Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghĩ về hạnh phúc

07/01/201223:02(Xem: 9311)
Nghĩ về hạnh phúc
Nghĩ về hạnh phúc 
nhân ngày Quốc tế hạnh phúc 20.03.2014
Lưu Đình Long
Từ tháng 6-2012, Liên Hiệp Quốc lấy ngày 20-3 làm ngày Quốc tế hạnh phúc. Năm 2014, lần đầu tiên ngày Quốc tế hạnh phúc được tổ chức ở Việt Nam với chủ đề "Yêu thương & chia sẻ".

Hạnh phúc là điều ai cũng hướng tới, tìm kiếm, mỏi mong có được. Và, hạnh phúc, đối với mỗi người hoàn toàn không giống nhau, cách gọi tên hạnh phúc khác nhau do hoàn cảnh sống sai biệt và do cách nhìn về cuộc sống không như nhau.

Có người có cơm no, áo lành là hạnh phúc vô bờ, người khác là phải cơm ngon, mặc đẹp thì mới được gọi là hạnh phúc.

Có người sống là hạnh phúc, người khác chết có khi hạnh phúc hơn, dẫu làm người ai cũng mong được sống, sợ sự chết.

Có người nghĩ rằng giàu có mình sẽ hạnh phúc, nhưng khi giàu có thì bất hạnh lại dồn dập, vì cái giàu ấy khiến anh em mất hòa khí, con cái sống buông lơi, vợ chồng không còn cảm thông nhau được nữa.

Có người cho rằng được yêu một người vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang là điều may mắn, nhưng không ngờ chính vì sự xinh đẹp, giỏi giang ấy đã khiến cho bản thân... lép vế, trở thành người bị vợ đì, coi thường, không còn thấy hạnh phúc...

Người xưa nói, ở trong chăn mới biết chăn có rận. Đôi khi ta nhìn thực thể mà mình chưa có, tự nghĩ nếu có rồi chắc sẽ hạnh phúc lắm đây. Nhưng, nghe người có rồi giãi bày mới thấy họ bất hạnh hơn mình. Oái ăm của cuộc sống là như thế, có cái người này muốn lại được sắp cho người kia và ngược lại, khiến hai người nhìn nhau, thèm thuồng điều người kia đang có.

Chính vì thế mà có câu: cá trong lờ đỏ hoe con mắt, cá ngoài lờ ngúc ngoắc muốn vô. Và, chính vì thế mà có ông vua vì nghiệp đế vương của mình phải gánh gồng mà thầm ao ước: "Giá trẫm được một ngày làm người nông dân tự tại, đi làm về, mệt nghỉ, đói ăn thì hạnh phúc biết mấy...". Nhưng, chắc cả khối người chân lấm tay bùn ngoài thành xa xôi kia cũng đang ước mình được làm vua thiên hạ, dẫu chỉ một ngày thì chết cũng mãn nguyện.

Tất nhiên, cuộc sống con người đã được sắp xếp, dắt dẫn (do nghiệp, không phải tạo hóa nào nhúng tay).Nghiệp do chính người đó tạo, theo quy luật gieo nhân gì, gặt quả nấy. Khi quả đã trổ rồi thì phải hoan hỷ, chấp nhận và luôn có ý hướng sống tốt đẹp lên, thanh lương với mình, với đời, với người thì sẽ nhẹ tênh, dù có là vua hay dân. Khi mình đang là "vai diễn nào đó" thì hãy diễn thật tốt vai trò của mình, khi ấy mình sẽ bình yên, hạnh phúc.

Hạnh phúc không thể có khi anh cứ đứng núi này trông núi nọ. Đạo Phật gọi là không an trú. Những ước nguyện, nếu có thì cũng đừng nằm ngoài khả năng thực tế, có thể làm được thì mới nghĩ tới, hướng về, cố gắng để làm. Và quá trình làm cũng là lúc mình cảm thấy hạnh phúc, an lạc, chứ không phải cố ép xác để đạt được mục tiêu. Nếu không thì sẽ thất vọng, gọi tên thất bại rồi chán, chê chính mình, bế tắc đến mức không còn thiết sống.

Còn nếu có đạt được mà trầy vi tróc vảy, trên đường đi ê chề đau điếng thì cái ta gọi là hạnh phúc ấy thực ra là một mục tiêu xa vời đã bóp chết nhiều bình an trong ta, trong cả một quá trình chinh phục. Chính vì thế, có vị thiền sư nhắc mình rằng, hạnh phúc là con đường, là mỗi bước chân thong dong đi tới mục tiêu (tốt đẹp phía trước) chứ không phải là chiến đấu, chạy đến nó một cách bán sống bán chết.

Có câu nói vui cho chuyện này, rằng, cố gắng nhưng đừng có cố quá thì dễ... quá cố lắm nghen. Câu ấy nếu nhìn với mắt trí tuệ của nhà Phật thì cũng không khác thiền ngữ, nhắc mình hãy biết lượng sức mình. Đừng có lấy thước đo hạnh phúc, thành công của người khác rồi làm chuẩn cho mình, trong khi ta không hề có những điều kiện như họ.

