Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chuyến Đi Hạnh Phúc

31/03/201701:53(Xem: 6139)
Chuyến Đi Hạnh Phúc


con duong-2

CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC

 

Nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc "mối lái" cho chuyến xe giá rẽ, đi trong hai ngày - Sài Gòn-Di Linh, một tài xế trẻ, có tâm đạo, cũng là xe nhà, thân quen với gia đình nữ sĩ, vì thế, vừa "ngon - bổ và rẻ". Vấn đề là phải tìm đủ người cho xe bảy chỗ.

- Để Cúc thuyết phục anh Noa đi - người "mối lái" hứa, nhưng chưa chắc ăn nếu chàng ta mê câu cá hơn mê đi "phượt" dã ngoại. Vì thế người tổ chức phải đặt vấn đề, nếu ông "đen thui" (Noa) của bà, không chịu đi, phải tìm người dự khuyết.

Củ Chi đăng ký đi ba vị, còn Đông Thạnh có hai ông bạn già từng ngõ ý muốn tìm rừng núi ẩn tu với bà bạn trăm năm, nhưng một ông chắc, một ông chưa chắc; ông bạn Đồng Giáo, thường gọi là anh Bảy,(bạn thân của thầy Tuệ Sỹ), khoái đi chơi hơn khoái làm bếp hàng ngày cho thằng quý tử đi làm hay đi học gì đó. Bà vợ thì sáng sớm về Thành phố chăm sóc cháu, tối mịt mới về.Còn cái ông bạn tên Chánh hay còn gọi là Hạnh Minh, tuy một vợ một chồng, bà thì đi làm suốt ngày, ông ở nhà chăm cây cảnh và hai con chó.Nhà có khế chua và khế ngọt, tuy ít, nhưng đã hấp dẫn kẻ "lang bạt kỳ hồ". Ông này chỉ có anh Bảy bảo mới nghe. Thế là hai ông chắc chắn đồng hành.Nếu hai ông bà "đen thui" không đi thì sẽ thiếu một, cả hai đều đi thì dư một. Đến giờ chót, xe bảy chỗ đi tám người, sao đây? Đành nhờ nữ thí chủ của Văn Noa hỏi chủ xe có đồng ý chở thừa người ?

Mọi sự ổn thỏa, thừa một người tức thừa 400.000 tính theo đầu người, dự tính mua bao gạo cúng dường và thêm 2 lít dầu ăn của người "trưởng đoàn", tiền còn lại chi phí ăn cho đoàn cả chuyến đi và về. Thế nhưng, gạo chưa mua vì xuất hành quá sớm. Hơn một tiếng, xe ra đến ngả ba Dầu Giây. Quán chay Hội Ngộ lúc nào cũng đông khách hơn quán Giác Ngộ bên kia đối diện, xe phải quẹo ngược qua đường để đoàn thưởng thức món phở chay nổi tiếng nơi đây. Ai cũng tấm tắc khen nước lèo ngon, chả lẽ nấu bằng thịt chuột hay địa long!!!đoàn tếu cho vui chứ không ai dám quả quyết. Cái ngọt của rau củ quả khác với chất ngọt bột ngọt, cái ngọt trong tô phở không ai đoán từ đâu mà có.

Kể cả tài xế là chín khẩu phần, mỗi tô là 20.000$, vị chi 180.000$. Sau khi chung tiền trả cho chủ xe, loay hoay không biết đếm, bèn nhờ nữ sĩ kiểm tiền trao cho chủ xe kiêm tài xế,và ăn sáng xong, tiền còn 280.000$, gần trưa, xe tấp vào chùa Phước Huệ Bảo Lộc "thời Ngọ" hết 188.000$, bay đứt số tiền dự tính ăn trong hai ngày đường. Cầm trên tay 92$ từ bà chủ quán mà "trưởng đoàn" ngẩn ngơ!.

Lên Di Linh đã hơn một giờ trưa, khách chủ chưa phân ngôi thứ, trưởng đoàn môi giớ fan hâm mộ với người nổi tiếng chưa cất giọng MC giới thiệu, nữ sĩ Thu Cúc và nữ sĩ núi đồi vội vả ôm nhau như đã từng thân nhau nhiều kiếp; sự hiện diện của mọi người như sự thừa thải, lạc lỏng giữa không gian bạt ngàn gió lạnh. Dáng đứng của trưởng đoàn như xiêu vẹo, bất lực.


