Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội

01/02/201501:53(Xem: 7816)
Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
(ĐSPL) - Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh.
Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. 
Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...

Nghị lực của cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội - Ảnh 1


Khi đến tuổi đi học, thương con, mẹ của cậu bé Hạnh đưa con đến trường xin nhập học, nhưng các giáo viên thấy Hạnh không có tay nên từ chối. 
Tuy nhiên, chừng ấy vẫn không ngăn được những đam mê của Hạnh. Hàng ngày, Hạnh tới trường, rồi nép bên ngoài cửa sổ để nhìn thầy cô giảng bài cho các bạn. Sau nhiều ngày như thế, thầy cô thấy được tinh thần học hỏi và chịu khó của Hạnh và cho em nhập học. Không có tay, Hạnh phải tập viết chữ bằng chân.

Nghị lực của cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội - Ảnh 2


“Lúc đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập viết. Năm lớp 1, chữ em xấu lắm và rất khó đọc, nhưng khi bước sang lớp 2 thì khá lên dần và em đã đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh chia sẻ.
Bên cạnh đó, bằng tinh thần không ngừng vươn lên và chịu khó trong học tập, cộng với sự thông minh, sáng dạ vốn có của mình mà trong suốt 9 năm liền, Hạnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân.

Nghị lực của cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội - Ảnh 3


"Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ.
Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi. Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.

Nghị lực của cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội - Ảnh 4


Điều làm mọi người càng thán phục và ngạc nhiên hơn nữa là dù bị khuyết tật, nhưng từ vệ sinh cá nhân đến phụ giúp cha mẹ nấu cơm, giặt đồ, tưới cây Hạnh làm đều làm thuần phục. 
Năm 2010, Hạnh đăng ký tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai. Với khả năng bơi nhanh, lặn giỏi Hạnh đã đạt 2 Huy chương Đồng.
Đối với Hạnh, dù đôi tay không có, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến những ước mơ và hoài bão của em. Không có tay, em thực hiện chúng bằng đôi chân của mình.

THIÊN AN (Tổng hợp)


Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
ZING NEWS                          16/5/2015

Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.
Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi... "Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ", bố cậu bé kể.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. "Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức", Hạnh tự hào chia sẻ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén...

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. "Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập", người mẹ tâm sự.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. "Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.

Cậu bé không tay đoạt huy chương bơi lội
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.


 
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. "Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử", Hạnh chia sẻ.


Zing News


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/05/2021(Xem: 4717)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4200)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3654)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6934)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 7114)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5127)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
27/04/2021(Xem: 4051)
Đêm yên tĩnh. Nhìn ra khung kiếng cửa sổ chỉ thấy một màu đen, đậm đặc. Cây cối, hàng giậu, lẳng hoa, bồn cỏ, ghế đá, và con đường ngoằn ngoèo trong công viên, có thể sẽ khó cho khách bộ hành nhận ra vị trí và thực chất của chúng. Cây bên đường có thể bị nhầm là kẻ trộm đối với cảnh sát, và sẽ là cảnh sát đối với kẻ trộm (1). Giây thừng hay con rắn. Con chim hay con quạ. Con sóc hay con mèo. Người hay quỉ. Mọi vật đều một màu đen. Trong bóng đêm, mọi thứ đều dễ trở nên ma mị, huyễn hoặc.
27/04/2021(Xem: 3864)
Cũng như tình trạng nghiêm trọng của Tây Tạng, Đức Đạt Lai Lạt Ma trẻ tuổi chỉ có thể theo đuổi một trong ba trường hợp – chiến đấu, bỏ chạy, hay đàm phán. Ngài có thể tập họp lại đội quân ít ỏi, vũ khí thô sơ, rèn luyện sơ sài và đưa họ đối mặt với một lực lượng quân sự mạnh mẽ vượt trội, biết rằng ngài gần như chắc chắn đang kết án tử hình cho đội quân của ngài và xứ sở của ngài cuối cùng sẽ bị đánh bại. Ngài có thể trốn chạy khỏi đất nước, nhưng như vậy sẽ để lại dân tộc ngài không có lãnh đạo và vẫn chịu sự thương hại của những kẻ xâm lược. Hay, ngài vẫn ở lại Tây Tạng và cố gắng để đàm phán một thỏa hiệp với Tàu Cộng để bảo vệ dân tộc ngài và nền văn hóa của họ. Để thực hiện một quyết định đúng đắn, ngài phải biết hơn về Trung Hoa.
27/04/2021(Xem: 6028)
Được sự cho phép của lãnh đạo chính quyền và sự trợ duyên của nam nữ Phật tử, câc nhà hảo tâm khắp nơi, chùa Diên Khánh đã khởi công trùng tu ngôi Tam Bảo vào ngày 12/3 năm Tân Sửu, nhưng kinh phí còn quá khiêm tốn, nên việc tái thiết trùng tu ngôi chánh điện đang dang dở, trì trệ... Nay nhà chùa một lần nữa tha thiết đăng lại bức "Thư Ngỏ", kính gửi lời đến quý đạo hữu, nhà hảo tâm, Phật tử gần xa để công việc trùng tu sớm được hoàn thành.
19/04/2021(Xem: 11275)
Phật Điển Phổ Thông DẪN VÀO TUỆ GIÁC PHẬT Common Buddhist Text: Guidance and Insight from theBuddha. Copyright by Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU). Chủ biên bản Việt ngữ: LÊ MẠNH THÁT - TUỆ SỸ Ban biên dịch: Thích Hạnh Viên, Thích Nữ Khánh Năng, Thích Thanh Hòa, Pháp Hiền Cư sỹ, Nguyễn Quốc Bình. Dịch Việt và Ấn hành với Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền của Viện Đại Học Mahachulalongkorn-rajavidyalaya (MCU), Thái-lan, 2018. Nhà xuất bản Hồng Đức, 2019. Hương Tích ấn hành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]