Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Câu Chuyện Một Con Đường

26/01/201204:52(Xem: 6989)
Câu Chuyện Một Con Đường

CÂU CHUYỆN MỘT CON ĐƯỜNG..
Hoang Phong


ducphatthichcamauniĐứcThích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một ConĐường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìmthấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúcấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình đểtrỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm naychúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài vàbước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.

Chúng ta cũng không khác gì một đoànngười cùng bước đi trên Con Đường, một đoàn người vô cùng phức tạp: khác biệtnhau về đủ mọi mặt, từ tuổi tác, sức khỏe, văn hóa đến trình độ hiểu biết... Cónhững người thanh thản và yên lặng tiến bước; có những người bận rộn ngược xuôinhằm khuyến khích và dìu dắt người khác, thậm chí đưa cả lưng mình để cõng ngườiyếu đuối; lại cũng có kẻ chỉ thích đứng ở các trạm đón xe và chờ người đến rước.Ấy là chưa nói đến các cảnh tượng chen lấn và móc túi, hoặc lường gạt và lợi dụngnhau... Hơn nữa cũng có nhiều người không nhìn theo hướng ngón tay để tiến bướcmà chỉ lanh quanh tìm kiếm của cải của người khác đánh rơi hoặc vứt bỏ lại, để rồinào ôm, nào vác, nào đội lên đầu để mà vừa đi vừa vấp ngã. Không những thế, trênđường lại cũng có những đoàn người đi ngược chiều và chúng ta phải nép sang mộtbên để tránh không đâm sầm vào họ. Nhìn sang hai bên vệ đường thì chúng ta cũngsẽ thấy nhiều cảnh tượng thật huyên náo: nào chợ búa, cửa hàng, nhà hát, sòng bài,kể cả những cảnh lường gạt, đâm chém, bắn giết, bom nổ, nhà cháy, cầu sập..., vàcũng có một số người dừng lại để mải mê nhìn và trong lòng thì vẫn còn cứ muốnxông vào để tham gia.

Bài viết ngắn này phác họa lại bằngmột vài nét thật đơn sơ hình ảnh của Con Đường đó với đoàn người đang lầm lũi bướcđi, hầu giúp cho mỗi người trong chúng ta nhìn thấy chính mình trên Con Đườngđó để chọn cho mình một cách tiến bước tốt đẹp nhất. Thật vậy khi còn tại thế ĐứcPhật đã từng giảng dạy về Con Đường cho mọi người theo nhiều trình độ hiểu biếtkhác nhau. Ngài đã giải bày cho những người nông dân chất phác, thế nhưng cũngtừng đưa lên một cánh hoa và không nói lên một lời nào cả để giảng về Con Đườngấy cho những người khác. Sự kiện đó cho thấy tuy Con Đường luôn là một, lúc nàocũng là một, thế nhưng lại mang nhiều sắc thái khác nhau. Vì thế mà Vị Thầy cũngđã phải sử dụng nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau.Sau khi Ngài tịch diệtthì Con Đường thay Ngài làm Vị Thầy để hướng dẫn chúng ta, và các đệ tử đã họpnhau lại để cố giữ gìn cho Con Đường luôn được chỉnh trang và quang đãng. Họ quétdọn rác rưởi, thu dọn chướng ngại và mở rộng thêm, mỗi lần như thế thì lại gọilà một Đại Hội Kết Tập Đạo Pháp. Vì mục đích thích ứng với các trào lưu tư tưởngvà các nét đặc thù văn hóa địa phương của từng thời đại và cũng do tánh khí khácbiệt của các đệ tử sau này mà Con Đường đã có đôi chút biến dạng và cũng đã khoácthêm cho mình một vài trang trí mới khiến quang cảnh có phần khác đi phần nào.Ngoài những người mặc áo màu nghệ ra thì người ta còn trông thấy trên Con Đườngcó cả những người mặc áo màu đen, màu lam, màu đỏ sậm, màu nâu...

