Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ba Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo – Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành

27/03/201208:05(Xem: 6755)
Ba Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo – Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành

BA PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC TUỔI TRẺ PHẬT GIÁO
Hãy Gieo Ba Hạt Giống Lành
Tâm Thường Định


“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”

Hơn bao giờ hết tuổi trẻ cần được dìu dắt về mọi mặt, nhất là về cuộc sống tâm linh. Vì đó là nền tảng đạo đức, phẩm chất giá trị của con người, và sự phát triển theo chiều hướng tốt của xã hội. Phật giáo là một tôn giáo lớn, đã, đang và sẽ góp phần không nhỏ cho sự hòa bình, hưng thịnh, nhân cách con người, và trái đất mẹ. Trong kinh điển Phật giáo, chúng ta thường được nghe những cụm từ “ba”chữ đi liền với nhau như: Phật-Pháp-Tăng (Ba Ngôi Báu); Giới-Định-Tuệ (Tam Vô Lậu Học); Tín-Hạnh-Nguyện; Văn-Tư-Tu; Bi-Trí-Dũng; Hoà-Tin-Vui v.v… những con số “3”trong Phật giáo có thể xem như là “sự vận hành”; là phương thức để “hành trì”; công phu để “tu tập”; đó chính là nền tảng “huân tu”trong lãnh vực giáo dục của Phật giáo.

Chúng ta, “nói riêng”có thể tùy nghi chọn bất kì một cụm từ nào để làm nền tảng huân tu cho chính bản thân mình, rồi từ đó chúng ta mang "phương pháp thực tiễn này / this practical way” vào trong xã hội đương thời. Trong kinh điển của Phật giáo, nền tảng cho sự giáo dục đạo đức con người để đi đến tiến trình giải thoát chính là Giới-Định-Tuệ. Trong bài tham luận của thầy Thích Quang Thạnh với chủ đề “Phật Hóa Gia Đình & Đạo Đức Xã Hội”tại Hội thảo Hướng dẫn Phật tử Toàn quốc năm 2011 tại Đà Nẵng, Thầy đã nhấn mạnh rằng: “Phương thức Giáo dục Tuổi trẻ Phật Giáo trong thời Hội nhập”sẽ mở ra một chân trời mới, để trợ giúp cho Thanh-Thiếu-Niên luôn có một trái tim đầy nhiệt huyết, thấm đượm được giá trị “Tài-Đức-Trí”của một người hoàn thiện. Sắc thái của bài tham luận này là “Giáo dục Tâm lý”“Giáo dục Phật giáo”, trong đó Thầy khẳng định lấy Giới-Định-Tuệ làm nền tảng cho sự giáo dục trong đạo Phật.

Ở đây, chúng tôi xin nêu ra “ba hạt giống”hay “ba phương thức”chính yếu để làm nền giáo dục tuổi trẻ Phật giáo ngày nay.

I. Build: Lay a solid foundation and practice its core values. (Xây dựng) /Phải đặt một nền tảng Phật giáo vững chắc và thực hành giá trị cốt lõi.

· Hãy chọn bất cứ giá trị nào trong các pháp môn như: Tam Quy-Ngũ Giới; Tứ Vô Lượng Tâm (Từ-Bi-Hỷ-Xả); Bát Chánh Đạo; Tứ Nhiếp Pháp; Lục độ; v.v... mà “HÀNH TRÌ”, thì đó mới là nền tảng vững chắc. Sự thánh thiện này sẽ mở cửa cho một nền giáo dục nhân bản, hoàn thiện và thích đáng hơn.

· Hãy tạo một môi trường tốt cho tuổi trẻ. Tuổi trẻ cần có những “sân chơi”hay “điểm đến”lành mạnh. Tổ chức GĐPT là một ví dụ. Trong tổ chức GĐPT, sự giáo dục được đặt trên nền tảng chủng tử và huân tập. Ngoài ra, Đạo Phật Ứng Dụng (Engaged Buddhism)- đã nêu ra phương thức giáo dục và ứng dụng rất hữu hiệu và thực tiễn. Nói chung, nếu chúng ta có một nền tảng bất thối chuyển; một điểm tựa vững chắc; thì chúng ta sẽ có một tương lại rạng ngời, một hướng đi mới, một môi trường sinh hoạt lành mạnh cho giới trẻ. Và cứ thế, chúng ta tiếp tục vận hành sự TU HỌC và HÀNH TRÌ những giá trị cốt lõi đạo đức đó, thì nền tảng giáo dục của Phật giáo cho tuổi trẻ ngày càng thêm vững mạnh.

