hàng cư sĩ, trong đó có kinh dạy cho người cư sĩ cách hướng dẫn các pháp quán để người cận tử có thể giải thoát ngay khi lìa đời.
03/07/2021(Xem: 4594)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Vào ngày Thứ Bảy (June 12) vừa qua, được sự cho phép của chính quyền địa phương làng Durgagar và Armoba Village Bihar India, nhóm Từ thiện Bodhgaya Heart chúng con, chúng tôi đã tiếp tục hành trình cứu trợ thực phẩm cho dân nghèo mùa Dịch covid. Xin mời chư vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.. Buổi phát quà cứu trợ cho 358 căn hộ tại 2 ngôi làng cách Bồ đề Đạo Tràng chừng 9 cây số.
03/07/2021(Xem: 5951)
Kính lễ đạo sư và đấng bảo hộ của chúng con, Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát! Sự thông tuệ của ngài chiếu soi như mặt trời, không bị che mờ bởi vọng tưởng hay dấu vết của si mê, Ngài giữ trong tim một bộ kinh biểu tượng của việc thấy tất cả mọi thứ như chúng là, Người dạy trong sáu mươi cách, với lòng từ bi yêu thương của một từ thân với đứa con duy nhất, Đến tất cả các tạo vật bị giam trong tù ngục của luân hồi, Bối rối trong bóng tối của si mê, tràn ngập bởi khổ đau của họ.
03/07/2021(Xem: 16542)
Vào thời đại khủng hoảng niềm tin của tất cả tôn giáo, lòng người càng lúc hồi hộp bất an, giáo lý đức Thích Ca Mâu Ni như mặt trời chiều xuống bóng hoàng hôn ,Mật Tông Kim Cang Thừa như ngọn đèn sắp tắt, chỉ còn lại những bộ đại tạng kinh phủ đầy bụi trên những kệ kinh, nằm bất tỉnh không ai hỏi thăm trong những tu viên,viện bảo tàng cô đơn thiếu bóng người. Cuốn sách Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải Toàn Thư Tập Hai, là sự trình bày và phô diễn mật nghĩa thậm thâm của Đại Phật Đảnh Lăng Nghiêm đà la ni , Bát Đại Kim Cang Thần Kinh và các phụ bản vô thượng du già. Là sự trợ duyên cho những ai, đã có gieo hạt giống pháp môn này, có thể khai hoa kết trái thành tựu sự tu tập giải thoát. Linh Quang từ nhỏ xuất gia tu học , tầm sư học đạo, và đi du học nhiều nước, nên trong đầu nhiều ngôn ngữ lộn qua lộn lại, bây giờ Tiếng Việt cũng quên dần,chính tả viết sai nhiều lắm, nên quý vị thông cảm bỏ qua những lỗi lầm về câu văn từ ngữ.
01/07/2021(Xem: 3792)
Kinh Đại Thừa Diệu Pháp Liên Hoa, đã được chính Đức Thế Tôn tuyên dương là Bổn Kinh Thượng Thừa, bao gồm những bí yếu cực kỳ nhiệm mầu, vi diệu mà Chư Phật trao truyền lại cho những ai đủ tín tâm thọ nhận. Pháp-bảo được lưu truyền đến nay, vẫn sáng ngời toả rạng lưu ly qua bao thăng trầm của thế sự vô thường, với tâm nguyện hoằng truyền Chánh Pháp của các bậc minh sư, tuỳ căn cơ chúng sanh mỗi thời mà soạn dịch. Một, trong những bổn kinh Diệu Pháp Liên Hoa thường được trì tụng tại các tự viện là bổn cố đại lão Hoà Thượng Thích Trí Tịnh biên soạn, hoàn tất với 557 trang, gồm 7 quyển, chia thành 28 phẩm , mỗi phẩm đầy đủ văn kinh và thi kệ. Cũng do nhu cầu và phương tiện tu học của Phật tử mà Hoà Thượng Thích Trí Quảng cũng đã lược soạn Diệu Pháp Liên Hoa Kinh thành Bổn Môn Pháp Hoa Kinh để Phật tử tại các Đạo Tràng Pháp Hoa có thể hàng ngày trì tụng mà không bị gián đoạn vì không đủ thời gian. Bổn Môn Pháp Hoa Kinh được Hoà Thượng trân trọng biên soạn, cô đ
29/06/2021(Xem: 6178)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
29/06/2021(Xem: 6365)
Phật giáo dùng từ bi làm căn bản, xem trọng giới sát nên thực hành phóngs anh.Từ nghĩa là trao cho khoái lạc; Bi nghĩa là san bằng khổ não. Người đời rất quý mến thân mạng, chồng vợ con cháu, tiền của, nhưng từ chối mỗi người không thể che chở bao gồm chung cả. Giả như nếu bất hạnh gặp gian nguy, vì cứu thân mình, thà bỏ tất cả vật ngoài thân, để cầu được sinh tồn riêng mình.Con người đã tham sống sợ chết, sanh mạng con vật nhỏ bé như con muỗi, con ve, sâu bọ, kiến mối, còn biết tránh chạy cái chết cầu mong được sống, thì các động vật khác chúng nó sao lại không như thế?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]