Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Theo Thầy thăm xứ Phật

30/06/201107:31(Xem: 9175)
Theo Thầy thăm xứ Phật

Phat_Thich_Ca_14
Theo Thầy thăm xứ Phật

Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“. Nhưng nếu ta đã trồng sâu căn lành, thế nào cũng có ngày hái quả. Hôm ấy là một ngày đông tháng giá của cuối năm 2010, trong ngôi chùa Linh Thứu của buổi Thọ bát quan trai, Thầy vui mừng giơ tờ báo Sri Lanka trao cho một Phật tử đọc bản tin ngắn viết bằng tiếng Anh. Tôi được biết Hội Đồng Tăng Già Thế Giới ở Tích Lan đã quyết định trao giải thưởng danh dự cho hai vị Trưởng Lão ở Âu châu đã có công xây dựng và hoằng dương Phật pháp từ hơn ba chục năm nay. Bên Pháp có Hòa Thượng Khánh Anh, bên Đức có Hòa Thượng sư phụ tôi. Chao ôi! Nguồn tin nghe như một tiếng “Sư Tử Hống“ của xứ Sri Lanka đã bắt tôi ghi tên hàng đầu trong danh sách những người đòi theo bước chân Thầy.

Đã từ lâu tôi cảm thấy sư phụ tôi như đang bị những “thế lực vô hình“ nào đó vùi dập, tuy đau lòng nhưng với thân phận bé nhỏ như tôi, thôi đành để sư phụ thực hiện hạnh của Đất bao dung tất cả các rác rưởi của cuộc đời. Đối với tôi bản tin này đã là một câu trả lời đích đáng cho những gì Hòa Thượng Khánh Anh và Sư phụ tôi đã làm trong suốt ba chục năm qua nơi xứ người.

Để chuyến đi thêm phần phong phú, tôi phải vận động rủ rê các bạn Đạo trong Chùa, cũng như các bạn bè trong nhóm viết lách cho tờ báo Viên Giác. Bạn Đạo ghi tên cũng được vài người, nhưng giờ chót vì bận lo tổ chức Phật Ngọc của chùa nhà nên đã rút lui không còn một mống. Sang đến bạn viết cũng chẳng khá gì hơn, ba điều kiện ắt có và đủ để đi được là thời gian, sức khỏe và tiền bạc, sao mà khó khăn thế! Cuối cùng chỉ rủ được mỗi một Nhật Hưng với điều kiện ngày về phải ngủ lại phi trường Frankfurt chờ sáng mai về sớm với cô nàng. Phần anh chủ bút Phù Vân tôi khỏi cần rủ rê vì sư phụ tôi đã mời anh ấy từ lâu rồi. Còn việc anh ấy lôi kéo vợ chồng nhà thơ Đan Hà đi theo là tài của anh ấy, tôi không dám tranh phần.

Ngoài ra tôi còn lôi theo một Đóa Sen an lạc, cô bạn Chúc Hảo mà tôi đã viết không biết bao nhiêu là giấy mực. Để các bạn dễ tượng hình, tôi xin dùng hai câu thơ lục bát mộc mạc để diễn tả dáng dấp cô nàng: Ngày xưa liễu yếu đào tơ. Bây giờ bồ tượng nhìn mà thấy mê!Rủ cô nàng đi cũng phải có điều kiện là được xem cung điện của nhà vua, vì nàng hay xem phim bộ nên rất có ái lực với chốn hoàng cung, nàng tưởng tượng ra tiền kiếp của mình chắc cũng phải là thứ phi hay tệ lắm cũng là cung nữ. Thấy ngôi hoàng hậu còn trống chưa có ai dành nên Nhật Hưng đã xí chỗ, làm tôi tức mình đòi làm hoàng đế Võ Tắc Thiên hay ít ra cũng là Từ Hy Thái Hậu. Nhưng khi đến nơi được biết xứ Sri Lanka chỉ có Tổng Thống mà thôi, làm Chúc Hảo hơi thoáng buồn đòi bắt đền tôi về tội nói xạo cho nàng đi.

