Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Làm Thế Nào Để Người Ta Tin Luật Nhân Quả Trong Ba Đời

30/12/201002:56(Xem: 7401)
Làm Thế Nào Để Người Ta Tin Luật Nhân Quả Trong Ba Đời
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGƯỜI TA TIN LUẬT NHÂN QUẢ TRONG BA ĐỜI
Pháp Sư Thánh Nghiêm

Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.

Ba đời là đời quá khứ, hiện tại và vị lai về mặt thời gian có thể dài, có thể ngắn, có thể xa, gần. Dài thì tính bằng a tăng kỳ kiếp như a tăng kỳ kiếp đời quá khứ, a tăng kỳ kiếp đời hiện tại, a tăng kỳ kiếp đời vị lai. Tỉ dụ : chúng sinh phát tâm tu thành Phật phải trải qua ba a tăng kỳ kiếp lớn, kiếp a tăng kỳ kiếp là kiếp dài vô lượng không thể kể xiết được. Đơn vị chiều dài thời gian thứ hai là đại kiếp: đại kiếp quá khứ, hiện tại, vị lai.

Một đơn vị nữa thường được nói tới là một đời người, kiếp trước, kiếp sau, kiếp hiện tại. Nếu theo những đơn vị thời gian nhỏ nhất thì tính theo sát na hiện tại, sát na quá khứ, sát na vị lai (sát na là đơn vị thời gian nhỏ nhất, có thể tưởng tượng được, có thể tính bằng phần trăm giây). Vì vậy nếu kiếp hiện tại, quá khứ, vị lai theo ba đời theo nhân quả ba đời là hiểu một cách quá hạn hẹp.

Một người đã tin ở luật nhân quả trong đời hiện tại thì cũng phải tin ở luật nhân quả các đời quá khứ, và vị lai. Song những sự kiện chứng minh luật nhân quả trong thời hiện tại thì có thể kiểm nghiệm được, còn đối với đời vị lai hay đời quá khứ thì không kiểm nghiệm được và khó tiếp thu, khó tin, do đó mà cầu ở sự giúp đỡ của phép thần thông hay quỷ thần đợi đến khi tự mắt mình thấy những hiện tượng xảy trong đời rồi mới chịu tin.

Sức mạnh của thần thông và quỷ thần tuy có thực, nhưng rất hữu hạn dù giúp chúng ta biết thời quá khứ hay vị lai chăng nữa, thì cũng có thể biết trong một thời gian hết sức ngắn ngủi mà thôi, làm thế nào mà biết hết tất cả mọi chuyện trong cuộc đời quá khứ và vị lai vô cùng vô tận được. Do vậy cũng không thể thanh toán được mọi nỗi nghi ngờ, vấn đề nhân quả ba đời vẫn tồn tại như cũ, không giải quyết được.

Biện pháp của Phật giáo nhằm giải quyết vấn đề này, không phải là dùng phép thần thông hay sức mạnh của quỷ thần, mà chỉ dùng hai câu :

"Dục tri quá khứ sự

Kim sinh thọ giả thị

Dục tri vị lai sự

Kim sinh tố giả thị"

Nghĩa là "Muốn biết chuyện quá khứ, qua tình hình chịu báo đời này thì rõ. Muốn biết chuyện vị lai, qua việc làm đời này thì rõ".

Đời sống hiện tại là quá khứ của đời vị lai. Vị lai của hiện tại là hiện tại của vị lai. Quá khứ của hiện tại là hiện tại của quá khứ. Do đó điều quan trọng là phải hiểu thật rõ nắm thật vững giờ phút của hiện tại tức là đồng thời nắm vững cả lý nhân quả của ba đời rồi. Còn quay lại tìm hiểu quá khứ hay là tìm cách biết trước vị lai, chỉ làm mất thời giờ hiện tại, gây rối rắm và lãng phí giờ phút hiện tại, đã không ích gì cho hiện tại mà cũng vô bổ cho tương lai.

