Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Người đi làm công quả được gì? - Giác Hạnh Hoa

31/03/201218:45(Xem: 7560)
Người đi làm công quả được gì? - Giác Hạnh Hoa
Người đi làm công quả được gì?
Giác Hạnh Hoa

thumbnail.php?file=017___PG_XH___Lam_Cong_Qua_Duoc_Gi__R_a_1_175259958Có lẽ không một nhà ăn nào ở đất nước Việt Nam lại phục vụ “đắt hàng” như nhà bếp của chùa Hoằng Pháp trong những ngày tu Phật thất, khóa tu mùa Hè, đặc biệt là khóa tu một ngày tại chùa này.

Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.

Bữa sáng thì ăn đơn giản, chỉ là tô mì, có khi là ổ bánh mì kẹp nhân chay. Đơn giản vậy đó nhưng để thu dọn và rửa tô, đũa muỗng cho bữa sáng cũng phải cả trăm người phục vụ. Bữa trưa chỉ là cơm chay đơn giản nhưng cũng phải có đủ đến bốn, năm món ăn. Nồi để nấu cơm cho bữa trưa là những thùng Inox đường kính 1m, cao hết khổ 1,2mét là 20 thùng, kèm theo khoảng 15-20 khay cơm có đường kính 1,2mét cao 0,1 mét nữa. Rau, đậu thì có lẽ phải trên 100 rổ, toàn những rổ lớn đến trên 0,5m. Chậu để đựng đồ ăn lớn nhất thì cũng phải trên 0,7 m khoảng trên 50 chậu. Nồi, xoong, chảo, chén, tô, đũa, muỗng thì ôi thôi không thể nào mà đếm cho xuể, đó là 70% cơm và thức ăn được bới vào hộp rồi đó.

Vậy mà mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp, vẫn đâu vào đấy, chu đáo, tận tình, ngon miệng, sạch sẽ, gọn gàng, an toàn, chưa một ai ăn xong bữa trưa ở đây trong suốt bao năm qua mà bị ngộ độc bao giờ.

Một điều rất đặc biệt là không thấy có ai chỉ huy, tuyệt nhiên không có người phân công, vậy mà hơn trăm người vẫn làm việc miệt mài, không ngơi tay, không ai đùn đẩy việc cho ai, ai cũng làm việc với trách nhiệm cao nhất. Người làm công quả ở đây có nam, nữ, trẻ em tám chín tuổi, người già bảy, tám mươi tuổi (người già thì ngồi sắp từng đôi đũa ra ống, xếp gọn loại nào ra loại đó, tô, chén, muỗng ra từng ô, từng rổ, trẻ ăn xong thì phụ cùng người lớn nhặt, dồn cơm thừa lại, các vỏ hộp xếp gọn lại cho vào thùng rác).

Ai cũng làm việc trong im lặng, ai cũng vừa làm vừa nghe pháp hay khi đến lúc niệm Phật mọi người cũng lẩm bẩm niệm theo ( hệ thống truyền thanh ở đây rất tốt).

Có người đi làm công quả ở chùa nhiều năm, có người thì là mới toanh. Điều thú vị là có rất nhiều nam, nữ thanh niên thay vì ngồi trên chùa nghe pháp thì họ lại xuống phụ công việc cho nhà bếp.

Công việc nặng nhọc nhất ngoài các Sư Thầy và một số Phật tử đứng trực tiếp nấu trong điều kiện nóng bức, khói, lửa( ngoài gas, điện, có cả đun bằng củi) các thầy phải đứng bếp suốt từ ba giờ sáng đến mười giờ, cả người các thầy ướt đầm mồ hôi. Có thầy thì vác cả những thùng to rất nặng. Thứ nữa là những người làm công việc rửa nồi, xoong, chảo… nhiều người quần áo ướt nhèm. Vậy mà không thấy ai tỏ vẻ mệt nhọc, không một tiếng than mệt.

Mỗi lần đi lao động ở chùa về, ai cũng bảo là khi làm thì không thấy mệt, nhưng khi về đến nhà mới thấy toàn thân rã rời, hai bàn tay thì nhăn và nhợt nhạt do phải tiếp xúc và ngâm lâu trong dầu rửa chén hay thâm đen lại do nhặt rau, cọ nồi (dù có bao tay nhưng cũng không tránh khỏi) các móng tay đẹp đẽ cũng gãy tiêu luôn, sáng ra đến chỗ làm gõ trên bàn phím, các ngón tay vẫn còn đau nhức, nhưng được cái tối đó ngủ ngon lắm.

