Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Phúc Tối Thượng

21/10/201104:40(Xem: 8310)
Hạnh Phúc Tối Thượng


Hoa Cuc Chau Phi (20)
HẠNH PHÚC TỐI THƯỢNG THE ULTIMATE HAPPINESS

 By Buddhadasa Bhikkhu

Thích Nguyên Kim phỏng dịch

Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau.
Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang.
Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể.
Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.

Giả thử chúng ta muốn xây dựng một “Lâu Đài Hạnh Phúc”, trước hết phải có Nền Móng là Không Làm Hại Nhau. Tiếp theo mới xây dựng Tòa Lâu Đài là phải xả li Tham Dục, không bị những cám dỗ thế gian lôi cuốn. Sau cùng mới đến Đỉnh của Lâu Đài Hạnh Phúc là không còn Ngã Chấp, giải thoát khỏi cái TA và Của Ta.

A. Nền Tảng của Hạnh Phúc

Không làm hại có nghĩa là không hại kẻ khác cũng như không tự hại mình. Theo luật Nhân Quả, thì hành động nào cũng có sự Phản Hồi. Cho nên khi bạn muốn làm hại kẻ khác thì họ cũng muốn làm hại bạn. Sự việc nầy cứ liên tục xảy ra cho đến lúc bạn đâm ra nghi ngờ mọi người. Ngay cả trong giấc ngủ bạn cũng có những giấc ác mộng. Hãm hại kẻ khác có nghĩa là tự hại mình. Đôi khi người bị bạn làm hại không biết là ai đã hại họ và không có ý trả thù, nhưng chính bạn cảm thấy lo lắng …
Tự Hại Mình, như là uống rượu say sưa, không bảo vệ sức khỏe, việc nầy không trực tiếp hại kẻ khác, nhưng cũng vô tình hại đến kẻ khác. Bạn có thể trở nên một người vô dụng. Láng giềng không tin tưởng bạn. Vợ con bạn không được hạnh phúc. Danh dự gia đình bị ô nhục. Đức Phật còn dạy chúng ta không làm hại kẻ khác nghĩa là không giết hại mạng sống của sinh vật.
- Hạnh Phúc do sự không hãm hại nhau đem lại sự êm ấm và gần gũi nhau trong xã hội. Bạn bè láng giềng có thể nhìn nhau với lòng từ ái, không muốn tránh mặt nhau,
Bạn hòa nhập với láng giềng như nưóc với sữa chứ không phải nước với dầu. Bạn cảm thấy mọi người trên thế giới đếu là bà con quyến thuộc. Khi thức hay ngủ bạn cũng cảm thấy Bình An.
- Hạnh Phúc bởi Vô Hại có thể phát triển khắp nơi, đây là nền tảng của sự Hạnh Phúc cao cả hơn. Đó là Thế Giới Hòa Bình. Đây là thứ Hânh Phúc Bình An mà thế giới đang cần.
- Đức Phật không nói rằng tiền bạc, vợ con, nhà cửa cao sang… là Hạnh Phúc Thế Gian, những thứ nầy chỉ đem lại thú vui và tiện nghi. Chúng không phải là Hạnh Phúc Chân Thật, không đem lại sự bình an. Khác với điều không làm hại kẻ khác, chúng
- Không thể đem lại hạnh phúc cho thế giới. Chắc chắn chúng không thể đem lại niềm hạnh phúc nào cao hơn hạnh phúc của Phật pháp.
- Theo các bậc Trí Tuệ, không làm hại kẻ khác là Hạnh Phúc thấp nhất. Chúng ta không thể nhờ tiền bạc, con cái, vợ chồng… đem lại hạnh phúc thật sự. Chúng chỉ có những thú vui và tiện nghi cho đời sống, chúng đem theo ngọn lửa tham dục. Chỉ có hạng thứ dân mới cho rằng đó là hạnh phúc. Điều này chứng tỏ rằng có nhiều thứ hạnh phúc khác nhau tùy theo mỗi hạng người.

