Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đám giỗ ta làm gì?

20/05/201211:09(Xem: 9828)
Đám giỗ ta làm gì?

damgio

Tháng trước tôi đến dự đám giỗ bố của một người bạn tại ngoại ô thủ đô Hà Nội. Tôi thật bất ngờ khi ở đây có phong tục ăn thịt chó vào ngày giỗ. Mô Phật! Hơn thế nữa, cả nhà lại trực tiếp giết thịt chó tại nhà, tức trực tiếp sát sinh chứ không phải đi mua ngoài chợ. Mô Phật! Đặc biệt hơn cả là chủ nhà giết chính con chó thân yêu mà họ nuôi bấy lâu nay. Thật hết chỗ nói!

Căn ngăn không được. Khuyên nhủ không ăn thua. Chủ nhà và những người có mặt cùng nhau tìm cách chứng minh với tôi là ăn thịt chó rất bổ, có nhiều đạm. Mà phải tự tay thịt chó để chắc chắn rằng thit được làm, tẩm ướp nguyên chất. Họ cũng cho biết, chỉ có chó tự nuôi mới đảm bảo chó sạch chứ không phải chó đánh bả thuốc độc. Cả bữa tôi không dám nhúng đũa. Đi bữa đó về mà tôi còn bâng khuâng mãi.

Ngày được mời đi giỗ mẹ người bạn lần này tôi định từ chối nhưng sau khi biết rằng không có sát sinh nên tôi đồng ý đi. Phần muốn động viên và tham gia cùng gia đình, phần muốn biết nơi đây tổ chức giỗ ra sao. Nơi tôi đến lần này là một vùng quê nơi cố đô Huế.

Trước ngày diễn ra lế giỗ, trong và sau ngày đó cả nhà cùng tụng kinh. Kinh gia đình tụng gồm Kinh cầu an, kinh cầu siêu, kinh vu lan bồn, kinh báo hiếu. Cả nhà cùng tụng kinh, niệm Phật, lễ Phật. Có một thành viên đi chuông, 1 thành viên đi mõ rất chuẩn mực như 1 đạo tràng trong chùa chẳng khác. Tất cả ai cũng thành kính.

Trong 3 ngày tôi có mặt cả nhà đều ăn chay. Các món chay nấu khá giản dị và tự gia đình mua đồ về nấu. Tôi rất thích món đu đủ làm giòn gọi là dưa mắm nhưng thực ra ra là mắm chay. Các loại bánh khác như bánh bèo, bánh nậm, bánh lọc đều là chay. Lẩu nấm chay ăn khá ngon. Tuy nhiên mấy món mà tôi thích nhất có lẽ là món gỏi ngó sen và mít trộn, mít xào, mít kho. Ăn mãi không chán. Ăn xong tôi còn xin mang về. Trong những món mang về còn có một món mà tôi bất ngờ: trái vả trộn. Toàn là đặc sản xứ Huế.

Gia đình gia chủ thờ gia tiên, ông bà ở phía sau. Phía trước thờ Phật Bà Quan Âm. Vậy là tất cả cùng ngồi trước bàn thờ Phật Bà để tụng kinh, niệm Phât và làm các nghi lễ. Người lớn và trẻ con, già và trẻ cùng đều tụng kinh.

Một điểm thú vi là trong ngày giỗ có một sư cô khá lớn tuổi đến tham dự. Nhưng sư cô này không tham gia các buổi tụng kinh. Hỏi ra mới biết đây là người bà con trong gia đình xuất gia. Tuy nhiên tự gia đình tụng kinh chứ không cần đến sư cô. Một người con trong nhà cho tôi biết, tâm người tụng mới quan trọng. Rằng nhớ đến cha mẹ, tự con cháu tụng kinh và hồi hướng công đức đâu có thua kém các nhà sư. Hơn nữa anh cho biết, bố mẹ khi biết con cháu tụng kinh cho mình sẽ vui hơn nhiều. Hay thật.

Bữa chiều ngày giỗ, các mâm cỗ chay được sắp lên. Người bác lớn tuổi thay mặt gia đình làm lễ dâng trà và khấn nguyện. Sau đó là các con cháu vào lễ và tạ ơn cha mẹ tổ tiên. Tôi quan sát thấy ai cũng rất thành tâm. Bụng bảo dạ, thế này thì Phật nào mà không chứng cho, cha mẹ nào mà không vui.

