Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô gia đình, vô ưu, vô trú

27/07/201520:36(Xem: 5543)
Vô gia đình, vô ưu, vô trú


kinh hanh

VÔ GIA ĐÌNH, VÔ ƯU, VÔ TRÚ

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

 

Hãy nói về những kẻ không nhà, đứng nơi đầu đường, ngủ nơi góc phố.

Lo toan không? khổ đau không? – Khó ai biết; chỉ thấy khi ngửa tay xin ăn thì gương mặt phải lộ ra vẻ thảm thương, tội nghiệp; và khi ngồi co ro nơi ghế đá công viên, hay dưới gầm cầu, thì cả thân người, cả thân phận, như bị gánh nặng của trời cao phủ xuống, nén xuống, tưởng chừng không bao giờ có thể vươn mình lên được.

Những kẻ ấy không có gia đình, hoặc đã có một gia đình tan vỡ, chia ly, tan tác.

Từ những ưu phiền lo toan nặng nề của đời sống (áo cơm, danh, lợi…), họ đã rơi xuống đáy vực, nơi không còn gì để phải vướng bận lo toan nữa.

Từ những căn nhà có vườn hoa nhỏ và sân cỏ xanh mát... họ đã, thoáng chốc (hoặc từ từ) trở thành những kẻ lang thang, không nơi trú ẩn cố định.

Chính họ, hoặc người khác, nghĩ đó là số phận, là định mệnh, là ý trời, là nghiệp quả (của một hay những nghiệp nhân gần, xa).

 

Hãy nói về những kẻ tự nguyện rời bỏ đời sống gia đình thế tục, sống đời vô ưu, thực hành con đường vô trú. (*)

Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà. Môi rạng rỡ nụ cười thơ trẻ. Mắt trầm tư đạo lộ thâm sâu.

Không gia đình, không dây buộc trói. Không cửa nẻo, không mái che, nhà ba gian mở toang tường vách rui mè. Kẻ cùng tử hào phóng, đêm ngủ gốc cây, ngày rảo bước, ngang qua những quán trọ, không đâu là chỗ dừng nghỉ cuối cùng. Thênh thang con đường không đích đến. Bước qua những không gian và nơi chốn, bước qua những dĩ vãng, kỷ niệm, và thời gian…

 

Có vẻ gì tương đồng giữa những kẻ không nhà. Có, họ giống nhau ở vài hình thức, nhưng khác rất nhiều nơi bản chất. Một bên là nghiệp, một bên là nguyện.

Từ nghiệp chuyển thành nguyện, sẽ hạnh phúc.

Từ nguyện biến thành nghiệp, sẽ khổ đau – và hơn thế nữa: lụn bại, hư nát!

Từ nghiệp mà chuyển thành nguyện là cả một nghệ thuật, một thành quả rực rỡ của tư duy, giác ngộ.

Ngược lại, từ nguyện biến thành (nghề) nghiệp là một sự sa đọa khó tha thứ, khó chấp nhận!

Làm thế nào mà một kẻ tự nguyện sống đời vô gia đình, vô ưu, vô trú, lại có thể ham thích nhà cao cửa rộng, áo quần loè loẹt sặc sỡ diêm dúa, tiền tài của cải, cho đến phẩm hàm tước vị, quyền chức cao danh! Tất cả những thứ phù phiếm, hư huyễn ấy, chẳng phải đã từng một lần phủi sạch để chọn con đường cao đẹp vô danh vô tướng hay sao! Từ đâu mà ra nông nỗi như thế! Có khi nào kẻ lên đường chịu ngồi lặng vài phút giây, tự hỏi mình đi đâu, còn chăng con đường đã chọn, hay chính mình đã lạc hướng từ đời thuở nào?

Hãy nhìn lại, nhìn lại xem. Phải chăng cái gì nhỏ bé sẽ bị giam nhốt, chứa đựng trong những khuôn khổ nhỏ bé? Nếu tâm bao la như hư không thì có thân xác, mũ áo, nhà cửa, đền đài, danh vọng hay lợi lộc nào trói buộc được?!

