Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Duyên Đẹp Xấu Giàu Nghèo Sang Hèn

21/08/201120:45(Xem: 10530)
Nhân Duyên Đẹp Xấu Giàu Nghèo Sang Hèn

Le khai mac_khoa tu Au Chau ky 27 (39)

Nhân Duyên Đẹp Xấu Giàu Nghèo Sang Hèn
Thích Đạt Ma Phổ Giác
       
Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là 
một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.

Một hôm hoàng hậu Mạc Lợi, bà cùng với chừng một trăm thị nữ mang theo lễ phẩm đến Kỳ Viên cúng dường đức Phật và Tăng chúng; sau đó, bà xin được đảnh lễ, hầu Phật rồi thưa rằng: Bạch đức Thế Tôn! Hôm nay cho đệ tử được hỏi về những điểm khác biệt và giống nhau, liên hệ đến sự đẹp, xấu, giàu, nghèo, sang, hèn của tất cả người nữ trên thế gian này?

Thứ nhất là do nhân gì, do duyên gì mà trên thế gian này có một số phụ nữ hình tướng xấu xí, mặt mày khó coi, lại còn sống đời nghèo nàn, đói khổ trong thân phận thấp hèn, hạ liệt làm cho ai cũng muốn tránh xa, không thích gần gũi?

Thứ hai, do nhân gì, do duyên gì mà có hạng phụ nữ tuy xấu xí như trên nhưng lại sống đời phú quý, có danh vọng, có địa vị cao sang quyền quý cùng gia đình người thân đủ đầy.

Này hoàng hậu Mạc Lợi: Trên thế gian này có hạng người phụ nữ tính tình nóng nảy, sân nộ bất thường, dễ dàng nổi cơn lôi đình khi có ai xâm phạm đến, dù chỉ là việc nhỏ mọn, vụn vặt. Một chút gì đó đụng đến “cái ta” của họ, họ liền tức khắc biểu hiện sự không hài lòng; thế là cơn nóng giận, sự dữ dằn bộc phát ngay, thường gây thù chuốc oán với người khác.

Không những thế, hạng người nữ này không có đức tin với thiện pháp, không hoan hỷ tạo phước điền, không bao giờ bố thí cơm, nước, hoa quả, thuốc men, vật thơm, dầu thoa, nhu cầu phương tiện, vải vóc, y phục, đèn dầu, chỗ ở, chỗ nằm, ngồi... đến chư sa-môn, bà-la-môn hay cho người đói khổ. Ngoài ra, tính tình họ thường hay đố kỵ, ganh tỵ đối với những người có của cải tài sản; đem tâm tỵ hiềm với sự làm phước của người khác; ganh tỵ với những người có nhiều lợi lộc, người được quần chúng cung kính, mến mộ; và họ còn làm nhiều việc sái quấy, xấu ác khác nữa.

Số phụ nữ này sau khi thân hoại mạng chung, bị nhiều quả báo đau khổ trong bốn ác đạo, nếu do ảnh hưởng một phước lành nào đó trong quá khứ, được tái sanh trở lại làm người thì sẽ rơi vào trường hợp hạng phụ nữ thứ nhất: Vừa xấu xí, đói nghèo vừa sống đời hạ liệt, bất hạnh – này hoàng hậu Mạc Lợi! - Đệ tử nghe rõ rồi!

Này hoàng hậu Mạc Lợi! Trong thế gian này, hạng phụ nữ có tính tình hung hãn, dữ dằn, dễ dàng nỗi cơn thịnh nộ như trường hợp thứ nhất; nhưng họ lại có đức tin, có tâm tạo phước điền, biết bố thí vật thực, y phục đến cho sa-môn, bà-la-môn hay những kẻ cơ cực, đói nghèo.

Hạng nữ này còn có những đức tính tốt khác nữa, là họ không có tâm đố kỵ với những người nhiều lợi lộc; không ganh tỵ với những người được tán dương, khen ngợi, không tỵ hiềm đối với những người được sự cung kính, cúng dường. Ngoài ra, họ còn làm được nhiều việc đúng đắn, lành tốt khác nữa.

Hạng phụ nữ này, sau khi lâm chung thường được sinh vào những cảnh giới tốt đẹp; tuy nhiên, nếu sanh trở lại làm người thì sẽ rơi vào trường hợp thứ hai: Tuy thân sắc xấu xí nhưng lại được cao sang, phú quý, này hoàng hậu Mạc Lợi!

