Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy cứu lấy trái đất - Nguyễn Nguyên An

05/02/201205:58(Xem: 8003)
Hãy cứu lấy trái đất - Nguyễn Nguyên An
Hãy cứu lấy trái đất
Nguyễn Nguyên An

thumbnail.php?file=027___PG_MT___Hay_Cuu_Lay_Trai_Dat__R_a_1_271151320Càng chạy càng tìm càng mất Mệt bã người đứng lặng im Và, thấy một điều rất thật Điều cần tìm phía không tìm

Tất cả mọi người, mọi loài, mọi thứ trên hành tinh này đều đi về phía chết, phía không tìm, phía mà khi đang sống không mấy ai quan tâm. Trái đất không là ngoại lệ dù nó to lớn dềnh dàng đến đâu và quay tít như thế, cho dù sự đi về của nó vượt ngoài thời gian hạn hẹp, ngoài phạm vi hiểu biết của con người nhưng nó cũng phải đi về trên hành trình, quy luật của nó, không mảy may sai khác. Loài người không sinh ra trái đất nhưng có thể hủy hoại, giết chết trái đất. Loài người cũng có thể cứu sống trái đất, giúp trái đất trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình vượt trở ngại, ốm đau, bệnh tật; giúp trái đất xanh hơn, của để dành tươi tốt, ấm cúng yên bình, chốn dung thân các thế hệ kế tiếp của hằng ngàn ngàn sau. Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của chính mình.

Ai cũng cùng đi về phía chết, trên quá trình về chết can cớ gì tàn hại lẫn nhau, lừa dối nhau, giành giựt nhau trong từng sát na (1 phần 60 giây) để rước điều huyễn hoặc cho mình. Phía chết là phía không tìm, không cần nghĩ đến nhưng nó vẫn hiện hữu một cách bất di dịch, bất khả tư nghị, bất khả chối từ, bất khả buông bỏ, nó lừ lừ đến với tất mọi người, mọi loài, nhanh chậm, quằn quại đau khổ hay bình yên tự tại đều do nghiệp quả của chính họ. Ta phát lòng yêu thương rộng khắp, ta sẽ có một cuộc đời sau đẹp hơn cuộc đời này. Bảy tỷ người trên trái đất này đều phát lòng yêu thương chúng sinh, ươm trồng, gìn giữ dù chỉ một cây xanh cho mỗi năm, cho một người, trong mười, hai mươi năm, ba mươi năm trái đất rực rỡ lộng lẫy đích thị là thiên đường hạ giới không phải chạy tìm đâu xa. Bà Nữ Oa vá trời, chúng ta cũng có thể vá tầng zone đang thâm thủng vì hiệu ứng nhà kính, vì những nhu cầu, tiện nghi quá hiện đại thừa mứa của thế kỷ này, vì chiến tranh, vì lòng thù ghét, đố kỵ... Nếu như mỗi ngày, bảy tỷ người ghen ghét nhau, thù hận nhau, tìm cách giết hại nhau, sẽ phát ra bảy tỷ ý niệm xấu làm vẩn đục hư không, bao phủ trùm trái đất một lớp sương mờ u ám, trái đất sẽ buồn! Sẽ ra sao? Câu trả lời đã hiện hữu từ những trận hồng thủy, lũ lịch sử, những trận động đất kinh hồn, càng về sau càng mạnh mẽ và khủng khiếp, chiến tranh càng ác liệt, tinh vi, sức hủy diệt bọc nhung nhưng tàn khốc, rộng lớn hơn nhiều. Giả dụ, bạn đi vào một hội trường, trong hội trường ấy hàng ngàn người đang muốn giết bạn, tôi tin, bạn sẽ choáng, sẽ bất tỉnh khi chưa tới cửa, bạn không thể vào hội trường bởi hàng ngàn ý niệm muốn cấu xé bạn, không cần bạn có giác quan thứ sáu, bạn sẽ cảm nhận như vậy. Ngược lại, khi bạn đến với một nhóm người yêu thương bạn, bạn sẽ hưng phấn, yêu đời, linh hoạt hơn nhiều. Trước đây, những khi tôi mệt, tôi thường vào nhà trẻ, chụp ảnh, cho quà và chơi với các em, tôi khỏe lên. Ngay cả những trẻ thơ trong sáng, ngây thơ, vô ưu cũng giúp chúng ta nhiều hơn chúng ta giúp trẻ. Chỉ cần một người mỗi ngày gieo vào trái đất một niệm thiện, biết tiết kiệm năng lượng, dùng đủ nhu cầu cần thiết, niệm thiện ấy và sự tiết kiệm ấy bay quanh trái đất với màu sắc tươi sáng, phủ trùm trái đất một hạnh phúc mênh mông, trái đất xanh hơn, trường thọ và sẽ bao bọc nuôi dưỡng chúng ta bình yên mạnh khỏe hơn.

Đừng nghĩ rằng trái đất là một quả cầu vô tri. Trái đất biết lắng nghe, biết thở dài, biết cự quậy... Trái đất đang sống, đang thở, đang thương yêu, giận dữ... đang thiết tha chung sống với chúng ta trong một tổ ấm tràn đầy không khí hòa bình, thiện nguyện. Chúng ta hãy gìn giữ tổ ấm của mình. Hãy cứu lấy trái đất bằng khả năng sẵn có, góp phần giúp trái đất biêng biếc ngàn tỷ năm...

Huế, 7 tháng 11 năm 2011

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2016(Xem: 9589)
Các bài phát biểu trong Bàn tròn về :« Đạo Phật dấn thân » đã được tổ chức tại Trúc Lâm Thiền viện ngày 10/01/2016
03/03/2016(Xem: 10262)
Chỉ trong buổi sáng, 150 ổ bánh mì miễn phí trên vỉa hè ở đường Xô Viết Nghệ Tĩnh đã hết sạch. Từ ngại ngần ban đầu, thùng mì dần trở nên quen thuộc với nhiều lao động nghèo.
29/02/2016(Xem: 9989)
Con quy y Phật, Pháp, Tăng - Cho đến ngày đạt được giác ngộ - Nhờ công đức của hạnh thí và các ba la mật khác, - Nguyện thành tựu Phật quả để phổ độ chúng sinh.
29/02/2016(Xem: 12928)
Trong quá khứ, con đã lang thang trên những con đường dài, đơn độc, Nhưng giờ đây, hỡi Đấng Bảo Hộ, nhờ tưởng nhớ đến ngài, Khi tia sáng đời con sắp tàn lụi, Nguyện cho chiếc móc bi mẫn của ngài giữ lấy tâm con.
29/02/2016(Xem: 8668)
"Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ." Lama Zopa Rinpoche đã thuyết trong bài pháp "Không Có Một Khó Khăn Nào Khi Làm Việc Vì Chúng Sanh", ấn tống trong bản thư điện tử tháng Giêng 2016 của Lama Yeshe Wisdom Archives.
27/02/2016(Xem: 7229)
Không có ai sửa cho con! Ngày xưa, có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy.- Ông nói : - - Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây . -
26/02/2016(Xem: 16107)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 5857)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9560)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7273)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]