Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Niềm tin là gì?

01/04/201710:28(Xem: 13139)
Niềm tin là gì?


Phat_Thich_Ca_14


Niềm tin là gì?


 

Từ khi loài người có mặt trên thế gian này, sống giữa trời đất bao la với hiểu biết và việc làm còn giới hạn, nên thường lo lắng và sợ hãi bởi những suy nghĩ cạn hẹp. Họ tưởng tượng ra có một đấng tối cao toàn quyền ban phước, giáng hoạ; nhìn đồi núi chập chùng, cao vót, họ tưởng ra vị thần núi; nhìn biển rộng bao la, mênh mông, họ nghĩ có vị thần biển đang cai trị ở đó, và vô số vị thần có nhiệm vụ cai quản muôn loài vật ở thế gian này. Đó là niềm tin của con người ở thời kỳ sơ khai, tin vào thế giới thần linh một cách tuyệt đối và chấp nhận giao phó số phận của mình, uỷ thác cho thần linh sắp đặt, định đoạt. Về sau, loài người chúng ta thật diễm phúc khi có được nhân duyên tốt đẹp gặp được Tam bảo, tức ba ngôi báu Phật-Pháp-Tăng trên cõi đời này.  

 

Đức Phật dạy rằng, niềm tin là mẹ sinh ra tất cả công đức lành, người không có niềm tin chân chính không tạo được công đức lâu dài. Do đó, chúng ta tin như thế nào là niềm tin chân chánh để không rơi vào si mê, cuồng tín. Ngài cũng tiếp thu những truyền thuyết đương thời trên nền tảng có suy xét, chọn lọc, bằng sự tu tập của chính mình để khám phá ra thế giới thần linh đúng như thật.

 

Niềm tin chân chánh được phát sinh sau khi có tu tập, chuyển hoá, nên khác với niềm tin mê muội, tà dại. Ngày xưa, người ta sợ trời đánh nên nghe tiếng sấm sét thì cho rằng có thần sấm sét. Người xưa vì phương tiện để răn dạy những đứa con bất hiếu, ngỗ nghịch, không nghe lời cha mẹ, nên nói rằng trời sẽ đánh kẻ bất hiếu, mục đích là để răn dạy con người sống tốt hơn, biết được đạo lý uống nước nhớ nguồn, ăn trái nhớ kẻ trồng cây. Ngày nay, khoa học đã phát minh ra được nguyên nhân sấm sét, nên đã làm cột thu lôi ngăn chặn sét đánh; rõ ràng là chẳng có ông thần sấm sét nào cả hiện thân trên cõi đời này.

 

Đức Phật dạy rằng, niềm tin chân chánh là niềm tin có trí tuệ cân nhắc, soi sáng. Vì thế, đức Phật khuyên chúng ta đừng nghe những gì người khác nói dù đó là truyền thuyết có từ nhiều đời. Nghe điều gì ta cũng phải nên suy nghĩ, tìm tòi, xem sự việc đó có thiết thực, lợi ích hay không. Khi ta muốn tin điều gì mà không có trí tuệ suy xét, không chứng minh được nguồn gốc của nó, thì dễ rơi vào mê tín, dị đoan. Đức Phật cũng dạy chúng ta đừng vội tin những gì được nhiều người tin theo. Nếu họ là nhà trí thức có đời sống đạo đức, nhân cách cao thượng, được nhiều người quý mến, kính trọng, thì ta cũng phải suy xét cho kỹ càng giá trị, lợi ích của họ. Niềm tin của chúng ta căn cứ trên những tiêu chuẩn như vậy mới là niềm tin chân chánh.

 

Như chúng ta đã biết, niềm tin là mẹ sinh ra các công đức lành được trải nghiệm qua đời sống hiện thực, nếu không chúng ta sẽ phạm phải sai lầm đáng tiếc vì niềm tin mù quáng. Từ đó ta cũng sẽ bị người lợi dụng niềm tin để làm các việc xấu ác. Khi niềm tin của chúng ta bị lợi dụng, chúng ta trở thành người cuồng tín, si mê, dại dột, nên mặc tình giết người vì nghĩ rằng sẽ được lên thiên đường hưởng phước báo tối cao. Phước đâu chẳng thấy, chỉ thấy mang tội giết người và bị tù tội hoặc tử hình, tạo ra bao mối nguy hiểm cho xã hội.    