Trước khi đi ông chủ bút đã giao công việc cho mọi người, Nhật Hưng lãnh phần viết bài tường thuật về chuyến hành hương với từng chi tiết, làm tôi hớn hở tưởng mình thoát nạn. Ai dè Hòa Thượng ra lệnh bắt từng người trong phái đoàn phải viết cảm tưởng của mình về chuyến đi, để in thành sách. Biết mình không thoát, chi bằng viết trước cho xong phần mình và cố đừng dẫm chân lên bài viết của Nhật Hưng nên các diễn biến tôi chỉ viết kiểu một thoáng hương xưa mà thôi.

Nơi hội tụ của phái đoàn là phi trường Frankfurt, chính tại nơi đây tôi mới biết mình sẽ đi chung với ai trong suốt cuộc hành trình 12 ngày rong ruổi nơi xứ Phật. Thật hân hạnh được làm quen với chị Mừng Chi, biệt danh là “Bà Bầu show“ trong suốt 25 năm đã cống hiến cho làng văn nghệ tại Âu Châu những ca sĩ tài danh của các trung tâm Thúy Nga và Asia. Đặc biệt cho các Chùa trong những ngày lễ Phật Đản và Vu Lan, do đó mới có câu hỏi thần sầu kiểu:

Kỳ lễ Phật Đản này Thầy có lấy Phi Nhung không ?

Hãng máy bay phái đoàn đi mang một cái tên rất lạ chưa ai nghe đến, Oman Air và những cô tiếp viên hàng không trong bộ y phục màu xanh với giải lụa phất phơ trên mũ trông thật tuyệt vời. Bắt đầu từ đây chúng tôi đã làm quen với những món ăn men thắm cà rivà hình ảnh các ông chà-và đennhởn nhơ trước mắt. Sau lần đổi máy bay tại phi trường Muscat, chúng tôi đến Colombo trong một trưa hè nắng gắt. Ra đón phái đoàn có xe buýt cùng các nhân viên bộ ngoại giao dàn chào hai phía, tuy đơn sơ không kèn không trống nhưng cũng thấy mát lòng.

Một nhân vật quan trọng thuộc hàng “tối thượng thừa“ trong chuyến đi này là Thầy Bhante, tiếng Việt dịch là Tôn Giả, người Tích Lan đang dạy tại đại học về Phật giáo ở thành Wien xứ Áo. Thầy là bạn tu của sư phụ tôi, theo dõi quá trình làm việc của Người từ bao năm, nên với danh hiệu Quốc Sư của xứ Sri Lanka đã đề nghị lên Hội đồng Tăng Già Thế Giới trao cho hai vị Trưởng Lão của chúng ta giải thưởng danh dự và một số các danh vị khác, lát nữa tôi sẽ kể sau.

Để giản tiện trong vấn đề xưng hô và giải quyết những khó khăn giữa hai sinh ngữ, chúng tôi thống nhất gọi Thầy bằng tiếng gọi thân thương của những tâm hồn thích ăn uống, Thầy “Ba Tê“ và đệ tử của Thầy là “Jăm Bông“. Suốt cuộc hành hương Thầy đã lo chu đáo cho phái đoàn từ miếng ăn cho đến chỗ ngủ, từ khách sạn nhà quê sang đến tỉnh thành. Đặc biệt là vườn trái cây từ chuối, mít, xoài sang đến cóc, ổi, ô ma…của chùa Thầy. Chúng tôi như có cảm giác về lại quê hương Việt Nam dấu yêu ngày nào, nhất là sư phụ tôi bao nhiêu năm lưu lạc xứ người, chưa một lần về thăm xứ Quảng, nên khi nào có cơ hội Người đều ngâm bài thơ bất hủ của Trần Trung Đạo, Bao giờ nhỉ tôi về thăm xứ Quảngmột cách nghẹn ngào. Người đã dựa tay vào một gốc mít, rồi với trái Sa Kê chụp những bức ảnh hiền hòa. Ôi những tâm hồn xa quê hương! Rất tiếc, tôi không biết làm thơ nên đành dùng hai câu ca dao cải biên: Chiều chiều dựa gốc Sa Kê. Trông về quê Mẹ lòng tê tái lòng.

