Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đám cưới tại một ngôi chùa và hướng đến mở rộng cuộc lễ nhiều ý nghĩa

24/07/201102:09(Xem: 6338)
Đám cưới tại một ngôi chùa và hướng đến mở rộng cuộc lễ nhiều ý nghĩa

ĐÁM CƯỚI TẠI MỘT NGÔI CHÙA
VÀ HƯỚNG ĐẾN MỞ RỘNG CUỘC LỄ NHIỀU Ý NGHĨA

Minh Thạnh

damcuoiochuaNgày nay, việc tổ chức đám cưới tại chùa có lẽ không mấy ai còn cho là lạ, nhưng đây là điều đã được mong muốn từ nửa thế kỷ trước, mà Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải hiện nay – ngày đó là sư cô Tịnh Nguyện, là một trong những vị tu sĩ mở đầu cho truyền thống tốt đẹp này.

Một số người vẫn hình dung nhà thờ là nơi để tổ chức đám cưới với tiếng đàn Organ sang trọng, âm vang dưới mái vòm trang nghiêm phủ xuống cô dâu chú rể. Còn nhà chùa chỉ là nơi tổ chức đám tang, với những “vãng sanh đường” leo lét ánh nến, nhang khói mờ mờ, âm âm tiếng mõ trầm buồn.

Sư cô Tịnh Nguyện lúc đó là một cử nhân văn khoa đã cùng với nhiều vị Tăng ni tân học sớm thấy điều bất hợp lý đó.

Tại sao khi bị nguy khốn, nạn tai thì người ta mới đến chùa (xin lễ cầu an), hay có việc buồn, tang chế thì mới đến chùa làm tang lễ, cầu siêu cúng thất, còn những dịp lễ vui vẻ và quan trọng của đởi người như hôn lễ chẳng hạn thì nhà chùa lại không có vai trò gì? Tại sao những lời dạy của đức Phật về cuộc sống gia đình, truyền thống chúc phúc của nghi lễ Phật giáo lại không thể áp dụng cho hôn lễ? Tại sao thân bằng quyến thuộc, thiện hữu có thể tề tựu cùng nhau ở chùa để ăn giỗ, ăn cúng thất của người chết, mà không thể tề tựu ở chùa để ăn đám cưới?...

Những vấn đề đó đã làm nặng lòng những vị Tăng ni bước đầu vào đạo trên con đường chấn hưng Phật giáo. Và sư cô Tịnh Nguyện gần 50 năm trước đã quyết tâm góp phần vào cuộc cải cách này.

Là trụ trì của một tự viện mới xây còn chưa ổn định, nhưng điều đó đã không ngăn cản được Sư cô thúc đẩy việc tổ chức đám cưới ở chùa cho các Phật tử. Những vấn đề khó khăn trên được giải quyết bằng việc tổ chức đám cưới ở những ngôi chùa lớn thay vì ở ngôi chùa Phước Hải khi đó còn đơn sơ, và thỉnh các vị đại Tăng làm chủ lễ, còn Ni cô chỉ là người lo công tác “hậu cần”, khâu tổ chức.

Một Phật tử, vừa là đệ tử, vừa là bạn đồng học của Ni trưởng Tịnh Nguyện kể lại: “Đám cưới của tôi được Ni trưởng Tịnh Nguyện tổ chức tại chùa Xá Lợi năm 1964. Ni trưởng khi đó lo hết tất cả phần chuẩn bị, nghi lễ. Hai họ chỉ đến dự dưới sự hướng dẫn của Ni trưởng. Chủ lễ là hai vị Thượng tọa. Buổi lễ diễn ra rất trang nghiêm, thành kính trong sự hiện diện đông đủ của bà con hai họ. Sau khi rước dâu, vị mặc áo Veston, vị mặc áo dài khăn đóng cùng nhau quỳ xuống lạy Phật với cô dâu chú rể, cùng nhau nghe Kinh Thiện Sinh, kinh Chúc phúc”.

Hôn lễ được tổ chức ở chùa đã đánh dấu một bước tiến lớn trong quá trình “đem đạo vào đời”. Đời ở đây là cuộc đời của đôi thanh niên vừa làm lễ thành hôn.
Bên cạnh ông bà, tổ tiên, quyết thuộc hai học, bạn hữu… Đức Phật và chư Tăng ni đã có mặt trong lễ cưới của họ, chứng minh ước nguyện thành gia thất của họ. Lễ cưới thêm phần giá trị tâm linh, thiêng liêng, còn không khí nhà chùa thêm phần sinh động.