Biết được như vậy chúng ta hằng ngày phải siêng năng tinh tấn tu hành, kiểm soát chặt chẽ từ ý nghĩ, lời nói cho đến hành động không chút lơ là. Ta phải biết áp dụng tu trong mọi hoàn cảnh, trong mọi lúc, mọi nơi nhiều người chỉ tu với Phật, Bồ tát siêng năng sám hối, tụng kinh niệm Phật. Nhưng đối với gia đình người thân, bạn bè và xã hội thì ăn thua đủ, tu như vậy là sai lời Phật dạy, sỡ dĩ chúng ta thờ Phật, lạy Phật mục đích với lòng tôn kính biết ơn, để ta bắt chước làm theo Ngài hầu chuyển hoá nỗi khổ niềm đau, bằng trái tim yêu thương và hiểu biết.

Bố thí đúng chỗ sẽ được phước vô lượng
Bố thí hay giúp đỡ cho một phàm phu tuy vẫn có phước, nhưng phàm phu tục tử này không biết tu tập, sống trong tham lam, thù hận, si mê, một ngày sống của họ dính mắc vào chuyện trần tục quá nhiều, chính vì vậy người bố thí được hưởng phước trong hạn chế.

Ngược lại, cúng dường cho bậc Thánh đã giác ngộ, giải thoát phúc đức của các Ngài không gì có thể sánh bằng. Các Ngài luôn sống vì mọi người, tùy duyên giáo hóa giúp đỡ chúng sanh không biết mệt mỏi, nhàm chán, nên người cúng dường hưởng được phước báo không giới hạn.

Nói như vậy, để những người tu hành phải biết ý thức được bổn phận và trách nhiệm của mình khi nhận sự cấp dưỡng của đàn-na tín thí mà ráng cố gắng tu hành cho đến nơi tới chốn. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần nhấn mạnh, không phải chỉ cúng dường cho người tu hành mà bỏ qua các đối tượng khác đang còn gặp nhiều khó khăn, bất hạnh. Người bố thí cúng dường vì tấm lòng từ bi rộng lớn, bình đẳng thương yêu mà giúp đỡ, an ủi sẻ chia tuỳ theo nhân duyên.

Thấy người tu hành chân chính thì cung kính cúng dường, thấy người hoạn nạn thì giúp đỡ sẻ chia, bố thí cúng dường như vậy thì phước báo vô lượng, vô biên. Từ bi, thương yêu tất cả chúng sanh là pháp yếu của đạo Phật, sẵn sàng chia sẻ hay nâng đỡ khi có nhân duyên, điều kiện.

Dù chỉ một lần bố thí, cúng dường với tâm bình đẳng, với tấm lòng chí thành thấy người đáng kính ta cúng dường, thấy người đang gặp khó khăn hoạn nạn ta giúp đỡ, sẻ chia với trái tim yêu thương và hiểu biết bằng tình người trong cuộc sống.

Chúng ta, ai cũng dễ thấy điều này, với một người có tâm keo kiệt bỏn sẻn, cho dù tiền bạc tài sản chất đầy kho, thà để hư mục chứ không dám đem ra giúp đỡ kẻ khốn cùng dù chỉ một bữa ăn. Có người nói tâm hà tiện và tâm tiết kiệm giống nhau, chúng ta cần phải nhận định cho rõ chỗ này. Tiết kiệm là biết tiêu xài đúng mức, không lãng phí xa hoa, xài đúng việc đúng chỗ. Còn bỏn sẻn, hà tiện là tâm không muốn chia sẻ cho ai, chỉ bo bo ôm giữ cho riêng mình.

Thế cho nên tiết kiệm và hà tiện rất khác nhau. một bên là chi tiêu đúng mức, phù hợp, một bên là keo kiệt , bỏn sẻn thà để hư mục chớ không đem ra giúp đỡ cho ai. Hoặc là bố thí xong rồi lại khởi tâm tiếc rẻ, đó là nhân ích kỷ, tiếc của sẽ đưa đến quả đau khổ.

Tiết kiệm và rộng lượng bao dung, sẵng sàng nâng đỡ mọi người là nhân dẫn đến an vui, hạnh phúc. Là người Phật tử chân chính, chúng ta phải biết khôn ngoan sáng suốt chọn lựa nhân lành để mình và người cùng sống yêu thương mà không làm tổn cho tha nhân. Nổi mất mát, khổ đau nhất đối với người giàu có là không có con để kế thừa gia tài sự nghiệp, cho nên cả đời họ chỉ sống trong tham lam, ích kỷ. 