Một việc khác với quê tôi nữa là cả nhà ra nghĩa trang, đến mộ thắp hương và tụng kinh niệm chú tại đó. Lúc chúng tôi ra trời đã tối. Tôi thấy gia đình còn đốt 1 đống củi nữa. Thấy bảo để cho nơi đây ấm áp. Hương cũng được thắp cho các ngôi mộ xung quanh. Trên đường về anh con rể cả còn kể rằng ngày mẹ mất, cả nhà cũng đốt lửa ngay cạnh nơi chôn người mới qua đời. Buổi tối đó cả nhà còn ra mộ chơi, đốt củi cho mộ ấm áp, cho người mất không bị lạnh lẽo, cho người vừa qua đời không thấy cô đơn, buồn tủi, đến đêm mới về.

Điều tôi ấn tượng nhất là lòng thành kính cùng tung kinh niêm Phật của cả gia đình. Điểm tôi thích nhất ở đây là ăn chay. Nghe nói rằng trong 7 ngày hay 49 ngày thậm chí 100 ngày sau khi người mất cả nhà cùng cúng chay, ăn chay hồi hướng cho người mất. Thật tuyệt vời làm sao.

Tôi cũng không biết các vùng quê khác ở Huế có tổ chức ngày giỗ như nơi tôi đến hay không, bởi nếu khắp nơi đều làm như vậy thì thật là tuyệt vời. Tôi ghi lại đây để mong các vùng khác trên đất nước Việt Nam chúng ta có thể biết, học theo và ứng dụng. Biết rằng làm được như ở đây, tại nhiều nơi không hề dễ. Nhưng Việt Nam ta là đất nước Phật giáo và nếu cứ học nhau dần những cái hay như thế này thì chẳng mấy lâu nữa chúng ta sẽ có những dám giỗ, đám tang văn minh và công đức.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/09/2014(Xem: 7899)
Người, vật, chim muông, hoa lá, cỏ cây, lâu đài, phố thị, làng mạc... đều nương tựa trên mặt đất. Cũng vậy, chúng sanh hữu tình, các bậc trí tuệ, chư thánh nhơn, đức Phật... cũng do 10 nghiệp lành mà có sắc thân, tướng mạo, y báo, chánh báo sai khác, dị đồng... Tất cả phải nương tựa nơi 10 nghiệp lành vậy. Mười nghiệp lành không những ngăn giữ chúng sanh khỏi bị đọa lạc vào bốn con đường đau khổ, mà còn mở cánh cửa thênh thang hạnh phúc an vui của phước báu nhân thiên sang cả. Mười nghiệp lành thường quyết định duyên lành, làm cho thông minh sáng láng, học hành thành đạt, sự nghiệp hanh thông, gia đình ấm êm và cả trí tuệ thông hiểu con đường xuất ly ba cõi nữa.
08/09/2014(Xem: 10374)
Đức Phật từng dạy: “Trên đời có hai hạng người đáng quý. Thứ nhất, người chưa hề phạm tội và thứ hai là người lỡ phạm tội nhưng hết lòng sám hối, nguyện không tái phạm.” Kinh sách ghi lại nhiều bài sám với những hình thức ngắn, dài, đại cương hoặc chi tiết, để mỗi hành giả tùy căn cơ, nhu cầu và phương tiện mà phát nguyện sám hối. Ở đây, chỉ xin được chia sẻ đôi giòng, sau hai tuần lễ đại chúng đạo tràng chùa Phật Tổ hành trì, trong khóa tu sẽ liên tục một tháng, tụng lạy bộ“Từ Bi Đạo Tràng Sám Pháp Lương Hoàng Sám”
06/09/2014(Xem: 13434)
-Tâm Phật rỗng rang, không chất chứa gì cả. Tâm chúng sinh là một kho chứa khổng lồ chất đầy gánh nặng vui buồn, sướng khổ, hận thù, oan khiên nghiệt ngã của quá khứ. “ Câu thơ “ Hận tình mang xuống tuyền đài chưa tan” cho thấy dù đã chết xuống Âm Phủ rồi mà mối hận tình vẫn chưa nguôi và có thể ôm sang kiếp khác- kiếp lai sinh. Rồi thì bao ưu tư khắc khoải của hiện tại, bao lo âu, hân hoan, hoang mang lo sợ của tương lai. Tất cả đều chất chứa trong tạng thức, trong tim óc, trong tâm, trong não bộ giống như một người thấy tin tức, hình ảnh gì trên Internet hay Diễn Đàn cũng đọc rồi “download” rồi “save” vào bộ nhớ khiến một lúc nào đó máy hư, tức “tẩu hỏa nhật ma” rồi hóa điên.