Thật thế, ngay từ lần Kết Tập tổ chức vào thế kỷ thứ III trước Tây Lịch,người ta cũng đã thấy xuất hiện hai tông phái khác nhau. Sau đó đến lần Kết Tậpvào thế kỷ thứ I sau Tây lịch thì hai tông phái này đã nhân lên gấp đôi, và mỗitông phái lại gồm có nhiều học phái, tổng cộng là 18 học phái tất cả. Thế nhưnghầu hết các học phái này đã mai một và chỉ còn lại một học phái tồn tại đến naydưới một hình thức mới gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy hay Theravada. Đồng thời cũngvào khoảng thế kỷ thứ I, người ta cũng thấy xuất hiện trên Con Đường một mộtkhuynh hướng mới gọi là Đại Thừa. Đại Thừa sau đó lại chia ra thành nhiều tôngphái, học phái và chi phái khác nhau, chủ trương nhiều phép tu tập khác nhau.

Tóm lại hiện nay trên Con Đường cóhai khuynh hướng hay hai chủ trương chính yếu là Phật Giáo Nguyên Thủy Theravada và Phật Giáo Đại Thừa Mahayana. Sựkhác biệt giữa hai khuynh hướng này thuộc vào lãnh vực "thực hành"nhiều hơn, trong khi đó thì "cứu cánh" luôn chỉ là một.

Phật giáo Nguyên Thủy còn được gọi làPhật Giáo "Nam Tông" hay "Tiểu Thừa". Sở dĩ gọi là NguyênThủy bởi vì phần giáo lý căn bản hoàn toàn được dựa vào các kinh sách gốc, tứccác kinh sách có nội dung cổ xưa và được xem là chính thống, đấy là Tam TạngKinh. Tuy nhiên cũng khó biết là giữa kinh sách Nguyên Thủy và kinh sách Đại thừathì kinh sách nào xưa hơn, bởi vì tất cả kinh sách bằng chữ viết đều xuất hiện rấtgần nhau vào khoảng thế kỷ thứ I trước Tây Lịch.

Phật Giáo Nguyên Thủy còn được gọi làPhật Giáo "Nam Tông" vì sau này được phát triển tại các quốc gia thuộcvào phía đông và phía nam của bán lục địa Ấn Độ, gồm các quốc gia như Tích Lan,Miến Điện, Thái Lan và Campuchia. Thế nhưng trên thực tế thì cách gọi đó cũngkhông được chính xác lắm, bởi vì trước đây hầu hết các quốc này như Miến Điện(Myanmar), Thái Lan và Campuchia đều theo Phật Giáo Đại Thừa và chỉ sau đó thìmới chuyển sang Phật Giáo Nguyên Thủy do quyết định của vương quyền thời bấy giờ.

Nếu gọi Phật Giáo Nguyên Thủy là "TiểuThừa" thì lại càng không đúng hơn nữa, bởi vì chữ "Tiểu Thừa" đượcnêu lên trong các kinh sách Đại Thừa nhằm mục đích phân biệt với chủ trương tutập mới của tông phái này, bởi vì theo Đại Thừa thì việc tu tập không nhất thiếtchỉ mong cầu tìm thấy sự giác ngộ cho riêng mình còn phải giúp đỡ tất cả chúngsinh khác tìm thấy sự giải thoát. Tóm lại nếu gọi Phật Giáo Nguyên Thủy là"Nam Tông" hay "Tiểu Thừa" thì không được đúng lắm, và nếu nhưkhông muốn gọi là Nguyên Thủy thì cũng có thể gọi tông phái Phật Giáo này làTheravâda, tiếng Pa-li theravâdacónghĩa là con đường xưahay giáo lý xưa. Vậy tóm lại có những gì khácbiệt trên căn bản giữa hai khuynh hướng Nguyên Thủy và Đại Thừa? Sự khác biệtthứ nhất thuộc lãnh vực kinh sách, sự khác biệt thứ hai là phép tu tập của ĐạiThừa rộng hơn và có phần nhập thế hơn.