Người có nhiều cống hiến và phục vụ vì lợi ích chung, nhưng vì không nhận thức đúng đắn, bị vật chất lôi cuốn, cám dỗ, nên từ nhận thức tốt đẹp, bị lòng tham muốn sai sử làm điều phi pháp. Đối với luật pháp thế gian hay luật nhân quả cũng vậy, có công thì được thưởng, có tội thì phải bị trừng phạt.

Người ta thường nói, ăn thì hết cho thì còn có nghĩa là khi mình giúp đỡ ai đó mới chính là ta tích luỹ phước báo, giống như người gửi tiền ngân hàng thấy dường như không có tiền nhưng khi cần xài thì rút ra. Lão triệu phú đó vì không tin sâu nhân quả nên hiện đời không gieo trồng thêm phước đức, cho nên sau khi chết phải bị đoạ vào chỗ khốn cùng.

Cúng dường cho người tu hành chân chánh tại sao có phước báo lớn lao như vậy? Bởi vì người tu hành chân chánh họ luôn làm điều “tốt đạo đẹp đời” tất cả vì lợi ích cho tha nhân, không vì quyền lợi riêng tư, cho nên người phát tâm cúng dường cho bậc giác ngộ, giải thoát được phước báo gắp trăm ngàn lần so với người phàm phu tục tử.

Bố thí cho người bình thường, một ngày sống của họ là một ngày tham lam, si mê, thù hận, nên giá trị phước báo có giới hạn. Nhưng không lẽ vì phước báo có giới hạn mà ta ngoãnh mặt làm ngơ đối với những mãnh đời bất hạnh, ta tìm kiếm đối tượng để cúng dường như vậy sẽ dẫn đến tâm không bình đẳng cúng dường, bố thí như vậy còn có tâm phân biệt ta người.

Trong kinh Tứ Thập Nhị chương, Phật dạy: “Bố thí cho một trăm người dữ ăn, không bằng bố thí cho một người hiền; bố thí cho một trăm người hiền, không bằng bố thí cho một người biết giữ năm giới; bố thí cho mười ngàn người biết giữ năm giới, không bằng bố thí cho một người đã chứng quả không thoái chuyển. Cúng dường cho trăm ức vị Bích Chi Phật, không bằng cúng dường cho một vị Phật hiện tiền”. 

Ở đây chúng ta thấy cúng dường cho người tu hành chân chính thì phước báo lại tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng có kinh đức Phật lại dạy bố thí phải bình đẳng. Cũng là lời Phật dạy, tại sao có sự khác biệt với nhau như thế? Vậy kinh nào đúng, kinh nào sai? Đã là lời dạy của Phật thì chân lý không có đúng sai, đức Phật chỉ tùy bệnh cho thuốc, tùy theo trình độ căn cơ của từng người mà đức Phật hướng dẫn cách bố thí cúng dường cho phù hợp.

Người mới phát tâm học đạo, chưa hiểu nhiều về đạo Phật, Thế Tôn khuyên nhủ lánh xa bạn ác gần gũi bạn lành nên trong sự bố thí cúng dường cần có sự chọn lựa. Sau khi hiểu và thông suốt lời Phật dạy, chúng ta sẽ tùy duyên bố thí và cúng dường không phân biệt thân sơ, ta, người. Sở dĩ trong kinh nói rõ ràng cúng dường như thế nào để được phước báo nhiều hay ít là cốt ở sự thành tâm. Đối với người chưa thấm nhuần đạo lý thì việc làm phước cần phải lựa chọn tùy theo sở thích của mình, không có ranh giới bắt buộc nhất định. 

Bố thí hay giúp đỡ cho một phàm phu tuy vẫn có phước, nhưng phàm phu tục tử này không biết tu tập, sống trong tham lam, thù hận, si mê, một ngày sống của họ dính mắc vào chuyện trần tục quá nhiều, chính vì vậy người bố thí được hưởng phước trong hạn chế.

Ngược lại, cúng dường cho bậc Thánh đã giác ngộ, giải thoát phúc đức của các Ngài không gì có thể sánh bằng. Các Ngài luôn sống vì mọi người, tùy duyên giáo hóa giúp đỡ chúng sanh không biết mệt mỏi, nhàm chán, nên người cúng dường hưởng được phước báo không giới hạn.
 
