Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh phục vụ, kiên nhẫn & tùy hỷ

02/03/201222:10(Xem: 6732)
Hạnh phục vụ, kiên nhẫn & tùy hỷ
MỤC LỤC
TẠP CHÍ ĐẠO PHẬT NGÀY NAY SỐ 14
THÁNG 02 NĂM 2012

Hạnh phục vụ, kiên nhẫn & tùy hỷ
TT. Thích Nhật Từ

Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm...

HẠNH PHỤC VỤ

Trong bộn bề cuộc sống, đôi lúc chúng tarất cần được nghỉ ngơi, thư giãn. Một ngày dạo chơi trên biển sẽ xua tan những mệt mỏi nhọc nhằn của đời thường. Những dịp như thế, chúng ta nên quan sát hình ảnh biển khơi và các hòn đảo. Giữa biển khơi, khi sóngyên gió lặng, lúc bão táp phong ba, ấy thế mà đảo vẫn sừng sững thách thức mọi nghiệt ngã của thời tiết. Nếu giữ tâm vững như hòn đảo trước phong ba bão táp của cuộc đời thì chúng ta sẽ có được chất liệu an vui, an vui về thái độ, tinh thần, cách sống và những điều kiện xung quanh màta đang có. Điều này đòi hỏi đến quá trình huấn luyện lâu dài.

“An cư lạc nghiệp” đề cập chủ yếu về phương diện vật chất. An cư tạo thái độ an tâm và lạc nghiệp để hướng đến hạnh phúc. Khái niệm hạnh phúc phần lớn đặt trên nền tảng của điều kiện vật chất, khi đầy đủ điều kiện này, an vui sẽ có mặt. An vui bị điều kiện hóa theo cách thức trên có lúc làm chúng ta vui nhưng cũng có lúc làm ta lo sầu, thậm chí khổ đau. Do vậy, ngoài những giá trị an vui vật chất, nhà Phật còn dạy cần phải tô bồi thêm những giá trị an vui về tinh thần.

Hạnh phục vụ đòi hỏi chủ yếu ở sự dấn thân. Một số người chỉ muốn nhận niềm vui từ cha mẹ, ông bà tổ tiên, trợcấp xã hội hay chính phủ, thể chế kinh tế nào đó, nhưng nhà Phật dạy, ngoài việc nhận an vui từ sự hỗ trợ của người khác, chúng ta cần chia sẻsự an vui đó bằng cách dấn thân phục vụ. Cho trong trường hợp này làm cho giá trị công đức ngày càng tăng trưởng, ngược lại, nhận nhiều sẽ làmcho công đức ngày càng bị tiêu mòn.

Hạnh phục vụ là cơ hội để thăng hoa chính mình. Nếu nhìn một cách thiển cận, thông qua sự phục vụ, người ta dễ có cảm giác tiền của bớt đi, tài sản mình ít lại. Hoặc nếu nghĩ đơn thuần rằng phải tích lũy được nhiều tiền thì mới có điều kiện làm công đức phước thiện thì chúng ta sẽ không bao giờ có cơ hội để làm. Hãy cứ dấn thân, càng dấn thân phước báu càng gia tăng và sự an vui sẽ xuất hiện một cách tỷ lệ thuận.

Một thắc mắc đặt ra, đó là đức Phật đượcxem là bậc phước đức trọn vẹn, vậy thì Ngài đâu cần phải làm gì nữa? Hiểu như vậy là sai lầm. Trong cuộc đời, đức Phật vẫn tạo cơ hội để làm phước báu, dĩ nhiên phước báu đó không nhằm mục đích tăng giá trị để người ta cung kính đảnh lễ Ngài mà phước báu đó tạo bài học sống động cho những đồ đệ của ngài học theo mà dấn thân một cách không mệt mỏi.