 

Trong mối quan hệ giao tế giữa con người với con người, lòng tin tạo nên sự gắn bó thân thiết trong sự liên quan các mối giao dịch làm ăn và củng cố uy tín cho chính mình đối với cộng đồng xã hội.  Trong suốt quá trình xây dựng lòng tin đối với mọi người, chính chúng ta cần phải có sự kiên nhẫn và thành thật. Trong sinh hoạt gia đình, sự thương yêu, đùm bọc, sẻ chia cho nhau đều bắt đầu từ lòng tin giữa cha mẹ, vợ chồng, con cái, anh em, người thân và láng giềng. Lòng tin như một chất keo luôn gắn bó con người với con người, và là một chất liệu kết nối yêu thương để chúng ta thêm gắn bó và cảm thông với nhau lâu dài.

 

Đức Phật dạy, tin là căn bản của sự thành công và là nguồn gốc để phát sinh muôn hạnh lành; nhưng lòng tin của người Phật Tử không phải là một lòng tin cuồng nhiệt, sôi nổi, bốc đồng, mà không có suy xét, kiểm chứng qua sự thực hành. Đức Phật đã từng nói, “ta chỉ là vị thầy dẫn đường giúp cho mọi người đi đến con đường bình yên, hạnh phúc; ta không phải là một vị thần linh hay một đấng tối cao có quyền ban phước, giáng hoạ”. Người Phật tử tin Ngài là một con người giác ngộ và chúng ta cũng là một con người, ai quyết tâm và kiên trì, bền bỉ thì sẽ biết cách chuyển hoá nỗi khổ, niềm đau thành an vui, hạnh phúc. Do đó, sự thành công của chúng ta không phải là một thứ mê tín. Một tín ngưỡng mù quáng không xây dựng trên lý trí xét đoán là một nguy hại lớn cho đời sống của mỗi con người, có thể làm cho chúng ta ỷ lại, lười biếng, mà dang tay chờ đợi những giáo điều ngu ngơ, huyền hoặc.

 

Một đức tin hỗn tạp, thiếu căn cứ đều phát xuất từ lòng tham lam của con người thường tin tưởng, nương nhờ vào một thế lực không có căn cứ rõ ràng. Đạo Phật truyền vào Việt Nam đã trên 2.000 năm, có những thời rực rỡ, huy hoàng, chói sáng, nhờ vào sự sáng suốt của các nhà vua như thời Lý, Trần; và cũng có những lúc lu mờ, tối tăm, bởi những ông vua đam mê hưởng thụ quá mức chỉ biết cho riêng mình. Con người sống tốt và có ý thức, hay suy thoái đạo đức là do niềm tin không chân chính làm xáo trộn bởi sự hiểu biết sai lầm. 

 

Một lòng tin chân chính phải đi theo với sự tìm tòi bằng sự quán chiếu, xem xét, hiểu rồi mới tin, thì cái tin ấy mới là chánh tín. Đối với những ai tu theo đạo Phật tin mà không hiểu rõ ràng thì sẽ dễ lầm đường, lạc lối, tạo sự mất tin tưởng cho người khác. Đức Phật là một người dẫn đường trong đám người lạc hướng, Ngài đã tốn rất nhiều công sức mới khám phá ra chân lý cuộc đời. Chúng ta ngày nay được thừa hưởng lời Phật dạy mà khỏi phải mất công tìm tòi cực nhọc, vất vã, vì đã có sẵn trên tay tấm bản đồ. Ví như 6 người cùng đi rừng đều khác nước, một người chỉ bỏ công ra tìm nước, khi uống thì 6 người đều hết khát; nhưng người đi tìm nước phải chịu vất vã, cực khổ. Chúng ta bây giờ cũng vậy, ta khỏi phải tốn thời gian, mất công, tổn sức, mà chỉ cần đi theo tấm bản đồ đã hướng dẫn sẵn là có thể đến đích; như người có bệnh được vị lương y cho thuốc nhưng sợ đắng nên không uống, bệnh không lành là do lỗi người bệnh, không phải lỗi do thầy thuốc. Nếu Phật Tử không hiểu lời Phật dạy, không thực hành theo những lời dạy của Ngài, thì Đức Phật và Tam tạng giáo điển đối với chúng ta không còn ý nghĩa gì nữa hết.

