Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan Ý Niệm Hạnh Hiếu Trong Tôi

10/08/201101:24(Xem: 7321)
Vu Lan Ý Niệm Hạnh Hiếu Trong Tôi
tuyentapvulan-03

VU LAN Ý NIỆM HẠNH HIẾU TRONG TÔI
Thích Tâm Mãn


Thángbảy năm nay trời Tây nguyên như quay về lối cũ, mưa nhiều, nắng ít, mâygiăng, gió đùa, từng giọt lạnh, lạnh đến buồn, đúng như những gì gọi làtiết trung nguyên. Tôi ở xứ Tây nguyên trong suốt khoảng trời thơ dại, bao kỷ niệm vui buồn của tháng ngày mưa nắng, vốn đã vắng lạnh rồi, nay bỗng chợt về vào những lúc chiều mưa, tháng bảy Vu Lan, tháng thương yêu, tháng nhớ nhất, tháng mà hầu hết mọi người đang dành hết tâm tình của mình để gửi mẹ thân yêu.

Đại Lễ Vu Lan trong ký ức của tôi như nặng đầy thương nhớ, bởi những ai khi mẹ không còn trên cõi đời này nữa,mới thật sự cảm nhận đầy đủ ân tình của ngày báo hiếu Vu Lan. Tôi chợt nhận ra một điều, Đức Thích Già Mâu Ni, Ngài là người thành trẻ mồ côi rất sớm, nên Ngài hiểu thế nào là nổi buồn mất mẹ và nổi nhớ thương vô bờ của những người ít may mắn không còn có mẹ hiền để được thương yêu.

vulanbaohieu

Vì vậy Đức Phật thuyết Kinh Vu Lan Bồn hay Kinh Báo Phụ Mẫu Ân, những lời trong Kinh, nếu chúng ta lắng tâm quán tưởng sẽ nhận ra rằng, đây là những lời bộc bạch chân tình của một bậc Chí Tôn đại hiếu đang diễn tâm mình khi nhớ về mẹ thương.

Lời của tình thương, lời của chân thành và lòng nhớ mẹ không có gì có thể so sánh được, kết thành chân lý của yêu thương, khuôn vàng của hiếu đạo, để mãi ngàn đời khi nhắc lại, mọi người lại chung một niềm thương, nếu như có một ngày nào đó những lời yêu thương này không còn có người đọc tụng và không ai còn thương cảm nữa, tôi tin chắc rằng ngày đó thế giới của loài người không còn có tương lai.

Qua tất cả những lời kinh trong Đại Lễ Vu Lan, Đức Phật chỉ nói về công ơn cha mẹ và làm sao để đáp đền công ơnđó, thiết nghĩ nếu không phải là một người con chí hiếu, không phải là một người nhớ mẹ bao la, thì làm sao đầy đủ ngôn từ cũng như diệu trí đểdiễn tả cho hết chân tình của mẹ, tình thương của mẫu từ và công ơn cựcnhọc của hai đấng sanh thành nuôi nấng con thơ: “mẹ sanh con cưu mang mười tháng, cực khổ nhường gánh nặng trên vai, uống ăn chẳng đặng vì thai, cho nên thân thể hình hài kém suy...”.

Ngày còn để chỏm đi theo thị giả thầy tôi đi cúng, mỗi khi nghe thầy tôi đọc đến câu thỉnh “Thế Tôn Tam Giới chủ, đại hiếu Thích Ca văn, trần kiếp báo thâm ân, tích nhơn thành chánhgiác…” (Đức Thế Tôn giáo chủ của ba cỏi, Ngài đại hiếu Thích Ca, trãi qua bao nhiêu kiếp báo thâm ân, đầy đủ nhơn lành nay thành Phật), tôi lại có suy nghĩ, hồi giờ chẳng phải Đạo Phật thường gọi Ngài đại hiếu Mục Kiền Liên rồi sao? làm gì có nghe Đức Phật Thích Ca cũng là Đại Hiếu!

Rồi tháng ngày thơ ấu cũng theo ông trờigià về với phương xa, bao nỗi thắc mắc bâng quơ của tôi dần dần có lời phúc đáp, tôi bắt đầu đi học và có nhân duyên được tiếp xúc tụng đọc, học hỏi các bộ kinh Đại thừa Giáo nghĩa cũng như Tiểu thừa Giáo nghĩa.

