Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

01/11/201101:11(Xem: 5788)
Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
PHÁP CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT TU TẬP TRONG KHEN CHÊ

Thích Tâm Mãn

Thươngkhen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.

Khen trong Đạo Phật gọi là tán thán hay là “Tùy Hỷ Công Đức”. Chê trong Đạo Phật gọi hủy báng hay còn gọi là “Chướng Ngăn Thánh Đạo”.Vì sao vậy? Tán thán tùy hỷ theo việc làm lành của người khác thì mình được tăng phước, gieo duyên với nghiệp lành, còn ngược lại nếu hủy báng chê bai việc làm thiện của người khác thì chính mình bị tổn phước, kết duyên với nghiệp dữ, xa lìa Phật Đạo, chướng ngại trong việc tu hành.

Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh dạy:“TrongMười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền, điều nguyện thứ năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước.Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước đức tăng thêm...”.

Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa dạy tùy hỷ công đức là:“Tùy”nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khácvui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm... Tùy hỷ công đức đã bao hàm cả việc làm hết thảy điều thiện. Tất cả những công đức lành, quý vị nên tùyhỷ; tất cả những việc tội nghiệt lỗi lầm, quý vị không nên làm”.

tuyhy4Trong Từ Bi Thuỷ Sámcó nói về những nghiệp làm chướng ngăn Thánh Đạo: “...hoặcdo ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoạicảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước. Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác phápnày là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên”.

Pháp Tùy Hỷ Công Đức thứ nhất là Pháp tựmình dùng thân, khẩu, ý tùy hỷ tán thán khen ngợi việc lành của người khác và tự mình phát tâm làm những việc thiện khiến cho người khác tùy hỷ theo, đây là hạnh lành của Pháp Tùy Hỷ Công Đức, pháp này là pháp khó làm nhất trong các hạnh lành của pháp tùy hỷ.

Cổ Đức dạy:“Người khi khen chê phải biết, khen cái gì và chê cái gì”, vínhư tự mình đã làm được việc đó, thấy người khác cũng làm như vậy nhưnglàm chưa đủ, làm chưa đúng, làm chưa hết tâm và làm chưa đạt thì nên chê, chê trong tâm niệm quan tâm giúp đỡ, chê trong tâm niệm muốn giúp họ thành tựu việc họ làm, hết tâm chỉ vẽ cho người kia biết được nơi chổchưa đạt để rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn. Chê như vậy gọi là người biết chê.

Nếu biết chê như vậy thì nên phát nguyện. Trong Lương Hoàng Sám dạy:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọinơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được Đà la ni, giải thoát tam muội, đầy đủđại nhẫn, biện tài vô cùng, vào pháp vân địa, thành bậc Chánh giác”.

Người không biết chê là người chưa làm qua việc đó, cũng không hiểu được việc, nghe người khác chê cũng chê theo, hoặc là việc đó mình làm không được, tự thấy mình thua kém hơn người, sanh tâm đố kị ghen ghét, chê bai không căn cứ, nói cho người khác buồn phiền thối tâm. Chê như vậy là người không biết chê.

Chê bai người khác là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng.Trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói thêu dệt (ỷ ngữ) tạo ra bao nhiêu tội lỗi; dùng âm từ hoa mỹ, văn chương bóng bẩy, xuyên tạc sai lầm, trang sức điều trái quấy... hoặc phóng túng tư thù, làm văn thêu dệt lên tội, để người đời sau tin cho là thật.... Những tội nghiệp do ỷ ngữ gây ra như thế, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối”.

Người biết khen là người đã tự mình làm qua những việc thiện rồi, mà không thành tựu, do nhân duyên chưa đủ, hay là công đức chưa thành, học thức chưa đủ uyên thâm, nay thấy người khác có thể làm thành tựu được những việc đó, sanh tâm cung kính hoan hỷ, học theo, khen ngợi tán thán việc làm của người ấy, khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, phấn chấn tinh thần, tiếp tục làm tốt hơn nhữngviệc đã làm. Khen như vậy gọi là người biết khen.

Nếu biết khen như vậy thì trong Lương Hoàng Sám dạy nên Phát Nguyện:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi sâu vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sanh đều như La Hầu La đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo...”.