HT Nhu Dien_Sake

Trong khi chờ đợi phái đoàn của Hòa Thượng Khánh Anh từ Pháp sang, chúng tôi đi xem những ngôi Chùa Tích Lan nằm trong hốc núi với những tượng Phật nằm khắc sâu trong đá. Thầy tôi giải thích, khi Đức Phật nằm ngủ hai chân để thẳng, nhưng lúc nhập Niết bàn thì hai chân so le vì mất Định do tứ đại rã tan. Lúc này phái đoàn chúng tôi đã mở rộng thêm với 4 Thầy đang làm luận án Tiến sĩ tại Ấn Độ và 4 cao Tăng trụ trì các Chùa ở Việt Nam được mời sang dự lễ.

Trên đường đi thăm thắng tích dài vời vợi vì đường chật hẹp và quanh co, chúng tôi tạm chuyển tâm thức ra thành những tâm hồn yêu thiên nhiên và cây trái. Xe chạy ngang hàng trái cây nào cũng đòi Thầy “Ba Tê“ cho dừng xe lại để mua chuối, đu đủ và dừa; ba món cơ bản rẻ mạt nếu tính theo tiền Đô la, nhưng rất hiếm hoi và đắt đỏ ở phương trời Âu. Sư phụ tôi thấy phái đoàn hạnh phúc trong những trái chuối thơm cũng dặn ngầm tài xế mua về chất đầy xe. Qua đến những ngày sau, khi cơ thể của mọi người đã bão hòa với chuối thì nảy sinh ra hiện tượng đòi măng cụt với sầu riêng. Đây mới là mấu chốt của cuộc đời ô trược chốn ta bà, ai mà chẳng biết sư phụ tôi vốn kỵ sầu riêng. Nhưng vì thương đàn đệ tử dại mắc tội ham ăn, Người đã cười gượng cho phép chúng tôi vác sầu riêng lên để trên xe và cử một chuyên viên miệt vườn thầy Nguyên Tân ra lựa sầu riêng. Thầy trân trọng cầm từng trái sầu riêng lên gõ gõ, lắc lắc rồi lắc đầu chê dở, nhưng chúng tôi vẫn dành nhau mua cho bằng được, mỗi người một trái cầm tay như của quí không rời. Khi xe thắng gấp, mấy trái sầu riêng lại lăn long lóc đến chân Thầy làm chúng tôi thấy lòng ảo não không nói nên lời. Về đến nhà Thầy “Ba Tê“ chúng tôi khao quân bằng sầu riêng, nhưng thất vọng ê chề vì sầu riêng Tích Lan hột to, cơm sượng không thể nào nuốt nổi. Tôi đại diện cho phái đoàn để thưa cùng Thầy là chúng con đã bỏ ý định ăn sầu riêng tại Tích Lan, Thầy nở một nụ cười sảng khoái như trút một gánh nặng ngàn cân. Thầy bảo, sẽ treo giá một trăm ngàn Euro cho những ai ép được Thầy ăn một múi sầu riêng. A Di Đà Phật.

Sáng sớm tinh mơ phái đoàn của Hòa Thượng Khánh Anh bên Pháp đến, nhưng không hùng hậu bằng phái đoàn Đức quốc chúng tôi. Nhật Hưng và tôi tuy ở cùng phòng nhưng đứng không cùng một giới tuyến, nàng theo phe Pháp phò Hòa Thượng Minh Tâm, tôi phe Đức phò Hòa Thượng sư phụ tôi. Thế mà suốt cuộc hành hương Đức Pháp vẫn đề huề vui như chưa bao giờ có. Phái đoàn đến lúc này mới thật đầy đủ, mọi người dự định đến thăm ngôi nhà tình thương SOS nơi nuôi trẻ mồ côi của sóng thần Tsunami vào năm 2006. Ngôi nhà này được sự yểm trợ của 2 vị Hòa Thượng xây dựng lên.