B. Hạnh Phúc Trung Bình.
- Có thứ Hạnh Phúc cao hơn là Xả Li Tham Dục không thỏa mãn cá nhân.
Tất cả những thứ cám dỗ chúng ta như: sắc, thanh, hương,vị, xúc. Hay là những thứ vô hình như: giòng họ, địa vị, lời khen chê… đều là những miếng mồi móc trên lưỡi câu.Mọi thứ thỏa mãn đến từ những điều này đều là hạnh phúc giả dối mong manh. Chúng là những miếng mồi vui thú tiện nghi trên lưỡi câu.
Đức Thế Tôn không cho rằng đây là Hạnh Phúc. Hạnh phúc chân thật không phải là những miếng mồi câu, không có những ràng buộc. Hạnh Phúc tối thiểu chỉ có từ việc không hãm hại nhau.
Những điều hấp dẫn tham dục kia chỉ mang lại thú vui cho giác quan, kèm theo những cảm giác kích động, yêu đương, cám dỗ, hài lòng, và tham muốn. Một khi đã thỏa mãn, chúng ta lại buồn chán và đi tìm sự hứng thú khác. Ngọn lửa tham dục này không bao giờ chấm dứt. Sự vui thú này như là vật vay mượn chỉ thoáng qua trong chốc lát.
Trong lúc đang yêu, người ta có khuynh hướng dâng hiến cả tâm hồn và trí óc để làm vui lòng người yêu, giống như một tấm thớt chấp nhận mỗi miếng thịt dù bị bằm chặt Nó đem lại những cảm giác cháy bỏng về sự chiếm hữu và tham muốn trong khi không sở hữu được những khát vọng, người ta có cảm giác như là bị điện dật, đau khổ bởi dục vọng, người ta tìm cách xảo trá để thỏa mãn nhu cầu không kể gì đến việc phải trái.
Hầu hết người ta không cho rằng ba thứ hấp dẫn về Sắc, Danh, Dục lạc là xấu. Họ nghĩ rằng đó là những động lực tốt để có khả năng và quyết chí. Những người lớn tuổi, thanh niên, học sinh hay người không đi học đều có cái nhìn chung như thế, họ nghĩ rằng những tham dục nầy đem lại hạnh phúc, mặc dù chúng là lửa nóng và thiêu đốt tất cả. Trái lại Đức Phật cho rằng Không Tham mới đem lại Hạnh Phúc.
Đời sống không tham dục là trong sạch, có trí tuệ thật sự, hướng dẫn con người sống thế nào để không bị tham dục dẫn dắt.
Hiểu biết những thú vui của giác quan là biết nó từ đâu đến, cái gì che dấu nó, làm sao nó khống chế được thiên hạ. Một khi hiểu biết điều này, nó không còn ảnh hưởng đến chúng ta nữa. Đây là hiểu biết Sự Thật. Kết quả là không còn tham dục, không đánh mất chính mình, không còn mê muội nuốt cả lưỡi câu và miếng mồi. Đây mới chính là hạnh phúc tự do và bình an.
Bởi vậy Đức Phật đã dạy Khắc phục tham muốn là Hạnh Phúc. Những kẻ cònham muốn, còn nô lệ cho tham dục là không có tự do. Dù cho họ thành công thoả mãn những khát khao, nhưng họ vẫn là kẻ thất bại.
Cuộc đời chúng ta giống như trái banh, mà tham muốn, vô minh, ảo tưởng đá chúng ta chạy quanh sân, trong vòng luân hồi sanh tử. Làm trái banh như vậy có vui vẻ hạnh phúc không ? Chúng ta vẫn muốn làm trái banh , bởi vì không hiểu những gì sắp xảy ra trong đời mình. Chúng ta cũng không biết mình là AI ? Chúng ta chỉ nhảy tới nhảy lui giữa những thú vui, giống như đang dùng một dĩa thức ăn rất cay. Cho đến khi hiểu được tham dục là gì, chúng ta mới dừng lại cuộc chạy quanh trong vòng sanh tử.
Từ thời thơ ấu, chúng ta biết những thú vui thế gian là hấp dẫn, nhưng chúng ta không thấy và hiểu được tại sao như vậy, cái gì ở đằng sau chúng, bởi vậy chúng ta bị mắc vào lưỡi câu và mất hết tự do.
Đức Phật dạy: “ Tham dục xỏ mủi kéo chúng ta đi quanh.” Có nghĩa là chúng ta không có độc lập. Khi nào chúng ta chiến thắng tham lam và dục vọng, không còn bị lôi cuốn nữa, chúng ta mới có tự do. Không còn nô lệ cho tham dục nữa. Chúng ta sẽ cảm thấy thanh thản, không nóng bức, không bị bằm chặt như tấm thớt. Đây là thứ hạnh phúc mà Đức Phật muốn nói đến.
Một kẻ anh hùng chiến thắng cả thế giới, nhưng sẽ mất hết tất cả bởi một người đàn bà nếu ông ta không tự chủ, mà chỉ làm nô lệ cho dục vọng. Người tham dục không phải là kẻ anh hùng. Người không tham dục mới thật sự là Anh Hùng.