Giáo lý căn bản của Phật Giáo NguyênThủy được quy định bởi các kinh sách xưa hay chính thống gọi là Tam Tạng Kinh,trong khi đó thì kinh sách của Đại Thừa gồm chung cả Tam Tạng Kinh và cả cáckinh sách "xuất hiện muộn", tức là các kinh sách được trước tác từ thếkỷ thứ I trước Tây lịch đến các thế kỷ thứ V và thứ VI, kể cả các kinh sáchtan-tra xuất hiện muộn hơn nữa tức vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thứ X. Tuynhiên tất cả các tông phái đều cho rằng kinh sách thuộc tông phái của mình đềuxuất phát từ thời kỳ của Đức Phật lịch sử, bằng cách viện dẫn là Đức Phật thuyếtgiảng theo nhiều trình độ khác nhau nhằm vào các đối tác khác nhau, các kinh sáchliên hệ được cất dấu để tránh khỏi bị mất mát vì chiến tranh và cướp phá và chỉđược tìm thấy khi cơ duyên hội đủ. Thật thế việc khám phá kinh sách dấu kín thườngxảy ra trong quá khứ ở Tây Tạng.

Tóm lại Phật Giáo Nguyên Thủy và PhậtGiáo Đại Thừa không phải là hai "học phái" hay "tông phái" khácnhau, mà đúng ra chỉ là hai thái độ hayhai chủ trương tu tậpkhác nhau, và cùng tiến bước trên một Con Đường chung.Trên phương diện áp dụng thì Phật Giáo Nguyên Thủy đòi hỏi người tu hành phảitách rời sự sinh hoạt của mình ra khỏi đời sống thế tục, phải tuân thủ thật nghiêmtúc giới luật, nhắc nhở mình luôn phải buông xả và hướng vào thể dạng giảithoát của một vị A-la-hán. Trong khi đó thì Phật Giáo Đại Thừa nêu lên hình ảnhlý tưởng của một người Bồ-tát nhất định chối bỏ sự giác ngộtối thượng của mìnhđể lưu lại trong thế giới Ta-bà hầu tiếp tục giúp đỡ tất cả chúng sinh.

Nếu muốn bước vào Đại Thừa một cáchvững chắc và dễ dàng thì cũng nên có một số hành trang tối thiểu nào đó về PhậtGiáo Nguyên Thủy. Nói như thế không có nghĩa là Phật Giáo Nguyên Thủy chỉ mangtính cách giai đoạn, mà thật ra tự nó cũng là một tông phái đầy đủ và toàn vẹn.Phật Giáo Đại Thừa trái lại dù mang một số khía cạnh và thể dạng khá sâu sắc, thếnhưng các phương pháp tu tập thì lại quá đa dạng. Dù sao đi nữa nếu khởi sự bướcvào Con Đường với hành trang của Phật Giáo Nguyên Thủy thì đến một lúc nào đó mộtsự đòi hỏi khác cũng có thể sẽ tự nhiên phát sinh thúc đẩy người tu tập nên chọnthêm cho mình cách hành xử của Đại thừa. Thật ra thì đấy cũng không phải là cáchloại bỏ Phật Giáo Nguyên Thủy khi đã bước được vào Đại Thừa, bởi vì sự chính xácvà tinh khiết của Phật Giáo Nguyên Thủy luôn luôn là những gì thật cần thiếtcho người tu tập. Tóm lại là Phật Giáo Nguyên Thủy cũng như Đại Thừa cả hai đềubổ khuyết cho nhau.

Thoạt nhìn thì Phật Giáo Đại Thừa vôcùng phức tạp, đến độ một số người tu tập theo Phật Giáo Nguyên Thủy có thể chorằng Phật Giáo Đại Thừa đi trệch ra ngoài Con Đường. Thế nhưng trên thực tế thìcác hình thức "biến đổi" chỉ là một sự tiến hoá giúp Con Đường mở rộngthêm vào thế giới thật đa dạng này của chúng ta và mang lại cho Phật Giáo nóichung nhiều khía cạnh mới mẻ và sâu sắc hơn. Phật Giáo Nguyên Thủy tự cho mìnhlà giữ đúng theo giáo lý do Đức Phật thuyết giảng, thế nhưng thật ra thì cũng đãbiến đổi không ít theo dòng thời gian, nhằm thích ứng với các bối cảnh địa phươngvà các xu hướng khác nhau. Một cách thật tổng quát thì có thể xem Phật GiáoNguyên Thủy mang ít nhiều tính cách "chính thống" khá gò bó và luônquan tâm giữ đúng theo những gì được ghi chép trong các kinh sách xưa, trongkhi đó thì Phật Giáo Đại Thừa mang nhiều khía cạnh "cởi mở" và mang ítnhiều khía cạnh "nhập thế" hơn. Vậy Phật Giáo Đại Đại Thừa thật sự làgì?