Một vị Tỳ-kheo lớn tuổi xuất gia với đứcPhật. Vị này mắc chứng bệnh lở loét trên thân thể. Mùi hôi của căn bệnhlàm nhiều người khó có thể đến gần. Mọi người xa lánh khiến ông rất cô đơn, mặc cảm. Đức Phật biết được sự kiện đó, Ngài đích thân đến phòng của vị Tỳ-kheo cùng nước ấm, khăn và những vật dụng cần thiết. Với tất cả tấm lòng trân trọng, đức Phật tự tay nhúng khăn vào nước rồi lau thânthể vị Tỳ-kheo như một lương y chữa trị cho bệnh nhân. Hành động đó gâyngạc nhiên cho rất nhiều người.

Bằng tình thương của một vị thầy đối vớingười trò, đức Phật làm một cách chăm chú, của con người đối với con người, của người đang phục vụ đối với người cần phục vụ, nên vị Tỳ-kheo già mặc dù không hết bệnh nhưng cảm giác an lạc xuất hiện một cách lạ kỳ. Sự kiện đó, đức Phật mới đưa ra tiêu chí về hạnh dấn thân: “Phụng sựchúng sinh tức là cúng dường chư Phật”.

Nhiều người thường cho rằng phước báu gia tăng tỷ lệ thuận theo giá trị của người được cúng. Trong Kinh Tứ Thập Nhị Chương, đức Phật nói, cúng cho một trăm người không tu tập năm điều khoản đạo đức dành cho người tại gia không bằng cúng cho một người sống với năm hạnh đạo đức đó; Cúng cho một trăm người tu năm giới không bằng cúng cho một chú Sa-di xuất gia tu mười giới, cúng cho một trăm chúSa-di không bằng cúng cho một vị Tỳ-kheo, cúng cho một trăm vị Tỳ kheo không bằng cúng cho một vị Thượng tọa,… Cứ như vậy tăng dần đều và do đótạo ra khung giá trị ở từng con người.

Dĩnhiên, về phương diện vật chất là đúng, cũng như hạt giống khi gieo xuống ruộng và hạt giống đặt trên đất khô cằn, giá trị sinh trưởng của chúng khác nhau một cách rõ rệt. Đúng môi trường, điều kiện, hoàn cảnh, hạt giống sẽ phát triển và trưởng thành. Đó là giá trị của đối tượng được cúng dường.

Bên cạnh đó, mặc dù kinh Tứ Thập Nhị Chương không đề cập trực tiếp, nhưng đức Phật vẫn dạy rằng giá trị công đức trong sự phục vụ nằm ở tâm khi ta làm việc đó, có nghĩa là dù không đủ sức phục vụ cho một trăm bệnh nhân, nhưng nếu có tấm lòng phục vụ mộtngười với tất cả lòng thương kính, quý mến và sẻ chia thì công đức theođó mà gia tăng gấp bội.

Với câu “Phụng sự chúng sinh tức là cúngdường chư Phật”, đức Phật muốn xác định một điều, đừng bao giờ đánh đồng giá trị công đức với đối tượng được cúng dường. Nếu đến với Phật pháp, cúng dường đức Phật rồi xem thường những bậc thấp hơn đức Phật, cúng dường thánh Tăng rồi xem thường những vị thấp hơn thánh Tăng thì giá trị công đức của sự cúng dường trong trường hợp này không cao.

Lương tâm của sự phục vụ, chất liệu thiện ích, lòng vị tha, sự hướng thượng nhiều chừng nào trong lúc hành thiện thì giá trị công đức cũng tỷ lệ thuận và gia tăng chừng đó. Đức Phật đặt chúng ta trong cảnh huống dấn thân làm việc cộng đồng, phục vụ xã hội ở nhiều khuynh hướng giá trị chứ không phải cúng dường đức Phật bằng cách đốt hương, dâng hoa quả, đảnh lễ. Ngài không cần những thứ này. Ngài thành đạo không phải để được lạy lục, cúng dường, xưng tụng màNgài thành đạo để truyền bá con đường hạnh phúc an vui thông qua những sự dấn thân phục vụ cho cộng đồng và xã hội.