Hiện tại gặp vận may chính là do trong quá khứ tạo ra nhân lành. Hiện tại gặp điều bất hạnh, cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác. Vận may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã làm điều lành cộng thêm sự cố gắng hiện nay, vận không may trong tương lai cũng chính là do trong quá khứ đã gieo nhân ác và hiện tại do lười biếng và tiếp tục làm ác.

Vận mạng đều nằm trong quá khứ, hiện tại và tương lai của mình đều do ở nghiệp ác hay thiện, siêng năng hay lười biếng trong hiện tại mà nghiệp ác có thể chuyển biến, vận may cũng có thể bị đánh mất.

Có người cho rằng vì không thấy được quá khứ và tương lai, nên không tin là có chuyện quá khứ và tương lai. Thực ra, nếu nói không thấy nên không tin là có thì trong hiện tại, có nhiều chuyện mắt không thấy thì cũng không tin hay sao ? Tỉ dụ : Lịch sử dân tộc, gia phả giòng họ, sự tích tổ tiên, ông bà v.v… đều ghi những chuyện rất ít người được thấy, nhưng lẽ nào không tin ? Có mấy ai hiện nay được thấy ông tổ, ông tằng của mình ?

Cái thân xác của bản thân mình được di truyền từ ông tằng, ông tổ và sẽ được di truyền đến vạn đời con cháu sau này. Đó là nhân quả ba đời của thân xác. Ngoài thân xác vật chất còn có linh hồn, tinh thần hay thần thức (từ Phật giáo) lưu chuyển.

Theo quan điểm duy vật thì người chết như ngọn đèn tắt, ngoài vật chất ra, không có tinh thần. Luận điểm duy vật đối với người bình thường dễ tạo ra tâm lý và thái độ thiếu trách nhiệm với hành vi của mình, thậm chí dẫn đến những hành vi tội ác giết người hay tàn sát hàng loạt vì lợi ích cá nhân hay lợi ích đẳng cấp.

Cho nên niềm tin ở luật nhân quả ba đời ở sự lưu chuyển của thần thức là an toàn nhất. Nếu cả nhân loại mà có niềm tin như thế, thì người người kính trọng nhau, nhường nhịn nhau, cùng tồn tại, cùng phồn vinh. Nếu không tin như thế thì thiện ác không được phân biệt, thế giới tương lai sẽ trở thành hỗn loạn, bất an.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/06/2022(Xem: 6286)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 6200)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 4970)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 4953)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 10892)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 6729)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 3181)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 3962)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
01/05/2022(Xem: 6190)
33 câu trích dẫn của Thiền sư Nhất Hạnh Hoang Phong chuyển ngữ *** Câu 1 Thức dậy sáng hôm nay, tôi mỉm một nụ cười. Hai mươi bốn giờ mới mẻ đang chờ đón tôi.
29/04/2022(Xem: 4005)
Đây là một trong các bài Kinh khi Đức Phật còn trẻ tuổi và chỉ mới xuất gia. Kinh ghi theo thể vấn đáp, khi du sĩ Sabhiya được một vị thiên tử chỉ rằng hãy đi tìm các câu trả lời cho một số câu hỏi, lúc đó không một vị đạo sĩ nổi tiếng nào lúc đó trả lời nổi. Du sĩ Sabhiya mới nghĩ tới Đức Phật, và suy nghĩ: “Không biết Sa-môn Gotama có thể trả lời những câu hỏi này của ta. Sa-môn Gotama còn trẻ và mới được xuất gia.” Kinh không nói rõ mới xuất gia là bao nhiêu tháng hay năm. Nhưng lúc đó Đức Phật đã có một tăng đoàn. Kinh Sabhiya nằm trong nhóm Kinh Tập, viết tắt là Kinh Snp 3.6. Kinh này ghi từng lời Đức Phật dạy đều là các pháp tu cụ thể để giải thoát. Kinh này văn phong khác với nhiều kinh phổ biến, cho chúng ta nhìn thêm về cách Đức Phật hoằng pháp trong các các năm đầu. Kinh này nằm chung bầu không khí với nhóm Kinh Nhật Tụng Sơ Thời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]