Như: Kinh Pháp Hoa, Kinh Đại Báo Ân, Kinh Tâm Địa Quán, Kinh Địa Tạng, Kinh Vu Lan, Kinh Báo Hiếu, Kinh Hiền Ngu, Kinh Tứ Thập Nhị Chương, Kinh Trường A Hàm, Kinh Bổn Sự, Kinh TươngƯng, Kinh Lục Phương Lễ, Kinh Đại Tập.v.v...đâu đâu cũng thấy hình dánggương hiếu hạnh của chư Phật, thời quá khứ cũng như hiện tại, nơi nào cũng nghe Phật thuyết về báo hiếu trọng ân. Như vậy mới biết thế nào là “trần kiếp báo thâm ân” thấm thía câu “Tích nhân thành chánh giác”.

Tôi dần dần như hiểu được chút gì đó “Tâm Hiếu là tâm Phật” và thoáng ngộ ra rằng “Hạnh hiếu là hạnh Phật”. Bởi vì chưa có một vị Phật nào có thể thành Phật mà không phải là một bậc đại hiếu tử, và cũng không có một vị Phật nào chưa hành trì thành tựu được pháp môn Hiếu hạnh mà có thể viên thành được quả vị Đại Hùng Thế Tôn. Trong Kinh Hiền Ngu Phật dạy: “Công đức hiếu thuận cha mẹ thù thắng khôn lường. Nhờ công đức này trên làm Thiên đế, dưới làm Thánh vương cho đến thành Phật, được ba cõi tôn kính đều là do phước đức này vậy”.

Vậy nên cha mẹ là Phật, là nhân duyên thù thắng nhất để đưa chúng ta đạt tới quả vị vô thượng bồ đề, cho nên trong Kinh Đại Tập có câu: “Gặp thời không có Phật, khéo phụng thờ cha mẹ tức là phụng thờ Phật vậy”.

Gương hiếu của Phật, hạnh hiếu của Phật,lời Phật dạy về đạo hiếu làm cho tôi thêm nhiều cảm nhận, nhận thấy sâusắc hơn thâm ân của cha mẹ, cảm nhận được nhiều sự khó nhọc của song thân, để rồi biết nhớ ơn, để rồi nguyện đền đáp, để rồi thầm phát nguyện, phải làm như thế nào để khỏi phải thẹn mình là con của Đức ThíchTôn, vì Ngài đã làm tất cả những gì có thể làm, nhưng vẫn cho rằng, không cách nào để trả hết thâm ân trời biển của hai đấng sanh thành.

Trong Kinh Tăng Chi Phật dạy: “Có hai hạng người, Ta nói không thể trả ơn được. Thế nào là hai? Mẹ và Cha. Nếumột bên vai cõng mẹ, một bên vai cõng cha, làm như vậy suốt trăm năm cho đến trăm tuổi. Nếu đấm bóp, tắm rửa, và dầu tại đấy, họ có vãi đại tiểu tiện, như vậy cũng chưa làm đủ hay trả ơn đủ mẹ và cha”.

Nếu bảo làm như lời Phật dạy trong Kinh Trường A Hàm: “Cúng dường đầy đủ đừng có thiếu thốn; phàm làm việc gì trước phải thưa cha mẹ; cha mẹ có làm, kính thuận chẳng nghịch; chánh lịnh cha mẹ, chẳng dám chống trái; cha mẹ có làm, chánh nghiệp chẳng dứt” tôi không còn cơ hội nữa, mẹ tôi không còn và tôi đã là kẻ xuất gia, không còn thường lui tới nhà mình.

Nếu phải như làm đúng theo lời Phật dạy trong Kinh Lục Phương Lễ: “Phải lo sanh kế; dậy sớm dâng cơm nước cho cha mẹ kịp thời; không nên làm cha mẹ thêm lo; phải nhớ ơn cha mẹ; khi cha mẹ có bệnh, phải lo sợ, chạy chữa kịp thời”, điều này tôi xin nhườnglại cho tất cả những người con cư sĩ hiếu hạnh tại gia, và tự mình cuốiđầu kính lễ họ, vì mình không đủ nhân duyên và diễm phúc để thực hành hạnh lành này.

Chúng tôi những người xuất gia nên nhất tâm phụng hành lời Đức Phật dạy trong Kinh Tăng Chi: “Những ai đền ơn bằng cách nuôi dưỡng, cúng dường cha mẹ với các của cải, đồ ăn, tiền bạcthì không bao giờ đủ để trả ơn cha mẹ. Này các Tỳ kheo, ai đối với cha mẹ không có lòng tin, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào thiện giới; đối với cha mẹ xan tham, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào bố thí; đốivới cha mẹ theo ác tuệ, khuyến khích, hướng dẫn, an trú vào trí tuệ. Như vậy là làm đủ và trả ơn đủ cho mẹ và cha, là chân thật báo ân”. Điềunày tôi hằng nguyện làm và nhất tâm cố gắng, để có chút gì đó là học hạnh Như Lai.