Chính vì vậy mà đức Phật khuyên chúng tahãy làm những việc phước báu một cách thiết thực tùy theo địa vị, vị trí xã hội, tài sản hiện có và tấm lòng là điều quan trọng nhất. Trong cuộc đời của đức Phật, Ngài ngủ rất ít, chỉ một canh giờ. Vậy thời gian còn lại ngài làm gì? Dĩ nhiên không phải đi du lịch hoặc giải trí mà Ngài làm việc Phật sự. Ngài thuyết pháp cho chư Thiên, các vị Bồ-tát ở những hành tinh khác, có khi thuyết pháp cho con người, dấn thân, đồng sự, hòa mình với cộng đồng xã hội. Một ngày chỉ ngủ một canh giờ nhưng Ngài vẫn thọ đến 80 tuổi trong sức khỏe tốt, vì giấc ngủ của ngài không mộng mị. Ngài nằm ngủ trong trạng thái buông xả, như vậy giấc mơ không xuất hiện và ngài được thư giãn ý thức một cách tuyệt đối.

Chúng ta cần học theo hạnh của đức Phật,dĩ nhiên chúng ta không có sức khỏe và thái độ dấn thân như Ngài. Hãy để ý sức khỏe, nhưng cũng đừng quá chú trọng nó, vì như vậy cơ hội làm phước báu sẽ bị giảm thiểu. Sự an vui về phương diện âm đức là nền tảng vững chắc. Dù đi bất cứ nơi đâu, đầu tư chỗ nào, chúng ta có thể gặt háithành công, bởi vì phước báu đã gieo trồng từ trước.

Ví như cùng loại sản phẩm vải mặc, nhưngcó tiệm đầy khách, có tiệm lại không. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy ngườibán ở tiệm vắng không biết nghệ thuật bán hàng, không có nụ cười tươi, thái độ niềm nở,… Sự khác biệt đó nằm trên nền tảng của sự phục vụ phướcbáu. Sự dấn thân phục vụ biểu hiện bề ngoài là tài sản ít đi, mỏi mệt sức lao động, nhưng nếu không thấy được những giá trị của sự đóng góp thì phước báu sẽ hao mòn.

HẠNH KIÊN NHẪN

Trêncon đường tạo phước và niềm vui cho người khác có rất nhiều thử thách. Nếu không kham nhẫn hoặc kham nhẫn sai phương pháp thì tất cả những côngđức từ thiện có thể đem lại rất nhiều nỗi khổ niềm đau. Chính vì vậy màtrong kinh nói: Nếu không có bồ đề tâm, tức là tâm hướng về sự giác ngộ, thiếu từ bi tâm làm những việc thiện công đức bằng tình thương yêu một cách không phân biệt đối xử, không vụ lợi thì sự dấn thân làm Phật sự đôi lúc có thể trở thành ma sự.

Khái niệm ma sự không nhất thiết ám chỉ việc ác như giết người, trộm cắp, nói láo,… mà nó là phiền não len lỏi trong việc làm. Nó tùy thuộc vào thái độ, tầm nhìn hay cách ứng xử của chúng ta trước những biến cố liên hệ đến công việc dấn thân từ thiện.

Đức Phật dạy: Để công đức được trọn vẹn,hạnh phúc an vui được lâu dài thì phải có lòng kham nhẫn rất bền bỉ. Bản thân đức Phật đã từng gặp nạn lớn. Ngài có ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Hình thức của bậc đạo sư làm cho rất nhiều người quy kính, nhưng cũng kéo theo những rắc rối đó là nhiều cô gái đem lòng thương Ngài một cách đắm đuối. Một cô thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần thầm thương trộm nhớ, nhưng không được Ngài đáp lại.

Ngài muốn chuyển hóa tình yêu đó trở thành tình phục vụ, tình của từ bi nên đã khuyên cô làm việc công đức đểcó thể gặp Ngài trong hạnh nguyện của người vị tha cao cả. Chuyển tình yêu trở thành tình thương, chuyển tình thương thành tình từ bi thì giá trị của tình từ bi này có thể cao gấp trăm lần so với tình yêu vị kỷ củagiới tính. Tuy nhiên, lời khuyên của đức Phật không được cô tiếp nhận.