Hôm nay mùng 8 tháng 7 năm 2011 mới là ngày trọng đại của hai vị Hòa Thượng của chúng ta. Sau buổi ăn sáng chúng tôi hồi hộp chờ lệnh trên truyền xuống để thay quốc phục áo dài đi gặp Tổng Thống Tích Lan. Hôm ấy phải trình diễn 2 “show“, sáng gặp Tổng Thống, chiều dự lễ trao giải thưởng. Phụ nữ phải mặc áo dài, ai quá khổ được quyền mặc áo tràng, thế là các nàng từ 18 đến 80 hôm qua đang là sâu nhộng bỗng biến thành cánh bướm tung bay. Thế nhưng nhân duyên gặp Tổng Thống không thành vì đường xa cách trở, đến nơi đã trễ quá 1 giờ. Thôi đành để công sức lo cho show chính buổi chiều, nên tất cả mọi người đều vào ngồi trước trong hội trường cho yên bụng. Nghi thức buổi lễ thật trang trọng với kèn trống cờ quạt, múa may vui nhộn với những vũ khúc dân tộc xứ Sri Lanka. Hai vị Hòa Thượng ngoài giải thưởng danh dự có nhận thêm mỗi người một cái quạt tròn bọc nhung khắc chữ vàng thật lộng lẫy. Chúng tôi không hiểu công dụng chiếc quạt để làm gì, chỉ để quạt gió thì quá nặng, nên có người nghĩ đến cây quạt Ba Tiêu của Thiết Phiến công chúa tức bà La Sát trong truyện Tây Du. Phần tôi nghĩ ngay đến quạt Tam Muội của Phật Tổ Như Lai, nhưng tất cả đều sai bét khi sư phụ tôi giải thích: chiếc quạt của Quốc Sư xứ Sri Lanka.

Nhờ lanh trí tôi chờ Hòa Thượng Khánh Anh cầm quạt đi qua, nghiêng mình cúi đầu:

Xin kính chào Quốc Sư!

Làm Thầy ngạc nhiên pha lẫn chất vui tươi cho danh xưng mới.

Giữa đoàn hùng binh có hai vị Quốc Sư đi hàng đầu, chúng tôi kéo nhau về tiệm Pizza gần khách sạn khao quân. Có người đọc nhiều sách vở và xem phim bộ trường kỳ liên tưởng đến Quốc Sư Ngọc Lâm trong Thoát Vòng Tục Lụy, đưa ra đề nghị mượn Thầy chiếc quạt Quốc Sưđể chủ quán khỏi tính tiền. May thay trong đoàn có anh Nguyên Trí em (phái đoàn có 2 Nguyên Trí) biết giới luật đã cản ngăn, giờ này quá trễ Quốc Sư không thể đi ăn nhà hàng sẽ phạm luật. Nhờ đó hai chị em cô Phật tử gốc Đức nhưng tháp tùng phái đoàn Pháp mới có cơ hội cúng dường bữa tiệc ăn mừng. Dĩ nhiên phần văn nghệ cúng dường không thể thiếu trong giờ phút này, Thầy trò thay phiên nhau lên trình diễn không cần micro hay nhạc đệm.

Ngày hôm sau phái đoàn mới chính thức đi hành hương đảnh lễ Xá Lợi Răng Phật ở Kandy. Chúng tôi phải thu xếp hành trang nhẹ rời khách sạn vùng biển lên núi cao vài ngày để thăm 2 quốc bảocủa xứ Phật: Xá Lợi Răng Phật và cây Bồ Đề. Cây Bồ Đề này do công chúa con vua A Dục đem sang tặng xứ Tích Lan. Đến nơi sư phụ tôi mới khám phá ra một dữ kiện làm người không hài lòng, đó là phái đoàn của Thầy phần lớn không chịu mang áo tràng, chỉ mang áo dài theo chỉ thị. Lúc ấy tôi nghĩ càng, mình mặc quần áo trắng trông tươm tất chẳng thua gì ông Thủ Tướng xứ Sri Lanka đọc diễn văn hôm phát giải, tại sao Thầy không hài lòng cứ bắt phải mặc áo tràng chi cho nóng nực. Nhưng lát sau bọn chúng tôi những người không thi hành lời dặn của Thầy đã chịu nhiều thua thiệt. Không có áo tràng phải đứng phía dưới nhìn lên xem mọi người tụng kinh trên Đài chắn Cây bồ Đề, không có áo tràng phải trả 25 US Đô la mới được vào xem di sản văn hóa thế giới do UNESCO công nhận. Cho đáng đời ai bảo không mang. Tôi thích tượng Phật nằm khắc trong đá, bên cạnh tượng Thầy A Nan khoanh tay đứng hầu với gương mặt buồn so vì Ma Vương vừa tới yêu cầu đức Phật nhập diệt và Người đã nhận lời.

