Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Đạt Được Sự Giải Thoát?

04/02/201203:34(Xem: 8172)
Làm Thế Nào Để Đạt Được Sự Giải Thoát?

LÀM THẾ NÀO ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC SỰ GIẢI THOÁT?
Một phương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn
đúng theo lời dạy của Đức Phật và chính Đức Phật đã chứng nghiệm
Christian Maes
Tài liệu Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu
(http://www.bouddhisme-universite.org/node/811)
Hoang Phong chuyển ngữ

Lời giới thiệu của Viện Đại Học Phật GiáoÂu Châu

Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưalên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọctrong bộ Trung A Hàm(Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình"và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.

Trung A Hàm tuy vẫn cònvài đoạn lập đi lập lại (rất quen thuộc trong văn chương Phật Giáo...) thế nhưngđấy là một trong số các bộ kinh chủ yếu của Phật Giáo, và có thể xem như là tuyểntập các bài giảng quan trọng nhất của Đức Phật. Người xuất gia (tỳ kheo) thườngphải đọc bộ kinh này trước nhất, nếu không muốn nói là họ phải học thuộc lòng đểluôn hướng vào đó mà noi theo trên con đuờng tu học của mình. Thế nhưng nào cóphải là dễ mà học thuộc hết được đâu ..., vì bộ tuyển tập này có đến 152 bài kinh!

Ý thức được sự khó khăn đó, Christian Maes đã soạn ra mộttuyển tập gồm khoảng ba-mươi bài kinh mang tựa đề là "Những vết chân voi và ba-mươi câu chuyện khác". Đây quả làmột tập sách nhập môn tuyệt vời giúp tìm hiểu bộ kinh Trung A Hàm (tuyển tập này vừađược nhà xuất bản ILV phát hành ngày 23 tháng giêng, 2012 (ISBN : 978-2-35209-504-0,295 trang) , tức là ngay sau khi vừa được Viện Đại Học Âu Châu giới thiệu. Sáchđược tác giả cho phép tải xuống miễn phí từ mạng Internet tại địa chỉ: http://majjhima.perso.neuf.fr/./ Tựa sách là "Những vết chân voi" cũng là tựa của bài đầu tiên trongtập sách - ghi chú thêm của người dịch).

nhungvetchanvoi_2

Những vết chân voi(Majjihima Nikaya)

Trong từng bài kinh - được dịch thẳngtừ tiếng Pa-li - Christian Maes còn kèm thêm các lời ghi chú vô cùng quan trọngtrích từ các sách "Bình Giải"đã được lưu giữ tại Ấn Độ cũng như tại Tích Lan suốt nhiều thế kỷ sau khi ĐứcPhật tịch diệt. Các lời "Bình Giải"này được Phật Âm (Buddhagosa) gom lại thành một tập sách, và tập sách này đã trởthành một trong số các tác phẩm quan trọng nhất của kinh sách Phật GiáoTheravada nói chung, đấy là quyển "Conđường của sự Tinh Khiết"hay "ThanhTịnh Đạo" (Visuddhimagga).Tácphẩm này cũng đã được Christian Maes dịch lại toàn bộ và xuất bản cách nay vàinăm (Le chemin de la pureté -Visuddhimagga, nxb Fayard, 2002).

nhungvetchanvoi_2

Từ các bàiKinh cùng những lời "Bình Giải"trích từ tập "Thanh Tịnh Đạo"(Visuddhimagga) Christian Maes đã đúckết lại thành một bản tóm lược mà ông gọi là "Một phương pháp thực dụnggồm bảy giai đoạn". Đây quả là một bản đúc kết thật trong sáng,tóm lược lại toàn bộ quá trình thăng tiến để giúp chúng ta thấy rõ những bướcđi trên con đường tu tập thực hành, khởi sự từ vị trí hiện tại của mỗi người chođến giai đoạn Giải Thoát cuối cùng. Tác giả hoàn toàn không dùng lại bất cứ mộtchữ tương đương nào trong tiếng Pa-li. Ông nêu lên theo thứ tự từng giai đoạn chínhyếu và thực dụng rút tỉa từ những lời giáo huấn và khuyên bảo của Đức Phật cũngnhư của các vị đệ tử của Ngài sau này - và phép tập luyện này cũng được Đức Phậtchứng nghiệm bằng cách áp dụng vào sự tu tập của chính Ngài. Quả thật là một bảntóm lược rất cô đọng và tuyệt vời mà chúng tôi (Viện Đại Học Phật Giáo Âu Châu)xingiới thiệu với người đọc.

Ghi chú của người dịch:

Christian Maes là mộtngười kín đáo mà không ai biết gì về ông cả. Trang web của ông không có tên, cũngkhông đăng một lời giới thiệu nào, mà chỉ có những bài kinh do ông dịch đượcđưa lên một cách ... "trơ trọi" thế thôi. Các sách xuất bản của ChristianMaes cũng đều không ghi tên ông trên bìa sách. Với tuyển tập của ông gồm các bàikinh quan trọng nhất trong bộ Trung A Hàmthì ông lại gọi là "Những vết chânvoi",quả thật là một tên gọi hết sức sâu sắc. Sự kín đáo ấy, hay cũnglà sự khiêm tốn của ông dầu sao cũng không phải là điều đáng quan tâm bằng nhữnggì do ông cống hiến cho chúng ta.

Tuy dịch thuật kinh sáchtừ một cổ ngữ thế nhưng ông không hề dùng các thuật ngữ quen thuộc, quy ước và côngthức mà ngày nay đã bị quá lạm dụng. Đối với các "bài kinh" thì ông lạigọi đấy là các "câu chuyện", và ông đã thuật lại các "câu chuyện"thật xa xưa ấy bằng ngôn ngữ của ngày nay, khiến cho chúng ta đọc mà cứ ngỡ nhưlà các "câu chuyện" mà ông kể vừa mới xảy ra vào hôm qua mà thôi.

Ngoài bài chuyển ngữ "Phéptu tập gồm bảy giai đoạn"này, người đọc cũng có thể tìm xem mộtbài dịch ngắn về "Câu chuyện một ConĐường"(đăng trên các trang nhà Thư Viện Hoa Sen, Quảng Đức...) một bàiviết với chủ ý "dọn đường" trước cho bài dịch này.

Qua "Câu chuyện một Con Đường"chúngta có thể tìm thấy hình bóng của chính mình trong một đoàn người đang lầm lũi bướcđi... Thế nhưng đấy chỉ là một sơ đồ phác họa một vài nét ảo giác mà thôi, bởivì Con Đường đích thật không phải là một thực thể bên ngoài để chúng ta đi tìmhay phóng nhìn vào đấy, mà đúng hơn là Con Đường đang nằm trong tâm thức chúngta. Christian Maes cho biết là Con Đường ấy chỉ có bảy bước, và thật ra thì ĐứcPhật cũng chỉ bước có bảy bước để đi đến Giác Ngộ.