Tiếng sét ái tình làm cho nàng tương tư sầu muộn rồi dẫn đến hận thù, cô tuyên bố khi trở thành hoàng hậu, cô sẽgây đau khổ cho Ngài bất cứ nơi nào Ngài có mặt.

Vài năm sau, vua tuyển mộ thiếu nữ vào cung, nhờ sắc đẹp nghiêng nước nghiêng thành, cô thiếu nữ ấy được tuyển và được tấn phong làm hoàng hậu. Một hôm, tình cờ đức Phật đi vào thành khất thực. Hoàng hậu nghe tin, lệnh cho quân lính mai phục các cửa thànhđể giết đức Phật.

Đức Phật đi cùng tôn giả A Nan, chậm rãithảnh thơi, ôm bình bát tiến vào cửa thành. Phong thái trang nghiêm, pháp thể thanh tịnh đẹp tuyệt vời của Ngài đã làm cho quân lính buông gươm chùn bước. Nhưng vì phải tuân lệnh hoàng hậu, nên những quân lính đã chửi bới nhục mạ, ném đá vào đức Phật. Bấy giờ ngài A Nan hoảng hốt thỉnh cầu đức Phật dời gót đến nơi khác an toàn hơn.

Đức Phật mỉm cười nói với A Nan: “Nếu đến nơi khác mà cũng bị cách thức ứng xử như vậy thì ông tính sao?” Đức Phật nói tiếp: “Nếu đi như vậy thì chúng ta sẽ không bao giờ thành đạo được. Mấu chốt vấn đề nằm chỗ nào phải tháo gỡ ngay chỗ đó. Thái độ trốntránh là phản ứng tạm gọi “hoãn binh”. Phản ứng phiền não diễn ra một cách chậm chạp, nhưng như vậy thì chúng ta khó có thể có kết quả lâu dài. Giải pháp tối ưu là hãy đối đầu”.

Đức Phật từng bước thảnh thơi, Ngài ngồixuống, dùng cơm, sau đó vài người thuần thành đã biết danh tiếng đến quây quần bên Ngài để nghe thuyết pháp. Ngài vẫn điềm nhiên mặc bao người chọi đá chửi bới. Vẻ thản nhiên làm thức tỉnh những người hại Ngài. Họ bắt đầu cảm thấy mình làm một việc rất sai lầm.

Với tất cả lòng hoan hỷ và từ bi, sự kiên nhẫn của đức Phật làm cho những người này được chuyển hóa. Do đó cóthể khẳng định đức kiên nhẫn là chất liệu nuôi lớn lòng từ bi, nó là điều kiện làm cho tâm trở nên hùng dũng. Kiên nhẫn được định nghĩa như một hạt giống để con đường dấn thân trở nên tinh tấn hơn, nó còn là thành trì để tất cả phiền não nghiệp chướng trong cuộc đời bị rơi rụng. Tuy nhiên, hành giả cần kiên nhẫn bằng thái độ sáng suốt.

Lòng kham nhẫn trong các Phật sự hay trong sự dấn thân phải bắt nguồn từ nhận thức sáng suốt rằng tất cả những chướng tai gai mắt diễn ra xung quanh đều có những nguyên nhân xa gần, không phải là vô cớ. Nguyên nhân trong trường hợp này của đức Phật là, Ngài mang vẻ đẹp nghiêm trang, cao thượng làm xao xuyến các thiếu nữ. Chính vì hạt giống đó tạo sự rắc rối của ngày hôm nay.

Nếu không đủ bình tĩnh, hoặc làm theo lời góp ý của A Nan, thì bấy giờ công cuộc hoằng hóa của Ngài có thể bị gãy đổ. Hiểu rõ điều đó, Ngài sáng suốt nhận ra đây là cơ hội cuối cùng để chuyển hóa bà hoàng hậu của mấy năm về trước. Cuối cùng, hoàng hậu cũng cảm thấy hối hận, bà đến đảnh lễ và xin làm đệ tử của Ngài.

