Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không Sát Sanh Tôn Trọng Sự Sống

31/10/201009:46(Xem: 9875)
Không Sát Sanh Tôn Trọng Sự Sống
jacaranda_hoa1KHÔNG SÁT SANH TÔN TRỌNG SỰ SỐNG
Thích Minh Châu

Tham sống sợ chết, đó là sự thật của người đời. Thế nhưng tại sao lại giết hại, cắt đứt sự sống của chúng sanh khác? Trong bài viết ngắn này chúng tôi sẽ đề cập đến vấn đề "Không sát sanh" hay "tôn trọng sự sống" như là thái độ sống của một người Phật tử.

Đức Thế Tôn luôn luôn tôn trọng sự sống của kẻ khác, vì thế trong năm giới cấm của một người Phật tử hay mười giới cấm của Sa-Di giới "không được sát sanh" đã được Đức Thế Tôn đưa lên hàng đầu. Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng Ngài rất quan tâm đến sự sống của chúng sanh. Ngài dạy về năm nguyên nhân chất chứa nhiều phi công đức của sát sanh để tránh: "Này Jivaka, nếu người nào vì Như Lai, hay vì đệ tử Như Lai, giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân. Khi người ấy nói như sau: "Hãy đi và dắt con thú này đến", đó là nguyên nhân thứ nhất, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Con thú ấy bị bắt đi, vì bị lôi kéo nơi cổ, nên cảm thọ khổ ưu, đó là nguyên nhân thứ hai, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi nó nói như sau: "Hãy đi và giết con thú này", đó là nguyên nhân thứ ba, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi con thú ấy bị giết cảm thọ khổ ưu, đây là nguyên nhân thứ tư, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Khi người ấy cúng dường Như Lai hay đệ tử Như Lai một cách phi pháp, đó là nguyên nhân thứ năm, người ấy chất chứa nhiều phi công đức. Này Jivaka, nếu người nào vì Như Lai hay đệ tử Như lai giết hại sinh vật, người ấy sẽ chất chứa nhiều phi công đức do năm nguyên nhân này" (Kinh Jivaka-Trung Bộ II).

Và Ngài đã chỉ rõ về lẽ sống công bằng là đừng làm tổn hại người khác những gì mình không muốn làm cho mình: Mọi người sợ hình phạt. Mọi người sợ tử vong. Lấy mình làm ví dụ" Không giết, không bảo giết".Mọi người sợ hình phạt. Mọi người thương sống còn.

Lấy mình làm ví dụ. "Không giết, không bảo giết" (Pháp Cú 129-130).
Nếu sát sanh thì con người ngoài việc chịu khổ đau trong hiện tại, còn phải nhận lãnh quả báo khổ đau đời sau nữa: "Này các Tỳ Kheo, nếu sát sanh được thực hiện, được luyện tập, được làm cho sung mãn thì sẽ đưa đến địa ngục, đưa đến loài bàng sanh, đưa đến cõi ngạ quỷ. Nếu quả dị thục hết sức nhẹ của sát sanh là được làm thân người với tuổi thọ ngắn" (Kinh Tăng Chi III) và: "Này gia chủ, sát sanh, do duyên sát sanh tạo ra sợ hãi hận thù trong tương lai, khiến tâm cảm thọ ưu". (Kinh Tăng Chi III).
Sát sanh ở đây không phải chỉ là ý nghĩa dùng dao gươm giết hại các loài sinh vật mà còn có ý nghĩa gây tàn hại sự sống của côn trùng và cây cỏ. Ngài dạy các vị Tỳ Kheo rằng: "Và còn lại đồ ăn dư thừa này của Ta cần phải quăng bỏ. Nếu các ông muốn, hãy ăn. Nếu các ông không muốn ăn, sẽ quăng bỏ đồ ăn ấy tại chỗ không có cỏ xanh, hay sẽ nhận chìm trong nước không có các loài côn trùng".(Kinh Thừa Tự Pháp-Trung Bộ).