Mộtphương pháp thực dụng gồm bảy giai đoạn
đúng theo lời dạy của Đức Phật và chính ĐứcPhật đã chứng nghiệm
Lời nói đầu

Theo các câu chuyệntrong Trung A Hàmthuật lại thì vàothế kỷ thứ sáu hay thứ năm trước kỷ nguyên có một vị thầy tên là Phật Cồ-đàm cùngvới tập thể những đệ tử của Ngài đã áp dụng một phương pháp tu tập do chính Ngàikhám phá ra. Vị Cồ-đàm thuyết giảng phương pháp ấy bằng nhiều cách khác nhau, khithì nhấn mạnh đến khía cạnh này, lúc lại chú trọng đến khía cạnh khác, tùy vàocác người đối tác. Chúng ta hãy tuần tự theo dõi từng giai đoạn một đúng theonhững gì được viết trong "Câu chuyệnvề các trạm xe"(tên một bài Kinh), được ghi lại trong tập "Thanh Tịnh Đạo"(Visuddhimagga) và đấy cũng là phần cốt tủynhất trong toàn bộ tập sách này.

Một vài suy tư từ nhữngthời xa xưa đó quả cũng đã khiến chúng ta phải kinh ngạc!

Thí dụ như nhận xét là tưduy luôn giữ một vai trò then chốt trong cách suy nghĩ về chính mình, ta cho rằngta hiện hữu với chức năng một con người là vì ta có khả năng suy nghĩ, từ đó tađặt nặng tầm quan trọng quá lớn vào tư duy và sự lý luận, hơn là vào các kinhnghiệm cảm nhận trực tiếp và cụ thể. Thế nhưng mỗi khi ta suy nghĩ thì ngay lậptức đấy cũng là điều khiến ta tự tách rời mình ra khỏi hiện thực mà đúng ra là tacó thể trực tiếp nhận biết được nó. Việc "suy nghĩ" đã tạo ra cho ta một tấm màn chắn tâm-thần che khuất hiện thực mộtphần nào. Nếu muốn đạt được sự nhận biết hiện thực sâu xa thì ta phải đình chỉngay các tư duy mang tính cách khái niệm, và đấy chính là cách giúp cho ta cóthể nhận thấy được mọi vật thể một cách minh bạch và sáng suốt hơn.

Nhờ vào cách đó ta cóthể tiếp cận với sự sống trên bình diện sơ đẳng nhất như là một sự tiếp nối củanhững khoảnh khắc, lúc thì thích thú, khi thì khó chịu, lúc thì trung hòa. Mỗimột khoảnh khắc ẩn chứa nhiều nhân tố khác nhau, một số nhân tố mang tính cách vật-lý(vật-chất,hình-tướng, thân xác), một số thì không phải là vật-lý (phi-vật-chất,phi-hình-tướng, tâm-thần). Người ta có thể quan sát được được sự tiếpxúc giữa năm giác quan vật-lý và các đối tượng của nó, và giữa khả năng nhận biếtvà các vật thể được nhận biết, và kể cả nhận biết được sự nhận biết của chính nó(tức ngũ giác vàcác đối tượng của ngũ giác, và tri thức nhận biết được đối tượng của tri thức).Phải chú tâm trực tiếp vào từng khoảnh khắc, không phải chỉ tưởng tượng một cáchtrí thức mà có thể thực hiện được.

Hơn nữa ngày nay chúngta đặt quá nặng vai trò của cá thể con người; con người trở thành một giá trị quálớn đối với chúng ta. Có thể là chúng ta sẽ rất ngạc nhiên khi thấy kinh sách xưaghi lại là tất cả các yếu tố thuộc kinh nghiệm cảm nhận đều mang tính cách vô-cá-thể(không có một cáthể nào đứng ra cảm nhận cả), thế nhưng cũng cần nhắc thêm đấy cũngcó thể là sự cảm nhận của một con người trầm tư (tác giả tránh không muốn sử dụng chữ ngườihành thiền mà chỉ nói đấy là một người trầm tư)đã thâm nhập được vàotâm điểm của từng khoảnh khắc thực tại với một cái giá của một sự tập luyện thậtkiên trì và bền bỉ. Ta cũng không nên ngạc nhiên là sự quán thấy của người ấy (người trầm tư hayhành thiền)hoàn toàn khác biệt với cái nhìn của chúng ta.

Còn một điểm nữa cũngthật đáng để cho chúng ta phải kinh ngạc: ấy là con người suy tư cũng nhìn thấy,nghe thấy, ngửi thấy, nếm thấy và sờ mó thấy giống như chúng ta, thế nhưng ngườiấy lại không hề tưởng tượng ra các thứ vật thể vật chất đã thấy, đã sờ mó, v.v.(tức cảm nhận đượcbằng ngũ giác thế nhưng không diễn đạt các sự cảm nhận ấy để biến nó trở thànhcác vật thể). Trái lại thì người ấy chỉ nhờ vào các đặc tính của chúngđể nhận biết đấy là vật thể ấy thuộc thể rắn, lỏng, hơi nóng, và sự chuyển độngđể mà gọi đấy là đất, nước, lửa hay khí, đúng với các đặc tính tiêu biểu nhất củachúng.

Tóm lại, phương pháp xưagồm bảy điểm giúp đi sâu vào những gì đích thật của sự sống và con người bằng cáckinh nghiệm cảm nhận, sau đó thì rút tỉa các thành quả phát sinh từ những sự khámphá đó.

Giai đoạn thứ nhất

Một cách hành xử không thể chê trách

Đấy là cách hành xử từbên ngoài (ngôn từ và hành động), và từ bên trong (tư duy) và sự cảnh giáctrong từng khoảnh khắc của sự sống thường nhật.

Tư duy, ngôn từ và hànhđộng phải luôn luôn thuần nhất, tránh không được nghĩ thế này và nói hay làm thếkhác, hay nói theo chiều hướng này và hành động theo chiều hướng khác, tốt nhấtvà nếu có thể được thì cố gắng giữ cho các tư duy mà mình ý-thức được và nhữnggì vô-thức không mâu thuẫn với nhau (những gì ta "ý thức được" và những "phản ứngtự nhiên và vô tình" của ta không trái ngược với nhau. Thí dụ tuy hiểu rằngta không được sát sinh thế nhưng nếu có một con ruồi bất chợt bay đến đậu vào cạnhđĩa thức ăn của ta thì ta chộp ngay tờ báo cạnh bên để đánh bẹp con ruồi màkhông suy nghĩ gì cả. Nếu nâng tư duy và hành động lên một cấp bậc cao hơn vàtinh tế hơn thì lại càng khó để tìm thấy được một sự thuần nhất cần thiết. Do đósự cảnh giác phải thật cao độ trong từng khoảnh khắc, và đây cũng là một sự tutập - ghi chú thêm của người dịch).

Sự lương thiện và lòngthành thật là những gì không thể thiếu sót được.

Sự thuần nhất trong từngkhoảnh khắc của sự sống thật là cần thiết, và đấy là căn bản không thể thiếu sótnếu ta muốn thành công trong các giai đoạn kế tiếp của phép tập luyện này.