Như vậy, tâm nhỏ hẹp, tủn mủn, chính là nguyên nhân của sự sa đọa, thoái hóa. Nó làm chùn những bước chân, khiến kẻ không nhà không thể ra khỏi khung cửa hẹp của những căn nhà, kẻ vô tư lự không thoát ra được  những điều lo nghĩ tân toan, kẻ vô trú không vượt qua nổi những gốc cây hay những quán trọ bên đường…

 

Thoáng chốc quay về, có khó khăn chi! Chí nguyện ban đầu hãy còn nguyên vẹn. Một tâm ấy thôi, sẽ chuyển động tất cả. Đơn sơ, đạm bạc. Môi cười hồn nhiên như con trẻ. Mắt sâu thăm thẳm như thiền gia. Mỗi bước chân cất lên, có thể vượt ngoài vạn dặm mây trắng.

 

________________

 

(*) Triển khai 3 ý nghĩa của chữ Xuất Gia: 1) xuất thế tục gia, 2) xuất phiền não gia, 3) xuất tam giới gia (rời khỏi căn nhà thế tục, xa lìa căn nhà phiền não, vượt ngoài căn nhà ba cõi [dục, sắc và vô sắc giới]).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/10/2012(Xem: 7095)
ôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?
17/10/2012(Xem: 6563)
Tôi hành thiền Vipassanà không theo cách rập khuôn một bài bản cố định, có điều kiện của các thiền sư, thiền viện hay thiền phái nổi tiếng nào, dù biết rằng những phương pháp vận dụng quy mô ấy đều đem lại lợi lạc nhất định cho rất nhiều hành giả và bản thân tôi cũng đã học hỏi từ đó rất nhiều.
16/10/2012(Xem: 12282)
Mục đích của cuộc đời chúng ta là để trưởng thành, là để giải quyết các vấn đề của mình một cách chánh niệm và ý nghĩa. Trí tuệ sẽ đến và chánh niệm cũng đến cùng.
16/10/2012(Xem: 5594)
Sống Như Lai, ăn Như Lai, ngủ Như Lai, ở nhà Như Lai, mặc áo Như Lai… Cho nên Phật cười. Cười tủm tỉm. Nụ cười vui mà từ bi, mà an lạc. Phương tiện Tuyệt vời thay phương tiện! Nhìn Phật mà không thấy phương tiện, ngheP hật mà không thấy phương tiện, chẳng tiếc lắm ru? Với năm đệ tử đầu tiên, cũng là bạn đồng hành ngày xưa, Phật chỉ cần nói Tứ diệu đế.
14/10/2012(Xem: 15687)
Luật nghi của Đức Thế Tôn chế định vì bảo hộ Tăng-già, thanh qui của Tùng Lâm đặt định để thành tựu pháp khí cho già lam, pháp thức hành trì cho cư gia phật tử để xây nền thiện pháp...
12/10/2012(Xem: 8774)
Lòng tin là không nghi ngờ, không thắc mắc, không do dự, trung thành, tín cẩn. Khi nói chuyện với một người, có khi chúng ta tin liền điều người ấy nói...
11/10/2012(Xem: 6220)
Sau bồ đề tâm, người ta bước vào phần chính yếu của thực hành, được gọi là triệu thỉnh, triệu thỉnh gần hơn, thành tựu và thành tựu vĩ đại, ví dụ, quán tưởng, trì tụng và định.
11/10/2012(Xem: 6151)
Khi đã thọ nhận giáo lý, chúng ta cần tự mình quán chiếu về nó. Chúng ta cần đạt được vài sự xác quyết và tin tưởng về giá trị và những phương pháp của giáo lý.
11/10/2012(Xem: 5192)
Chi tiết nổi bật nhất của pho tượng là đôi chân không tréo vào nhau trong tư thế ngồi thiền mà lại có vẻ như buông lơi: một chân gập lại và một chân buông thõng.
10/10/2012(Xem: 7736)
Tôi muốn nói về sự thích hợp của tôn giáo trong thế giới hiện đại. Vì bản tánh tự nhiên, tất cả mọi người đều có sự cảm nhận về tự ngã, và từ đó, họ sẽ trải qua các hiện tượng mà họ nhận thức được bằng cảm giác khổ đau, vui sướng hay trung tính... Nếu nền tảng đổi thay thì dĩ nhiên cái danh xưng đặt để cho nó cũng phải thay đổi. Vì vậy, không có một linh hồn thường hằng, bất biến...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567