Nếu Phật Giáo Nguyên Thủy chủ trươnghình ảnh tinh khiết của một vị A-la-hán thì Phật giáo Đại Thừa đề cao trọng tráchcủa một vị Bồ-tát. Trên Con Đường, nếu tu tập theo Phật Giáo Nguyên Thủy thì cứnhìn vào vị A-la-hán trước mặt mà bước theo, nếu tu tập theo Đại Thừa thì sẽ cùngsánh vai với người Bồ-tát để hành động như một người Bồ-tát. Hơn nữa ngoài hìnhảnh lý tưởng của người Bồ-tát ra thì Phật giáo Đại Thừa còn kết nạp thêm đủ mọithứ thần linh địa phương, hiền hoà cũng có mà hung tợn cũng có, và đồng thời vôsố các vị Phật cũng xuất hiện thêm. Do đó Con Đường đối với Đại Thừa cũng trở nênđông đảo và vui nhộn hơn. Phật Giáo Đại Thừa gồm có ba tông phái hay ba học pháilớn và chính yếu là Tịnh Độ, Thiền học và Kim Cương Thừa.

Thuở xưa tại Ấn Độ có một vị vua giàucó và rất thông minh xuất gia mang pháp danh là Dharmakara và nguyện rằng sau khithành Phật thì nếu có bất cứ chúng sinh nào thành tâm cầu khẩn thì Ngài sẽ tiếpdẫn vào cõi Cực Lạc. Sau nhiều kiếp tu tập thì vị này đạt được sự giải thoát toànvẹn và trở thành một vị Phật mang tên là A-di-đà, hội đủ khả năng tiếp dẫn chúngsinh đúng như lời nguyện ước trước đây của Ngài. Nếu chúng sinh nào muốn đượctiếp dẫn về cõi Cực Lạc sau khi chết thì phải thành tâm kêu gọi đến lòng từ tâmcủa Ngài. Đấy là "pháp môn" Tịnh Độ. Thế nhưng cũng cần phải hiểu làĐức Phật A-di-đà còn nguyện rằng "Cho đến khi nào vẫn còn một chúng sinh chưađược giải thoát thì mình vẫn chưa nhập vào cõi Cực Lạc", và đấy là những gìcho thấy một cấp bậc cao hơn của Tịnh Độ, tức là sự liên kết chặt chẽ giữa lòngTừ Bi và sự Giác Ngộ.

Căn bản giáo lý của Tịnh Độ được căncứ vào ba tập kinh là Vô Lượng Thọ Kinh,A-di-đà KinhQuán Vô Lượng Thọ Kinh. Pháp môn Tịnh Độ chỉ chú trọng đến đức tinvà sự cầu khẩn do đó thường được xem là một phép tu tương đối "dễ dàng".Dầu sao đi nữa thì phép tu này cũng cho thấy một số trở ngại nào đó không thuậnlợi lắm cho việc tìm hiểu sâu xa giáo lý của Đức Phật lịch sử là Đức Thích-ca Mâu-ni.