Biểu tượng của chùa chiền Tích Lan là những tháp tròn lớn, được gọi là Phù Đồ. Làm tôi liên tưởng đến câu ca dao dân dã hay được nhắc đến Dù xây chín bậc Phù Đồ. Không bằng làm phước cứu cho một người. Phái đoàn chúng tôi được Thầy dẫn đi kinh hành niệm Phật một vòng quanh tháp Phù Đồ bằng chân đất, phải mất đến gần nửa tiếng chúng tôi mới đi hết giáp vòng.

Vì không muốn lấn sân của Nhật Hưng nên tôi chỉ viết nhiều về những đề tài bên lề đằng sau hậu trường mà thôi. Trước tiên tôi phải tuyên dương công trạng của Nhật Hưng, nhờ nàng mà phái đoàn được ăn rau muống luộc, chan canh rau muống dầm cà chua vắt chanh bỏ vỏ, được ăn những bát chè đậu xanh giải nhiệt cà-ri ớt, được ăn hột mít luộc… Và riêng cá nhân tôi phải tri ân thêm phần cắt tóc cho có mái tóc tươi trẻ vượt thời gian. Chẳng là hôm mới đến khuôn mặt hốc hác với mái tóc dài quá khổ, ai cũng quở tại sao tôi gầy chắc bệnh tật gì đây? Tôi nhất quyết thề sống chết là mới đi thử máu tất cả đều ok, nhưng khi nhìn ánh mắt nghi ngờ của chị Diệu Thiện và Nhật Hưng, tôi nói đại có lẽ mình bị giun xơi hết chất bổ nên mới ra nông nỗi này. Mọi người đều gật đầu đồng ý và cử Nhật Hưng chuyến về Việt Nam này sang sẽ mang thuốc xổ cho Hoa Lan. Nhưng ba ngày sau khi được cắt tóc và tẩm bổ bằng chuối, đu đủ, dừa, được ngủ thả dàn không mộng mị; chị Diệu Thiện ân cần đến rỉ tai:

Hoa Lan em nè! Chắc em không phải bị giun hành đâu? Bữa nay trông em tròn tròn thấy rõ.

Chị Thiện Diệu vợ nhà thơ ở cạnh phòng dễ thương chi lạ! Tối nào cũng sang hỏi hai cô nàng có thiếu xà bông giặt hay thuốc gội đầu gì không để tiếp tế. Hôm nào đi chợ mua được quả đu đủ ngon cũng để dành hai phần cho hai nàng hàng xóm, nhưng rất tiếc tối hôm đó hai nàng ăn quá no nên thờ ơ với đĩa đu đủ. Tình cờ Chúc Hảo sang thăm, chúng tôi mời nàng xơi hết, cô nàng ăn xong khen đu đủ ngon và tái diễn điệp khúc: Số mình có lộc ăn!

Một người cần được tuyên dương nữa là Cô Tuệ Âm đã xả thân một mình một cõi vật lộn với quả mít để kho những nồi mít non với nước dừa tuyệt hảo. Nhân vật này sẽ có một Cộng nghiệp với Hoa Lan cộng chung với những trái mít tặng phẩm của Thầy “Ba Tê“, sẽ được viết rõ ở đoạn sau.