Pháp thoại ngắn này, giúp cho chúng ta càng tin sâu nhân quả hơn vì biết rõ ràng muốn giàu có nhiều tiền của thì phải bố thí cúng dường, muôn thân tướng đẹp đẽ trang nghiêm thì ta phải biết kiên nhẫn, chịu đựng trong mọi hoàn cảnh. Nhìn thấy quả trong hiện tại xấu hay tốt thì ta biết mình nằm trong hoàn cảnh nào mà ráng cố gắng sửa sai, tích luỹ thêm phước báo nhằm chuyển hoá quả xấu ác mà ta đã lỡ gây tạo.

Tác hại của sự nóng giận
Đã làm người trong trời đất ai không từng nóng giận? Nóng giận là thói quen xấu từ sự chấp ngã mà ra, thấy mình là ta, là trung tâm của vũ trụ, cho nên tham được thì càng thêm tham, tham không được thì sinh tâm sân hận, oán giận thù hằn rồi tìm cách trả đũa lại. Từ đó làm khổ gia đình người thân, làm tổn hại cho nhân loại cho nên bị quả báo thân hình xấu xí, đen đúa, khó coi, hay bị mọi người khinh chê, coi thường.

Tại sao nóng giận lại bị nghiệp quả nặng nề như vậy? Bởi khi nóng giận mặt mày nhăn nhó khó coi, trông dữ tợn, có khi mặt mày đỏ bừng lên, bừng bừng sát khí. Khi nóng giận, ta cảm thấy khốn khổ đau đớn vằn dặc trong tâm, vì mình chưa hại được ai, nhưng chính mình cảm thấy bất an ray rứt trong lòng nên tràn ngập nổi khổ khổ đau.

Khi nóng giận thì có thể dẫn đến hành động nạt nộ, chửi mắng, đánh đập hoặc vì sự nóng giận cao độ không dằn được, có thể dẫn đến hậu quả như giết người, hoặc làm những việc phi pháp khác, bởi do ta không kìm chế được cơn sân hận.

Nóng giận thường làm cho ta khổ đau trong hiện tại và mai sau làm cho người khác đau khổ, cho nên bị quả báo làm người xấu xí, bệnh tật là vậy đó. Trong gia đình, nếu cha mẹ hay thường xuyên tranh cãi không ai biết nhường nhịn, chồng nói vợ không nghe, con cái không vâng lời cha mẹ ai cũng bảo vệ ý kiến cho mình là đúng nên dẫn đến bất an mất hạnh phúc.

Có nhiều gia đình đang sống ấm êm hạnh phúc, chỉ vì sự nóng giận mà làm cho tan nhà nát cửa, vợ con khốn khổ. Do đó, nhà Phật chỉ rõ cho chúng ta biết nhân nóng giận sẽ dẫn đến hậu quả khổ đau trong hiện tại và đời sau bị quả báo xấu xí, bệnh tật.

Nếu ai nóng giận quá mức thì sau khi chết sẽ bị đọa lạc vào các loài súc sanh như rắn, gà, cá, sói, beo, cọp. Những loài này không biết thương yêu nhau, khi gặp nhau thường đấu đá, xâu xé giết hại lẫn nhau, nguyên nhân chính cũng vì nóng giận mà ra.

Bởi do tập nghiệp thói quen sân hận quá mạnh nên phải sanh vào các loài súc sinh như thế để ăn nuốt lẫn nhau. Chúng ta còn đầy đủ duyên phước được sanh trở lại làm người, nhưng bị quả báo thân thể xấu xí, khó coi, ốm yếu tật nguyền. Bởi khi nóng giận trước tiên sẽ làm cho mình khổ đau trước, rồi mới làm cho người khổ đau theo.

Có một câu chuyện kể về một bà mẹ mang thai được bảy, tám tháng, do người chồng mê muội đắm say nữ sắc đi theo vợ bé, cô vợ này tức tối quá, nỗi lên cơn ghen ghét nguyền rủa chửi mắng, la hét người chồng quá thậm tệ. Sau đó, cô ta bỏ về nhà cha mẹ ruột ở.