Những người vẫn còn tin tưởng vào Cái Tôi, và những ai chưa phải là A La Hán phải nên xem xét cẩn thận cái gì thực sự là Tôi, là cái bản ngã chân thật mà họ có thể tin cậy vào.
Khi Đức Phật nói rằng “ Hãy Cứu lấy Chân Ngã ( Bản Thể) của Mình,” đây có nghĩa là Bản Ngã chân thật, bởi vỉ cái Ngã tham dục chỉ đem lại đau khổ.
Xa lìa ham muốn về thú vui nhục dục là con đường dẫn đến hạnh phúc. Giải thoát khỏi mọi ràng buộc thì được trong sạch và bình an – Đây là Chân Hạnh Phúc.
Chúng ta có thể chiến thắng những ước muốn nếu chúng ta thực hành Phật pháp, phải luôn luôn tỉnh thức. Tỉnh táo sáng suốt trước khi và trong khi đối mặt với bất cứ sự tham muốn nào. Có tỉnh thức như thế tâm trí mới có thể điều khiển thân xác và không đầu hàng tham muốn.
Sau khi lòng tham muốn lặng mất, hãy quan sát kỹ từng chi tiết của mỗi cảm giác, cố gắng thấy sự thật của nó. Sự tham muốn là lôi cuốn và hấp dẫn như những bông hoa, nhưng nó có thể phá hủy đạo đức. Tham muốn là cái bã mồi câu chúng ta, ru ngủ chúng ta làm cho phí phạm hết thì giờ gắn liền vào tiến trình tái sinh. Khi chúng ta thấy rõ sự thực như vậy, thì Ma Vương, ông chủ của những bông hoa kia không còn lừa gạt đánh bẩy chúng ta được nữa.
Vượt qua khỏi lòng tham dục, chúng ta đạt đến một tầng hạnh phúc cao cả hơn. Bây giờ hãy để cho Tư Tưởng Đạo Đức điều khiền đời sống hàng ngày của chúng ta. Đây là những ý tưởng về bổn phận, sự hiểu biết đối với thiên nhiên, sự biết ơn, lòng nhân ái, biết tự trọng và kính trọng kẻ khác. Chúng ta vui thích khi làm tròn bổn phận, hưởng thụ những kết quả của sự lao động, trong lúc làm việc hay nghỉ ngơi hoặc tham dự những trò chơi. Chấm dứt tư tưởng ích kỷ, không để nó ra lịnh cho chúng ta.

Thử quan sát hai người đang ăn. Một kẻ tham lam nhai nuốt ngấu nghiến mỗi miếng thức ăn, gắp thêm một ít thứ này rồi ít thứ khác nữa cho mỗi miếng cơm. Nếu mùi vị thức ăn không hợp với khẩu vị, anh ta la mắng vợ con hay người nấu thức ăn nầy. Còn người kia, chỉ ăn để nuôi dưỡng cơ thể, chỉ ăn mà không cần phê phán dù món ăn ngon hay dở. Nếu người nấu cơm hay người giúp việc làm điều gì sai, thì ông ta bình tĩnh bảo họ sửa lại. Ông không bao giờ la mắng hay giận dữ. Hình ảnh nầy chỉ cho chúng ta biết sự khác biệt giữa việc tham ăn và ăn với lòng biết ơn.

Trong lúc vui chơi hay làm việc, điều mọi người phải làm, ngay cả người ở địa vị lãnh đạo cũng phải chú ý đến mọi hành động. Phải tuân theo kỷ luật của bản ngã chân thật, không để cho lòng tham muốn điều khiển tâm hồn và trí óc của chúngta. Bất cứ công việc nào cũng hoàn thành tốt đẹp không có sai lầm. Lương tâm tốt mang lại những đức tánh tốt như sự tỉnh thức, lòng biết ơn và sự sáng suốt… Đời sống không tham lam là đời sống có hạnh phúc.