Tôi không dám viết cảm tưởng của mình về chuyến đi, sợ những người ở nhà không được đi sẽ ganh và buồn tội nghiệp. Chỉ biết rằng được đi một lần rồi thì về nhà sẽ bỏ ống để dành ngân lượng đi tiếp lần sau, cho dù thiên hạ có bảo đi hành hương hay là đi hành xác gì cũng mặc kệ. Rõ ràng là lúc ra đi túi nặng đầu rỗng, đến khi về túi nhẹ đầu nặng, cán cân tạo hóa bao giờ cũng quân bình các bạn ạ!

À quên! Cô bạn Chúc Hảo có nhờ tôi diễn đạt những cảm nghĩ của nàng về chuyến đi hành hương lịch sử này. Vì lỡ hứa nên mắc quai, chứ ai đụng vào cô nàng chỉ có nước thua thiệt, miếng đu đủ ngon ngọt thì nàng xơi hết, còn bài viết thì cô nàng bắt tôi ngồi còng lưng ghi chép. Sư phụ tôi biết nguyện vọng của Chúc Hảo nên lúc gần về có nói:

Cô đã được đến cung điện vua nơi thờ Xá Lợi Răng Phật rồi đó.

Đối với Chúc Hảo đi hành hương vì thích đi du lịch để được thấy những kỳ quan thế giới cho thỏa chí tang bồng, nhưng khi về đã có những phép lạ chuyển tâm cô nàng như lần hành hương Nhật Bản, Ấn Độ của năm 2002. Những chủng tử an lạc đã giúp cho tinh thần Chúc Hảo chống chỏi lại được với căn bệnh ung thư và nàng có một đức tin mãnh liệt đối với Phật pháp. Từ đó Chúc Hảo có hạnh lắng nghe để an ủi tinh thần cho những người thân hay bạn bè gặp nỗi khổ của trần gian.

Sáng nay Nhật Hưng viết meocho tôi giục gửi bài để nàng kiểm duyệt, nàng khoe đến mai sẽ viết xong bài trước khi đi dự Khóa Tu học Phật Pháp Âu Châu tại Áo. Một thay đổi lớn trong tư tưởng của Nhật Hưng sau khi đọc bài viết về Thứ Phi Mộng Điệp của cựu hoàng Bảo Đại. Nàng bảo ngày xưa rất thích được làm Hoàng hậu để có quyền hành và tiền bạc tha hồ cúng dường hay làm những việc từ thiện như mình mong muốn. Nhưng khi đến xứ Tích Lan xem cung điện xa xưa của nhà vua đâm sợ, không khí lạnh lẽo như thế này chắc có nhiều ma. Lại thêm bị Hoa Lan dọa trong chốn thâm cung bí sử dễ bị đẩy vào lãnh cung, nên cô nàng đổi ý chỉ đòi đi theo đức Phật mà thôi. Trên đường đi hành hương, Nhật Hưng cứ đòi mua dầu chuối của xứ Tích Lan để pha vào nước hột é cho thơm, nàng bảo cái gì của Tích Lan cũng bio nên thơm ngon bảo đảm chất lượng. Nhưng cái khổ ở đây là ngôn ngữ, làm sao diễn tả cho đúng món hàng, cuối cùng mọi người phải nhờ một Thầy học ở Ấn Độ xuống mua dùm. Sau một hồi lâu Thầy trở lên nói bà bán hàng không chịu bán chai dầu chuối để bôi tóc cho Thầy. Bà ấy bảo “Not for you“.