II. Transform: Metanoia - A shift of Mind (Chuyển hóa) / Thay đổi cái nhìn (perception)của mình.Be innovative / !!!

· Trong kinh Pháp Hoa có dạy: “Tâm dẫn đầu các pháp, Tâm tạo tác...”, ngày nay các nhà nghiên cứu về giáo dục như Peter Senge nhấn mạnh: “Sự phát triển trong việc giáo dục bắt nguồn từ sự chuyển hóa tâm thức”(Senge 2000). Ngài Dalai Lama trong cuốn sách Nghệ Thuật của Hạnh phúc (The Art of Happiness)có chia sẻ “chỉ đổi cách nhìn của mình không thôi cũng đủ làm cuộc sống nhẹ nhàng và an vui hơn”.

· Tuổi trẻ như một tờ giấy trắng, nên phải tạo cơ hội và huân tập tuổi trẻ những cách nhìn đúng đắng nhằm chuyển hóa cách nhìn, cách suy nghĩ và hành động của giới trẻ. Albert Einstein có nói: “Only a life lived for others is a life worthwhile”. Cuộc sống vì người khác là cuộc sống xứng đáng nhất. “Mình phải chuyển đổi các em từ lối suy nghĩ vị kỷ đến vị tha, từ cái hẹp hòi, chỉ biết cho chính mình trong cái “tôi, cái của tôi”, v.v... thành cái của “chung, cái của chúng ta và của tất cả”. Dạy các em phải nhận thức rằng, tự lợi lợi tha. Tự giác và giác tha để cuối cùng được giác hạnh viên mãn.” (trích trong tập Tâm Bút của Trần Trung Đạo, trang 11).

· Thêm vào đó, trong thuyết Đầy tớ Lãnh đạo (Servant Leadership), phục vụ nhân sinh là nền tảng của lãnh đạo (Greenleaf, 1977). Trong Phật giáo đức Phật dạy: “Phụng sự chúng sanh là cúng dường Chư Phật”tạm dịch “service to all sentient beings is honoring to the Buddhas”. Chư Tổ lại dạy: Nhất nhật bất tác, nhấtnhật bất thực”nghĩa là “Một ngày không làm, một ngày không ăn”. Vì thế, ai trong chúng ta cũng phải tự chuyển hóa chính mình trước qua tư tưởng, suy nghĩ, lời nói và hành động của chính mình. Có thể là những việc làm thiết thực trong việc phục vụ nhân sinh và xã hội như giúp đỡ những người bệnh tật, giúp giảm các nạn nghèo đói, làm giảm đi bất công xã hội, giảm bớt ô nhiễm môi sinh, chăm lo người già, hướng dẫn thiếu nhi học tập đạo đức v.v... đó là sắc thái của sự lãnh đạo và giáo dục thực tiễn có hiệu quả.

III. Act: Put the ideas into practices. (Hành động)/ Đặt ý tưởng vào hành động.

· Ai trong chúng ta, từ cá nhân đến tổ chức, cũng đều có những ý tưởng, ý kiến hay và đẹp. Những ý kiến này cần được dung hòa, khai triển, rồi đưa vào thực tập. Sự thí nghiệm nào cũng là bước đầu cho sự tiến bộ của nhân loại nên đạo Phật của chúng ta có phương thức “tùy duyên, bất biến”là vậy! Ví dụ: khi thấy những nơi khác có tổ chức các khóa tu học, hội thảo, khóa niệm Phật, thiền hành, v.v... được thành công, thì mình cũng nên học hỏi và mang về thử nghiệm, hòa nhập ở bối cảnh địa phương của mình nếu cho phép. Chắc hẳn, sau vài lần tổ chức, những kinh nghiệm đó sẽ được cải tiến và giàu mạnh thêm. Các nhà sinh vật học gọi đó là adaptation or evolution. Nói một cách khác là: Performance, Feedback, and Revision (Thực hiện, nhận hiệu suất/chỉ trích, và sửa đổi cho tốt hơn).