Đến ngày khai hoa nở nhụy, cô sinh ra một đứa bé kháu khỉnh, nhưng chỉ vài ngày sau, đứa bé này chết mà không có triệu chứng bệnh tật. Các bác sĩ mới tìm hiểu nguyên nhân vì sao đứa bé chết. Sau khi khám nghiệm đủ mọi cách vẫn không tìm ra lý do, đến khi bác sĩ xét nghiệm máu, mới phát hiện đứa bé chết do nhiễm độc tố từ người mẹ. Bởi khi nóng giận quá mức, những độc tố trong người tiết ra ngấm vào máu, ảnh hưởng đến bào thai, khi đứa bé ra đời được bú sữa mẹ nó lại bị nhiễm độc từ sữa và bị chết.

Qua câu chuyện trên đã cho ta một bài học quý báo của cuộc đời về hậu quả của sự nóng giận, cho nên khi người nữ mang thai cần phải hết sức bình tĩnh, không nên sân hận quá mức, bởi nhân nóng giận rất tai hại, có thể làm hại bản thân mình và hại cho con của mình. Không những khi mang bầu, mà bất cứ khi làm việc gì chúng ta cũng nên bình tĩnh quán xét, ngăn ngừa cơn nóng giận, vì nó còn dẫn đến tình trạng làm tăng huyết áp, gây hại cho tim mạch, có người do nóng giận mà bị tai biến mạch máu não dẫn đến chết người.

Ngoài ra, cơn nóng giận còn dẫn đến nhiều nguyên nhân như nằm ngủ mơ thấy ác mộng, thấy cảnh binh đao, tàn sát, giết hại lẫn nhau… làm cho mình sợ hãi, buồn bực khốn đốn, sống trong thực tại không được an ổn, không được hạnh phúc.

Bởi do nhân nóng giận có thể gieo ân oán hận thù cho người, cho nên lúc nào mình cũng lo lắng sợ bị trả thù. Từ đó, cuộc sống của ta luôn mang tâm trạng sợ hãi, bất an. Do vậy, đời nay con người sinh ra có nhiều sự sai biệt là do ta gieo nghiệp bất đồng với nhau.

Có người thì giàu sang sung sướng, hưởng đầy đủ phúc lạc. Có người nghèo khổ bệnh hoạn đau yếu. Có người sống thọ, có người chết yểu. Có người đẹp, có người xấu, có người đen, có người trắng, có người cao, có người thấp… Tất cả sự khác biệt như thế là bởi vì chúng ta gieo tạo nghiệp tập nhân quả khác nhau.
Nhà Phật dạy chúng ta rằng, muốn chuyển hóa những sân hận, si mê của mình, chúng ta phải thường xuyên quán từ bi, quán tình thương, thấy ai cũng là người thân, người thương của mình, do đó mà ta chuyển hoá được cơn nóng giận.

Giáo lý nhân quả rất quan trọng và thiết thực, người Phật tử chân chính cần phải am tường, thấu rõ và tin tưởng vào nhân quả để hành trì tu tập, dấn thân làm việc phục vụ tha nhân không biết mệt mỏi, nhàm chán bằng trái tim hiểu biết.

