Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

01/11/201101:11(Xem: 8304)
Tùy Hỷ Công Đức - Pháp Của Người Học Phật Tu Tập Trong Khen Chê

TÙY HỶ CÔNG ĐỨC
PHÁP CỦA NGƯỜI HỌC PHẬT TU TẬP TRONG KHEN CHÊ

Thích Tâm Mãn

Thươngkhen, ghét chê trong thế gian là việc hết sức bình thường, thích thì khen, không thích thì chê, đố kỵ hơn thua, ganh ghét chê bai. Khen chê là tánh nết có hầu hết trong tất cả mọi người sống trên trần thế, cho nên trong dân gian có câu “Khi thương thì củ ấu cũng tròn, khi ghét thì bồ hòn cũng méo”. Thế mới biết, nghe việc đó tốt chưa nên vội tin vào lời khen mà phải xem lại, cho việc kia xấu nên xét lại ngọn ngành rồi hãy nói. Ông bà mình dạy “biết thì thưa thốt, không biết thì dựa cột mà nghe”.

Khen trong Đạo Phật gọi là tán thán hay là “Tùy Hỷ Công Đức”. Chê trong Đạo Phật gọi hủy báng hay còn gọi là “Chướng Ngăn Thánh Đạo”.Vì sao vậy? Tán thán tùy hỷ theo việc làm lành của người khác thì mình được tăng phước, gieo duyên với nghiệp lành, còn ngược lại nếu hủy báng chê bai việc làm thiện của người khác thì chính mình bị tổn phước, kết duyên với nghiệp dữ, xa lìa Phật Đạo, chướng ngại trong việc tu hành.

Hòa Thượng thượng Trí hạ Tịnh dạy:“TrongMười Đại Nguyện Vương của Bồ Tát Phổ Hiền, điều nguyện thứ năm là “Tùy hỷ công đức” dễ thực hành lắm, lấy công đức của người làm công đức của mình. Đây là Pháp tu thong thả nhẹ nhàng. Đối với các việc lành của người, chúng ta không vui mừng lại còn ngăn cản chê trách thì tổn phước.Còn tùy hỷ (vui mừng theo) thì Phước đức tăng thêm...”.

Hòa Thượng thượng Tuyên hạ Hóa dạy tùy hỷ công đức là:“Tùy”nghĩa là thuận theo hay theo cùng, “hỷ” là hoan hỷ, “công” là công đã lập được, “đức” là đức hạnh đã làm. Tùy hỷ cũng có thể gọi là người khácvui theo những công đức mình đã làm, cũng có thể nói là mình vui theo những công đức mà người khác đã làm... Tùy hỷ công đức đã bao hàm cả việc làm hết thảy điều thiện. Tất cả những công đức lành, quý vị nên tùyhỷ; tất cả những việc tội nghiệt lỗi lầm, quý vị không nên làm”.

tuyhy4Trong Từ Bi Thuỷ Sámcó nói về những nghiệp làm chướng ngăn Thánh Đạo: “...hoặcdo ba nghiệp gây nên tội lỗi, hoặc vì nội tâm vọng tưởng, hoặc vì ngoạicảnh mê hoặc sinh lòng nhiễm trước. Như thế cho đến mười điều ác nghiệp, tám vạn bốn ngàn trần lao. Những tội lỗi ấy tuy nhiều vô lượng, nhưng không ngoài ba điều: phiền não, nghiệp chướng, quả báo. Ba ác phápnày là pháp chướng ngại thánh đạo, ngăn trở quả báo tốt đẹp nhân thiên”.

Pháp Tùy Hỷ Công Đức thứ nhất là Pháp tựmình dùng thân, khẩu, ý tùy hỷ tán thán khen ngợi việc lành của người khác và tự mình phát tâm làm những việc thiện khiến cho người khác tùy hỷ theo, đây là hạnh lành của Pháp Tùy Hỷ Công Đức, pháp này là pháp khó làm nhất trong các hạnh lành của pháp tùy hỷ.