 

Đạo Phật là đạo của con người vì sự giác ngộ của chính mình và giúp cho nhân loại cùng giác ngộ, giải thoát. Mọi sự mê tín dị đoan, thần quyền đều không có trong đạo Phật; nhưng tại sao rải rác trong các bản kinh lại có nêu ra các vị thần, như Thiên thần, Lâm thần, Thọ thần, Quỷ thần, điều này có ý nghĩa và mục đích gì? Kinh điển Phật giáo tiêu biểu như Kinh Địa Tạng cũng nêu ra rất nhiều loại Quỷ thần, nhằm nói lên nghiệp cảm sai biệt của mỗi chúng sanh trong thế giới lục đạo luân hồi. Đạo Phật không chấp nhận có Quỷ thần ban phước giáng hoạ, điều khiển, sai khiến mọi người bằng một quyền năng vô hình như các truyền thuyết khác. Thế gian này với thiên hình, vạn trạng, vô số chúng sinh đủ loại màu sắc, hình dạng; sự sai biệt đó là do tạo nghiệp bất đồng mà thọ nhận quả báo tốt hay xấu; có loài sống dưới nước như tôm, cá, lươn, cua…; có loài sống trên không như chư Thiên; có loài sống ở đất liền như loài người và các loài động vật, thực vật khác; như thế, Quỷ thần cũng là một loại chúng sanh như vô số chúng sanh khác trong bầu vũ trụ bao la này.

 

Kinh Phật còn cho chúng ta biết thêm về thế giới quan, có chúng sanh hữu tình, chúng sanh vô tình, có loài hữu hình, hữu tướng, có loài vô hình, vô tướng. Tất cả đều tùy theo căn thức và nghiệp cảm mà có ra vô số sự sai khác, không có một chúng sanh nào cai quản chúng sanh nào mà tuỳ theo nhân tốt xấu để cho ra kết quả tương xứng trong hiện tại. Chính vì vậy, Đức Phật không bao giờ khuyên dạy bất cứ ai cầu khẩn, van xin nơi Quỷ thần vì Quỷ thần cũng chỉ là một chúng sanh và đang chịu sự chi phối, vận hành của quy luật nhân quả.

 

Tóm lại, giáo lý nhà Phật có nói đến các loại Quỷ thần như là một chúng sanh bị nghiệp cảm thọ báo mang hình hài, nghiệp thức trong loài đó. Phật giáo không chấp nhận có một đấng quyền năng ban phước, giáng hoạ dù là Nhất thần hay Đa thần giáo. Đôi khi, người Phật tử chỉ biết đặt niềm tin nơi đấng thiêng liêng nào đó để cầu nguyện, van xin, khấn vái cho được tai qua nạn khỏi, cho được bình yên hạnh phúc mà không chịu tìm hiểu rõ nguyên nhân thật giả, không chịu tìm hiểu cho chánh đáng, không chịu học hỏi bằng tâm chân chính; nên một số người lợi dụng chỗ yếu kém đó từ sự mê tín dị đoan, tin mà không hiểu, nên dễ gạt gẫm, dễ lợi dụng, dễ sai khiến; hậu quả khó lường trước được.