Hôm cuối cùng trước khi về, Thầy cho chương trình mua sắm tự do, mọi người được đưa vào tiệm sách cho các Thầy học ở Ấn Độ tìm tài liệu nghiên cứu. Nhật Hưng chọn quà lưu niệm cho tôi bằng lá bồ đề có in hình Phật, lựa mãi mới được hai lá ưng ý, vừa bỏ xuống để móc ví lấy tiền đến khi quay lại thì lá bồ đề đã bay xa. Chẳng lẽ tôi đứng đó để nổi bồ đề gai, Nhật Hưng phải đi tìm các mẫu khác đắt tiền hơn. Đến khi trả tiền họ lại tính lầm ra 2 cái, rồi yêu cầu tôi lấy 2 lá cho giản tiện. Tôi không muốn gây khó khăn cho ai nên gật đầu cho xong chuyện, đến khi lên xe mọi người khoe chiến lợi phẩm. Lá bồ đề của Nhật Hưng bị Nguyên Trí em cho là lá giả, lá của tôi là lá thật bọc hình Phật sáng sủa hơn, thế là Nhật Hưng nằng nặc đòi Hoa Lan phải bán lại một lá cho nàng. Bán thế nào được khi Nhật Hưng đã sạch túi không còn lấy một đồng, tôi chợt nhớ nàng còn giữ một trái Ôkima hái từ Chùa thầy “Ba Tê“ chưa chín còn dấu trên nóc tủ. Tôi bèn đổi hình Phật cho Nhật Hưng để lấy trái Ô ma, một sự trao đổi không công bằng nhưng thấm tình bạn Đạo. Mỗi người trong phái đoàn chúng tôi đều được thầy “Ba Tê“ tặng cho một pho tượng Phật bằng đá ép màu xám tro, đựng trong hộp trông rất nặng và khí thế. Lúc ra về Nhật Hưng và tôi đã cầm theo mỗi người vài trái chuối mật phòng thân, không biết để đâu cho an toàn cả Phật lẫn chuối. Tôi nhờ có nhiều kế nhỏ, đã nhét chuối vào hai bên tượng Phật rồi hô to cho mọi người cùng biết là đã đem chuối cúng Phật. Dĩ nhiên Nhật Hưng cũng áp dụng ngay diệu kế của tôi, nhưng hơi tham lam để quá nhiều chuối, khiến tượng Phật của nàng đi đến đâu là hương chuối thơm lừng.

Nếu nói xứ Sri Landka có 2 Quốc bảo là Xá Lợi Răng Phật và cây Bồ Đề thì phái đoàn Việt Nam chúng tôi lúc về cũng mang theo Quốc bảo, đó là những “Trái Mít“ và “Trái Sa Kê“ do thầy “Ba Tê“ hái tặng. Chúng tôi chia người ra để hộ tống “quốc bảo“ về Chùa, hai trái Mít ướt và 4 trái Sa Kê do Nguyên Trí và Nguyên Tuệ nặng nhọc vác về chùa Viên Giác. Một va li thật nặng chứa Mít và Sa Kê đến long cả bánh xe do cô Tuệ Âm và Thiện Giới kéo lê về chùa Linh Thứu. Phần còn dư không đáng kể được chị Diệu Thiện cố gắng mang về, vì nghe đâu phong phanh là nếu không có ai mang về, Hòa Thượng sẽ xách về. Tất cả những thành viên có lòng hộ tống quốc bảo đều bị bầm dập nát bấy gần như tương, nhưng cuối cùng ai cũng về nhà một cách toàn vẹn hoan hỉ.

Có bạn cho rằng tôi ví von quá cao cho Trái Mít, cái loại trái cây nhà quê này mà gọi là quốc bảo. Thật đấy chứ! Trái Mít tượng trưng cho tình tự quê hương, ai xa quê lâu ngày gặp trái mít như nhớ lại cả tuổi thơ nơi quê nhà. Mít non làm gỏi, già để kho, chín để ăn, hột mít luộc hay lùi tro, ai mà chẳng biết… ăn vào biết tay…

Để kết thúc cho bài viết, tôi xin được trích dẫn một câu nói của Sư phụ tôi về số phận con người, khi thiên hạ cứ mãi than vãn về phần số của mình: Con người ta không có số phận định sẵn, chỉ đi theo Nghiệp Lực dẫn dắt mà thôi.

Hoa Lan.

Kỷ niệm chuyến hành hương Sri Lanka, mùa hè 2011.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4545)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7370)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4779)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4889)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5337)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10306)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9119)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6219)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8822)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 5004)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]