Ngày xưa, nam nữ yêu nhau thì “thệ hải minh sơn”, hay “Vầng trăng vằng vặc giữa trời, đinh ninh hai miệng một lời song song” (Truyện Kiều). Thì ngày nay, hai bên nam nữ thành gia thất, nghe đọc lại lời Phật dạy, thề nguyện sống với nhau trọn đời trước mặt Đức Phật và chư tăng ni, là kế thừa truyền thống thệ nguyện thiêng liêng của dân tộc từ ngàn xưa để lại.

Nó xuất phát từ tâm nguyện của mỗi người trên bước đường thành gia thất. Chỉ có điều ngày xưa ông bà ta thề trước biển, trước núi, dưới trăng sáng, dưới trời cao, thì nay đôi uyên ương thề nguyện giữa chính điện.

Nó hoàn toàn khác và không phải bắt chước quan điểm “Sự gì mà Thiên Chúa đã kết hợp thì loài người không thể phân chia”. Ở đây, Đức Phật không là người kết hợp, Ngài chỉ là tượng trưng cho sự “công chứng” trên tinh thần dân chủ, tự nguyện, tiến bộ.

Việc “kết hợp” là do ở đôi bên nam nữ tự định đoạt, tự xác quyết ý nguyện và cam kết trước sự chứng minh của Đức Phật và chư vị Tăng ni. Yếu tố thiêng liêng trong lễ cưới ở chùa là thụ động (vì chỉ là sự chứng giám chúc tụng), nhưng nó nâng cao vai trò chủ động của con người, chứ không phải vâng theo sự kết hợp của đấng thần linh hay thượng đế nào con người buộc phải chấp nhận.

hangthuan3_939860872

Vị Phật tử đó kể tiếp: “20 năm sau, lễ cưới cho trưởng nữ của gia đình lại được Ni trưởng Tịnh Nguyện lại đứng ra tổ chức tại chùa An Lạc, đường Phạm Ngũ Lão, quận 1, dưới sự chủ lễ của Hòa thượng Thích Quảng Thạc”.

Dù đã là một Ni trưởng trụ trì, Ni trưởng vẫn khiêm cung, không tự mình làm chủ lễ thành hôn, mà cung thỉnh một vị hòa thượng. Ni trưởng cũng làm như thế với không biết bao nhiêu lễ thành hôn khác. Có điều trong những buổi lễ thành hôn đầu tiên, hai họ chỉ đến làm lễ không dùng cơm trưa thân mật tại chùa, thì đến những lễ cưới, sau nhà chùa là nơi hai họ dùng bữa cơm chay thanh tịnh sau khi hoàn mãn. Buổi tiệc trưa chay bên cạnh tiệc chính vào buổi chiều làm cho tình đạo càng gắn bó những người Phật tử với nhau hơn.

hangthuan2_432336155

Lễ hằng thuận tại chùa Lý Triều Quốc Sư (Hà Nội)

Đến năm 2006, lễ cưới của thứ nam gia đình nói trên được tổ chức tại chùa Phước Hải – nay đã xây dựng uy nghi. Buổi lễ được tổ chức dưới sự hướng dẫn của thầy Thích Lệ Trang – vị Thượng tọa nổi tiếng về nghi lễ.

Số đám cưới được tổ chức ở chùa theo thời gian đông dần. Lễ cưới tại chùa lần này, theo nhận xét của các bạn trẻ tham dự là một nét độc đáo trong lễ cưới hiện đại tại Việt Nam.

Nếu vẫn chỉ có đưa dâu đón dâu, làm lễ gia tiên rồi tối dự tiệc thiết đãi ở nhà hàng, thì đám cưới sẽ đơn điệu như bao nhiêu đám cưới khác. Ở đây, những người dự lễ cùng nhau đến chùa, lạy Phật, nghe kinh rồi cùng nhau thưởng thức các món ăn chay thanh tịnh tiết mục của lễ cưới được bổ sung, giá trị văn hóa trong đám cưới được nâng cao.