Vậy nên, hãy gọi tên hạnh phúc cho mình, bằng cách nhận diện được bản thân, hoàn cảnh. Ông bà, cha mẹ mình, thế hệ trước ước ao đất nước ngớt chiến tranh, độc lập tự do là hạnh phúc. Thời gian trôi, vấn đề áo cơm trong ngày không tiếng súng là một ước mong mang tên hạnh phúc. Khi đã tạm đủ đầy đây đó (dẫu biết dân nghèo ở đâu cũng có, ở mình còn nhiều) thì việc số đông người thừa mứa uống ăn, dư dả chất bổ cũng khiến nỗi khổ theo về, dư cân và bệnh tật...Cứ thế, cái may của cuộc sống là khi mình được đủ đầy, nhưng đôi khi dư dả lại chính là cái hại. Thôi thì, cứ sống sao cho mình "bớt muốn và biết đủ" để không hại người, hại mình là hạnh phúc. Bớt muốn, biết đủ thì mới rộng rãi lòng mà sẻ chia, dù ở hoàn cảnh nào.

Và nhớ là mình và người có mối liên hệ mật thiết, nếu hại mình đừng chỉ nghĩ mình bị hại không mà kéo theo đó là những hệ lụy tiêu cực mà người khác phải chịu, phải giải quyết. Và, tặng cho người đừng nghĩ mình mất đi, mà là mình đang gieo nụ cười, bỏ vô ngân hàng phước đức, thấy niềm hạnh phúc được sẻ chia của họ mà hoan hỷ. Thậm chí thấy niềm hoan hỷ của người đi trao tặng mà tùy hỷ (thay vì ganh ghét) thì mình cũng thấy hạnh phúc hiện diện y chang người bỏ công sức, tiền bạc đi cho vậy đó.

Nghĩ thế để nhẹ lòng, cố gắng đừng nhìn mọi thứ thành u ám, mà dẫu mọi thứ có u ám đi chăng nữa thì cũng đừng có xem đó là điều gì đó đáng chán, hãy thắp lửa, thay vì nguyền rủa bóng đêm, trở lại quán chiếu để xin lỗi chính mình vì đã gieo nhân chi đó mới sanh vào nơi mà nhìn đâu cũng... thấy ghê, thấy gớm. Cái lý ấy là lý nhân quả, là điều tất nhiên để mà à, ừ, trở lại làm mình mới lên theo hướng tích cực, đừng vùi mình xuống sâu hơn giữa ngập ngụa buồn thương nhân thế...
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/08/2022(Xem: 3968)
Inamori Kazuo sinh năm 1932 tại con phố Yakuchi, thành phố Kagoshima. Ông tốt nghiệp trường tiểu học Nishida thành phố Kagoshima. Tham dự kỳ thi tuyển của trường trung học Kagoshima Daiichi nhưng không đỗ. Ông vào học tại một trường trung học bình thường. Vào năm 13 tuổi, ông bị mắc một căn bệnh nan y thời đó là bệnh lao phổi. Một số người họ hàng của ông cũng bị mắc căn bệnh này và lần lượt qua đời. Khi chú ông bị mắc bệnh, Inamori Kazuo đã rất hoảng sợ và xa lánh người thân đang sống cùng nhà. Nhưng cuối cùng, người chăm sóc cho chú là cha và anh Inamori Kazuo thì không mắc bệnh, còn chính ông lại mắc.
28/08/2022(Xem: 3500)
Phần này bàn về cách dùng vừng, mè vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo và sau đó là các cách dùng tự vị, tự vựng và tự điển. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
23/08/2022(Xem: 5975)
Kính chia sẻ hình ảnh ĐẠI LỄ VU LAN tại Chùa Vạn Phước Sandiego CHỦ NHẬT 21 AUG 2022 với sự hiện diện của quý thầy Thích Thanh Nguyên, thầy Thích Quảng Hiếu, Ni Sư Thích nữ Đàm Khánh, Sư cô Hương Từ Niệm cùng chư đồng hương Phật tử đồng hương Sandiego. Chân thành cảm niệm chư Phật tử chùa VP đã góp một bàn tay tổ chức Lễ Vu Lan được thành tựu tốt đẹp, thập phần viên mãn.. Xin hồi hướng Phước lành này đến Cửu huyền thất tổ, cha mẹ nhiều đời của chúng ta. Nguyên cầu thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc.
21/08/2022(Xem: 4384)
Trong quyển sách mang tựa Le Grand Livre du Bouddhisme (Quyển sách lớn về Phật giáo, nxb Albin Michel, 2007, 994 tr.) học giả Phật giáo người Pháp Alain Grosrey trong trang 25 có viết một câu như sau: "Ngày nay chúng ta đạt được những sự hiểu biết rộng lớn trong rất nhiều lãnh vực. [Thế nhưng] không thấy có ai cho rằng chúng ta uyên bác và thông thái hơn Đức Phật".
11/08/2022(Xem: 4083)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 5622)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 5620)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 5316)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 7517)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 5181)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]