- Hai vị vừa phải thôi, người ta môi giới chưa kết nối mà đã tự động kết nối "wifi" như mạng không giây như thế coi sao được. Môi giới nhà đất tiền cò 2 phân thì môi giới người với người phải như thế nào chứ, đi tắt về ngang làm sao người ta làm ăn được gì! - trưởng đoàn lên tiếng.
- Người ta quen nhau nhiều đời rồi, nay gặp lại đâu cần môi giới - hai nữ sĩ đồng lòng bênh vực. Nghe ra cũng phải, nhưng không có người mối lái như trưởng đoàn thì dễ gì kẻ đầu núi nguời cuối sông gặp nhau thắm thiết như thế. Thế là họ đã cắt cò, đành chịu thôi. Một lúc sau, chuyện đã vãng, nữ chủ nhà đem ra hai quả đu đủ to và xanh, hai đòn chả, một kết nối tâm giao với nữ sĩ Thu Cúc, một "lại quả" thay phần tính cò cho trưởng đoàn, coi như huề cả làng.
***
Cách trung tâm huyện Di Linh 11km. đoàn vào rừng thăm đất của thầy Chơn Khải. Rừng cây còn hoang sơ, một ít cây cà phê buồn bả rũ lá. Cây sầu riêng đang ra chồi non chuẩn bị mùa trái cho sóc rừng thưởng thức. Cái gọi là chùa cũng được, thất cũng không hơn, bằng cement, gỗ và tole che mưa tránh nắng cho các tượng Phật ảm đạm trên bàn thờ, nhìn xuống vũng thấp, cây tạp và rừng thông.Tiếng suối róc rách từ xa. len qua kẻ lá,thu hút tính khám phá của du khách. Đá lởm chởm dọc lòng suối, mỗi người cầm cái gậy thế mà đi cũng khó khăn. Anh Chánh và sư cô Minh Tâm thoăn thoắt như sóc, đã lên tới đỉnh thác. Ông bà nữ sĩ chào thua, chị Hoan lên nửa chừng đành ngồi lại, bác Bảo trượt chân, ngã ngữa đầu đập vào cạnh đá, máu ra từ sau ót, được thầy Chơn Khải dùng năng lượng sinh học cầm máu. Mỗi người đều ngồi lại giữa đoạn lên dốc thác. Cỏ cây, đá, suối đã làm chồn chân lữ thứ.

Một đoạn rừng, tượng Phật bà Quán Thế Âm độ 0.8m, chuyển từ Đà Nẵng vào, ngự trên tảng đá, cạnh con suối làm tăng vẻ đẹp quý phái từ màu trắng của tượng và nền xanh núi rừng. Đặc biệt nước suối nơi đây, lạnh như nước ủ trong tủ lạnh,được Pasteur kiểm nghiệm, đạt chuẩn, mọi người đều vốc nước suối uống một cách tự tin. Đã nhiều năm mà nơi đây vẫn chưa được hoàn thiện, nhưng có chứng kiến đoạn đường vài trăm mét từ lộ nhựa vào đất rừng, mới thấy sự vất vả vào mùa mưa, đất đỏ lầy lội, trơn trượt, một thân một mình thầy Chơn Khải dù nhiệt thành bao nhiều mà tài chánh eo hẹp cũng khó hòan chỉnh theo ý muốn. Có bao nhiều tiền, thầy bỏ vào đây như chiếc lá rơi vào giữa suối, như hạt muối lọt giữa bể sâu. Ai đến cũng khen và thích, nhưng không ai can đảm một thân chôn chân giữa núi rừng chưa có dân cư. 8 người đi thì hết 6 người muốn tìm nơi an trú, thế nhưng...riêng chỗ thất của thầy Chơn Khải đang ở thì rất lý tưởng, cách trung tâm Di Linh 5km, dân cư chưa đông, rộng thoáng, bà chủ đất muốn bán tiếp số đất còn lại, sư cô Minh Tâm thì "nhất y nhất quởn", ba y một bát, bác Bảo và cô Hoan nguyện vận động giúp cô mua đất để chuyên tu. Cô nầy mỗi ngày thiền 10 tiếng, ăn ngọ, chỉ chưa ngủ ngồi thôi. cô hành pháp Vipassana.
***
Một ngày ngồi xe thêm lội suối băng rừng, về đêm, sau một lúc tâm sự, trao đổi giữa chủ và khách,ai cũng chìm trong mộng đẹp, giữa không gian mát lạnh, bốn bề yên tĩnh mà Thành phố khó tìm nơi được như thế. Chủ lo bữa cơm sáng thật sớm, hình như ít khi được cơm nóng nên xơi cả hai chén với mít kho và canh chua bắp chuối sợi.Đoàn dạo quanh khu đất một lúc, đợi mật ong mùa cà phê mang đến, rồi thẳng tiến về Bảo Lộc.Trưởng đoàn tuyên bố, ngày đi tốn hơn ba trăm, còn lại 92 ngàn, xin khóa sổ khi mà bụng đã no, trên đường về không ăn uống linh tinh nữa. Gia chủ tiếp cho bịch bắp nấu mang theo. Tiền còn lại gửi cho tài xế phụ nạp mãi lộ qua các trạm giao thông.