Thiền Tông hay Thiền Học còn gọi là Zen hay T'chan. Thiền tông được một vị thầy người Ấn là Bồ-đề Đạt-ma hệ thốnghóa tại Trung Quốc vào thế kỷ thứ VI. Thế nhưng người ta thường có khuynh hướngxem Thiền Tông phát xuất từ giai thoại gọi là "niêm hoa vi tiếu" (cầmhoa mỉm cười) từ thời kỳ Đức Phật Thích-ca Mâu-ni còn tại thế. Trong một buổi thuyếtgiảng, Đức Phật cầm một cành hoa đưa lên nhưng không nói một lời nào, đại chúngngơ ngác, chỉ có một người đệ tử là Ma-ha Ca-diếp mặt bỗng bừng sáng và mỉm cười.Sự yên lặng của Đức Phật và nụ cười của Ma-ha Ca-diếp biểu trưng cho sự quán nhậnhiện thực một cách trực tiếp, vượt khỏi tính cách quy ước và nhị nguyên của ngôntừ. Do đó người ta xem Ma-ha Ca-diếp là vị Tổ thứ nhất của Thiền Tông Ấn Độ vàBồ-đề Đạt-ma là vị Tổ thứ 28 mang Thiền Tông vào Trung Quốc.

Thiền Tông có thể xem như một phéptu bằng "đường tắt", và nếu đã gọi là "đường tắt" thì tấtnhiên cũng có nghĩa là một con đường "ngắn" và "khó", và đươngnhiên đấy cũng là những gì ngược hẳn lại với con đường của Tịnh Độ trên đây. Kinhsách đặc thù của Thiền học gần như không có gì ngoài một bộ kinh của Đại Thừa nóichung rất gần với quan điểm Thiền Tông là bộ Nhập Lăng Già Kinh,và một số các tập sách khác ghi chép các"công án". Công án là các câu phát biểu hay các mẫu chuyện ngắn mangtính cách "bất ngờ", "phi lý" hoặc có thể là các câu trả lời"ngớ ngẩn" hay "lạc đề" nhằm mục đích giúp người tu tập phábỏ các ngõ ngách của tư duy, vượt thoát khỏi mọi sự lý luận căn cứ vào các thứ hiểubiết bằng quy ước và khái niệm, hầu giúp cho người hành thiền tiếp cận trực tiếpvới bản chất đích thật của mọi hiện tượng. Sự quán thấy trực tiếp hiện thực ấy chínhlà sự Giác Ngộ.

Học phái thứ ba của Đại Thừa là KimCương Thừa còn được gọi là Phật Giáo Tan-tra, một thừa Phật Giáo rất toàn vẹn,bao gồm toàn bộ căn bản giáo lý của Phật Giáo nói chung từ Tam Tạng Kinh đến cáckinh sách Đại Thừa và quan trọng nhất là các kinh sách tan-tra. Người ta thườnghiểu sai và cho rằng Kim Cương Thừa là Phật Giáo của xứ Tây Tạng. Thật ra thì đấylà một tông phái rất lớn, chính thức được hình thành và được hệ thống hóa một cáchchặt chẽ tại Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VIII, và sau đó thì được đưa vào các nướcthuộc phía bắc Ấn Độ như Tây Tạng, Mông Cổ, Trung Quốc, Nhật Bản..., và đồng thờibành trướng sang các quốc gia khác về phương nam như Miến Điện, Thái Lan,Campuchia, Nam Dương (Indônêxia)..., trước khi các quốc gia này chuyển sang PhậtGiáo Nguyên Thủy. Bằng chứng cụ thể về sự hiện diện của Kim Cương Thừa trong toànvùng này là di tích đồ sộ của Phật Giáo tan-tra tại cựu kinh đô Pagan của MiếnĐiện và ngôi đền Phật Giáo tan-tra lớn nhất thế giới là Borobudur tại đảo Javacủa Nam Dương.