Hơn nữa một cuộc sống kỷcương còn giúp ta không gây ra thiệt hại cho bất cứ ai: đối với các người khác đãđành mà còn đối với cả chính ta nữa. Ngoài ra thì thái độ đó còn giúp cho ta khônggây ra thiệt hại cho muôn thú, cây cỏ hay nói chung là cả thiên nhiên.

Cách giữ gìn đạo đức trênđây được phân chia thành nhiều cấp bậc khác nhau. Trước hết là các nam tu sĩ vàcác nữ tu sĩ phải tuân thủ thật nhiều giới cấm mà cũng chẳng cần phải kê hết rađây.

Đối với các người khác,phong cách đạo đức tối thiểu gồm việc tuân thủ năm giới cấm: không sát sinh, khôngtrộm cắp, không giao du tính dục bất chính, không nói dối, không rượu chè và dùngcác thứ ma túy.

Tuy nhiên mức độ đạo đứccăn bản đó cũng có thể mở rộng thêm thành mười điều như sau:

- không được "hủyhoại nguồn sinh khí", tức là không được sát sinh. Hơn nữa đấy còn có nghĩalà buông bỏ khí giới, chận lại những xung năng hung bạo, phát lộ lòng từ bi vàkính trọng sự an vui của tất cả những gì sinh tồn và biết thở.

- không được trộm cắp,không lấy bất cứ gì mà người khác không cho mình.

- tránh việc giao du tínhdục không chính đáng.

- không nói dối, khônglường gạt kẻ khác. Thí dụ nếu phải làm chứng thì phải nói sự thật: nói những gìmình biết nếu mình biết, nói rằng mình không biết nếu mình không biết. Không nóilời gian dối dù là dựa vào bất cứ lý do nào.

- không được "nóinăng như ma quỷ", có nghĩa là không được khích bác người này chống lại ngườikia. Trái lại phải nói lời hòa giải giữa những người có sẵn mối bất hòa vớinhau. Biết yêu quý sự hòa hợp, hân hoan khi trông thấy sự hòa hợp và thốt lênnhững gì cần thiết để mang lại sự hòa giải giữa mọi người.

- tránh những lời gâyra tổn thương hoặc thô bạo, nói những lời êm ái, dễ thương, thân thiện, nhã nhặn,những lời đi thẳng vào con tim người khác.

- tránh những lời phùphiếm và không ba hoa vô tích sự. Nói đúng lúc, hợp lẽ, ích lợi, mạch lạc, giúpngười khác an tâm, và phải thật chính xác.

- không tham lam, khôngthèm muốn của cải của người khác.

- phải có những chủ tâmtốt, ước mong tất cả chúng sinh đều được hạnh phúc: "Mong sao cho chúngsinh biết tự chăm lo cho mình, không bị hành hạ, bị ngược đãi hay trở thành nạnnhân của sự nóng giận dù là từ đâu đến."

- phải biết trau dồi sựtin tưởng đúng đắn: phải ý thức các hành động tốt hay xấu đều tạo ra hậu quả, nênhiểu rằng có những thế giới khác mà một số các chúng sinh đã đạt được sự toànthiện có thể trông thấy được bằng chính mắt của họ và bằng các kinh nghiệm cảmnhận trực tiếp của họ.

Ngoài ra còn có cáckhuyết điểm khác nữa cần phải loại bỏ: đấy là tất cả mọi sự ham muốn, thù ghét,giận dữ, oán hận, vô ơn, ganh tị, dối trá, đạo đức giả, ương ngạnh, đua đòi, vôtâm và kiêu căng. Ngoài ra thì phải biết an phận với nhu cầu tối thiểu, phải hàophóng và chia sẻ với người khác những gì mình có. Không được tự đánh giá mìnhquá cao hay ngược lại là hạ mình quá thấp. Các khiếm khuyết ấy nếu được đẩy quáxa thì sẽ trở nên rất lộ liễu, do đó phải chú tâm đến các cách phát hiện thậtnhỏ, thật tinh tế của chúng hầu loại bỏ các khiếm khuyết ấy.

Một cách hành xử khôngchê trách được như trình bày trên đây từng được xem như là những gì xứng đáng nhấtgiúp mở ra cánh cửa của bầu trời cao rộng sau khi chết, và trong lúc này thì cóthể mang lại ngay cho mình một sự thanh thản thật rộng lớn, tỏa ra một bầu khôngkhí tự tin cho những người chung quanh và tạo ra một căn bản cần thiết để giúpgặt hái được thành quả khi bước vào các giai đoạn tiếp theo sau.

Giai đoạn thứ hai

Sự tập trung thật sâu

Cách hành xử không chêtrách như đã được mô tả trên đây sẽ giúp vào việc thực hiện sự chú tâm được nhiềuhiệu quả hơn.

Theo cách hiểu thôngthường thì chữ tập trung chỉ có nghĩa là một sự kiểm soát tư duy hay là một sựchú tâm hướng vào những gì đang làm. Thế nhưng trong trường hợp đang đề cập thìsự chú tâm sâu xa là sự chú ý thẳng vào một điểm duy nhất, bất động, và phải đượcduy trì thật bền vững cho đến khi nào vật thể được chú tâm và tri thức nhận biếtvật thể ấy trở thành một.

Đến đây phải cần đề cập đến một khái niệm thậtquan trọng và tinh tế, thế nhưng tiếng Pháp thì lại không đủ chữ để diễn tả, dođó thật khó để trình bày, đấy là một thứ khái niệm vượt lên trên thể dạng tâmthức. Tuy nhiên cũng phải cố gắng để xác định khái niệm ấy theo một khía cạnh nàođó và tạm gọi đấy là một thứ phẩm tính của sự hiểu biết, sự sắc bén của tri thức,sự tinh tế của sự nhận thức, khả năng của sự chú ý, phẩm tính của hiện hữu, hayđơn giản là một thể dạng hiện hữu nào dó.

Khi chưa gia tăng được sựchú tâm thì sự nhận thức sẽ rất hời hợt và thô thiển, không hội đủ khả năng phânbiệt chính xác được các thành phần của sự cảm nhận đang xảy ra. Thế nhưng dần dầnkhi sự tập trung gia tăng, sự cảm nhận sẽ trở nên tinh tế và rõ nét hơn, đấy làcác phẩm tính cần thiết để thực hiện các giai đoạn kế tiếp với một vài hy vọngthành công nào đó. Dầu sao thì ngay trong giai đoạn này thì càng lúc ta càng trởnên minh mẫn (tỉnhtáo, sáng suốt)hơn.

Dù luyện tập sự chú tâmthật đều đặn thế nhưng ngoài những lúc luyện tập ra nếu ta lại cứ tiếp tục suynghĩ, nói năng và hành động không thích nghi thì sự chú tâm cũng sẽ bị phân tánvà rốt cuộc thì cũng sẽ chẳng đi đến đâu cả. Điều đó cho thấy là tại sao một nếpsống không chê trách được lại là một điều kiện tiên quyết giúp làm gia tăng sứcmạnh của sự tập trung.