Hai ví dụ dưới đây là điển hình:

· Về phần tu học cho tuổi trẻ:Ở trong nước, có những buổi Hội Trại Tuổi Trẻ và Cuộc Sống do thầy Thích Nhật Từ đề xứng được rất nhiều lợi lạc và thành công. Những buổi hội thảo và những trại vui chơi, huấn luyện như vậy rất cần thiết để tạo một nền tảng đạo đức và huân tập những đức tính tốt cho tuổi trẻ. Ở Hải ngoại, sự tiên phong tổ chức trại Tu Học của GĐPT Miền Tịnh Khiết ở Tu viện Mộc Lan, Mississippi năm 2011 là một thành công lớn cho tuổi trẻ GĐPT.

· Tu học đại chúng:Ở trong nước, có những khóa học ở chùa Hoằng Pháp, Tu viện Viên Chiếu, Tu viện Trúc Lâm, v.v... rất thành công cho đại chúng. Ở Hải ngoại, GHPGVN TN HK thấy sự thành công từ các khóa Tu học tại Âu Châu và Úc Đại Lợi, nên đã phối hợp cùng Canada tổ chức khóa Tu học lần đầu tiên tại Bắc Mỹ năm 2011 và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Mặc dù địa dư và bối cảnh ở Bắc Mỹ rất khác so với Úc hoặc Âu Châu, nhưng chắc chắn sau vài lần tổ chức Giáo hội sẽ được thành công mỹ mãn. Nếu chúng ta đều có bản lĩnh tốt để thực hiện những ý tưởng đó, không sớm thì muộn cũng sẽ được đơm hoa kết trái.

Tóm lại, tuổi trẻ là tuổi đầy nhiệt huyết và cần sự nâng đỡ của người lớn, hầu góp phần phát triển nhân cách và đạo đức. Ba hạt giống đó là: (1) Xây dựng- Phải đặt một nền tảng giáo dục Phật giáo vững chắc và thực hành những giá trị cốt lõi. (2) Chuyển hoá- Thay đổi nhận thức của mình để hướng thiện và (3) Thực hành- Đặt ý tưởng vào hành động thực tiễn là những phương pháp cụ thể để triển khai những giá trị giáo dục trong Phật giáo. Bằng những giá trị cốt lõi của Phật giáo như: Bi Trí Dũng, Tam Vô Lậu Học hay phương diện Văn Tư Tu, Tài Đức Trí, v.v... chúng ta có thể gieo hạt giống lành cho tuổi trẻ Phật giáo, hầu chuyển hóa và nâng đỡ tuổi trẻ có một hướng đi thánh thiện, thành đạt và có giá trị xứng đáng trong cuộc sống để giúp mình, giúp đời và nối tiếp con đường của Phật tổ.

Tham Khảo

1. Peter M. Senge. “Give Me A Lever Long Enough…. And Single-handed I Can Move the World.” (Page 13-25.) The Jossey-Bass Reader on Educational Leadership, Jossey-Bass, San Francisco, 2000

2. Shields, C. M., Edwards, M. M., & Sayani, A. (Editors). INSPIRING PRACTICE: Spirituality and Educational Leadership, Pro>Active Publications, Lancaster, PA., 2005.

3. Thích Quang Thạnh. Phương Thức Giáo Dục Tuổi Trẻ Phật Giáo trong Thời Hội Nhập. Tải xuống từ trang nhà daophatngaynay.com, ngày 7 tháng 1, 2012. http://www.daophatngaynay.com/vn/giao-duc/9444-Phuong-thuc-giao-duc-tuoi-tre-Phat-giao-trong-thoi-ky-hoi-nhap.html

