Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo Pháp Của Đức Phật Có Phải Là Tôn Giáo?

22/10/201104:56(Xem: 7583)
Đạo Pháp Của Đức Phật Có Phải Là Tôn Giáo?

ĐẠO PHÁP CỦA ĐỨC PHẬT CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO?
Hoang Phong

DaoPhapCuaDucPhatNgười ta thường tìm đủ mọi cách để gán một nhãn hiệu nào đó lên các lời giáo huấn của Đức Phật

Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.

Thật vậy, dù đã tu tập và thấm nhuần Đạo pháp từ hàng nghìn năm thế nhưng các dân tộc Á châu tuyệt nhiên không hề thắc mắc đấy là ton giáo,triết học, luận lý hay khoa học… Chữ “Phật giáo” (Bouddhisme-Buddhism)là một thuật ngữ hoàn toàn mới mẻ mang ý nghĩa ngoại lai và vay mươn, do người Tây phương đặt ra vào khoảng năm 1825, bằng cách ghép thêm chữisme-ismvào chữ Bouddha – Buddhatên của Đức Phật để tạo ra từ Bouddh-isme – Buddh-ismkhi “Phật giáo” bắt đầu thâm nhập và bành trướng tại Âu châu. Vì thế, để chỉ giáo lý của Đức Phật, ở đây xin được dùng chữ Đạo pháp – tiếng Phạn là Dharma – thay vì chữ “Phật Giáo”. Thật ra chữ Dharma cũng là chữmà các học giả Tây phương lỗi lạc nhất về “Phật giáo” sử dụng từ lâu nay để nói về giáo lý của Đức Phật, vì họ đều ý thức được ý nghĩa hạn hẹp và lệch lạc của chữ “giáo” (isme – ism) vốn có nguồn gốc văn hóa phương Tây.

Bài viết này sẽ phân tích và tìm hiểu xem Đạo pháp có phải là một tôn giáo hay không.

Trước hết chúng ta cần tìm hiểu xem chữ “giáo” hay “tôn giáo” tức là ”ism” mang ý nghĩa như thế nào. Chữ ism(isme) xuất phát từ chữ ismotrong cổ ngữ Hy-lạp, và sau đó thì ismotrở thành ismus khi chuyển sang tiếng La-tinh. Chữ ism(tiếng Anh), chữ isme(tiếng Pháp) được sử dụng trong ba trường hợp sau:

1- Chỉ định một giáo lýhay chủ nghĩa, một giáo điềuhay một luận thuyết, thí dụ như: communism(chủ nghĩacộng sản, giáo điềucộng sản), hedonism(chủ nghĩahoan lạc), darwinism(luận thuyết darwin)…

2- Chỉ định một phẩm chấthay một thể dạngnào đó, thí dụ như: anachronism(tình trạnglỗi thời), professionalism(tính cáchnhà nghề)…

3- Chỉ một cách cư xửhay một bệnh lý, thí dụ như: narcissisism(tínhcách trau chuốt chính mình), somnambulism(bệnhmộng du hay miên hành).

Như vậy trên phương diện thuần túy ngữ học thì chữ ism mà người Tây phương ghép thêm vào tên của Đức Phật có phản ánh được chữ Dharmahay không? Nếu hiểu chữ ism là một thứ “giáo điều” hay “giáo lý” thì cũng nên xem ý nghĩa của nó có phù hợp với ý nghĩa của chữ Dharmatức là Đạo pháp hay không?

Chữ “giáo” hay “ism” tương đương và đồng nghĩa với chữ religiotrong tiếng La-tinh. Chữreligio phátsinh vào thời cổ đại (thế kỷ thứ III-II trước Tây lịch) thuộc nền văn minh La-Mã, thế nhưng ý nghĩa không được rõ rệt. Bước sang thời hậu cổ đại, một nhà lãnh đạo chính trị và học giả người La-Mã là Marcus Tullius Cicero (thế kỷ thứ I trước Tây lịch) mới định nghĩa chữ religio là “hành động hướng vào một cái gì tối thượng mà người ta cho là thiêng liêng và phải tôn thờ”. Kể từ đó chữ religiochỉ định sự tương quan giữa con người và Thượng đế. Chữ dîn trong kinh Coran / Koran của hồi giáo mang ý nghĩa là “những lời chỉ thị” của Trời (Allah), do đó cũng có thể xem như đồng nghĩa với chữ religiotrong tiếng La-tinh.

Nhìn vào các nền văn hóa Á châu người ta không thấy có thuật ngữ nào tương đương với từ religio. Mãi đến đầu thế kỷ XX, người Trung hoa mới dùng chữ zōng jiào (宗 教) để dịch chữ religio.Jiào (giáo) có nghĩa là lời giảng hay lời dạy, zōng (tông) có nghĩa làtông phái hay những gì thuộc về tổ tiên. Thật ra thì hai chữ zōng jiàođã có từ thế kỷ thứ X dưới dạng ghép chung vào nhau thành một chữ duy nhất để chỉ giáo huấn của Đức Phật. Tóm lại trong cả hai trường hợp chữtôn giáo hay tông giáo (zōng jiào) không tượng trưng cho sự tương quan giữa con người và Thượng đếđúng với ý nghĩa của chữ religiotrong ngôn ngữ Tây phương.