06/09/2014(Xem: 13120)
Cụ bà Phúc Thái sinh năm 1923 tại Thái Bình, di cư vào nam 1935, lập gia đình và có 7 người con, hiện cụ có 16 người cháu và 6 chắc. Hiện cụ đã 91 tuổi đang tịnh dưỡng thiền tập và sống khỏe tại Santa Ana, California, Hoa Kỳ
05/09/2014(Xem: 8670)
Cho dù dòng đời cứ mãi ngược xuôi, nhưng con người lớn lên ai cũng thầm mong và cố gắng để có một ngày tươi đẹp nhất trong đời, một ngày hãnh diện với bà con xóm giềng, bạn bè thân thuộc. Đó là ngày hạnh phúc bước lên xe hoa.
04/09/2014(Xem: 7898)
Nghĩ cũng đã hơn năm năm rồi gần như Mẹ không đi chùa. Tuổi đã trên chín mươi, vai gầy vóc hạc, tuy vẫn còn minh mẫn hằng ngày an vui với pháp Phật, bầu bạn với thi ca, nhưng hai chân Mẹ đã yếu đi rất nhiều, Mẹ chỉ luẩn quẩn trong căn phòng nhỏ, ra vào với những bước ngắn trong phạm vi ngôi từ đường rêu phong cổ kính…
03/09/2014(Xem: 7449)
Cho dù ngày nay với tốc độ chuyển biến của xã hội như thế nào đi nữa, con người có lao vút ào ạt vào quỷ đạo khát vọng nhiệt cuồng, thậm chí đánh mất phẩm chất nhân tính bởi những dục tính thế nào đi nữa ! Thì lời dạy của Đức Phật, của những bậc giác ngộ, những bậc thức giả vẫn luôn được thắp sáng mỗi lúc, mọi thời và mọi nơi trong cuộc sinh tồn của con người và nhiều sinh loại khác.
03/09/2014(Xem: 8530)
Hạnh nguyện của chư Phật, Bồ-tát là đi vào cuộc đời để cứu độ chúng sinh. Vì thế, xưa kia Tôn giả A-nan sau khi giác ngộ liền phát nguyện mạnh mẽ: Đời đau khổ con thề vào trước, Dù gian nguy chí cả không sờn. Bồ-tát Địa Tạng cũng nguyện vào địa ngục cứu độ chúng sinh, nên ngài phát nguyện trước Đức Phật: “Khi nào trong địa ngục không còn chúng sinh thì con mới thành Phật.”
03/09/2014(Xem: 10407)
Hằng đêm, chúng ta thường tụng bài kệ khai kinh: Phật pháp rộng sâu khó nghĩ bàn Trăm ngàn ức kiếp khó tìm cầu Nay con thấy nghe xin trì tụng Nguyện rõ Như Lai nghĩa nhiệm mầu. Nghĩa nhiệm mầu ấy nay được Hòa thượng Thánh Nghiêm trình bày rất ngắn gọn, súc tích nhưng rất dễ hiểu và dễ ứng dụng trong cuộc sống hằng ngày. Chúng con chưa có duyên tu, nhưng lại có may mắn được tiếp xúc và thực hành lời dạy đó. Mới nhận ra mình như có được những viên ngọc sáng trong bầu trời Phật pháp. Thật an lành và hạnh phúc biết bao khi chúng con được tiếp xúc với Pháp, với chư Hiền thánh Tăng để nhận rõ chân tâm và gieo trồng những hạt giống từ bi, trí huệ những hạt giống của tình thương yêu và sự hiểu biết đến muôn loài.
31/08/2014(Xem: 12606)
Đây là một hình thức sinh hoạt truyền thống của Phật giáo nói chung và Phật giáo Nam Tông nói riêng, góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống của Phật giáo. Như thường lệ, đúng vào ngày Chủ nhật hàng tuần, chư tôn đức Phật giáo Nam Tông tỉnh Thừa Thiên Huế đều có pháp khất thực trên những con đường êm ả của xứ Huế thơ mộng. Những bước chân nhẹ nhàng, thong thả với chánh niệm, pháp khất thực đã thể hiện nét đẹp văn hóa của Phật giáo xứ Huế và dần trở thành thân thuộc với người dân.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]