 

Thế gian này là một chuỗi dài phiền muộn, khổ đau nhiều hơn là bình yên, hạnh phúc. Cho nên, nhận định cuộc đời "khổ nhiều vui ít" là một sự thực rõ ràng, nhưng ít ai dám mạnh dạn nhìn nhận. Con người do bộn bề công việc vì mải mê đấu tranh, vật lộn với cuộc sống hằng ngày, nên không có thời giờ để suy tư, tìm hiểu, nghiệm xét. Khi gặp hoàn cảnh khổ đau hay những điều bất như ý, con người chỉ biết oán trời trách đất, đổ thừa xã hội bất công hoặc trách cứ ông bà cha mẹ ăn ở bất nhơn thất đức, nên con cháu bây giờ mới ra nông nổi này.

 

Lòng tin của chúng ta phải có cơ sở, mà cơ sở đó được trải nghiệm qua sự quán chiếu, tìm tòi. Chính sự quán chiếu đó làm cho ta tăng trưởng thêm sự nhận thức đúng đắn, nhờ vậy trong đời sống ta bớt âu lo, căng thẳng hay phiền muộn, khổ đau. Chúng ta tìm thấy niềm vui và hạnh phúc trong những phút giây làm việc để phục cho tha nhân và không phải bận tâm lo lắng nhiều đến kết quả của nó. Lòng tin khi phát sinh trí tuệ đã giúp chúng ta giải thoát được “cái tôi” dính mắc, cố chấp vào sự hiện hữu của nó.       

 

Tuy nhiên, ai trong chúng ta cũng đều phải hiểu rằng, không phải lúc nào mọi việc cũng đều thuận lợi như ta mong muốn bởi sự thay đổi bất thường trong cuộc sống. Để củng cố lòng tin, chúng ta cần phải sống có ý chí, kiên trì, bền bỉ và thành thật. Khi gặp những chỉ trích, phê phán ngược lại lòng tin của mình, ta vẫn bình thản, an nhiên mà không bị họ làm lung lạc.

 

Như thời đức Phật còn tại thế, Ngài rất thận trọng khi nói đến lòng tin. Trong kinh Nền Tảng Đức Tin, khi dân chúng Kalama hỏi đức Phật việc phải tin theo ai trong số các bậc đạo sư thường đến giảng dạy tại làng họ, Ngài đã chỉ cho họ cách để bảo vệ và phát triển lòng tin: “Này các thiện nam tín nữ, khi nghe một điều gì, các vị phải quán sát, suy tư và thể nghiệm; chỉ khi nào sau khi kiểm nghiệm, quý vị thực sự nhận thấy lời dạy này tốt lành, đạo đức, hướng thiện, chói sáng và được người trí tán thán; nếu sống và thực hiện các lời dạy này sẽ đưa đến hạnh phúc, an lạc ngay hiện tại và về lâu, về dài, thì lúc ấy quý vị hãy đặt niềm tin bất động và thực hành theo”.

 

Chính chúng ta trải nghiệm, kinh qua để thấy lòng tin của mình được củng cố ra sao, vì giá trị vô giá của lòng tin ta không thể xem nhẹ những trải nghiệm tự thân cần thiết này. Chúng đích thực là chất liệu, là năng lực giúp mọi người duy trì để sống đời bình yên và hạnh phúc. Chúng ta hãy tìm hiểu lại cuộc đời của đức Phật trước và sau khi Ngài thành đạo bằng đôi mắt thiền quán của chính mình để có thể thấy được giá trị của lời dạy chân chính ấy. Là Phật tử, tất cả chúng ta đều biết rằng trước khi Phật thành đạo, Ngài có làm gì đâu, Ngài chỉ ngồi lặng yên nơi cội Bồ đề để chuyển hoá những tâm tư vọng động, hư dối, thế mà Thiên ma vẫn tìm đủ mọi cách để quấy phá sự thành đạo của Ngài.