Và như một người ngoại đạo, Brahmadatta, đã tán thán nếp sống của Như Lai. "Trong khi có một số Sa Môn, Bà La Môn, dầu đã dùng các món ăn do tín thí cúng dường, vẫn còn sống làm hại các hạt giống từ rễ cây sanh, hạt giống từ nhánh cây sanh, hạt giống từ đất sanh, hạt giống từ chiết cây sanh và thứ năm là hạt giống từ hạt giống sanh. Còn Sa Môn Gotama thì không làm hại hạt giống hay cây cối nào". (Kinh Phạm Võng-Trường Bộ I).

Hai đoạn trích dẫn này cùng lúc giới thiệu ý nghĩa tôn trọng sự sống của cả loài thảo mộc, cây cối thiên nhiên và ý nghĩa bảo vệ môi sinh của đức Thế Tôn và các đệ tử của Ngài. Đây cũng là một vấn đề nóng bỏng của thời đại: Môi trường sinh thái toàn cầu đang bị ô nhiễm nặng bởi các phóng xạ, bức xạ, bởi nạn phá rừng, bởi các chất độc thải ra từ các nhà máy, bởi chiến tranh v...v... và các nước đang kêu gọi quần chúng bảo vệ môi trường sống.

Những lời đức Phật dạy cách đây 26 thế kỷ vẫn mãi mãi cần thiết cho thế giới. Nói cách khác, "Không sát sanh" hay "Tôn trọng sự sống" là những gì mà con người hiện tại cần thực hiện, nếu không muốn thấy thế giới đi đến hủy diệt vì nạn ô nhiễm môi sinh trầm trọng đang tiếp tục diễn ra.

Tỳ Kheo Thích Minh Châu
(1-1-2000)




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2014(Xem: 11554)
Nhà sư Phật giáo sống như thế nào sau cánh cửa thiền? Đây là điều mà người bình thường cả Đông lẫn Tây đều khó có điều kiện được biết. Thỉnh thoảng, mới có người may mắn được hầu chuyện một nhà tu hành để có một ít nhận thức về thế giới của người tu hành
08/02/2014(Xem: 9103)
Năm cũ trôi qua, năm mới bắt đầu... Đầu xuân là những ngày ông bà mình gọi là thời điểm cần để “ôn cố tri tân” – nghĩa là ôn lại các chuyện cũ và tìm biết cái mới, hay nói bằng ngôn ngữ thời nay là
07/02/2014(Xem: 8674)
thichnhudien Mỗi người trong chúng ta, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng đều có một nghiệp quả khác nhau. Có kẻ sinh ra làm vua, làm thái tử, làm công chúa. Có người sinh ra làm quan, làm tổng thống, làm thủ tướng, làm người lãnh đạo, làm nhà tư bản, nhà giáo dục, bác học, bác sĩ v.v… Nhưng cũng có lắm người khi được sinh ra lại phải bị rơi vào trong những gia đình thiếu cơm ăn áo mặc, rách nát tang thương. Cũng có lắm người khi sinh ra đã không có đủ mắt, tai, mũi, lưỡi, tay chân v.v…
07/02/2014(Xem: 8635)
Theo các giáo lý nhân quả và các ví dụ v.v.., thật khó tìm được sự tự do và thuận lợi. Cho dù ta được sinh làm một con người, vẫn còn những vùng đất rộng lớn không có Giáo Pháp. Việc chư Phật xuất hiện và giảng dạy Pháp thì vô cùng hi hữu.
07/02/2014(Xem: 9329)
Trên đường đến viếng thăm Học viện Root vào tháng 12, năm 2005, Lama Zopa Rinpoche được nghe bác tài lái xe bày tỏ là bác rất tức giận gia đình và xin ngài Lama Zopa Rinpoche dạy cho vài bài chú tụng để giúp bác giải quyết vấn đề.
30/01/2014(Xem: 17118)
Bài viết này là của Tiến Sĩ Pinit Ratanakul. Ông tốt nghiệp Cao Học tại Đại Học Chulalongkom, Thái Lan và lấy bằng Tiến Sĩ tại Đại Học Yale, Tiểu Bang Connecticut, Hoa Kỳ. Ông là giáo sư triết và là giám đốc Viện Nghiên Cứu Tôn Giáo tại Đại Học Mahidol, Thái Lan. Ông là tác giả của cuốn sách “Bioethics: An Introduction to the Ethics of Medicine and Life
30/01/2014(Xem: 11705)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7571)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 8503)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 10149)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]