A. C. Hạnh Phúc Tối Thượng (The Ultimate Happiness)

Ngoài hai thứ Hạnh Phúc đã nói ở trên, còn có một thứ Hạnh Phúc khác cao hơn nữa. Bởi vì chúng còn bị ràng buộc vào Cái TA –( Bản Ngã ). Hai thứ Hạnh phúc này chưa thoát khỏi vòng Sanh Tử. Vẫn còn bị cột chặt vào vòng Luân Hồi : Sanh, già, bịnh và chết. Bạn vẫn còn dùng thân xác, ngũ uẫn, vẫn còn phiền não, lo âu, mơ ước, thất vọng, lương thiện, công bằng… Khi nào tâm trí còn bám chặt vào Bản Ngã, Bạn sẽ không thể nào chấm dứt vòng luân hồi sanh tử được. Do đó, hạnh phúc nào còn bao gồm cái Ngã thì chưa phải là Hạnh Phúc Tối Thượng. Một khi chúng ta dứt trừ được Tự Ngã ( CÁI TA ), mới có thể đạt được Hạnh Phúc Cao Nhất đưa chúng ta đến đích chấm dứt Luân Hồi Đau Khổ. Có nhiều người không hiều và không thích loại Hạnh Phúc này. Chỉ có những kẻ đã vượt qua hai thứ hạnh phúc trước kia, thì mới hiểu và tìm cầu loại Hạnh Phúc Tối Thượng này.

Xin nêu ra một thí dụ đơn giản như sau: Các em bé thích những đồ chơi như búp bê, ôtô , xe lửa… Thanh niên thích chơi đá banh, bóng chày. Người lớn lại chơi đánh Golf hay Tennis. Mỗi lứa tuổi ưa thich một thứ khác nhau. Trẻ em không hiểu tại sao người ta thích chơi golf hay tennis. Người lớn thì chẳng muốn chơi búp bê hay xe ôtô , tàu lửa… Như vậy sở thích của mỗi người tùy theo sự hiều biết của mình.

Hạnh Phúc Vô Ngã là kết quả của sự không ích kỷ, không còn Ngã, không còn Cái Ta hay Của Ta. Không còn phân biệt Tôi và Anh, Của Tôi và Của Anh. Người khôn ngoan biết rõ sự thật CÁi TA tạo thành bởi Tham muốn. Vậy cho nên Tự Ngã biến mất. Chỉ còn Vô Ngã. Tất cả mọi pháp vật chất hay tinh thần đều do nhân duyên kết hợp tạm thời, dù người ta có giải thích chi li thế nào cũng không thấy có Tự Ngã. Chỉ vì người ta không hiểu sự thật nầy cho nên vẫn bám chặt vào cái TA. Giống như đứa bé lần đầu tiên nhìn thấy cái đồng hồ tưởng rằng đó là một sinh vật sống.