Như vậy, đức kiên nhẫn là cơ hội mang lại sự an vui, an vui trong trường hợp này là an vui về đời sống nội tại. Đức Phật nói: Trong mọi tình huống lòng nhẫn nại là chất liệu cho mọi thành công. Lòng nhẫn nại làm cho tâm định tĩnh. Người thiếu nhẫn nại luôn trong trạng thái bồn chồn lo lắng, kết quả của sự hành trì sẽ không đi đến đâu.

HẠNH TÙY HỶ

Tùy hỷ là vui theo niềm vui của người khác, bày tỏ thái độ hân hoan khi nghe người khác thành công, gieo trồnghạt giống tùy hỷ như vậy làm tâm mình mở rộng và không bao giờ đặt bản thân lên bàn cân với người khác. Trong cuộc sống, người tu nếu không khéo cũng bị rơi vào trạng thái tâm lý này, đó là chỉ muốn mình làm Phậtsự, không tạo điều kiện cho người khác vì sợ mất hết công đức. Động cơ tuy tốt nhưng không tạo cơ hội cho người khác là thiếu hạnh tùy hỷ.

Là đệ tử Phật cần hiểu công việc Phật sựhay làm lợi ích cho người khác mang lại công đức phước báu vô lượng, dùcó dấn thân hàng trăm ngàn kiếp cũng chưa hết, cho nên có thêm người cộng sự giúp chúng ta nhẹ đi gánh nặng là niềm hạnh phúc.

Quá khứ Ai Cập cổ đại, những vị vua khi gần qua đời thường cho xây dựng kim tự tháp nguy nga tráng lệ, biết bao mồ hôi nước mắt và cả máu xương đổ xuống vì quan niệm cho sự bình an củaông vua sau khi qua đời. Các vị vua thời bấy giờ thường không bao giờ tùy hỷ với bất cứ vị vua nào trước hoặc sau mình. Mỗi kim tự tháp được tạo ra phải là tuyệt tác mà quá khứ các vị vua trước không có. Và để tuyệt tác độc nhất vô nhị này không bị bắt chước làm lại trong tương lainên những kiến trúc sư nổi tiếng thường bị xử trảm sau khi tác phẩm củamình được hoàn thành.

Đó là biểu hiện của lòng ích kỷ và thiếutùy hỷ với những điều người khác cần phải đạt được như chính mình đã đạt. Lăng mộ Taj Mahal của Ấn Độ, một trong những kỳ quan thế giới, đã lấy đi biết bao sinh mạng của những người dân nghèo khổ. Lăng mộ nguy nga tráng lệ là cách thức bày tỏ tình yêu chung thủy của nhà vua đối vớingười vợ trẻ đẹp nhưng bạc mệnh. Sau hơn chục năm, khi Taj Mahal được xây xong thì toàn bộ công nhân, thợ xây, kiến trúc sư đồng loạt bị chặt tay để không thể xây dựng công trình tương tự.

Hành động đó thuộc về bản ngã, đi ngược lại với đức tính tùy hỷ mà đức Phật dạy. Nếu có được sự tùy hỷ, dù khôngdấn thân, hành giả vẫn được công đức. Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa đứcPhật nói: Nếu không có điều kiện giúp các vị pháp sư làm đạo hay giảng pháp thì hãy khuyến tấn người khác đến nghe. Như vậy là tùy hỷ với sự kiện mở mang kiến thức của con người thông qua chánh pháp, công đức không thua kém gì vị pháp sư cả. Đó là tinh thần nhân quả đạo đức bởi đểcông việc tốt được thành tựu đòi hỏi đến rất nhiều yếu tố. Phải mở lònghoan hỷ cùng cực thì mới có được giá trị lớn, bằng không, dù dấn thân với tâm ganh tỵ thì phước báu chẳng là bao.

Trong cuộc đời, con người vốn có rất nhiều khoảng cách với nhau, khoảng cách địa vị, thế hệ,… Thế hệ trẻ khóchấp nhận thế hệ già, hoặc thế hệ già khó chấp nhận thế hệ đàn em do bản tính ganh tỵ mà ra. Thế hệ trẻ thường có thái độ cống cao ngã mạn, cho rằng người đi trước cổ hủ, lạc hậu.