Người đi lao động ở chùa (theo nhà chùa gọi là làm công quả) nhưng không có lương, tất cả là tự nguyện, không có ai ép buộc. Có người làm vì ý nghĩ muốn đóng góp sức nhỏ bé của mình cho khóa tu được an lạc. Những người là Phật tử thì không vì lý do nào cả, chỉ mong muốn có sức khỏe để được phục vụ mãi. Có người thì cho rằng mình đã có quá nhiều phương tiện và điều kiện truyền thông hiện nay để nghe pháp bất cứ lúc nào, vì vậy mình đi phụ việc nhà bếp để dành cho người khác được thảnh thơi ngồi nghe pháp nhưng có người đi chùa làm công quả là để tu cho chính mình.

Thật vậy:

Bởi vì khi đã làm công quả thì không nhất thiết phải đúng chuyên môn, bằng cấp đã học nhất là những công việc phục vụ nhà bếp, dọn vệ sinh trong chùa thì lại càng không. Đâu có cần phải chức danh, chuyên môn gì mới làm được. Tâm lý chung của nhiều người cho rằng mình là doanh nhân, quan chức, kỹ sư, bác sĩ, người nhà giàu, người nổi tiếng, người của công chúng… sao lại đi làm những việc lặt vặt, thấp kém này. Việc này cần thì mình hô một tiếng hay bỏ ra ít tiền là mọi việc sẽ có người làm xong hết.

Có người nổi tiếng lại quan niệm rằng một giờ đồng hồ của mình bỏ ra có thể thu tiền về hàng triệu thì tại sao lại đi làm vài tiếng công quả ở chùa, thay vì phải trực tiếp làm thì mang tiền triệu ra làm công quả tốt hơn, kinh tế hơn, hiệu quả hơn gấp bao nhiêu lần. Suy nghĩ đó đúng, không có gì sai cả nếu tính về hiệu quả kinh tế, hơn nữa lại được tiếng tăm càng nổi hơn. Còn khi làm lao động những việc vặt ở chùa thì đâu có ai biết đến. Nếu đề làm một cuộc trưng cầu thì có thể tới 95% chọn cách làm công quả của những người có chức danh trong xã hội đều sẽ chọn cách làm bằng dùng tiền hay sai bảo người khác làm… mà không chọn cách đích thân mình làm.

Nhưng đúng là chỉ đến khi đích thân mình làm công quả tại chùa mình mới là người đang tập tu. Bởi vì khi đó trước hết trong đầu mình không còn tính toán một giờ làm sẽ được bao nhiêu tiền, cũng không có ai cung kính thưa gửi, không ra lệnh cho ai, không có ai để sai bảo, không hạch sách ai được, không mặt đỏ, trợn mắt quát tháo ai, cũng không ai nịnh bợ mình, không ai đưa rước, không ai biết đến mình là ai, không có ai biếu bổng lộc, mà cũng không có gì để tham ô, không có ai nâng ly ca tụng, bữa ăn cũng không có sơn hào, hải vị…

Lần đầu tiên đi làm công quả thì rất lấy làm khó chịu, không ra lệnh được cho ai, thỉnh thoảng còn có người nhờ giúp (cũng rất ít thôi). Nhưng mỗi tháng một buổi đi làm công quả qua đi là mỗi lần trong tâm thay đổi: Từ cao ngạo, hạch hỏi, ra lệnh, hò hét, quát tháo hay bắt người khác phải cung phụng, quan tâm, và luôn cho là nhân vật quan trọng, không bao giờ biết xin lỗi cấp dưới khi làm sai… trở nên trân trọng mọi người, cảm thông, chia sẻ, bình tâm, dịu dàng, nhẫn nại; Tính nhỏ nhen, ích kỷ cũng dần biến mất, cái tôi không còn ngự trị trong tâm… và vui vẻ ăn cả thức ăn dồn của người ăn trước còn lại một cách ngon lành (thường người phục vụ trong nhà bếp hay ăn sau cùng)…

Cái được của người đi làm công quả là thế đấy. Nhưng cũng rất tiếc những quan chức, những doanh nhân, những người nổi tiếng… đi làm công quả trực tiếp còn quá ít ỏi. Chúng ta hãy trải nghiệm thử mà xem rất thú vị và kỳ diệu đấy.