Làm thế nào để có thể đạtđược sự tập trung sâu xa?

Bởi vì thân xác và tâmthức luôn tương tác với nhau, do đó trước hết cần phải tìm được một tư thế ngồithật thích hợp (vững vàng, cương quyết và thoải mái), một thế ngồi tốt sẽ giúpmang lại một thể dạng tâm-thần thuận lợi. Sau đó thì chú tâm vào một đối tượng vật-lýtùy theo sở thích của mình. Đối tượng này có thể trông thấy được - một màu sắcnào đó chẳng hạn - hoặc là một sự tiếp xúc nào đó, thí dụ như sự tiếp xúc giữamũi với không khí khi hít thở.

Trong khi luyện tập sẽcó nhiều chướng ngại ngăn chận sự tập trung.

Chướng ngại thứ nhất làsự chú ý sẽ bị lôi kéo bởi một đối tượng khác hơn là đối tượng đã được chọn lựa.Nếu sự lôi kéo đó không quá mạnh thì sự chú ý sẽ không bị hướng vào một đối tượngkhác mà sẽ quay về ngay với đối tượng đã được chọn cho sự tu tập. Thế nhưng nếusự lôi kéo quá mạnh thì sự chú ý sẽ nhảy vọt sang một đối tượng nhiễu tạp, sau đóthì lại đổi sang một đối tượng khác nữa, và rồi lại hướng vào một đối tượng thứba, v.v. Khi mà sự lôi kéo đó vẫn còn tiếp tục thì sự cảm nhận đối tượng sẽ trởnên rời rạc và rất yếu.

Khi vượt qua được chướngngại thứ nhất trên đây thì lúc đó sẽ thấy xuất hiện chướng ngại thứ hai. Chướngngại này có thể hiển hiện ra bằng hai cách. Khi ta muốn đưa sự chú ý vào đối tượngthì sẽ có một lực chống lại không cho sự chú ý hướng thẳng vào nơi mà mình muốn.Hoặc sự chú ý dù đã đến được và chạm được vào được đối tượng đã chọn thế nhưng lạibị tách ra khỏi đối tượng, tượng tự như đối tượng đẩy sự chú tâm của mình ra khỏinó.

Khi chướng ngại thứ nhấttan biến thì sự chú ý cũng sẽ không còn hướng vào một đối tượng nào nữa (không bị phân tâm thếnhưng cũng không nhất thiết hướng vào đối tượng đã chọn lựa)từ đó sẽphát sinh ra một thứ gì giống như là trống không và không mang một mục đích tìmkiếm nào cả.

Nên hiểu là khi nào lựclôi cuốn như được mô tả trên đây còn tồn tại thì khi đó sự cảm nhận đối tượng sẽcòn rất bất thường.

Khi nào đã vượt qua cảhai chướng ngại trên đây thì sự chú ý sẽ trụ vào đối tượng một cách tự nhiên. Sựchú ý đó sẽ giữ được sự vững chắc không những trong lúc đang tập luyện mà cảtrong cuộc sống thường nhật, và sự cảnh giác đó lại nhất thiết cũng là một yếutố quan trọng góp phần mang lại cách hành xử không chê trách được nói đến tronggiai đoạn thứ nhất.

Dù cho hai chướng ngạiđầu tiên trên đây đã bị loại bỏ thế nhưng ta phải tiếp tục duy trì sự cố gắng,bởi vì chính trong thời điểm này chướng ngại thứ ba sẽ hiện ra một cách rõ rệt.Chướng ngại này hiển hiện ra như là một sự thiếu chính xác trong khi phải hiểubiết về đối tượng, sự hiểu biết đó không được minh bạch, rõ nét, chính xác, khôngcó một vị thế rõ rệt như mong muốn (nói chung là còn lơ là). Dó đó phải gia tăng sựcố gắng thêm nữa để dồn tất cả sự chú ý vào đối tượng. Khi nào chướng ngại thứba chưa được loại bỏ thì phẩm chất của sự hiểu biết vẫn còn chưa được toàn vẹn.

Tiếp theo đó thì chướngngại thứ tư sẽ hiện ra thật rõ rệt. Chướng ngại này phát hiện như là một sự daođộng phi-khái-niệm, gần giống như là thuộc vào lãnh vực vật-lý, giống như một sựrung động khiến làm yếu đi phẩm chất của sự quan sát. Chướng ngại này tương tựnhư một sự rung nhẹ thật kín đáo tác động đến sự bình lặng của tâm thức. Khichướng ngại này tan biến thì một sự an bình sẽ tỏa rộng tương tự như "nhữngphút êm ả" nơi đồng áng vào lúc hoàng hôn. Đấy cũng chính là lúc mà phẩmchất của tri thức trở nên tuyệt vời nhất.

Nếu trong khi luyện tậpmà ta nhận thấy có một thể dạng mới lạ xảy ra hoặc nhận thấy một chi tiết pháthiện nào đó mà ta chưa hề biết đến, thì cũng có thể ta sẽ tự hỏi là những thứ mớilạ ấy sẽ mang lại sự lợi ích hay độc hại, ta phân vân không biết là nên pháthuy nó hay phải loại bỏ nó. Sự do dự đó là chướng ngại thứ năm. Khi nào sự chướngngại này còn tồn tại thì sự trong sáng của tri thức vẫn còn bị nhiễu loạn. Khinào đã loại bỏ được sự nghi ngờ đó thì sự hiểu biết sẽ tìm lại được các phẩm tínhcủa nó.

Các chướng ngại trên đâyđược nêu lên theo thứ tự xuất hiện tự nhiên của chúng, thế nhưng sau khi đã nhậnbiết được chúng lần đầu thì chúng sẽ có thể còn thỉnh thoảng hiển hiện trở lại saunày.

Dần dần khi đã loại bỏđược các chướng ngại thì sự minh mẫn sẽ càng trở nên sâu xa hơn, sự nhận thứctinh tế hơn, phẩm chất của sự hiểu-biết-tri-thức (conaissance-conscience /conciousness-knowledge)cũng sẽ được cải thiện hơn.

Khi nào năm thứ chướngngại đều được loại bỏ lâu dài thì một một thể dạng bên ngoài thật tinh tế sẽ táchrời khỏi đối tượng vật chất đã chọn, tương tự như là một sự hiển hiện nào đó đangxảy ra. Đấy là dấu hiệu cho biết là sự hiểu biết đã đạt được sự tinh tế và chínhxác cần thiết để giúp bước vào giai đoạn thứ ba.

Giai đoạn thứ ba

Sự quán thấy chính xác

Trước hết đấy là cáchnhìn thấy các nguyên tố của kinh nghiệm cảm nhận trực tiếp đúng như thế, không đượcmang một thành kiến nào, không được có một ý nghĩ tiên nghiệm nào (a priori),cũng không được có một sự tạo dựng tâm-thần nào và kể cả các tư duy mang tính cáchkhái niệm cũng không. Duy nhất chỉ quan sát các nguyên tố cảm nhận ấy với tất cảsự đơn giản của chúng. Muốn thực hiện được như thế thì phải nhờ vào sự tậptrung thật sâu(tứcgiai đoạn thứ hai trên đây).