Nếu dấn thân bằng thái độ cống cao ngã mạn, tức là đặt nền tảng công việc phục vụ trên lòng vị kỷ, lòng tự hào,sự tự tôn thì giá trị phục vụ giảm xuống, mặc dù chúng ta có thể làm thành công hơn thế hệ trước rất nhiều, chúng ta đúc kết được kinh nghiệmcủa những người đi trước nhiều hơn mà những người đi trước đó lại khôngcó cơ hội như mình.

Đối với thế hệ đi trước, nếu nghĩ mình dày dặn kinh nghiệm mà coi thường thế hệ sau non nớt thì chúng ta đang gieo những hạt giống không tùy hỷ với con em. Do đó, họ có khả năng nhưng lại không có điều kiện để phục vụ. Ngoài khoảng cách tuổi tác, giới tính, bối cảnh lịch sử, môi trường sinh sống, điều kiện giáo dục cộng thêm thái độ không tùy hỷ càng làm cho các thế hệ khó tiến gần nhauvì lợi ích cao đẹp chung.

Có những phức cảm tâm lý trông qua thì đơn giản nhưng vẫn len lỏi trong đời sống gia đình, trong quan hệ cha con, thậm chí vợ chồng. Ngay cả trong chùa, Phật tử đến chùa A đông có thể làm cho chùa B không hoan hỷ, đạo tràng này đông thì đạo tràng bên cạnh sinh phiền não. Nếu lâm vào cảnh huống đó thì cần phải quán tưởng rằng có thêm nhiều đạo tràng, công việc Phật sự sẽ tăng thêm, nhờ đó conngười an lạc từ Phật sự cũng nhiều hơn.

Tinh thần Bồ-tát đạo dạy: “Kiến đạo tràng ư xứ xứ”, lập nhiều đạo tràng ở mọi nơi mọi chốn để tu tập an lạc,an vui, mọi người cùng lợi lạc. Nhà Phật nói: Cứ hoan hỷ, tùy hỷ, đừng sợ mất quần chúng. Càng hoan hỷ tùy hỷ, quần chúng lại càng gia tăng. Còn hẹp hòi, ích kỷ chừng nào, quần chúng càng xa lánh chừng đó. Đó là sự mầu nhiệm trong niềm hoan hỷ và tùy hỷ với người khác.

Trong đời sống vợ chồng, đôi khi vợ và chồng không tùy hỷ với thành công của nhau. Tâm lý người nam, ở cả nghĩađen lẫn nghĩa bóng, thường muốn hơn vợ mình. Vợ thông minh giỏi giang thành đạt hơn chồng, đôi khi dẫn đến mất hạnh phúc gia đình. Nghiên cứu những tình huống ly dị, ngoại trừ trường hợp ngoại tình, số còn lại đa số do vợ thành đạt trong xã hội nhiều hơn chồng.

Người chồng có thể chấp nhận vợ mình nghèo khó, thất nghiệp nhưng hiểu chồng, chăm lo con cái và gia đình là đủ. Vợ thành công hơn, lúc bấy giờ tâm lý phức tạp bắt đầu diễn ra, người vợ đối xử với chồng một cách xa lạ hoặc nếu không khéo ứng xử, người chồng mang trạng thái mặc cảm và do đó sự không tùy hỷ về vai trò vị trí của hai vợ chồng có thể làm cho cam kết hôn nhân đổ vỡ.

Tùy hỷ còn phải được thể hiện với những người thấp hơn mình, tùy hỷ với mọi đối tượng. Câu “chư Phật sở hộ niệm”trong kinh A Di Đà cũng thể hiện lòng tùy hỷ. Khi nghe đức Phật Thích Ca hoằng pháp giới thiệu pháp môn quán niệm, niệm Phật thành công ở cảnhgiới Ta bà, tất cả mười phương chư Phật hoan hỷ vô cùng. Các Ngài đều có mặt tại nơi đức Phật thuyết pháp để tán thán, cúng dường. Trong kinh nói: Phật vẫn cúng dường Phật, các vị Bồ-tát vẫn cúng dường lẫn nhau, mừng vui cùng chia sẻ khi thành công trong Phật sự. Đó là tấm lòng tùy hỷ, tùy hỷ với bạn mình, thậm chí với kẻ thù của mình.

Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường,nếu tùy hỷ với đối thủ cạnh tranh có được coi là trái ngược với quy luật cung cầu hay không? Không, bởi đối tượng phục vụ là đa dạng, và cách thể hiện sự phục vụ cũng đa dạng. Với lòng tùy hỷ thì nhân quả đạo đức được gia tăng. Họ có một số đối tượng khách hàng, chúng ta cũng có một số đối tượng khách hàng.

Nhà Phật dạy hợp tác chứ không dạy cạnh tranh. Hợp tác một cách lành mạnh, nếu không hợp tác thì tùy hỷ với thành tựu của người khác. Thậm chí tùy hỷ bằng cách tặng phương pháp để người kia có được thành công lâu dài.

Giá trị của lòng tùy hỷ làm cho con người ngày càng thăng hoa tiến hóa. Dù làm Phật sự hay làm bất cứ việc gì, cứ để lòng tùy hỷ thì công đức gia tăng. Trong tình yêu, dù ai đó không chọn chúng ta làm người yêu thì hãy tùy hỷ tôn trọng quyết định của họ, vui vẻ ra đi không làm phiền nữa. Lòng tùy hỷ mang lại an vui cho bản thân và người khác. Hạt giống của tùy hỷ sẽ mang lại phước báu về sau.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/11/2020(Xem: 8213)
LỜI GIỚI THIỆU TẬP THƠ NHẠC “LỐI VỀ SEN NỞ” TỪ THƠ CỦA THÍCH NỮ GIỚI HƯƠNG Trong đầm gì đẹp bằng sen Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng Nhị vàng bông trắng lá xanh Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn. (Ca dao Việt Nam)
04/11/2020(Xem: 5432)
Trước màn hình computer, lướt qua hàng loạt hình ảnh ngập tràn cảm xúc giữa nạn nhân bão lũ, các đoàn từ thiện của chư Tăng ni và quần chúng tự phát. Với cái sống và chết đang đe dọa trong vùng thiên tai, thế mà bao tấm lòng phương xa miền Nam vẫn can đảm ngập lặng trong nước, chìm đắm trong mưa và gió lạnh, để đến trao tận tay những phần quà tình nghĩa. Ca sĩ Thủy Tiên quên cả ăn, uống vội hộp sữa cho qua cơn đói. Tô mì ăn liền nóng hổi cũng tranh thủ dưới vành nón che mưa, hình ảnh đẹp hơn cả khi bảnh bao dưới ánh đèn màu trên sân khấu; ôi, cái đẹp tuyệt trần tình người mà bao lâu Thủy Tiên đã thấm đượm tinh thần từ bi nơi cửa Phật.
04/11/2020(Xem: 5307)
Ở trong một ngôi nhà do nhà cầm quyền Cộng sản Trung Quốc xây dựng gần thủ đô Lhasa của Tây Tạng, một trong những thành phố cao nhất thế giới, anh Sunnamdanba một cư dân nói với các nhà báo nước ngoài, trong một chuyến du lịch do chính phủ tài trợ về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cải thiện đời sống đến mức nào, và tôn giáo đã trở nên không liên quan.
03/11/2020(Xem: 4760)
Phước Hoa Mây Vẫn Trắng Cỏ Cây Lá Vẫn Xanh Ngàn Năm Hương Sen Tỏa Vườn Ươm Mộng Pháp Lành
03/11/2020(Xem: 6040)
Trong những năm tháng còn theo đuổi thú sưu tầm Tem & “Vật phẩm bưu chính” (phong bì FDC ngày phát hành đầu tiên, bì thư thực gửi, bưu ảnh...) về đề tài “Phật giáo”, tôi hữu duyên gặp và sở hữu được một bưu ảnh (postcard) không dán tem ,cũng như không có dấu nhật ấn của bưu điện, giá trị không cao không quý gì mấy đối với những người chuyên sưu tập tem thư, nhưng với tôi thì tôi cho là... vô giá.