Cổ Đức dạy:“Người khi khen chê phải biết, khen cái gì và chê cái gì”, vínhư tự mình đã làm được việc đó, thấy người khác cũng làm như vậy nhưnglàm chưa đủ, làm chưa đúng, làm chưa hết tâm và làm chưa đạt thì nên chê, chê trong tâm niệm quan tâm giúp đỡ, chê trong tâm niệm muốn giúp họ thành tựu việc họ làm, hết tâm chỉ vẽ cho người kia biết được nơi chổchưa đạt để rút kinh nghiệm làm cho tốt hơn. Chê như vậy gọi là người biết chê.

Nếu biết chê như vậy thì nên phát nguyện. Trong Lương Hoàng Sám dạy:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọinơi, nếu có chúng sanh nào nghe được âm thanh của chúng con, tâm liền được an ổn, diệt trừ tội cấu, được Đà la ni, giải thoát tam muội, đầy đủđại nhẫn, biện tài vô cùng, vào pháp vân địa, thành bậc Chánh giác”.

Người không biết chê là người chưa làm qua việc đó, cũng không hiểu được việc, nghe người khác chê cũng chê theo, hoặc là việc đó mình làm không được, tự thấy mình thua kém hơn người, sanh tâm đố kị ghen ghét, chê bai không căn cứ, nói cho người khác buồn phiền thối tâm. Chê như vậy là người không biết chê.

Chê bai người khác là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng.Trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói thêu dệt (ỷ ngữ) tạo ra bao nhiêu tội lỗi; dùng âm từ hoa mỹ, văn chương bóng bẩy, xuyên tạc sai lầm, trang sức điều trái quấy... hoặc phóng túng tư thù, làm văn thêu dệt lên tội, để người đời sau tin cho là thật.... Những tội nghiệp do ỷ ngữ gây ra như thế, vô lượng vô biên, ngày nay chúng con đều xin chí thành sám hối”.

Người biết khen là người đã tự mình làm qua những việc thiện rồi, mà không thành tựu, do nhân duyên chưa đủ, hay là công đức chưa thành, học thức chưa đủ uyên thâm, nay thấy người khác có thể làm thành tựu được những việc đó, sanh tâm cung kính hoan hỷ, học theo, khen ngợi tán thán việc làm của người ấy, khiến cho họ sanh tâm hoan hỷ, phấn chấn tinh thần, tiếp tục làm tốt hơn nhữngviệc đã làm. Khen như vậy gọi là người biết khen.

Nếu biết khen như vậy thì trong Lương Hoàng Sám dạy nên Phát Nguyện:“Ðệtử chúng con tên… từ nay trở đi, nguyện đời đời kiếp kiếp, cùng khắp mọi nơi, đối với hết thảy chúng sanh tâm thường bình đẳng như hư không, khen chê không động lòng; oán thân như nhau, đi sâu vào tâm địa rộng lớn, học trí huệ chư Phật, xem chúng sanh đều như La Hầu La đầy đủ nghiệp thập trú, xa lìa tâm chấp có, xả bỏ tâm chấp không, thường tu theo trung đạo...”.

Ngườikhông biết khen là người chưa từng làm qua việc đó, tự mình cũng chẳng hiểu việc, vì lợi ích của chính mình mà khen, nịnh bợ người khác mà khen, ám hại người khác mà khen, xu hướng tà kiến mà khen, bất chấp việclàm của người mình khen là đúng hay sai, tốt hay xấu, chỉ vì mục đích của riêng mình nên khen ngợi, khiến cho người làm không biết được sự thật của mình làm là đúng hay sai, đôi khi chỉ vì lời khen của mình, dẫnhọ đi đến tự thân làm những việc sai trái mà không biết cứ mãi miết làm, gây ra hậu hoạn không cùng, người khen như vậy là người không biết khen.