Vậy phải suy nghiệm về cácnhân tố nào?

Trước hết đấy là các thànhphần vật-lý gồm ngũ giác và các đối tượng của chúng.

Ta quan sát xem khả năng của sự nhìn thấy: để biết là nóđang ở đâu? và sự sắc bén của nó đến mức độ nào?

Ta chiêm nghiệm các thể dạng bên ngoài có thể nhìn thấyđược, đấy có thể là màu sắc, hình dạng, sự kết hợp giữa màu sắc và hình dạng, hoặclà một chi tiết nào đó, thí dụ như thành phần trông thấy được của một vật thểchẳng hạn, và v.v. Chỉ cần đơn giản chiêm nghiệm chúng mà không được sử dụng tâm-thầnđể tạo dựng thêm bất cứ thứ gì từ sự nhìn thấy của mình, chỉ đơn giản chú ý đếnthể dạng bên ngoài nhìn thấy được.

Ta tiếp tục quan sát theocách trên đây về khả năng lắng nghe (xác định vị trí của nó và sự sắc bén củanó) và âm thanh, khả năng khứu giác và các thứ mùi, khả năng vị giác (tình trạngcó thể khác nhau đôi chút tùy theo vị) và các thứ vị, khả năng xúc giác - khả năng này phân tán trên khắp cơ thể - vàcác sự đụng chạm, sự đụng chạm cũng mang nhiều sắc thái khác nhau: sự đụng chạmcủa quần áo với thân thể, giữa các thành phần thân thể với nhau, sự va chạm vớicác vật thể bên ngoài, sự tiếp xúc giữa không khí và mũi khi hít thở, cảm giáckiến bò, ngứa, nhịp tim đập, cảm thấy đói hay khát, cảm thấy đang lên cơn sốt,và còn rất nhiều các thứ khác nữa.

Sau đó thì ta quan sátcác nhân tố phi-vật-lý, các nhân tố này tương đối khó xác định hơn. Vì quá tinhtế do đó nếu không thành công ngay thì nên quay trở lại cách tập luyện quán xétcác nhân tố vật-lý cho đến khi nào có thể đạt được một cấp bậc sắc bén thật caođộ của tri thức, trước khi thực hiện trở lại cách quan sát các yếu tố phi-vật-lý,như thế sẽ được dễ dàng hơn.

Vậy thì phải chiêm nghiệmcái gì? ấy là các nhân tố phi-vật-lý mang tính cách quan trọng chẳng hạn như sựhiểu-biết-tri-thức (connaissance-conscience / consciousness-knowledge). Thí dụkhi quan sát một sự đụng chạm (xúc giác)thì có thể ta sẽ nhìn thấy thể dạngtri thức mà ta có về sự đụng chạm ấy, có nghĩa là ý thức được sự đụng chạm cũngnhư phẩm chất của sự hiểu biết ấy, tức đấy có thể là một cách ứng xử mang tínhcách bám víu, ghét bỏ, hoang mang, một sự tập trung kém cỏi hay khá tốt, v.v.

Hoặc sự kiện đó cũng cóthể trở thành một sự "gặp gỡ" thật chính xác giữa sự đụng chạm, khả năngcảm nhận sự đụng chạm và tri thức liên quan đến sự đụng chạm. Hoặc cũng có thểnhận thấy một cách thật minh bạch thể loại cảm biết liên quan đến sự đụng chạm:chẳng hạn như dễ chịu, khó chịu hay trung hòa.

Sau đó nên tiếp tục tậpluyện như thế với các nhân tố phi-vật-lý khác, thí dụ như các yếu tố có thể kèmtheo sự "gặp gỡ": chẳng hạn như các ý định, sự hân hoan, sự vui thích,nghị lực, sự tin tưởng, sự quyết tâm, sự khéo léo tâm thần, sự bình lặng, v.v.Phải quan sát từng yếu tố một thật chăm chú hầu có thể nhận định được nó một cáchthật hoàn hảo.

Tiếp theo đó thì sẽ cóthể gom lại dễ dàng và không sợ nhầm lẫn: một bên là thành phần vật-lý và một bênlà thàng phần phi-vật-lý (tâm-thần, tâm-lý), và sẽ nhận thấy rằng không có một nhân dạng(être / being)nào cả, một con người hay một cá thể nàocả(vô ngã).Khi quán xét từng nhân tố một thì sẽ không tìm thấy bất cứ gì có thể xem đấy nhưlà một nhân dạng nào cả có thể gọi đấy là "tôi" hay là "chính làtôi".

Ngược lại, nếu tin làcó sự hiện hữu của một nhân dạng thì tất nhiên phải chấp nhận: hoặc nhân dạng ấyphải bị hủy diệt một ngày nào đó - và như thế là cách tin vào một sự đoạn diệt- , hoặc tin là sẽ không bao giờ có sự hủy hoại - và như thế là cách chấp nhận sựtin tưởng về một sự vĩnh hằng.

Vật-lý đơn thuần khônghàm chứa tri thức, tự nó không thể ăn, uống hay nói năng được, và nếu đấy chỉ đơnthuần là tâm-lý, thì tự nó cũng sẽ không làm được những chuyện ấy. Thế nhưng nếucả hai thứ ấy giúp đỡ lẫn nhau thì ta sẽ có cảm giác như đấy là một nhân dạngbiết ăn, biết uống hay biết nói năng. Cũng tương tự như một người mù thì khôngthể nào thấy đường để đi, một người bại liệt thì không đi được, thế nhưng nếu ngườimù cõng người bại liệt và người này chỉ đường cho người mù thì cả hai muốn đi đâucũng được.

Sự "quán thấy chínhxác" có nghĩa là nhận biết được phần vật-lý và phần tâm-lý đúng với thực chấtcủa chúng bằng cách vượt lên trên thể dạng con người.

Tất cả các dữ kiện trênđây cần phải được nhận biết một cách trực tiếp, thật vi tế, ngay trong từng khoảnhkhắc. Nếu không thì đấy chỉ là một sự hiểu biết mang tính cách trí thức không hềđược căn cứ vào kinh nghiệm cảm nhận, do đó sự hiểu biết ấy sẽ thiếu vững chắcvà đáng nghi ngờ.

Giai đoạn thứ tư

Thâm nhập vào các điều kiện

Khi phần vật-lý và tâm-lýđã được nhận định một cách minh bạch thì phải tìm kiếm nguồn gốc của chúng. Chúngkhông thể nào lại không có nguyên nhân được, lý do là vì chúng không giống nhaunơi tất cả mọi người và đồng thời cũng biến đổi trong từng khoảnh khắc một.