03/11/2020(Xem: 5473)
Viện Đại học Phật giáo Viên (원불교대학원대학교, Won Buddhism Graduate School), một cơ sở giáo dục dựa trên tinh thần sáng lập của tông phái Phật giáo Viên (원불교), Hàn Quốc, nhằm mục đích đào tạo các cán bộ giảng dạy Phật giáo Viên. Viện Đại học Phật giáo Viên đủ điều kiện để nhận những sinh viên có bằng Cử nhân tại các Đại học Wonkwang, Đại học Younsan Sunhak. . . Đây là một trường Đại học được thành lập như một nơi để đào tạo trình độ Thạc sĩ tại Viện Đại học Phật giáo Viên.
02/11/2020(Xem: 6445)
Dù Đức Phật đã là một bậc Vô thượng chánh đẳng giác, nhưng Ngài cũng là một con người như bao nhiêu người khác nên không tránh khỏi nạn sanh lão bệnh tử trong đời này. Là một vị Sa-môn khiêm tốn, Đức Phật đã chọn nơi nhập diệt của mình ở một làng mạc xa xôi hẻo lánh, đó là làng Kushinagar, nơi có liên hệ mật thiết đến cuộc đời tu hành của Ngài trong một kiếp xa xưa. Tuy đã chuẩn bị như thế, nhưng những ngày tháng cuối cùng của Ngài vẫn là những ngày tháng làm việc không ngừng nghỉ. Mặc dù tuổi già sức yếu, nhưng Đức Phật không ngần ngại đi bộ trên những con đường chập chùng xa tắp, lên đèo xuống dốc, băng rừng vượt suối...
02/11/2020(Xem: 6315)
Hằng năm những người con Phật khắp nơi trên thế giới đều làm lễ cúng vía đức Bồ tát Quán Thế Âm thật trang nghiêm vào các ngày âm lịch: - Ngày 19/02 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm đản sinh. - Ngày 19/06 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm thành đạo. - Ngày 19/09 kỷ niệm ngày Bồ tát Quán thế Âm xuất gia. Vào Triều Lý tôn Phật giáo Quốc đạo, dùng chủ nghĩa: Từ Bi hiện thực, lý tưởng Bồ tát đạo làm kim chỉ nam, Quốc sách An dân kiện toàn trong mọi lĩnh vực:
02/11/2020(Xem: 5230)
Trong các đề tài trước, chúng ta đã thảo luận về bản đồ của các Phật tử ở Jepara, tỉnh Java, Indonesia. Tuy nhiên, những Phật tử “tồn tại” (ada) ở jepar, tỉnh Java ngày nay, theo các vị bô lão, chỉ sinh sôi và phát triển vào năm 1965. Vậy thì Phật giáo ở Jepara trước năm 1965 có còn dấu tích gì không? Từ quá khứ rất xa xưa trước khi Indonesia “tồn tại” các Vương quốc lớn đã chiến thắng ở quần đảo Nusantara. Jepara là một trong những trung tâm của Vương quốc đã từng chiến thắng. Vương quốc Kalingga thuộc Indonesia với Nữ hoàng Shima ở ngôi vua cai trị đất nước.
01/11/2020(Xem: 5722)
Chùa Tây Phương (Sùng Phúc Tự) ở huyện Thạch Thất thuộc Hà Tây cũ, nay là Hà Nội, chốn già lam thánh chúng còn lưu giữ đến 60 bức tượng cổ, đã trở thành bảo vật của chùa, và cũng là bảo vật quốc gia. Những pho tượng cổ này đều được tạc bằng gỗ mít sơn son thếp vàng, có tượng được tạc to hơn hình thể dáng vóc của người thường, và tất cả đều toát vẻ uy nghi thanh thoát...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]