(ĐSPL) - Sinh ra không được lạnh lặn, thiếu đi đôi bàn tay nhưng Hạnh đã vượt lên số phận để vươn lên và ông trời đã không phụ lòng Hạnh.
Sinh ra đã không có tay, nhiều người lại đồn thổi rằng Hạnh bị “ma ám”, tuy nhiên, vượt qua mọi khó khăn, cậu bé Hạnh khiến nhiều người phải cảm phục nghị lực của em khi em dùng chân viết chữ, chải đầu, chạy xe và hơn cả là em đã đoạt huy chương bơi lội. Đó là cậu bé Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai). Là con trai đầu trong gia đình có bốn anh chị em nhưng Hạnh lại là người khác biệt nhất. Khi sinh ra Hạnh không có tay. Nhưng điều gia đình và mọi người xung quanh ngạc nhiên là khi lên 3 tuổi, Hạnh đã dùng chân cầm nắm những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi...
Khi đến tuổi đi học, thương con, mẹ của cậu bé Hạnh đưa con đến trường xin nhập học, nhưng các giáo viên thấy Hạnh không có tay nên từ chối. Tuy nhiên, chừng ấy vẫn không ngăn được những đam mê của Hạnh. Hàng ngày, Hạnh tới trường, rồi nép bên ngoài cửa sổ để nhìn thầy cô giảng bài cho các bạn. Sau nhiều ngày như thế, thầy cô thấy được tinh thần học hỏi và chịu khó của Hạnh và cho em nhập học. Không có tay, Hạnh phải tập viết chữ bằng chân.
“Lúc đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập viết. Năm lớp 1, chữ em xấu lắm và rất khó đọc, nhưng khi bước sang lớp 2 thì khá lên dần và em đã đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức”, Hạnh chia sẻ. Bên cạnh đó, bằng tinh thần không ngừng vươn lên và chịu khó trong học tập, cộng với sự thông minh, sáng dạ vốn có của mình mà trong suốt 9 năm liền, Hạnh đều là học sinh giỏi toàn diện. Ngoài ra, Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân.
"Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ. Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi. Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.
Điều làm mọi người càng thán phục và ngạc nhiên hơn nữa là dù bị khuyết tật, nhưng từ vệ sinh cá nhân đến phụ giúp cha mẹ nấu cơm, giặt đồ, tưới cây Hạnh làm đều làm thuần phục. Năm 2010, Hạnh đăng ký tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai. Với khả năng bơi nhanh, lặn giỏi Hạnh đã đạt 2 Huy chương Đồng.
Đối với Hạnh, dù đôi tay không có, nhưng điều đó không ảnh hưởng gì đến những ước mơ và hoài bão của em. Không có tay, em thực hiện chúng bằng đôi chân của mình.
Không chỉ viết, gắp thức ăn, Hạnh còn có thể cầm dao gọt hoa quả, nhắn tin điện thoại, giúp bố mẹ việc nhà. Năm 11 tuổi, em đoạt huy chương đồng đại hội thể thao tỉnh Đồng Nai.
Hồ Hữu Hạnh (16 tuổi, ngụ xã Gia Canh, huyện Định Quán, Đồng Nai) khuyết tật bẩm sinh, không tay. Tuy nhiên, với đôi chân dẻo dai, cậu có thể cầm nắm mọi vật dụng, làm việc như người bình thường.
Bà Đỗ Thị Hợp, mẹ của Hạnh kể: “Khi mới chào đời, cháu không có tay nên gia đình rất buồn. Nhiều người cho rằng tôi sinh ra quái thai và kỳ thị, xa lánh”.
Tuy nhiên, lên 3 tuổi, cậu bé đã có thể dùng chân cầm nắm được những vật nhỏ như lược chải tóc, đồ chơi... "Đến 6 tuổi, tôi đưa Hạnh đến trường, xin nhập học nhưng các giáo viên từ chối vì cho rằng em không có khả năng viết chữ", bố cậu bé kể.
Sau nhiều lần xin nhập học, cậu bé cũng được nhận vào trường. Hạnh thổ lộ, mới đầu, em phải kẹp bút vào giữa hai ngón chân và tập cách điều khiển, viết nét chữ liên tục trong nhiều tháng liền. "Năm lớp 1, chữ em rất xấu và khó đọc nhưng khi bước sang lớp 2, em đoạt giải vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức", Hạnh tự hào chia sẻ.
Càng lớn, cậu học trò không tay càng tập cho đôi chân nhiều động tác khó. Hiện, Hạnh có thể làm mọi việc như người bình thường. Hàng ngày, em còn phụ giúp cha mẹ nấu ăn, giặt quần áo, rửa chén...
Bà Hợp cho biết, con trai mình là người cá tính, năng động và luôn muốn thử sức với việc khó. Lên 5 tuổi, Hạnh tập lái xe đạp bằng cằm và học bơi lội. "Nhiều lần em nó phải nhập viện cấp cứu vì ngã xe. Vậy nhưng khi bình phục, Hạnh lại mang xe ra tập", người mẹ tâm sự.
Chàng trai không tay cho biết, ngoài việc gọt hoa quả, em có thể dùng chân cầm dao chặt cây, phát quang bụi rậm.
Hạnh còn có biệt tài tạo hình, nặn tượng bằng chân. "Em dùng các ngón chân để nặn đất dẻo thành những hình thù yêu thích. Những sản phẩm em làm chủ yếu là cây cảnh", Hạnh thổ lộ.
Ngón chân của chàng học trò làm được những động tác khó như bấm bàn phím máy tính, bấm số trên thiết bị điều khiển tivi.
Hạnh bấm phím, soạn tin nhắn văn bản trên điện thoại một cách thuần thục, dù chiếc máy là có bàn phím cứng hay cảm ứng.
Gia đình và hàng xóm chia sẻ, Hạnh có tinh thần lạc quan, sống tự lập, luôn cố gắng cố gắng vươn lên trong cuộc sống. Ngoài việc học và phụ giúp cha mẹ việc nhà, cậu thiếu niên luôn quan tâm, chăm sóc các em nhỏ.
Hồ Hữu Hạnh hiện là học sinh lớp 9 tại một trường cấp 2 ở huyện Định Quán (Đồng Nai). Thông minh, chăm chỉ nên suốt 9 năm ngồi trên ghế nhà trường, cậu luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện cấp trường.
Hạnh dùng cằm và vai kẹp ống nước tưới vườn phụ giúp cha mẹ.
Năm 2010, cậu tham dự Đại hội thể dục thể thao tỉnh Đồng Nai và đoạt huy chương đồng môn bơi lội. "Em mơ ước trở thành kỹ sư điện tử", Hạnh chia sẻ.
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó".
Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả.
* “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất .
Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không
còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5
Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
Đức vua Milinda quyền uy hiển hách, vang bóng một thời, khi đối thoại với tỳ-khưu Nāgaseṇa, nhà vua đã tự tướt bỏ cái lốt “vương giả” để xin được hầu chuyện như một bậc “trí giả”.
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường, nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.
May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland, Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below, may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma, the Land of Ultimate Bliss.
Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600 Website: http://www.quangduc.com
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.