Chữ tôn giáo (religio) lại mang ẩn ý nói lên lòng tin tưởng vào sự hiện hữu của một vị Trời (Chúa Trời, Thượng để, Allah…) đã sáng tạo ra thế giới và con người. Do đó thuật ngữ “tôn giáo” nhất thiết dùng để giải thích “các hiện tượng bên ngoài” mà con người phải chịu đựng mà nhất là phải ngoan ngoãn “thích ứng” với những hiện tượng đó. Muốn được “cứu rỗi” phải thực hiện được sự “giao tiếp” với vị Trời của mình và phải tuân thủ các “giáo điều” bất di bất dịch của vị ấy “đưa ra”.

Trong khi đó Dharma của Đức Phật trước hết nêu lên “cách nhìn định hướng vào bên trong”của mỗi cá thể con người để tự cải thiện lấy chính mình, sau đó là “cách nhìn vào thế giới chung quanh”để quán nhận bản thể đích thực của mọi hiện tượng hầu ý thức bổn phận của chính mình đối với người khác và môi trường thiên nhiên. Mỗi con người phải gánh chịu hậu quả khổ đau phát sinh từ những ảo giác do chínhmình tạo ra, và chính mỗi con người cũng phải tự giải thoát cho mình khỏi các ảo giác ấy dựa vào Đạo pháp như một phương tiện. Vậy Đạo pháp của Đức Phật trước hết là một phương tiện giúp cho con người tự tu tập loại bỏ mọi ảo giác và theo cách hiểu đó thì Đạo pháp – Dharma– không phải là một “tôn giáo” theo ý nghĩa của chữ religiotrong ngôn ngữ Tây phương. Có lẽ chúng ta cần phải tìm ra một chữ khác chẳng hạn như chữ tín ngưỡngđể “dịch” chữ religio trong tiếng La-tinh để gọi các tôn giáo “hữu thần”.

Thế nhưng “Phật giáo” dưới một vài khía cạnh nào đó lại rất giốngnhư một “tôn giáo” vì “Phật giáo” cũng chủ trương sự sùng kính, nghi lễ, kinh kệ, có chùa chiền, tượng ảnh và “Phật giáo” cũng có “đức tin”…

Trước hết các nghi lễ trong “Phật giáo” tượng trưng cho sự sùng kính và tưởng nhớ đến Đức Phật như một vị Thầy tối thượng. Các hình thức lễ lạt như nhang đèn, hương hoa, lễ vật… là phương tiện để thể hiện và cụ thể hóa lòng yêu thương của người Phật tử đối với vị thầy của mình, không phải là một hình thức “mua chuộc” ân huệ. Trên một khía cạnh khác,các hình thức lễ lạc cũng tượng trưng cho những “phương tiện thiện xảo” (tiếng Phạn: upaya)giúp vào việc tu tập. Thật vậy, lễ lạc, tụng niệm cũng có thể xem như một phương tiện thiền định. Vai trò của chùa chiền, tượng ảnh… cũng nhầm vào mục đích đó tức “thay mặt” cho Đạo pháp nhắc nhở và khích lệ chúng ta.

Kế đến thì “đức tin” trong “Phật giáo” không phải là một đức tin mù quáng bất chấp sự thật mà đúng hơn chỉ là sự tin tưởng vững chắc vào Dharmatức những lời giáo huấn của Đức Phật. Xin tóm lược một câu phát biểu rất nổi tiếng của Đức Phật như sau:”Phảinghi ngờ tất cả, không nên tin vào những lời thuyết giảng của Ta. Hãy xét đoán những lời ấy bằng kinh nghiệm trực tiếp của mình, cũng như người thợ kim hoàn đem vàng ra để thử bằng cách nung , cắt, và đập…”.Các lời giảng của Đức Phật đã được các đệ tử của Ngài và các vị đại sưtrên dòng lịch sử phát triển của Đạo pháp mang ra thử nghiệm và chứng thực. Đức Đạt-lai Lạt-ma chẳng phải là một nhân chứng và một tấm gương cho nhân loại noi theo hay sao?