Khen chê là nghiệp của miệng lưỡi, nghiệp này gây ra nhiều tội rất nặng, trong Thủy Sám dạy phải sám hối:“Lạitừ vô thỉ đến nay, vì nghiệp nói hai lưỡi gây ra bao nhiêu tội lỗi; khen trước mặt, chê sau lưng, xảo trá trăm chiều, tới người kia nói chuyện người này, tới người này nói chuyện người kia, chỉ biết lợi mình,không nhìn hại đến kẻ khác, dèm siểm để ly gián vua tôi, vu oan huỷ nhục người lương thiện, để cho vua tôi nghi kị nhau, cha con bất hoà nhau, để vợ chồng bỏ nhau, họ hàng thân thích xa nhau, làm mất ơn thầy trò, dứt đường lui tới bạn bè... Nghiệp nói hai lưỡi gây ra tội lỗi vô lượng vô biên như thế, ngày nay chúng con chí thành hướng về mười phươngchư Phật, Tôn pháp, Thánh chúng, đều xin giãi bày cầu ai sám hối”.

Tùy hỷ công đức cẩn thận trong khen chê là một trong những Pháp môn rất khó tu tập trong Đạo Phật. Tùy hỷ công đức là khi tự mình đã biết làm việc tốt, nên làm thế nào để khiến cho người khác cũng phát tâm làm theo, thì việc làm của mình mới đúng là tốt, nếu như có người khen chê thì phải tự mình xét lại chính mình còn chổ nào chưa đúng, nếu đã đúng rồi, thì xem xét lại là người biết khen hay không biết khen chê, nếu như là biết thì nên học hỏi, còn nếu là không thì phải phát tâm hoan hỷ vì những gì mà người kia chưa có đủ duyên để thành tựu, nếu được như vậy là tự mình là người đang tu tập Pháp tùy hỷ công đức.

Thấy người khác làm việc tốt, ta nên biết hoan hỷ tán thán khen ngợi, làm cho người đang làm việc tốt sanh tâm hoan hỷ, nếu như họ cần đến sự giúp đỡ của mình, thì nên phát nguyệnđem sức của mình, nhân duyên của mình trợ giúp cho người đang làm việc tốt, nếu được như vậy đó là tự mình đang tu Pháp tùy hỷ công đức của người khác.

Tùy hỷ công đức trong khen chê của Đạo Phật là phương pháp làm cho người khi khen chê không bị tổn phước, không bị thọ nghiệp báo, là pháp xưng tán Đại thừa, là hạnh tán dương Tam Bảo. Nếu là người biết khen, biết chê thì người ấy vĩnh viễn không tạo các nghiệp ác của thân khẩu ý, Tam nghiệp luôn thanh tịnh, khỏi dọa vào Tam đồ, đầy đủ các duyên nhập Phật Đạo tràng.

Tùy hỷ công đức, không những chỉ tùy hỷ công đức của chính mình mà phải nên phát tâm tùy hỷ theo công đức của người khác, đây là chân lý căn bản tự giác, giác tha của Phật Đạo, khi đã đạt đến cảnh giới tùy hỷ này, thì bước tiếp theo là phải tu tập pháp tùy hỷ theo tất cả công đức lành của hết thảy chúng sanh trong Pháp giới, để viên thành giác hạnh viên mãn, thành tựu Bồ Đề Đạo. Nếu có thể thành tựu được ba pháp tùy hỷ này, thì tự mình có thể biết chắc rằng ngày đến được đạo tràng của Chư Phật không còn bao xa.