Tan-tra có nghĩa là "những gìche chở cho tâm thức" tức là giữ cho tâm thức vững vàng không bị các thứxúc cảm bấn loạn, hoang mang làm cho nó bị phân tán. Những gì khác biệt giữaTan-tra Thừa và các tông phái khác chính là phép tu tập độc đáo của tông pháinày: đấy là cách lợi dụng tất cả các sức mạnh của xung năng trong tâm thức để biếnchúng trở thành những sức mạnh tu tập hướng vào sự giác ngộ. Thí dụ một gốc câycho ra những quả đắng và độc hại, thì đối với các tông phái Phật Giáo khác thìphải nhổ bỏ tận gốc, chặt bỏ tận rễ khiến cho nó không còn mọc lại được nữa, thếnhưng đối với Tan-tra Thừa thì người tu tập phải "nuốt" những quả độcđó để chuyển nó thành nguồn sinh lực tinh túy và cực mạnh để giúp mình hướngvào đường tu tập. Tóm lại đấy có nghĩa là chuyển tất cả sức mạnh của mọi thứxúc cảm, kể cả những thứ xúc cảm bấn loạn nhất, thành ra sức mạnh của sự hăngsay và trí tuệ. Hơn nữa phép tập luyện tan-tra còn dựa vào nhiều biểu tượng vànghi lễ thật phức tạp (mạn-đà-la, các câu man-tra, v.v.) do đó tu tập Tan-trahay Kim Cương Thừa phải cần đến sự chỉ dẫn và giúp sức của các vị thầy đầy đủkhả năng.

Trên đây là một vài nét phác họa về ConĐường. Phật Giáo Nguyên Thủy tượng trưng cho những bước đi thật chủ yếu và vữngchắc, do đó rất tinh khiết. Tịnh Độ chủ trương những bước đi "nhẹnhàng", vì thế cũng có thể sẽ phải cần đến một thời gian khá lâu dài để cóthể nhìn thấy mức đến ở cuối Con Đường. Thiền Tông là một chủ trương ngược lạivà được xem là khá "khó", phải chủ động được sự vận hành của tâm thứcvà quán nhận trực tiếp được hiện thực, và do đó cũng có thể đòi hỏi người tu tậpcần phải có một vài khía cạnh đặc biệt nào đó phù hợp với phép tu tập này. Sauhết thì Kim Cương Thừa tỏ ra toàn vẹn và tích cực hơn cả, thế nhưng rất phức tạpvà đa dạng, cần phải có một lòng quyết tâm khác thường và sự hướng dẫn của mộtvị thầy đầy đủ khả năng.

Trên Con Đường đó lúc nào cũng có nhữngngười tu tập vừa đi vừa ngoảnh lại, hoặc vẫn còn thích ngắm nhìn những cảnh tượngđủ loại ở hai bên đường. Có những người khập khễnh phải nương tựa vào nhau mà đi,có những người ngồi xuống để băng bó vết thương cho những người vấp ngã, và cũngcó những người đi rất nhanh. Dù sao thì tất cả mọi người trên Con Đường đều cóthể bước vào giai đoạn cuối cùng vào một ngày nào đó. Vậy cái giai đoạn cuối cùngấy sẽ như thế nào?

Càng tiến bước thì Con Đường có vẻngày càng trở nên rộng hơn, thênh thang và chan hòa ánh sáng. Thế rồi vào một lúcnào đó, bất chợt người lữ hành sẽ cảm thấy Con Đường biến đổi hẳn đi, tất cả cácđiểm chuẩn để định hướng hình như đều tan biến hết không còn xác định được đâulà phía trước, phía sau, bên phải, bên trái, bên trên, bên dưới..., vì thế dù cómuốn thì người lữ hành cũng không còn bước thêm được một bước nào nữa, và cũngkhông thể thụt lùi lại được nữa. Người ấy có cảm giác hình như không gian, thờigian, Con Đường và cả chính mình đã trở thành một.

Dù có dùng tâm thức để "quay nhìnlại phía sau" thì người ấy cũng sẽ chẳng thấy "Con Đường" ở đâucả. Các tông phái trước đây như Nguyên Thủy, Tịnh Độ, Thiền Tông, Tan-tra... cũngbiến mất, hay ít ra cũng không còn đủ sức thu hút nữa, tương tự như các trò chơibắn bi, đánh đáo hay nhảy dây mà người ấy từng say mê ngày còn nhỏ. Tất cả các hiệntượng đều tan biến không còn tạo ra một sự tương tác nào nữa, các nút thắt của quyluật tương liên đều được tháo gỡ, hiện tượng vô thường và quy luật nguyên nhânvà hậu quả không còn gây ra một tác động nào. Sự kiện ấy cho thấy là người lữ hànhđang đặt chân lên bước cuối cùng trên Con Đường. Sau cái bước ấy thì chẳng có gìđể mà sinh ra và cũng chẳng có gì để mà hủy hoại, tất cả đều dừng lại và đìnhchỉ. Câu chuyện một cuộc phiêu lưu cũng chấm dứt ở đấy.