Về Bảo Lộc mà không thăm tu viện Bát Nhã là điều thiếu sót của Phật tử. Từ Thành phố vào độ 16km, xe chạy lòng vòng mà không tìm lối vào được, ghé bên đường hỏi thăm người xe ôm, bổng đâu một bà cụ người Bắc xuất hiện ngay cửa xe, tình nguyện chỉ đường.


-Anh ơi, cho hỏi thăm đường vào thác Dambri ạ - trưởng đoàn vừa dứt lời, anh xe ôm chưa kịp đáp, bà cụ chen ngay vào như một sự hào hứng, nhiệt tình chưa từng có. Cái miệng móm mém mọc răng chưa đủ, gương mặt tươi vui phấn khởi như vừa nhặt được của quý, đã lấp đầy vết nhăn trên khuôn mặt khắc khổ, vừa cười vừa nói:
-Đi lối này nhé, quẹo tay này, đi tay này, rẽ tay này, gặp nhà thờ đang xây, thẳng tay này.tay này. cứ tay này mà bà hăng hái một cách sốt ruột. - dạ, dạ, nghe rồi, cám ơn cụ, tưởng đâu như thế đã xong, bà lại tì tay trên cửa nói tiếp, xe chưa dám chạy. Người đàn ông xe ôm ngồi nhìn, có lẽ, nếu bà ở gần đó, chắc gì xe ôm bắt được khách, thay vì buồn ế ẩm, lại được một bà cụ nhiệt tình tâm sự cho qua ngày, vợ con ngày đó chắc thiếu gạo ăn.

Trên xe ai cũng cười ầm, nhớ mãi "cái tay này", của cụ bà. Hai ngày đường đều rôm rả tiếng cười, mỗi người góp vui một chuyện.Sư cô cũng không thiếu chuyện hài.
- Sao mấy lão tướng phia sau không ai lên tiếng? trưởng đoàn hỏi
- Ông nói hết rồi còn gì để nói. - anh Chánh đáp. 
Xe rẽ vào hướng Biên Hòa - trưởng đoàn nhá máy cho nữ sĩ rừng xanh, chưa kịp tắt, hình như gia chủ túc trực bên máy nên vội hỏi - đến đâu rồi? - dạ thưa vừa qua nhà thương điên - trưởng đoàn đáp. - sao không vào đó ở ít bữa, cả đoàn không nhịn được cười, bụng nghĩ thầm, vào đó mắc công hai người đi thăm nuôi.Rồi một cuộc gọi từ số lạ, khen bài "Ảo giác-Hoang tưởng-Điên" viết quá hay nhưng trang nhà không dám đăng, rồi hỏi đang ở đâu, có lẽ trên xe sóng không rõ nên đầu máy kia nghe nhầm : - vậy là sư phụ của con cũng từ nhà thương điên ra? có lẽ hắn ta bị ám ảnh qua bài viết đó.

Không biết ai khởi sự, khai mào thế nào mà nhắc lại chuyện chó cắn, có lẽ nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc, ừ, thì nói toẹt ra cho có đầu có đuôi:
" - anh Bảy từng mời ăn chay ở tiệm, trong lòng canh cánh tìm cách đáp đền, mãi mấy tháng sau mới có dịp hoành tráng. Một buổi sáng vào An Trú thất thăm thầy Tấn Tuệ,đối diện bệnh viện Hốc Môn, vừa ra thì bầy chó của thằng chủ đất hùng hổ nhảy vào, chiếc xe đạp vận tốc chỉ hơn người đi bộ, con hẽm chật đủ tránh hai chiếc gắn máy, con chó trắng nhanh chân táp vào ống quyển, rướm máu, hai vợ chồng thằng chủ đứng nhìn mà không can ngăn chó, cũng chả hỏi thăm người bị cắn thế nào. Vài ngày sau, thầy T.H biết, gửi cho 5 triệu, bắt đi chích thuốc và và truyền dịch cho khỏe. Tiếc tiền, chỉ đi chích suốt tuần, thân tròn như hột mít mà truyền dịch nữa, có nước nằm mà lăn chứ đi gì nỗi. Thế là được dịp mời hai lão tướng lên gần Hoằng Pháp đãi bánh xèo.
Cuộc vui sắp tàn, anh Bảy hỏi - tiền đâu mà đãi đằng xôm tụ vậy? - anh đừng lo, cứ ăn thoải mái, nay tiền nhiều lắm. - trúng mánh sao? dạ, mánh chó cắn, được chó cắn mới có tiền bao đại ca chứ...- trời ơi, làm tui ăn không vô, nói sớm thì khỏi ăn. Ăn tiền chó cắn sao ăn cho đành..."