Vào lúc cuộc sống mới bắtđầu khởi sự thì phần vật-lý lệ thuộc vào các điều kiện đã có từ trước: sự hoangmang và mù quáng (vôminh nguyên thủy)che khuất bản chất đích thật của tình trạng đanghiện hữu (đang cảmnhận), các ý định tích lũy từ trước liên kết với các sự thèm muốn, bámvíu, và làm phát sinh ra các hành động tiếp nối nhau (nói chung đấy là nghiệp)mang tínhcách lợi ích hay độc hại và sẽ tạo ra các điều kiện quy định cho thể dạng vật-lýcủa sự hiện hữu hiện tại.

Tiếp theo đó thì phần vật-lýphải nhờ vào thức ăn để mà nuôi dưỡng nó, và thức ăn thì sẽ làm cho thể dạng bênngoài ấy phải biến đổi đi bằng cách giúp cho nó tiến hóa, và tạo ra các cảm giácliên hệ đến cái đói, sự tiêu hóa, hoặc cảm thấy no, v.v.

Các thể dạng tri thức lànguồn gốc làm phát sinh ra các cử động, biết thay đổi các tư thế của cơ thể, sựchuyển giọng lên xuống tạo ra tiếng nói, kể cả các thể dạng vật-lý phát sinh từsự vui mừng, lo buồn, sự trong sáng, sự sợ hãi, yêu thương, hay oán hận, v.v.

Cái nóng hay cái lạnh cũngtạo ra các phản ứng vật-lý khác nhau: toát mồ hôi, lên cơn sốt, hay rét run,v.v.

Nói chung đấy là các điềukiện tác động vào phần vật-lý.

Về phần tâm-lý thì cóthể nói một cách tổng quát là nó lệ thuộc vào năm giác quan vật-lý và khả năngnhận thức, và cả sáu thể loại đối tượng tương quan với chúng là: nhìn thấy được,nghe được, ngửi được, nếm được, sờ mó được và hiểu được. Cần phải có khả năngthị giác và các hình tướng có thể trông thấy được để mà từ đó phát sinh ra trithức thị giác... Cần phải có khả năng nhận thức và những thứ gì có thể hiểu biếtđược để làm phát sinh ra tri thức tâm-thần. Và rồi thật nhiều các yếu tố phi-vật-lý(xinh đẹp, xấuxí, êm tai, đinh óc, thơm, thối, ngọt, cay, mịn màng, gồ ghề, vui sướng, tức giận,v.v...)sẽ ghép thêm vào các thứ tri thức ấy.

Vì thế người ta hiểu rằng,trong bất cứ một hình thức hiện hữu nào thì cũng chỉ gồm có phần vật-lý và phầntâm-lý trói buộc vào nhau bằng các nguyên nhân và hậu quả. Không có gì cho thấylà một sự chuyển dịch từ sự hiện hữu này sang một sự hiện hữu khác. Thế nhưngcác nhân tố hiện tại không thể nào có được nếu không có các nhân tố thuộc quákhứ. Do đó thật hết sức rõ ràng là không thể có bất cứ gì hiển hiện ra mà khôngcó một nguyên nhân, và không có gì có thể phát sinh từ một nguyên nhân duy nhất.Tất cả đều phát sinh từ thật nhiều nguyên nhân. Nếu tất cả các điều kiện hội đủthì hậu quả sẽ sinh ra. Chỉ cần thiếu một điều kiện nào đó cũng không đủ để đưađến hậu quả.

"Tôi có hiện hữutrong quá khứ hay không? Nếu có, thì tôi đã từng là ai? Tôi vừa trải qua mộtgiai đoạn nào trước đây? - Tôi sẽ còn hiện hữu trong tương lai hay không? Tôi sẽra sao? Tôi sẽ phải trải qua một giai đoạn như thế nào? Có phải là tôi đang ởtrong hiện tại? Có phải là tôi không ở trong hiện tại? Tôi là ai? Tôi từ đâu đến?Tôi sẽ đi về đâu? " Nếu nhìn cẩn thận vào tất cả những gì đã được trình bàythì các thắc mắc đại loại như các câu hỏi trên đây sẽ không còn đặt thành vấn đềnữa (nếu nhìnvào sự vận hành liên đới giữa sáu loại giác cảm làm phát sinh ra sáu thứ tri thứcgiác cảm, và kèm thêm vào sáu thứ tri thức giác cảm ấy đủ mọi thứ hình thức diễnđạt phát sinh từ sáu thứ tri thức giác cảm, thì sẽ thấy rằng các câu hỏi trênđây không có một căn bản vững chắc nào có thể đứng vững được - ghi chú thêm củangười dịch).

Nếu biết nhìn tất cả mọisự vật dưới góc cạnh khởi đầu và chấm dứt, sự sinh và cái chết của chúng thì sẽdần dần có thể thâm nhập được sâu hơn vào các điều kiện vật-lý và tâm-thần.

Giai đoạn thứ năm

Nhận biết được Con Đường

Trong giai đoạn này phảiquan sát thật cẩn thận để nhận ra các đặctính chung cho tất cả các nhân tố, vật-lý cũng như phi-vật-lý.

Trước hết là quán xétcác nhân tố vật-lý và phân tích tính cách tạm thời của chúng: tất cả đều đượcgiới hạn bằng sự bắt đầu và sự chấm dứt của chúng, chúng hiển hiện ra, chỉ kéodài được một khoảng thời gian nào đó và sau đấy thì chấm dứt, chúng rất mongmanh, không bền vững, phù du, và hư hoại.

Thật hết sức rõ ràng,trong khuôn khổ của sự sống, phần vật-lý chỉ có tính cách tạm thời, bởi vì ngườita thấy rõ là thân xác biến đổi: người già khác với người trưởng thành, ngườitrưởng thành khác với một đứa trẻ, một đứa trẻ thì khác với một hài nhi.

Trên một bình diện tinhtế hơn, thì các thành phần thân thể cũng biến đổi trong từng khoảnh khắc một,thí dụ như khi cử động (tay chân, bắp thịt, bụng vai thay đổi hình dạng ít hay nhiềukhi cử động). Có thể nhận thấy trong từng giây phút một sự biến đổitrong các lãnh vực xúc giác, sự phát sinh của âm thanh, mùi, những gì trông thấy,v.v. Mỗi nhân tố vật-lý kéo dài thật ngắn, nó hiện ra và biến mất.

Sự xuất hiện và biến mấtliên tục tạo ra một quá trình biến đổi không ngưng nghỉ, và nếu quan sát kỹ thìsẽ thấy quá trình ấy hiển hiện ra như là một sự bất toại nguyện, khó chịu, kể cảtrường hợp không thể nào chịu đựng nổi. Và đồng thời các nhân tố, mang tính cáchgiới hạn bởi sự khởi đầu và chấm dứt, cũng không hề bền vững, và chính sự khiếmkhuyết đó sẽ làm phát sinh ra sự bất toại nguyện. Đấy là cách quán xét sự bấttoại nguyện của thành phần vật-lý.