Giá như những người thành danh trong xã hội và tất cả những thanh thiếu niên, trong đời có ít nhất một lần đi làm công quả thì chắc chắn rằng xã hội này sẽ vơi bớt những chuyện đau lòng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/08/2016(Xem: 6664)
Lời dạy của Đức Phật, được ghi chép lại dưới dạng Kinh, Luật, Luận. Hai ngàn sáu trăm năm đã trôi qua, bánh xe Đạo Pháp chuyển động không ngừng, dạy con người cách sống an lạc.
30/07/2016(Xem: 11392)
Quê tôi nước Việt mến yêu- Giữa mùa mưa bão cũng nhiều đau thương - Biển đông sóng cuộn từng cơn- Hoàng Sa đâu thể tách rời Trường Sa…
30/07/2016(Xem: 10718)
Mùa Vu Lan có muôn ngàn loài hoa nở, mà đẹp nhất là hoa hồng. Bởi đó là màu của tình thương yêu và hiếu hạnh. Đóa hoa nói về sự hiếu hạnh của một vị Bồ Tát là đại đệ tử của Đức Phật - Bồ Tát Mục Kiền Liên. Sự hiếu hạnh đó đã được lưu truyền cho đến hôm nay và mai sau.
29/07/2016(Xem: 6246)
“Viễn-ly chư vọng-nghiệp, Viên-thành vô-thượng đạo.” Thật ra bảo rằng tin tưởng mình cố gắng nhằm đạt đến cảnh giới: "Viễn ly chư vọng nghiệp, Viên thành vô thượng đạo" là hoàn toàn chưa chính xác. Mình tin tưởng cố gắng nghĩa là mình vẫn chưa cố gắng và chưa đủ đức tin tưởng. Vả lại, "Nguyện thử diệu hương vân"... không là mây lành thơm ngát vi diệu mà là giới đức tự tánh vốn đã là diệu hương, Phật dạy:
28/07/2016(Xem: 23188)
Cô gái trẻ quỳ bên bàn thờ Phật một hồi lâu và khóc trong cơn đau khổ cùng cực. Bỗng trên hư không vang lên câu hỏi : Tại sao con khóc ? Cô gái nhìn lên đức Phật và nói :
23/07/2016(Xem: 8970)
Năm người lính biệt kích hình thành một cái bia che chắn chung quanh Đức Đạt Lai Lạt Ma khi ngài cất bước lên con đường dốc đến đỉnh Linh Thứu, một trong những địa điểm hành hương quan trọng của những người Phật tử. Những người lính này là thành viên của một đơn vị ưu tú trong quân đội Ấn Độ, ăn mặc toàn đen: sơ mi cô tông tay dài, khăn quấn đầu tua buông xuống, và quần bó sát chân.
20/07/2016(Xem: 7544)
Tôi đi châu Âu chuyến này và nằm trong tâm chấn 3 câu chuyện rất bất an của châu Âu nói riêng và thế giới nói chung. Đó là cuộc khủng bố ở sân bay Istanbul của Thổ Nhĩ Kỳ, sau đó là tại thành phố Nice miền nam nước Pháp và mới đây là đảo chính bất thành lại ở Thổ Nhĩ Kỳ. Có thật sự nằm trong lửa, thật sự có mặt ở đây, bạn mới có cảm nhận của sự bất an trong người dân và xã hội, những lo lắng hiện ra xung quanh. Chính mình có mặt ở nơi đây, bạn mới nghĩ đến bình an cho chính mình và đến bình an cho cả thế giới. Có trải nghiệm thật, bạn sẽ tự giác ngộ và biết mình nên và có thể làm gì.
19/07/2016(Xem: 11481)
Ông ra đi đã để lại một nỗi niềm xúc động trong trái tim tôi bởi vì nếu không có Ông, con trai tôi đã nằm trong bụng cá từ lâu rồi. Gia đình tôi vẫn nhớ ơn Ông đời đời nên làm sao chúng tôi không khỏi bàng hoàng đau đớn khi hay tin Ông đã lìa cõi trần!
18/07/2016(Xem: 8700)
Ăn chay ở đây có nghĩa là không ăn thịt, không ăn cá, không giết hại chúng sinh quanh ta để làm thực phẩm nuôi dưỡng thân ta. Mặn hiểu ở đây không có nghĩa mặn lạt.
16/07/2016(Xem: 12936)
Nếu trang phục truyền thống của một dân tộc hay quốc gia biểu đạt bản sắc văn hóa về y phục của dân tộc hay quốc gia đó, thì pháp phục Phật giáo thể hiện bản sắc đặc thù, khác hẳn với và vượt lên trên các quốc phục và thường phục của người đời, dù ở phạm vi dân tộc hay quốc gia. Lễ phục tôn giáo nói chung và pháp phục Phật giáo nói riêng thể hiện tình trạng tôn giáo và xã hội (social and religious status), được sử dụng trong hai hình thức, mặc trong sinh hoạt thường nhật và mặc trong các nghi lễ tôn giáo, nói chung các dịp đặc biệt.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]