Bures-Sur-Yvette,24.01.12

HoangPhong


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2010(Xem: 10079)
Hỷ là một trong bốn vô lượng tâm của nhà Phật. Hỷ là hoan hỷ, vui vẻ. Lòng người Phật tử bao giờ cũng hoan hỷ, và sẵn sàng san sẻ niềm hoan hỷ đó cho mọi người.
03/10/2010(Xem: 10125)
Hiện tướng bản thể vũ trụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bất hòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một.
03/10/2010(Xem: 8436)
Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền.
02/10/2010(Xem: 18440)
Hoa sen (tên khoa học là Nelumbo Nucifera) là loại hoa mọc lên từ rễ củ nằm dưới lớp bùn đất ở dưới nước, hoa thường có màu trắng, hồng, có khi phơn phớt vàng, xanh...
02/10/2010(Xem: 9991)
Có lẽ ai cũng biết rằng tử vi bói toán là một khoa giải đoán tương lai đời người về vận mạng, tình duyên, gia đạo, học hành thi cử, thời vận thịnh suy, tốt xấu và chọn hướng nhà đất thích hợp, bao gồm cả việc so đôi tuổi và hóa giải sự xung khắc vợ chồng, chọn ngày giờ tốt để khai trương, cưới hỏi, cùng là giải hạn xấu, dựa theo một vài yếu tố như ngày, giờ, tháng, năm sinh của người xin coi bói toán... Trong kinh Chuyển Pháp Luân ngay sau khi Phật giác ngộ và kinh Di Giáo ngay trước khi Phật Niết-bàn, Ngài khuyên các đệ tử của Ngài là không nên xem bói toán, xem quẻ...
01/10/2010(Xem: 11072)
Sự chết của con người là một giai đoạn trong chu trình biến thiên bất tận sinh-lão-bệnh-tử. Đầu tiên, tim ngừng đập rồi đến phổi, sau đó đến não; cuối cùng cơ thể phân hủy.
01/10/2010(Xem: 8441)
Trong giáo lý căn bản của đức Phật, vô minh (avijja) là điểm khởi đầu của vòng tròn mười hai nhân duyên (paticca-samuppada) đưa tới sinh tử, khổ đau...
30/09/2010(Xem: 8340)
Ni Sư Tenzin Palmo là đối tượng của quyển sách “Trong Động Tuyết Sơn” của Vicki Mackenzie thuật lại tiểu sử của Ni Sư Palmo và mười hai năm trong ẩn thất cô tịch của bà. Năm ngoái, bà đã gặp gỡ những người tham dự khóa nhập thất Lamrim (1) của Tushita Dharamsala và những hành giả khác tại Tu viện Tashi Jong bên ngoài Dharamsala, Bắc Ấn Độ. Bài viết dưới đây thuật lại cuộc trò chuyện của họ.
30/09/2010(Xem: 9048)
Về đức tin trong đạo Phật, người ta có thể đặt câu hỏi : - Có đức tin hay không trong đạo Phật ? Hay nói một cách khác : đạo Phật có cần đến đức tin hay không ? - Nếu có, đức tin trong đạo Phật có khác gì với đức tin trong các tôn giáo khác không ? - Nếu khác, đức tin này có những đặc điểm gì ? - Và cuối cùng, có những khác biệt gì về đức tin giữa các tông phái Phật giáo, giữa đạo Phật nguồn gốc, Nguyên Thủy và Đại Thừa, giữa Thiền, Tịnh Độ và Mật tông ? Thiết tưởng việc đầu tiên là định nghĩa đức tin và các loại đức tin.
30/09/2010(Xem: 12294)
Ngay thời kỳ Phật giáo từ Trung Hoa mới truyền đến nước Nhật qua ngã Đại Hàn (Korea) vào năm 552 Tây Lịch, lễ Bon (Vu Lan) đã được tổ chức tại Nhật,...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]