Hơn nữa những gì hiểnhiện ra, biến mất và đổi thay không ngừng không thể nào có thể được xem như nhữngthực thể trường tồn, độc lập, riêng cho một con người nhất định nào đó. Không cómột nhân tố nào hàm chứa một thực thể như thế, và cũng không có một nhân tố nàothuộc vào một con người nào cả, bởi vì không có thể tìm thấy được con người ấy trongbất cứ nơi đâu. Ngoài ra cũng không thể chủ động được các nhân tố, bởi vì khi cácđiều kiện hội đủ thì nhân tố sẽ hiện ra và không thể nào ngăn chận được. Thế nhưngnếu các điều kiện không kết hợp đủ thì nhân tố cũng sẽ không sinh ra, và sẽ khôngcó cách gì có thể làm cho nó hiển hiện ra được. Do đó cần phải ý thức được tínhcách vô-cá-thể của tất cả các nhân tố vật-lý (ngày nay y khoa có thể thay lắp các cơ quan củangười này sang người khác, kể cả các cơ quan của người chết cũng có thể dùng lạiđược, do đó nếu nhìn vào thân xác để gọi đấy là "tôi" thì thật là sailầm, đấy là tính cách vô-cá-thể của vật-lý). Trên đây là ba đặc tínhchung của các nhân tố vật-lý (tạm thời, bất toại nguyện và vô cá tính).

Ba đặc tính trên đây cũnghàm chứa chung trong các nhân tố phi-vật-lý, nhất là những gì thuộc vào cáckinh nghiệm cảm nhận như: sự gặp gỡ (giữa khả năng cảm nhận, đối tượng cảm nhậnvà tri thức đối tượng), thể loại nhận biết (thích thú, khó chịu, hay trung hòa),sự nhận thức (đối tượng) và ý định (tức dùng để nhận thức đối tượng).

Sau đây là sự quán xétlần lượt các đặc tính tạm thời, bất toại nguyện và vô-cá-tính, theo từng thể loạimột. Tuy nhiên khi đến lượt của các thể dạng của tri thức thì phải khởi sự bằngthể dạng thứ nhất là quan sát đặc tính này hay đặc tính kia trong số các đặc tínhcủa thành phần vật-lý, thể dạng thứ hai lại quan sát trở lại thể dạng thứ nhấtvà các đặc tính của nó (tạm thời, bất toại nguyện và vô cá tính), và sau đó làthể dạng thứ ba lại quan sát thể dạng thứ hai, và cứ theo một chuỗi tiếp nối tiếptục như thế, sau hết thì có thể đi đến thể dạng thứ mười nhận biết thể dạng thứchín.

Ngoài ra còn phải quán thấycác đặc tính giống như thế nơi tất cả mọi vật thể, dù là bất động hay sinh động.

Khi suy nghĩ rằng tôi đangchiêm nghiệm, thì tất nhiên sẽ tin vào một cái tôi. Thế nhưng cái tôi ấy sẽ bịloại bỏ ngay khi nhận thấy rằng đấy chỉ là các nhân tố này suy nghiệm về các nhântố kia thế thôi.

Suy nghiệm về đặc tính khôngbền vững sẽ loại bỏ được sự nhận thức về sự trường tồn. Quán xét về sự bất toạinguyện sẽ loại bỏ được cách cảm nhận là cuộc sống mang tính cách thích thú. Chútâm vào tính cách vô-cá-thể sẽ loại trừ được sự tin tưởng là có sự hiện hữu củamột cá thể con người.

Tiếp theo đó, đối với tấtcả các nhân tố cũng sẽ chỉ cần tập trung vào sự xuất hiện và sự biến mất của chúngcũng đủ. Khi chúng xuất hiện thì các nhân tố không phải là những gì có sẵn trongmột kho dự trữ. Khi chúng biến mất thì cũng không phải là đem chúng mà cất vàokho. Chúng hiển hiện ra không nhất thiết là phải hiện hữu từ trước, và chúng sẽhoàn toàn biến mất sau khi đã hiện hữu. Khi các điều kiện hội đủ, nhân tố hiểnhiện. Khi các điều kiện chấm dứt, nhân tố biến mất. Tóm lại, chỉ có những gì tấtsẽ phải biến mất sau này thì mới có thể hiển hiện ra được, và tất cả những gìhiển hiện ra rồi cũng sẽ phải biến mất.

Mỗi khi trông thấy mộtsự hiển hiện, thì phải hiểu rằng đấy là những gì hoàn toàn mới mẻ đang thànhhình. Khi chiêm nghiệm một sự hiển hiện cùng với các điều kiện của nó thì sẽ quánnhận được rằng sự lôi kéo giữa nguyên nhân và hậu quả sẽ ngăn chận không cho dòngtiếp nối của các khoảnh khắc bị gián đoạn.

Mỗi khi trông thấy mộtsự hiển hiện và một sự biến mất với các điều kiện của chúng thì sẽ hiểu được làcác nhân tố tự chúng không có một quyền lực gì cả (để chen vào hay thay đổi được hai quá trình hiểnhiện và biến mất đó).

Mỗi khi quan sát một sựbiến mất cùng với các điều kiện của nó thì sẽ quán nhận được là hậu quả chấm dứtkhi các nguyên nhân chấm dứt, và cũng sẽ hiểu là bằng cách nào thì sẽ có thể làmcho hậu quả chấm dứt.

Trong khi cố gắng để đisâu vào các điểm trên đây thì nhiều hiện tượng thật kỳ diệu cũng có thể phátsinh, chúng thật tuyệt vời đến độ có thể khiến cho ta ngỡ rằng đấy chính là sự hoànthiện tối thượng. Thế nhưng thật ra thì phải xem đấy chỉ là những gì tạm bợ, tứccó nghĩa là bất toại nguyện, lệ thuộc vào điều kiện, tức là chỉ để bị hủy hoại,và do đó phải buông xả chúng: "Cáchiện tượng ấy không phải là con đường cũng chẳng phải là mục đích".Con đường đúng đắn phải là một sự suy nghiệm về sự hiển hiện và biến mất khi chúngđã được loại bỏ tất cả mọi sự phát hiện mang tính cách phi thường (ngoạn mục).

Giai đoạn thứ sáu

Cuộc hành trình

Khi nào tháo bỏ được nhữngthứ phát hiện tuyệt vời và quán xét được một cách thật chú tâm sự hiển hiện vàsự biến mất của các nhân tố vật-lý và tâm-thần, thì nhịp tiếp nối giữa các khoảnhkhắc cũng sẽ gia tăng thật nhanh. Chính lúc ấy là lúc đình chỉ không nhìn vào sựbắt đầu, sự duy trì, vào quá trình hay là các nhân tố nữa, mà duy nhất chỉ chútâm vào sự biến mất.