Mọi người đều cảm thấy một tương lại bình an và xán lạn cho gia đình mới dưới sự gia hộ của chư Phật và sự chú nguyện của Tăng ni.

hangthuan1_318847672

Lễ cưới tổ chức ở chùa được gọi bằng cái tên rất hay là “Lễ Hằng thuận”. Hai từ này gợi cho ta nhớ đến 10 nguyện của đức Phổ Hiền trong nguyện “Tùy thuận chúng sinh”, nói lên tâm nguyện đem đạo vào đời. Đồng thời nó cũng làm ta liên tưởng đến đạo đức truyền thống của dân tộc: “Thuận vợ thuận chồng tát biển Đông cũng cạn”.

Lễ cưới ở chùa theo hoài bão của Ni trưởng trụ trì chùa Phước Hải là sự kết hợp các giá trị truyền thống dân tộc với các giá trị đạo đức Phật giáo. Đây không phải là vấn đề hướng ngoại mà là khám phá tại chính mình, tìm về với nguồi cội tâm linh.

Đoàn xe hoa chạy vào cổng chùa cũng có thể coi là biểu tượng “đem đời vào đạo”, nhưng “đời” ở đây mang giá trị tích cực, nhưng nào đâu có phải đem, vì “đời” thực ra đã có mặt ở trong đạo lâu rồi, ngay trong lời kinh Thiện Sinh mà đức Phật đã dạy.

Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)
Ý kiến bạn đọc
13/11/201512:06
Khách
Thì ra Luật xưa cũng đã sửa sửa thành mới
14/07/201503:36
Khách
mình xưa nay theo quan niệm xưa....hôm nay mới thấu hiểu....xin lỗi sư phụ rất nhiều.....con xin sám hối vơi ngài,.....
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2022(Xem: 3685)
Xin tường trình cùng quý vị hình ảnh 10 giếng nước do quý vị phát tâm bố thí cho dân nghèo xứ Phật vừa được hoàn mãn hôm nay, hiện chúng tôi vẫn tiếp tục số giếng còn lại do quý vị Donated . - Như quý vị nhìn thấy trong hình, tiến trình khoan giếng của những người thợ Ấn Độ hoàn toàn bằng thủ công, không phải khoan bằng máy, khoan sâu đến 60, 90 chục mét mới có nước, vì vậy mà rất lâu mới hoàn tất được 1 giếng. Mong quý vị liễu trì và cảm thông cho nếu chúng tôi chậm trễ tường trình..
13/06/2022(Xem: 2185)
Duyên khởi bài viết này vì, mấy hôm đầu tháng 5/2022, được một người em họ từ Nebraska sang thăm, nghe vài chuyện Phật sự nơi miền Trung Tây Hoa Kỳ, lòng vui mừng được biết em mình vẫn tin sâu Tam Bảo cho dù đang ở một nơi rất vắng người Việt. Cũng không có nhiều thì giờ để nói chuyện tu học. Phần vì, người từ miền xa lần đầu tới Quận Cam, chỉ có vài ngày chủ yếu là để đi chơi, chụp hình lưu niệm. Do vậy, thư này được viết để trình bày một vài suy nghĩ về tu học và hộ trì Chánh pháp. Mặt khác, để tránh bầu không khí gia trưởng, và để bài viết thích hợp với nhiều bạn cư sĩ trẻ sơ cơ, bài này sẽ dùng cách xưng hô là “tôi” và “bạn” --- hy vọng có vài gợi ý khả dụng cho nhiều độc giả trẻ trong và ngoài nước. Bài viết sẽ trích dẫn kinh điển, tập trung về vai trò người cư sĩ, về khuyến tấn tu chứng quả Dự lưu để bảo đảm sẽ không bao giờ rơi về ác đạo nữa. Các sai sót nếu có, xin được sám hối cùng Tam Bảo.
13/06/2022(Xem: 4292)
Lời Nói Đầu Người có lòng thành kính tin vào Đức Phật và theo Đạo Phật không phải chỉ hàng ngày thắp nhang đảnh lễ trước bàn thờ Phật, niệm Phật hoặc đọc dăm ba câu kinh, thỉnh vài hồi chuông, gõ đôi tiếng mõ hay lâu lâu rủ nhau đến chùa lễ bái là đủ. Chúng ta cần tìm hiểu rõ những lời dạy của Đức Phật vì Đức Phật đã từng nói rằng: “Tin ta mà không hiểu ta, ấy là bài báng ta.”
02/06/2022(Xem: 3742)
Nam Mô Bổn sư Thích Ca Mâu Ni Phật - Kính thưa chư Tôn đức, chư Thiện hữu & quí vị hảo tâm. Trong niềm vui của Mùa Vesak PL 2566 cùng tâm niệm:''Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật'', vào Chủ Nhật tuần qua (May 22 2022) chúng con, chúng tôi đã tiếp tục thiện sự chia sẻ thực phẩm, y phục và tịnh tài cho những người tàn tật và dân nghèo vùng Bồ Đề Đạo Tràng tiểu bang Bihar India. Xin mời quí vị hảo tâm xem qua một vài hình ảnh tường trình..
02/06/2022(Xem: 3416)
Cảm niệm Một Mùa Hoa Vô Ưu Bảy bước đi liên tòa kết nụ Chỉ đất trời thượng hạ tuyên ngôn "Như Lai vô thượng chí tôn Thân này kiếp chót vĩnh tồn vô sanh"
02/06/2022(Xem: 3362)
Nam Mô Lâm Tỳ Ni Viên Vô Ưu Thọ Hạ Thị Hiện Đản Sanh Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật. Ai là người biết tán dương & cúng dường Như Lai đúng nghĩa? Đức Phật dạy ta nên nhận biết chân lý giáo pháp qua thiền định thay vì đức tin mù quáng hay sợ sệt thần quyền. Vì vô minh, có vài tôn giáo làm cho con người lo sợ, tin có vị thần linh tối thượng kiểm soát tâm linh và đời sống của họ. Đức Phật đả phá thái độ nầy qua bài Kinh Pháp Cú : "Trong sạch hay ô nhiễm chính tự ta. Không ai có thể làm ta trong sạch hay ô nhiễm".
15/05/2022(Xem: 7659)
“Kinh Pháp Cú” là một trong 15 quyển kinh thuộc Tiểu Bộ Kinh trong Kinh Tạng Pali. Đây là một quyển kinh Phật giáo rất phổ thông và đã được dịch ra nhiều thứ tiếng quan trọng trên thế giới. Nhiều tác giả coi bộ kinh này như là Thánh Thư của đạo Phật. “Pháp” có nghĩa là đạo lý, chân lý, giáo lý. “Cú” là lời nói, câu kệ. “Pháp Cú” là những câu nói về chánh pháp, những lời dạy của đức Phật nên “Kinh Pháp Cú” còn được gọi là “Kinh Lời Vàng” hoặc “Lời Phật Dạy”.
04/05/2022(Xem: 4063)
NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 THƠ ĐIẾU CHƯ GIÁC LINH (ĐNT Tín Nghĩa), trang 6 NGHIÊN CỨU THỨC THỨ TÁM, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan dịch), trang 7 ƯU ĐÀM HOA NỞ SÁNG HÔM NAY (thơ Đồng Thiện), trang 8 THÔNG BẠCH PHẬT ĐẢN PL 2566 – 2022 (HĐGP GHPGVNTNHK), trang 9
01/05/2022(Xem: 2222)
Hôm nay, Ngày Trái đất 2022, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã gặp gỡ và triệu tập những người tham gia Đối thoại cho tương lai của chúng ta do một số tổ chức ở Dharmsāla "nhà nghỉ" (Trống Nguyện cầu), một thị trấn tọa lạc tại miền bắc của bang Himachal Pradesh, Ấn Độ. Khi bước vào phòng, Đức Đạt Lai Lạt Ma mỉm cười và chúc các vị khách của mình "chào buổi sáng".
01/05/2022(Xem: 2681)
"Trong Đại dịch: Suy ngẫm về Tương lai và Giá trị và Thực tiễn Phật giáo đóng góp như thế nào?" (In Pandemic Times: Reflecting on Futures and How Buddhist Values and Practices are Contributing), tác phẩm này là phần tiếp theo của bài viết trước đó và tiến thêm một bước trong cấu hình phân tích xã hội học thấm nhuần phương pháp luận Phật giáo. Sự kết hợp cả hai thế giới quan thông qua các yếu tố trùng hợp cung cấp cho chúng ta cơ hội để vượt qua các bộ phận, cá nhân và nhìn ra xã hội toàn cầu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567