Ngườikhông biết khen là người chưa từng làm qua việc đó, tự mình cũng chẳng hiểu việc, vì lợi ích của chính mình mà khen, nịnh bợ người khác mà khen, ám hại người khác mà khen, xu hướng tà kiến mà khen, bất chấp việclàm của người mình khen là đúng hay sai, tốt hay xấu, chỉ vì mục đích của riêng mình nên khen ngợi, khiến cho người làm không biết được sự thật của mình làm là đúng hay sai, đôi khi chỉ vì lời khen của mình, dẫnhọ đi đến tự thân làm những việc sai trái mà không biết cứ mãi miết làm, gây ra hậu hoạn không cùng, người khen như vậy là người không biết khen.

Khen chê là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng, trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói hai lưỡi gây ra bao nhiêu tội lỗi; khen trước mặt, chê sau lưng, xảo trá trăm chiều, tới người kia nói chuyện người này, tới người này nói chuyện người kia, chỉ biết lợi mình,không nhìn hại đến kẻ khác, dèm siểm để ly gián vua tôi, vu oan huỷ nhục người lương thiện, để cho vua tôi nghi kị nhau, cha con bất hoà nhau, để vợ chồng bỏ nhau, họ hàng thân thích xa nhau, làm mất ơn thầy trò, dứt đường lui tới bạn bè... Nghiệp nói hai lưỡi gây ra tội lỗi vô lượng vô biên như thế, ngày nay chúng con chí thành hướng về mười phươngchư Phật, Tôn pháp, Thánh chúng, đều xin giãi bày cầu ai sám hối”.

Tùy hỷ công đức cẩn thận trong khen chê là một trong những Pháp môn rất khó tu tập trong Đạo Phật. Tùy hỷ công đức là khi tự mình đã biết làm việc tốt, nên làm thế nào để khiến cho người khác cũng phát tâm làm theo, thì việc làm của mình mới đúng là tốt, nếu như có người khen chê thì phải tự mình xét lại chính mình còn chổ nào chưa đúng, nếu đã đúng rồi, thì xem xét lại là người biết khen hay không biết khen chê, nếu như là biết thì nên học hỏi, còn nếu là không thì phải phát tâm hoan hỷ vì những gì mà người kia chưa có đủ duyên để thành tựu, nếu được như vậy là tự mình là người đang tu tập Pháp tùy hỷ công đức.

Thấy người khác làm việc tốt, ta nên biết hoan hỷ tán thán khen ngợi, làm cho người đang làm việc tốt sanh tâm hoan hỷ, nếu như họ cần đến sự giúp đỡ của mình, thì nên phát nguyệnđem sức của mình, nhân duyên của mình trợ giúp cho người đang làm việc tốt, nếu được như vậy đó là tự mình đang tu Pháp tùy hỷ công đức của người khác.

Tùy hỷ công đức trong khen chê của Đạo Phật là phương pháp làm cho người khi khen chê không bị tổn phước, không bị thọ nghiệp báo, là pháp xưng tán Đại thừa, là hạnh tán dương Tam Bảo. Nếu là người biết khen, biết chê thì người ấy vĩnh viễn không tạo các nghiệp ác của thân khẩu ý, Tam nghiệp luôn thanh tịnh, khỏi dọa vào Tam đồ, đầy đủ các duyên nhập Phật Đạo tràng.