 

Ngài đã thành tựu dưới cội Bồ đề nhờ biết cách buông xả, cho đến khi Ngài thành đạo rồi nhưng chưa có ý định đi giáo hoá thì Thiên ma lại yêu cầu Ngài nhập Niết Bàn. Trong suốt 49 năm hoằng hoá độ sinh, Thiên ma luôn luôn đi theo đức Phật và tìm đủ mọi cách để khiến Ngài sớm nhập Niết Bàn. Cuối cùng, khi Ngài đến xứ Câu Thi La, đức Phật nói với Tôn giả A Nan là Ngài dự định 3 tháng nữa sẽ nhập Niết Bàn tại đây. Sau khi đức Thế Tôn tuyên bố buông bỏ thọ mạng, đến lúc đó, ngài A Nan mới nhận ra và vội vã đến thỉnh Phật tiếp tục trụ thế; nhưng Phật dạy: ”Như Lai đã nói là làm, Như Lai đã tuyên bố buông bỏ thọ mạng. Bây giờ đã có đủ 4 chúng Tỳ kheo, Tỳ kheo ni, Ưu Bà Tắc, Ưu Bà Di, có giới luật rồi, có pháp của Như Lai rồi, đã đến lúc Như Lai nhập Niết Bàn!”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2014(Xem: 8576)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10131)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9459)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8442)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8810)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
21/10/2014(Xem: 6586)
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp… Thế nhưng bạn ơi, -Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực. -Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày. -Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
20/10/2014(Xem: 21396)
Đây là một trong những câu hỏi mà phóng viên tờ Mandala đã phỏng vấn bác sĩ Alan Molloy, một thành viên lâu năm của Viện Phật học Tara ở tiểu bang Melbourne, Úc, một người đã chứng kiến sự phát triển của đạo Phật tại quốc gia này từ cuối thập niên bảy mươi đến nay.
20/10/2014(Xem: 7374)
Là tín đồ Phật giáo từ năm mười bảy tuổi, đạo hữu luật sư Christmas Humphreys (1901-1983) không thuộc bất cứ một giáo phái nào của Phật giáo. Ông tin vào Phật giáo thế giới, và ông nghĩ rằng: “chỉ trong sự phối hợp của tất cả các tông phái người ta mới có thể thấy trọn vẹn sự vĩ đại của tư tưởng Phật giáo” (only in a combination of all schools can the full grandeur of Buddhist thought be found). Để làm cho quan điểm của mình được Phật tử trên thế giới chấp nhận, ông đã trình bày Mười hai nguyên tắc của Phật giáo (Twelve Principles of Buddhism) nổi tiếng của mình vào năm 1945, được dịch ra 14 thứ tiếng và được nhiều tông phái Phật giáo trên thế giới chấp nhận. Mười hai nguyên tắc ấy có điều giống với Mười Bốn Nguyên Tắc của Đại Tá Olcott giới thiệu trong tác phẩm Phật pháp vấn đáp (Buddhist Catechism) của ông, được xuất bản vào cuối thế kỷ thứ 19.
17/10/2014(Xem: 6979)
Bài viết “Phật trên hè phố Oakland” của nhà báo Trần Khải, tiếp tục được tải truyền rộng rãi trên các website. Bài viết ghi lại đại cương sự kiện phóng viên Chip Johnson kể lại trên báo SFGate.com về một pho tượng Phật đã đem lại sự bình an, sạch sẽ cho một khu phố nhiều tội ác và rác rưởi trước đây. Chi tiết đặc biệt đã thu hút người đọc, là pho tượng Phật Thích Ca bằng đá, chỉ cao khoảng 2 feet, được đặt ở góc đường 11 và đường 19, trong khu Eastlake, thành phố Oakland , là do một người vô thần, tình cờ nhìn thấy tại một tiệm bán vật liệu xây cất.
16/10/2014(Xem: 13865)
Niệm Phật là một pháp môn dễ hành nhưng khó tin, nhất là trong thời đại điện toán này, thời đại mà con người lo cho vật chất nhiều hơn là lo cho đời sống tâm linh. Tuy nhiên theo lời Phật dạy, Phật từ tâm, tâm sinh Phật, để đưa đến giải thoát giác ngộ. Do đó nếu đã là Phật tử rồi thì nhất định phải tin lời Phật dạy, hơn nữa Kinh Hoa Nghiêm còn nói: “niềm tin là mẹ của công đức”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]