Trong bối cảnh đó, khi đãý thức được nhân tố vật-lý và thấy nhân tố đó chấm dứt thì sự hiểu biết mà ta cóvề sự kiện ấy cũng chấm dứt theo. Quan sát liên tục về cả hai sự biến mất ấy (nhân tố biến mấtvà ý thức về sự biến mất ấy, cả hai đều biến mất)sẽ giúp thấy rõ tínhcách giai đoạn, tức là sự bất toại nguyện và vô-cá-tính của tất cả mọi vật thể.Nếu tiếp tục cố gắng và ra sức thêm mãi để luôn nhìn thấy những sự hủy hoại đóthì tất cả mọi nhân tố của kinh nghiệm cảm nhận sẽ hiển hiện ra thật hết sứckinh khiếp và vô cùng nguy hiểm, và sẽ khiến cho ta phải kinh tởm chúng.

Thế nhưng sự biến mấtchỉ có thể xảy ra khi nào có sự hiển hiện, và đến lượt nó cũng thế sự hiển hiệncũng hết sức là kinh khiếp và vô cùng nguy hiểm. Trái lại thì sự vắng mặt của sựhiển hiện có thể xem như là một nơi nương tựa vững chắc và an bình. Ta sẽ phảivỡ mộng (tỉnh ngộ)trước tất cả các nhân tố mang tính cách tạm thời, sẽ không bám víu vào chúng nữa,ta chỉ mong ước được xả bỏ chúng, thoát ra khỏi chúng.

Hơn thế nữa ta sẽ thấyrõ hơn là chẳng có một thứ vật-lý nào hay tâm-thần nào là "tôi" là"của tôi" mang tính cách trường tồn và vững chắc, vĩnh hằng và bất diệt.Ta trở nên vô cảm với tất cả, và nếu như sự hiểu biết nhờ đó mà đạt được sự anbình của thể dạng "phi-điều-kiện" (không còn điều kiện nào tương kết để tạo tác)thìsự hiểu biết sẽ trụ vào đấy. Nếu không thì lại phải tiếp tục quán xét về ba thứđặc tính (tức cónghĩa là phải tiếp tục luyện tập thêm nữa).

Giai đoạn thứ bảy

Sự hoàn thiện

Bước nhảy vào thể dạng"phi-điều-kiện" sẽ triệt tiêu vĩnh viễn tất cả mọi hình thức của sự bámvíu, ghét bỏ và các thứ ảo giác chưa loại bỏ được.

Bước nhảy vào thể dạngphi-điều-kiện cho thấy có vài khía cạnh hơi khác biệt nhau đôi chút tùy theo hànhtrình trên con đường, thế nhưng thể dạng phi-điều kiện thì tự nó lúc nào cũngchỉ là một sự an bình thật toàn vẹn, không có gì tạo tác hay vĩnh cữu, không cógì cấu hợp, không có gì sinh ra, không có gì biến đổi, không có gì già đi,không có gì chết, và vỏn vẹn chỉ có sự từ bỏ, buông xả và giải thoát. Sự chấm dứtcủa tất cả mọi quá trình đều mang tính cách vĩnh viễn.

Bures-Sur-Yvette,02.01.12
Hoang Phongchuyển ngữ


(CÙNG TÁC GỈA / DỊCH GỈA)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2012(Xem: 7591)
Chân Như vừa huân tập ở hai mặt ‘bên trong’ và ‘bên ngoài’. ‘Bên trong’ là huân tập trong tâm hành giả. ‘Bên ngoài’ là huân tập từ bên ngoài, tức là từ chư Phật, Bồ-tát...
07/04/2012(Xem: 8165)
Đã nhiều năm nay, rất nhiều người than phiền rằng tôi không tuân thủ theo những quy tắc hay chuẩn mực thông thường. Điều này hoàn toàn đúng. Không may thay, những người như tôi hầunhư luôn phải tuân theo những truyền thống, những chuẩn mực văn hóa nhất định. Như các bạn đều biết, thế giới này ngập tràn những danh xưng,khái niệm, và thực tế là văn hóa,
06/04/2012(Xem: 16292)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
06/04/2012(Xem: 8339)
Rõ ràng, trong các mối quan hệ của con người thiết lập, thì mối quan hệ thầy đối với trò có một vai trò quan trọng trong đời sống thăng tiến tri thức và chuyển hóa tâm linh...
06/04/2012(Xem: 9890)
Truyện kể về những bậc thánh siêu phàm trong Phật Giáo - Tác giả: Ngô Trọng Đức; Dịch giả: Từ Nhân
04/04/2012(Xem: 6989)
Trong truyền thống Khổng giáo, quan hệ giữa thầy và trò được coi trọng hơn giữa cha mẹ và con cái, và người thầy được xếp vị trí chỉ sau nhà vua mà trên tất cả mọi hạng người trong xã hội. Khổng giáo đã nâng vai trò người thầy lên một tầm mức quan trọng, và qua lịch sử truyền thừa của mình, tinh thần đó đã được phản ánh một cách rõ nét. Phật giáo không phân cấp khinh trọng các mối quan hệ như Khổng giáo. Theo Phật giáo, mỗi mối quan hệ đều có tầm quan trọng riêng của nó, và một con người để hình thành nên nhân cách và tài năng hẳn có sự chi phối từ nhiều phía: cha mẹ, thầy giáo, môi trường xã hội và chính cả bản thân người đó.
04/04/2012(Xem: 6326)
Phật hóa gia đình là trách nhiệm chung của nền văn hóa tâm linh Phật giáo Việt Nam, nhằm hướng dẫn khuyến khích động viên quý Phật tửnam nữ tại gia phát tâm quy y Tam bảo, giữ gìnnăm điều đạo đức và nỗ lực nghiên cứu học tập, ứng dụng lời Phật dạy vào cuộc sống, trao dồi rèn luyện đạo đức cá nhân, xây dựng nếp sốnggia đình hạnh phúc, trên thuận dưới hòa, đóng góp lợi ích xã hội và hộ trì Tam bảo với tinh thầnđạo pháp và dân tộc đất nước Việt Nam.
04/04/2012(Xem: 7567)
Mối quan hệ thầy trò là một trong những mối quan hệ căn bản của con người có tầm ảnh hưởng rộng lớn đến tri thức, tư tưởng, phẩm cách, đạo đức, v.v… và đặc biệt là trong Phật giáo, mối quan hệ thầy trò mang đậm tính cách kế thừa về tâm linh, về sự tu chứng, về đức hạnh, về hành Bồ tát đạo… Để trở thành người đệ tử của Phật, điều đầu tiên và cần thiết là quy y Phật, Pháp, Tăng. Với sự nương tựa Tam bảo đầu tiên, thì Phật là vị Thầy dẫn đường vĩ đại nhất đối với người đệ tử, mà kinh điển thường gọi là vị đại Đạo sư, từ đây mối quan hệ thầy trò trong đạo được hình thành.
03/04/2012(Xem: 14557)
Thập Bát La Hán tượng trưng cho tín ngưỡng đặc thù dân gian. Cuộc đời của các Ngài siêu nhiên kỳ bí nhưng rất mực gần gũi chúng sanh.
03/04/2012(Xem: 16090)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]