4. Trần Trung Đạo, Tâm Bút Trần Trung Đạo, Tác giả xuất bản, 2005.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/10/2014(Xem: 6472)
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp… Thế nhưng bạn ơi, -Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực. -Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày. -Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
20/10/2014(Xem: 21273)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
20/10/2014(Xem: 7256)
Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found). Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Principles of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.
17/10/2014(Xem: 6865)
Bài viết “Phật trên hè phố Oakland” của nhà báo Trần Khải, tiếp tục được tải truyền rộng rãi trên các website. Bài viết ghi lại đại cương sự kiện phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com về một pho tượng Phật đã đem lại sự bình an, sạch sẽ cho một khu phố nhiều tội ác và rác rưởi trước đây. Chi tiết đặc biệt đã thu hút người đọc, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá, chỉ cao khoảng 2 feet, được đặt ở góc đường 11 và đường 19, trong khu Eastlake, thành phố Oakland , là do một người vô thần, tình cờ nhìn thấy tại một tiệm bán vật liệu xây cất.
16/10/2014(Xem: 13714)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
14/10/2014(Xem: 8800)
Bạn chưa từng ghé thăm mà không gọi trước. Vậy mà lần này, mở cửa, chưa nhìn thấy người đã thấy hoa và trái. Mấy bó cúc đại đóa vàng tươi che kín mặt, chưa đủ, tay kia còn chĩu nặng một giỏ, vừa hồng dòn, vừa soài xanh, mận chín. Tôi toan đỡ một thứ, bạn đã bước nhanh qua cửa, đi thẳng vào bếp, đặt quà xuống, và líu lo: - Hên ghê, mình vừa đến tiệm là xe chở hoa và trái cây phân phối các chợ cũng vừa tới. Xem này, thiệt là tươi. Mình mua ngay. Khách hàng đầu tiên đấy!
14/10/2014(Xem: 8102)
Con đường ấy, khởi bước, ngỡ không mấy khó và chắc cũng chẳng có chi dài, vì nương theo sự chỉ bảo của các vị Đạo Sư, các bậc thiện tri thức giảng giải lời Phật dạy, thì sự giải thoát, giác ngộ có bao xa! Tùy căn cơ người nghe, lời giảng dạy chỉ gom về một mối, là muôn kinh, vạn kệ, hằng hà pháp môn cũng chỉ để giúp ta nhận ra, rằng mỗi chúng sanh đều có Phật Tánh sáng chói như nhau, nhưng nếu không thấy, chỉ bởi vô minh che lấp mà thôi. Nhận ra, và xóa sạch được bụi vô minh thì chúng sanh “sẽ thành Phật” đó, lập tức là “Phật đã thành”.
14/10/2014(Xem: 8415)
Mỗi tuần, tôi có một ngày để làm hai việc tuyệt vời. Đó là, thứ nhất: làm thinh, thứ hai: không làm gì cả! Hôm nay đang là phút giây tuyệt vời đó. Sau những ngày lạnh bất thường, nắng sáng nay rất đẹp, vàng óng và ấm áp. Cây cỏ hoa lá rộ lên niềm vui. Mọi cánh cửa mở rộng để nắng ghé vào, mang hương thơm của đất trời chuyển hóa. Không mùi hương nhân tạo nào so sánh được với hương gió núi mây ngàn. Ít nhất, chủ quan tôi như thế.
14/10/2014(Xem: 7236)
Từ Tào-Khê tịnh thất lên ngôi chùa hoang vắng nằm sâu trong rừng thông miền đông bắc Hoa Kỳ, hành trang tôi đã nhẹ. Rồi từ ngôi chùa hoang vắng đó về lại tịnh thất, hành trang lại càng nhẹ tênh! Cái giầu có nhất trong gia tài tôi, chỉ là kinh và sách, nhưng sau chuyến “lên rừng độc cư”, nay từ ba kệ lớn, chỉ còn một kệ nhỏ, khi thực hiện lời phát nguyện “Tặng hết những gì có, tới những ai ngỏ lời xin” (trừ những cuốn có chữ ký và thủ bút của Thầy Tuệ Sỹ)
13/10/2014(Xem: 8333)
Tôi lặng người nhìn bức hình Tuệ Sỹ, vẫn gương mặt xương xẩu, vẫn đôi má lỏm sâu, vẫn cặp mắt rực sáng, vẫn gầy còm, chỉ là tóc đã bạc màu, y vàng nghiêm trang, kính cẩn cầm ba nén hương to, quì trước bàn thờ với bức ảnh hiền từ với nụ cười an lạc của Ôn. Ai nghe tin Ôn thị tịch cũng xúc động, cũng phải bái lễ, thọ tang. Thấy Thầy Như Minh từ Los cũng bay về, gương mặt buồn rầu như đang khóc tang. Chú cũng thuộc hàng hậu học, cũng tôn kính Ôn là bậc trưởng thượng, có gì lạ đâu. Chẳng có gì đặc biệt. Nhưng nếu có ai để ý, từ sau 1973, Chú không hề đặt chân lần nào nữa đến Vạn Hạnh, bấy giờ đã dọn về đường Trương Minh Giảng, chỉ trụ ở Già Lam, trên lầu, chia phòng với chú Dũng,[1] thì mới có thể hiểu được ý nghĩa của tấm hình này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]