Điều mà tôi thường làm, cũng như cố gắnglàm và nhất tâm làm, khuyên người khác cùng làm để có chút gì đó nói lên tâm nguyện báo đáp thâm ân của Phật, cũng như cha mẹ, đó là làm theolời Phật dạy trong Kinh Vu Lan Bồn: “Mỗi năm đến ngày rằm tháng bảy, ngày Tăng tự tứ, thiết lễ cúng dường mười phương chúng Tăng. Nguyện cho cha mẹ hiện đời phước thọ tăng long, cha mẹ bảy đời thoát khổ ngạ quỷ, được sanh vào trời người hưởng phước lạc vô cùng”.

Tôi lại nhớ một câu tâm huyết nhất và cũng là niềm tin là kim chỉ nam trên bước đường học Phật, đó là câu Đức Phật dạy trong Kinh Nhẫn Nhục: “Điều thiện cao tột không gì hơn hiếu”. Tôi hiểu hiếu là pháp tối thắng nhất, là hạnh lành thánh thiện nhất, là pháp môn cao tột nhất, là con đường quang minh nhất, là bậc thang căn bản nhất để cho tất cả những ai có tâm nguyện bước lên quả Thánh và Đại Hiếu là quả vị thánh thiện nhất trong thanh tịnh vô biên Pháp giới của Chư Phật.

Vu Lan Báo hiếu lại về với những người con hiếu hạnh, tâm hiếu hành từ lại được thức tỉnh trong mỗi trái tim, ta phải làm gì để tỏ lòng hiếu hạnh, mọi người nên chí thành vâng lời Phật dạy thực hành theo Pháp Vu Lan Bồn, học theo hạnh hiếu Mục Liên TônGiả, Ngài đã dùng pháp này mà cứu được mẫu thân. Có làm như vậy, có tinnhư vậy và có tâm như vậy thì tin chắc rằng phụ mẫu trong hiện tại hay trong quá khứ của tất cả chúng ta nếu còn sanh tiền thì đầy dủ phước báonếu đã vãng sanh, đều được siêu thoát như trong Kinh Vu Lan Phật dạy.

Thích Tâm Mãn (Chùa Minh Thành Pleiku)