Còn khi gặp chướng duyên nghịch cảnh đến thì ta phải biết tự an ủi, tự tu tập để chuyển hoá mà vượt qua những bất hạnh trong cuộc đời. Ta phải tự chiêm nghiệm và tin tưởng sâu sắc những lời Phật dạy mà cố gắng bền bỉ, tinh tấn tu hành. Đó là con đường tươi sáng và tốt đẹp để chúng ta tiến dần đến quả giác ngộ và giải thoát hoàn toàn nhờ thấu hiểu nhân quả.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/10/2016(Xem: 15965)
Con về trời đổ mưa to - Thầy trao con một chiếc Ô che đầu- Con không cần trả lại đâu! - Giữ mà che lúc dãi dầu nắng sương..
24/10/2016(Xem: 6326)
Nhân ngày sinh 90 của Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, rất nhiều người Phật tử và không Phật tử đã làm nhiều việc tốt đẹp để cầu nguyện cho Thiền Sư thọ mạng dài lâu với bốn chúng đệ tử và mọi người thương mến Thiền Sư ( xin được thay từ Thiền Sư bằng Sư Ông cho thân mật). Tôi cũng xin được đóng góp một vài kỷ niệm với Sư Ông.
24/10/2016(Xem: 12539)
Tôi có người đệ tử, đi nước ngoài về tặng cho tôi một bức thư pháp có chữ Smile (mỉm cười) của Thiền Sư Nhất Hạnh. Chữ viết bằng bút lông , mực tàu trên giấy dó. Tôi rất trân quý bức thư pháp này, trong ngày luôn nhìn chữ Smile, để tập cười, tập nuôi dưỡng chánh niệm (bởi vì tôi cũng rất khó cười). Thiền Sư Nhất Hạnh, tên thật là Nguyễn Xuân Bảo
23/10/2016(Xem: 6594)
Ở đời, mỗi người có một quan niệm về sống chết khác nhau. Có người nghĩ rằng, mình sống làm người, sau khi chết cũng sẽ làm người ở một cõi nào đó, và nếu là đàn ông sẽ tiếp tục làm đàn ông, phụ nữ tiếp tục làm phụ nữ v.v... Nhưng cũng có trường hợp không tin là chết sẽ có đời sau, họ tin chết là hết.
22/10/2016(Xem: 14028)
Thiền định dựa vào hơi thở là một kỹ thuật luyện tập giúp người hành thiền phát huy một sự chú tâm cao độ mang lại sự tĩnh lặng và thăng bằng cho tâm thức giúp mình trở về với chính mình hầu tìm hiểu tâm thức và con người của chính mình. Kỹ thuật đặc biệt này được áp dụng trong phép thiền định thật căn bản của Phật giáo Theravada là Vipassana.
22/10/2016(Xem: 5805)
Mỗi lần đến với Frankfurt Book Fair, điều đầu tiên tôi nghĩ đến là kên kế hoạch thăm ngay 2 nhà xuất bản là Parallax và Wisdom. Hai nhà xuất bản này ở Mỹ nhưng chuyên xuất bản sách Phật giáo và họ rất yêu quý Thái Hà Books nói riêng và Việt Nam nói chung. Năm nay họ nằm ở hall 6, tầng 2 và dãy A 46. Tôi vui quá! Vui trong mỗi bước chân chánh niệm
18/10/2016(Xem: 13507)
Một thời, Thế Tôn trú tại Vesàli. Rồi Tôn giả Ananda đi đến đảnh lễ, bạch Thế Tôn: Có ba loại cây hương này, bạch Thế Tôn, hương của chúng bay theo chiều gió. Thế nào là ba? Cây hương rễ, cây hương lõi và cây hương hoa. Này Ananda, có loại cây hương mà hương bay thuận gió, bay ngược gió và bay thuận lẫn ngược gió.
18/10/2016(Xem: 7062)
Hạnh phúc hay sự an lạc đích thực là nỗi khát vọng lớn lao, niềm mơ ước không bến bờ trong mỗi chúng ta. Dẫu cho đêm ngày trăn trở hằng mong có được, nhưng mấy ai trong chúng ta có trọn. Thỉnh thoảng, nó nhẹ nhàng lướt qua vẫy tay chào mời rồi lại vụt bay. Chưa đến mà đã làm cho tim ta choáng ngợp, nụ cười chưa kịp nở trọn trên môi thì đã vội ra đi. Chưa kịp ôm vào lòng thì đã nghìn trùng xa cách, khiến ta đêm nhớ ngày mong ray rức tiếc nuối khôn nguôi. Có lẽ, hạnh phúc nó long lanh lấp lánh nên nó mong manh dễ vỡ, ta hụt hơi đuổi bắt gọi thầm tên nhưng nó vẫn mãi ở tận đâu đâu.
15/10/2016(Xem: 8977)
Tình thương yêu là chìa khóa để chúng ta có thể làm bất cứ điều gì vì lợi ích chính đáng cho con em mình. Giáo dục Phật pháp cũng vậy, cần rất nhiều lòng thương yêu và thiện chí của các bậc phụ huynh, để không mệt mỏi, nản lòng trên chặng đường dài song hành cùng con em mình trong quá trình hoàn thiện nhân cách.
12/10/2016(Xem: 7359)
Ốm đau thông thường được xem như là một thứ gì đó mà sớm muộn tất cả chúng ta đều sẽ không sao tránh khỏi. Thế nhưng cũng có một thứ "bệnh" không hề làm phương hại đến cuộc sống thường nhật nên người ta không hề xem nó là một thứ bệnh. Trên khắp thế giới mọi người đều xem thứ "bệnh" ấy đơn giản chỉ là một thể dạng tự nhiên nơi mỗi con người. Tuy nhiên nếu suy xét cẩn thận thì người ta sẽ nhận thấy cái thân xác được xem là "bình thường" đó thật ra là đang đau ốm bởi vì các thành phần vật chất và tâm thần tạo ra nó suy thoái trong từng giây phút một, thế nhưng không mấy ai nghĩ đến điều đó mà thôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]