Thích Tâm Mãn
Chùa Minh Thành - www.chuaminhthanh.com- www.minhthanhtu.com- Biên tập: ĐĐ. Thích Minh Thông.
Địa chỉ: 348 - Nguyễn Viết Xuân - Phường Hội Phú - Thành Phố Pleiku - Tỉnh Gia Lai - Việt Nam
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2014(Xem: 8379)
Hồi Thầy mới vào chùa năm 16 tuổi, trên phương diện danh từ thì mình đã được gọi Bụt Sakyamuni là Bổn Sư (Nam Mô Đức Bổn Sư Bụt Sakyamuni). Bổn Sư (tiếng Bắc là Bản Sư) có nghĩa là Thầy tôi. Nhưng kỳ thực đức Bụt mà mình được gặp khi mới vô chùa không phải là một vị Thầy đích thực mà là một nhân vật rất huyền thoại, đầy phép lạ, đầy thần thông, rất xa cách với con người. Mình không được gặp Bụt của đạo Bụt nguyên thủy mà cũng không được gặp Bụt của đạo Bụt tiểu thừa. Hình ảnh Bụt nguyên thủy là một vị Thầy ăn mặc rất đơn sơ, trải bồ đoàn tọa cụ ngồi trên đất, ngồi pháp đàm, nói pháp thoại và ăn cơm với các Thầy. Mình không gặp được hình ảnh đó, vì vậy trên phương diện danh từ mình được gọi là Thầy tôi nhưng kỳ thực giữa mình với đức Sakyamuni có một khoảng cách rất lớn. Đó là một nhân vật hoàn toàn thần thoại, đầy phép lạ.
31/10/2014(Xem: 8249)
Pháp môn mà mình nói tới đó là pháp môn xây dựng tăng thân, được gọi tắt làdựng tăng. Đó cũng là công trình của Bụt, đó là sự nghiệp của Bụt. Ngay sau khi thành đạo, Bụt đã biết rất rõ rằng nếu không xây dựng được một tăng thân thì mình không thể nào thực hiện được sự nghiệp của một vị Bụt. Vì vậy Ngài đã để ra rất nhiều thì giờ và công sức để xây dựng một tăng thân. Ngay trong năm đầu sau khi thành đạo, Bụt đã xây dựng một tăng thân xuất gia gồm có 1250 vị, và tăng thân này đầu tiên xuất hiện tại một rừng kè ở ngoại ô thành phố Rajagraha. Năm Ngài 80 tuổi, Vua Prasenajit (Ba Tư Nặc) có nói một câu rất hay để ca ngợi Bụt về công trình xây dựng tăng thân ấy. Vua nói: Bạch đức Thế Tôn, mỗi lần con thấy tăng thân của đức Thế Tôn là con lại có niềm tin nhiều hơn ở nơi chính đức Thế Tôn.
31/10/2014(Xem: 7653)
Mùa Xuân ta lên núi Hăm hở làm sơn ̣̣đồng Bỏ con đường khói bụi Cho sách vở vời trông... Rời mái trường Vạn Hạnh, còn đang lang thang dạy giờ ở các trường Bồ-đề, ngong ngóng một xuất học bỗng du học, tôi bất ngờ bị Sư Bà áp giải lên núi, sau lời phán quyết chắc nịch: “Con phải học một khóa tu Thiền ba năm với Thượng Tọa, xong rồi muốn đi đâu cũng ̣̣được... Còn bây giờ, dứt khoát là…Không!”.
28/10/2014(Xem: 7978)
Có những gì cần phải sửa trong Kinh Phật hay không? Có những gì cần phải cắt bớt khỏi Kinh Phật, hay cần phải bổ túc thêm cho Kinh Phật hay không? Câu trả lời tất nhiên không dễ. Vì người xưa đã nói, nếu chấp vào nghĩa từng chữ một, có thể sẽ hiểu nhầm ý của Phật; nhưng nếu rời kinh một chữ, lại hệt như lời ma nói. Nguyên văn: Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan; ly kinh nhất tự, tức đồng ma thuyết.
26/10/2014(Xem: 9449)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 15029)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8615)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 13375)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8885)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10419)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]