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/03/2020(Xem: 8891)
Cho đến hôm nay, đã hơn một ngày tuần sơ thất của cố ca sĩ Thái Thanh ( 1934 – 2020 ). Bà tên thật là Phạm Thị Băng Thanh( Để gần gũihơn xin phép được gọi bằng Bà), sinh ngày 5/8/1934, từ trần ngày 17/3/2020 tại Quận Cam, California, Hoa kỳ, hưởng thọ 86 tuổi. Tiếc rằng trong cáo phó của gia đình không có thông tin ngày giờ tẩn liệm và nơi an táng hoặc hỏa táng. Dù biết rằng bà ra đi giữa cơn đại dịch Covid 19, gia đình cũng tùy thuận miễn phúng viếng, nhưng những chi tiết đó giúp cho những người ái mộ phương xa có đủ thông tin để tưởng niệm và nhất tâm cầu nguyện cùng gia đình. Bài viết này cũng cố trông đợi cho đến ngày sơ thất hôm nay ( nếu gia đình có tổ chức cúng theo nghi thức PG ) mới có thể nói lên một vài cảm nhận về tiếng hát của bà, đặc biệt có ít nhiều liên quan đến Phật giáo chúng ta.
22/03/2020(Xem: 6647)
Kiểm soát cảm xúc là cách chúng ta xử lý những trãi nghiệm cảm xúc qua từng giây, từng phút để có cuộc sống khỏe mạnh, xây dựng các mối quan hệ tích cực và đạt được mục tiêu mong muốn. Khi chúng ta cảm thấy thất vọng hay vui tươi, lo lắng hoặc thích thú, chúng ta làm gì để kéo dài hoặc thu ngắn những cảm xúc này? Chúng ta làm gì để giữ lại những cảm xúc này hay chuyển đến một cảm xúc khác? Quan trọng là, từ góc nhìn của trí thông minh cảm xúc (emotional intelligence), việc kiểm soát cảm giác liên quan đến việc chấp nhận rằng cảm giác đó đến và sẽ đi một cách tự nhiên, mà hầu như tất cả các cảm xúc đều như vậy. Vì thế chúng ta sẽ không cố níu giữ, phản ứng hoặc bị cuốn vào những cảm xúc đó.
21/03/2020(Xem: 5665)
Nam Mô Đại Bi Quan Thế Âm Bồ Tát Kính gửi chư Tôn Đức và quý vị hảo tâm Từ thiện. Được sự thương tưởng và hỗ trợ của quí vị chúng tôi vừa thực hiện xong 14 giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, người dân nghèo bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một số hình ảnh tường trình.
21/03/2020(Xem: 5724)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm . Thêm lần nữa, được sự thương tưởng của quý chư Tôn đức, Phật tử thiện hữu, tuần lễ vừa qua (15/3 2020) chúng tôi lại có dịp lên đường gieo hạt Từ tâm. Dẫu biết rằng việc làm của chúng ta cũng chỉ là việc ''lấy muối bỏ bể'' trong nỗi nghèo khó mênh mông của xứ này, nhưng thiết nghĩ điều đó không quan trọng, quan trọng là Tấm lòng san sẻ mà thôi.
20/03/2020(Xem: 7669)
Bát Chánh Đạo chỉ là một phần trong giáo lý của Đức Phật. Chỉ cần áp dụng tám bước này vào đời sống sẽ mang đến cho ta và mọi người được hạnh phúc. Qua bài Chuyển Pháp Luân của Đức Phật giảng tại vườn nai cho năm anh em ông Kiều Trần Như nghe. Trong đó Bát Chánh Đạo là chủ đề đầu tiên mà Đức Phật mở bài. Từ sự quan sát cuộc đời của Ngài qua những kinh nghiêm sống trong hai giai đoạn: Hưởng thụ lợi lạc, đam mê ái dục, danh lợi, quyền lực, trong cung điện. Sáu năm tu khổ hạnh mà không thấy kết quả gì.
05/03/2020(Xem: 8904)
“Tham” là tham lam. Ham muốn thái quá. Đắm say, thích thú muốn có nhiều những thứ mình ưa thích như tiền tài, sắc đẹp, danh vọng v.v… Lòng ham đó chẳng hề biết chán, càng được thời càng ham. Tham cho mình, rồi tham cho cả bà con quyến thuộc, quốc gia, xã hội của mình. Cũng vì lòng tham, mà nhân loại tranh giành giết hại lẫn nhau. Kẻ tham hay ghen ghét những người thành tựu.
01/03/2020(Xem: 8746)
Với nhiều lý do đó tôi đã rất hân hoan đi mời các bạn tham dự buổi tiệc chay này từ trước một tháng ngay vừa khi thông báo lên . Thế nhưng đâu ai có thể đoán được mọi chuyện gì trong tương lai có thể xảy đến ...dù chỉ vài ngày trước đó nên chi tôi chỉ cầu nguyện thầm cho buổi lễ thật thành công hầu đem lại niềm khích lệ cho những bậc trưởng thượng đang ra sức dựng xây Đạo Pháp nơi hải ngoại . Hy vọng ai ai cũng đều nghĩ đó là duyên phước như tôi thì ngày hôm đó theo tôi nghĩ ......sẽ có rất nhiều người tham dự, vì thực đơn tiệc chay hôm ấy quá tuyệt vời mà các chị trong ban trai soạn vừa bật mí như sau:
29/02/2020(Xem: 6464)
Ngày nay, chúng ta sống ở trên thế gian này hoàn cảnh rất không tốt, rất không bình thường. Ngày qua tháng lại chúng ta điều trải qua ba bữa ăn đắng uống độc trong thịt, trong rau…có rất nhiều độc tố.
27/02/2020(Xem: 6408)
Ai cũng biết cuộc đời ngắn ngủi, thời gian không chờ đợi một ai bao giờ. Là một Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian để học tập, quyết không để thời gian trôi qua một cách lãng phí vô ích. Tăng Ni trẻ phải biết tận dụng thời gian trong việc tu học, nâng cao đời sống tâm linh. Quỹ thời gian của một đời người không nhiều, phải nỗ lực nuôi dưỡng và gieo hạt giống từ bi rộng rãi trên toàn xã hội.
27/02/2020(Xem: 6381)
Xã hội hiện đại này là một loại hình xã hội cần đến sự cập nhật kiến thức liên tục vì tốc độ tăng trưởng thật nhanh . Do đó con đường tốt nhất là đọc sách và học tập suốt đời dù ở bất cứ tuổi nào . Tuy nhiên nếu không có được sự tu tập để tìm được sự bình thản tĩnh lặng trong tâm thì sẽ không nhận được điều gì xảy ra và để nhân thấy được Sự Huyền Diệu của cuộc đời . Khi chúng ta không có tĩnh lặng( những giờ phút riêng tư ) dù phải chịu cảnh cô đơn hay cô độc thì sẽ chẳng bao giờ có thể thấy được sự huyên diệu ấy. Một tâm trí khỏe mạnh là đã loại trừ được những suy nghĩ tiêu cực nhờ vào những suy nghĩ bình tĩnh , biết tập trung để thanh lọc những nỗi sợ hãi, buồn đau khi gặp phải vấn đề rắc rối .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]