Tóm lại, Đức Phật không phải là một nhân vật toàn năng để chúng ta cầu khẩn mà đúng hơn là một tấm gương cho chúng ta nhìn vào. Tuy Đạo pháp – Dharma – của Đức Phật mang một sắc thái khá tương tợ với một tôn giáo, thế nhưng nếu muốn gọi Đạo pháp của Đức Phật là một “tôn giáo” thì chữ này phải mang ý nghĩa của chữ zōng jiào (宗 教), chứ không phải là một “tôn giáo” theo ý nghĩa Tây phương của chữreligio

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/11/2016(Xem: 14831)
Chấp ngã là từ nhà Phật. Chữ Ngã, từ Hán我 thuộc bộ qua戈. Qua戈có nghĩa là cái mác; dụng cụ của người lính lúc xưa. Ngã 我 gồm chữ qua戈 bên phải và chữ thiên bên trái 千. Ta là tất cả, trong ta luôn có nghìn con dao, cái mác. Cái ngã là ghê vậy đó. Chiến tranh thù hận cũng vì cái ngã.
01/11/2016(Xem: 6877)
Báo xuân Việt Báo Tết Bính Thân 2016, bài Huỳnh Kim Quang, “50 Năm Phật Giáo Việt Nam tại Mỹ” có ghi lại việc Cố Hòa Thượng Thích Thiên Ân đã thu nhận nhiều đệ tử người Mỹ và trở thành vị Sơ tổ của Phật Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ. Bài viết mới của Lệ Hoa Wilson kể về chuyến hành hương tới ngôi chùa mang tên “Thiên Ân”, do một đệ tử người Mỹ của Hòa Thượng Thiên Ân sáng lập trong hoang mạc. Lệ Hoa Wilson là một Phật tử, nhũ danh Quách Thị Lệ Hoa, pháp danh Tâm Tinh Cần, đã nhận giải đặc biệt Viết Về Nước Mỹ 2011, với loạt bài tự sự của một phụ nữ Việt thời chiến, kết hôn với một chàng hải quân Hoa Kỳ. Ông bà có văn phòng Di Trú-Thuế Vụ tại Long Beach.
01/11/2016(Xem: 12836)
Ngày xửa ngày xưa, ở Ấn Độ cổ có một người đàn ông vì chán ghét cõi đời hiểm ác nên đã tìm đến cửa Phật, quy y Phật giáo. Tuy rằng thân đã xuất gia, nhập không môn, nhưng trong tâm ông vẫn quyến luyến ngoại giới
30/10/2016(Xem: 9814)
Là người đồng sáng lập Sen Việt (Phó CT HĐQT Sen Việt/Tổng GĐ Picas Art), cùng đạo diễn Điệp Văn (ĐV) tạo ra những tác phẩm Phật giáo & cho cộng đồng có giá trị, lý do nào Lâm Ánh Ngọc (LAN) đã bất ngờ kết thúc hợp tác với Đạo diễn ĐV & rút khỏi Sen Việt? - Dạ. Như thông tin N có đưa trên mạng cộng đồng, N kết thúc hợp tác vào tháng 5, nhưng vì vài lý do nên chưa thể thông báo đến mọi người sớm cho đến tận tháng 10. Tất cả được diễn giải ngắn gọn bằng câu "hết duyên do quan điểm và định hướng công việc không còn tiếng nói chung" là đủ ý nghĩa ạ, không thể giải thích gì thêm sẽ dài dòng rối rắm. N nghĩ rằng mỗi người sẽ có cảm nhận riêng cụ thể và tinh tế để hiểu cái hết duyên của LAN và đạo diễn ĐV là gì theo thời gian thôi.
28/10/2016(Xem: 6488)
Đối với người cư sĩ, ai cũng muốn có sự tiếp nối của mình tương lai. Bởi ước muốn tiếp nối, nên trong mỗi người luôn có hạt giống về tình dục và chức năng sinh sản. Tình dục và sinh sản là chức năng không thể phủ nhận. Mình không nên phủ nhận, nhưng mình cũng không nên nhầm lẫn tình dục với tình yêu. Tình dục có thể đem lại cảm giác vui sướng và gắn kết giữa hai người nếu ở đó có mặt tình yêu. Tình dục có thể trở thành tình yêu và ngược lại tình yêu là nguồn gốc nảy sinh tình dục. Cho nên có thể nói yêu rồi thương, hoặc thương rồi mới yêu là vì vậy.
25/10/2016(Xem: 15920)
Con về trời đổ mưa to - Thầy trao con một chiếc Ô che đầu- Con không cần trả lại đâu! - Giữ mà che lúc dãi dầu nắng sương..
24/10/2016(Xem: 6269)
Nhân ngày sinh 90 của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, rất nhiều người Phật tử và không Phật tử đã làm nhiều việc tốt đẹp để cầu nguyện cho Thiền Sư thọ mạng dài lâu với bốn chúng đệ tử và mọi người thương mến Thiền Sư ( xin được thay từ Thiền Sư bằng Sư Ông cho thân mật). Tôi cũng xin được đóng góp một vài kỷ niệm với Sư Ông.
24/10/2016(Xem: 12169)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
23/10/2016(Xem: 6545)
Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
22/10/2016(Xem: 13998)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]