Trên xe được phen cười nức nẻ. Anh Noa buộc miệng - pó tay cái ông này. Lại cái ông này chứ không phải cái tay này nữa. Mọi người muốn có một chuyến đi tràn đầy hạnh phúc do trưởng đoàn tổ chức như thế. Chị Ninh Giang Thu Cúc gợi ý - chúng ta lập nhóm này, đi đâu cùng rũ đi có bạn, xin góp ý đặt tên nhóm. chị Hoan : - nhóm cái "tay này", cả xe cười ầm, một từ ngữ đầy ấn tượng của bà cụ ở Bảo Lộc, người khác góp ý: - lấy tên Bảo đo suối, bởi trước đó bác Bảo xác định mình đi đâu cũng phải đo đạc cẩn thận, tràng cười lại vang dậy. Nữ sĩ bảo lấy tên cu Tiến (tên của em tài xế), trưởng đoàn phản đối, không được, Bắc Tiến, Nam tiến còn hiểu được, cu tiến là hiểu thế nào? lúc nầy tiếng cười át cả tiếng ồn từ bên ngoài. Lúc bấy gời lão Bảy ngồi sau lên tiếng: - chừng nào tổ chức ra mắt nhóm, ra mắt ở đâu. -trưởng đoàn đáp, thì ra mắt tại nhà nữ sĩ, ngày giờ tùy gia chủ sắp xếp; tôi tình nguyện làm đầu bếp, thế là mọi người xin số điện thoại của nhau.
***
Em Tiến tài xế thật nhã nhặn, vui vẻ, tuy mệt nhưng không hề tỏ ra khó chịu,chương trình từ đầu, không có mục vào tu viện Bát Nhã; ra vào gần 40km, không có việc đưa khách  - về mãi Củ Chi cũng xem xem 40km, những bác tài khó tánh khác không dễ như vậy, chưa nói bỏ khách lòng vòng mỗi người một nơi. Một chuyến đi đầy ấn tượng, tràn niềm vui mà tài xế góp phần không nhỏ. Mãi phân vân cho tựa đề bài viết, nữ sĩ góp ý - CHUYẾN ĐI HẠNH PHÚC, ừ cũng được, chứ lấy cái tay này, cái tay này, ngoài người trong đoàn, thì chỉ có trời mới hiểu tại sao.



MINH MẪN
31/3/2017
 
(mong anh chị trong đoàn thông cảm bài này ra muộn, bởi ba ngày liền bận suốt, vả lại không còn hứng, nhưng nữ sĩ Ninh Giang Thu Cúc hỏi tại sao chưa có bài tường thuật, sáng nay được ở nhà, xin nợ núi rừng vàchuyến đi tràn niềm vui.)

 

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/03/2015(Xem: 7707)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6354)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8409)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9810)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10261)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
11/03/2015(Xem: 24178)
Món quà để lại lúc lâm chung của một vị Thầy thuốc Trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe!
11/03/2015(Xem: 8108)
Chúng tôi về thăm Trúc Lâm Bảo Sơn, huyện Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối giờ chiều. Vùng đất nơi đây khá cằn cõi nhưng cây xanh thì rất nhiều. Đón chúng tôi là sư cô còn rất trẻ. Trà và mứt đủ loại được bày ra như một bữa tiệc. Hóa ra quý sư cô nơi đây sản xuất mứt, vừa để ăn, để tặng, vừa mang bán kiểm tiền kiến thiết chùa và giúp đời.
11/03/2015(Xem: 12846)
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó.
06/03/2015(Xem: 8031)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh. Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.
27/02/2015(Xem: 9373)
Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]