Tùy hỷ công đức, không những chỉ tùy hỷ công đức của chính mình mà phải nên phát tâm tùy hỷ theo công đức của người khác, đây là chân lý căn bản tự giác, giác tha của Phật Đạo, khi đã đạt đến cảnh giới tùy hỷ này, thì bước tiếp theo là phải tu tập pháp tùy hỷ theo tất cả công đức lành của hết thảy chúng sanh trong Pháp giới, để viên thành giác hạnh viên mãn, thành tựu Bồ Đề Đạo. Nếu có thể thành tựu được ba pháp tùy hỷ này, thì tự mình có thể biết chắc rằng ngày đến được đạo tràng của Chư Phật không còn bao xa.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành - www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/08/2022(Xem: 2258)
Quán niệm về nhân duyên hình thành đời sống chúng ta, hình thành con người xã hội, hình thành đất nước, và hình thành thế gian. Tất cả cuộc hình thành này đều từ nhân duyên. - Từ nhân duyên luyến ái, hòa hợp, cha mẹ đã sinh ra, nuôi nấng, dạy dỗ chúng ta. Dù việc sinh thành chúng ta mang mục đích và ý nghĩa nào, và dù cha mẹ có thương yêu hay không thương yêu chúng ta, ơn sinh thành dưỡng dục ảnh hưởng cả cuộc đời chúng ta vẫn là điều cần ghi nhớ.
11/08/2022(Xem: 3802)
CHÁNH PHÁP Số 129, tháng 8 2022 Hình bìa của Đặng Thị Quế Phượng NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THÔNG BẠCH VU LAN PL. 2566 (HĐGP – GHPGVNTNHK), trang 6
10/08/2022(Xem: 3019)
Tâm mình rộng lớn khoảng bao nhiêu? Này bạn!! Hễ lòng mình chứa nổi gia đình thì cái tâm bằng gia đình, mình mến tất cả người trong thôn thì tâm mình lớn bằng cái thôn, quý hết mọi người trong làng thì tâm mình lớn bằng cái làng.
10/08/2022(Xem: 2717)
Có bạn nêu thắc mắc: người viết đã nhiều lần nhắc tới câu nói của Thiền Tông rằng “Ba cõi là tâm” – vậy thì, có liên hệ gì tới Duy Thức Học? Và tâm có phải là thức? Và tại sao Thiền sư Việt Nam thường nói “vô tâm thị đạo”? Trước tiên, xin chân thành trả lời ngắn gọn, rằng, “Không dám nói là biết chính xác. Cũng không dám nói ý riêng. Nơi đây sẽ đọc lại kinh để trả lời.” Bài này sẽ tìm cách trả lời khác đi, theo một cách thực dụng, để khảo sát về tâm, về ý, về thức, và về vài cách có thể tương ưng trên đường tu giải thoát.
10/08/2022(Xem: 4355)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức, chư Pháp hữu & quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của chư Tôn đức và quí vị thiện hữu hảo tâm, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện xong 9 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận vùng núi Khổ Hạnh Lâm & vùng Kê Túc Sơn tiểu bang Bihar India đang trong tình trang khan hiếm nguồn nước sạch giữa mà Hạ oi nồng..
04/08/2022(Xem: 2565)
Thoạt đọc qua, có vẻ như có gì hơi sai sai khi đặt nhan đề bài này là “Vô thường cũng là Niết bàn tịch diệt”… Bởi vì, vô thường được hiểu là sinh diệt tương tục, sinh diệt bất tận. Trong khi đó, tịch diệt là Niết bàn với thể tánh không tịch, vắng lặng – được hiểu như dường nghịch nhau, vì trong Kinh Đại Bát Niết Bàn, Đức Phật đã dạy: “Sinh diệt diệt dĩ, tịch diệt vi lạc” (sinh diệt diệt rồi, [Niết bàn] tịch diệt là vui). Bài viết này sẽ dò tìm một vài cách thực dụng để nhìn thẳng vào vô thường và nhận ra Niết Bàn. Với các sai sót có thể có, xin được trọn lòng sám hối.
14/07/2022(Xem: 2512)
Trong cuộc tranh quyền về một thung lũng màu mỡ hai lãnh chúa lân bang với nhau đồng ý không gây chiến tranh mà thay vào đó chỉ giải quyết vấn đề này bằng một cuộc đấu cá nhân. Mỗi vị chúa tể sẽ đưa kiếm sĩ giỏi nhất của mình ra để đấu với tay kiếm của vị chúa tể kia. Quyền làm chủ mảnh đất sẽ trao cho bên chiến thắng.
11/07/2022(Xem: 2737)
Thiền sư dẫn lớp học trong khóa an cư kiết hạ của thầy vào miền núi. Nhiều người trẻ từ thành thị hoặc các nông trại tới nên không có kinh nghiệm gì về chốn hoang dã. “Thưa trong những ngọn núi này có thú vật không?” một người hỏi. “Thưa phòng tắm ở chỗ nào?” một người khác hỏi. “Chúng ta tới đây để tiếp xúc cùng thiên nhiên và với chính chúng ta,” thầy hướng dẫn lên tiếng. Thầy giúp những chàng trẻ tuổi dựng lều trại và nhóm lên một đám lửa. Suốt đêm gió thổi mạnh dữ dội và một cơn mưa lạnh lẽo trút xuống đám người cắm trại không được vui thú chi.
20/06/2022(Xem: 7620)
Authors (Tác giả): Jing Yin, Ken Hudson & W.Y. Ho Illustrations (Minh họa): Yanfeng Liu Dharma for Youth Phật pháp cho Tuổi trẻ Biên soạn và chuyển ngữ:
19/06/2022(Xem: 3435)
Nam Mô Hiểu Và Thương Bồ Tát - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong tâm niệm:''Sáng cho người thêm niềm vui, chiều giúp người vơi bớt khổ'', vào hôm qua (June 15 2022) hội từ thiện Trái tim Bồ Đề Đạo Tràng chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những mảnh đời bất hạnh, những người dân nghèo khó nơi xứ Phật tại tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567