Nếu tin tưởng có Bản Ngã, dần dần chúng ta tưởng rằng có một Cái Tôi, có Anh và có người khác. Chúng ta bắt đầu so sánh và phân chia sự vật ra làm đôi. Điều đó khiến chúng ta thấy có những người tốt chúng ta thương yêu và lưu luyến. Những kẻ làm thương tổn chúng ta là kẻ thù phải tiêu diệt. Nếu quá si mê, chúng ta có những cảm nghĩ xấu ngay cả với những vật vô tri, cũng như những đứa bé tưởng rằng con búp bê là một sinh vật. Có em khi chạy chơi đụng vào cái cột nhà, sẽ nín khóc khi bà vú đánh vào cái cột, dể phạt nó đã làm đau em bé.
Khi quá chú trọng đến cái TA, thì phát sinh ra cái Của TA. Con người luôn nghĩ rằng đây là tiền bạc của tôi, vàng của tôi, con cái tôi, vợ chồng của tôi, bạn bè tôi, những người tôi quen biết, và danh tiếng , địa vị của tôi…
Đôi khi cái Của Tôi còn quan trọng hơn là cái Tôi. Một người đang yêu hy sinh cuộc đời và hạnh phúc của mình cho người yêu. Có khi cha mẹ lo lắng cho đứa con nhỏ hơn cả chính bản thân, như trường hợp phải đối diện với những tai ương hỏa hoạn hay bão lụt …
Tin tưởng vào cái Tôi và của Tôi chia cách giữa Bạn và Của Bạn, tạo ra cái ảo tưởng là phải tranh đấu. Phát sinh ra sự tốt , xấu, tốt hơn… rồi tiếp theo là thương, ghét, sợ hãi, ganh tỵ, thích thú…. Tất cả những cảm giác nầy là do lòng ích kỷ chỉ tham cho mình mà không làm tốt cho kẻ khác.
Cái Ngã nhẹ đi thì người ta sẽ bớt ích kỷ và khôn ngoan hơn không bị lừa dối, ít tham muốn và ít bị ràng buộc. Gánh nặng của “Tảng Đá Đời Sống” sẽ nhẹ bớt. Cuối cùng con người cũng bớt khổ.
Khi Bản Ngã biến mất thì Vô Ngã xuất hiện. Ánh sáng trí tuệ tỏa rạng, đau khổ không còn, người ta giác ngộ hiểu rõ tất cả những vấn đề khó khăn của cuộc đời.
- Con người là gì? Tại sao chúng ta sinh ra? Đời sống là cái gì? Chúng ta sống và nhìn thế giới thế nào? Đây là những câu hỏi và vấn đề của cuộc sống.
- Khi thấu hiểu những câu trả lời chính xác, và nhìn thấy tất cả với con mắt trí tuệ, thì gánh nặng cuộc đời chúng ta cảm thấy nặng nề và thất vọng sẽ nhẹ bớt đi.Chúng ta sẽ không còn nghi ngờ. Tất cả mọi sự sẽ tự nhiên thay đổi. Giống như khi chúng ta thắp lên một ngọn đèn thì bóng tối tan biến và ánh sáng bừng lên.
Trước kia chúng ta sống với lòng ham muốn những điều ưa thích, bây giờ chúng ta được Tự Do – Không còn tham muốn nữa. Bất cứ vật gì có được dù muốn hay không chẳng thành vấn đề. Chết cũng như sống. Chẳng có gì sinh ra và không có gì mất đi. Chỉ có những vật tạm thời đang đổi thay liên tục.

Trước kia chúng ta đắm chìm trong sắc, thanh , hương, vị, xúc vì lòng tham nhục dục. Bây giờ chúng ta chỉ ăn để nuôi dưỡng thân xác, đó là quy luật của thiên nhiên.

Trước kia chúng ta đã chạy theo những thèm khát, bây giờ chúng ta sống để thưởng thức cảnh thanh bình cho đến lúc thân xác ngũ uẫn này tan rã.
Đối với những ai chưa đạt được trạng thái Vô Ngã, nên sống và học tập để thấy được sự thật. Để cứu vản địa cầu và trả nợ cho Bà Mẹ Thiên Nhiên nuôi sống chúng ta, chúng ta cũng nên dùng một ít thời gian quan tâm đến môi trường chung quanh.

Hãy sống và học hỏi cho đến lúc chứng Niết Bàn (Hạnh Phúc Tuyệt Đối, không còn khổ đau sanh tử).
Cuộc đời Vô Ngã, sống không có cái Ta hay của Ta, chấm dứt mọi sự đau khổ và tội lỗi do bản năng hay bởi con người gây ra, - Đậy thật là đời sống hạnh phúc.
Những đau khổ do bản năng gây ra như ý thức rằng đây là đàn ông, kia là đàn bà, tạo ra hấp dẫn về dục tính và mơ tưởng về người khác giới. Khi chúng ta dứt bỏ cái Ngã,
Không còn cái TA, trở nên Vô Ngã, chúng ta không còn thấy sự khác biệt giữa nam và nữ, không còn tham muốn nhục dục. không còn nhu cầu tham dục là thứ đem lại rất nhiều khó khăn rắc rối cho nhân loại.
Chúng ta biết rằng nhu cầu giới tính không còn, chẳng phải vì đè nén hay che dấu, mà do hoàn toàn nhổ tận gốc, không còn dầu cung cấp cho ngọn lửa cháy nữa.
Hãy suy nghĩ cẩn thận! Khi có một mũi tên hay cái đinh -(Tham dục) cắm vào tim bạn được nhổ ra và hủy diệt đi, - Sẽ không làm cho bạn hạnh phúc sao? – Đó không phải là bình an và thanh thản sao? – Chúng ta có nên cho rằng dứt trừ cái Ta và Của Ta là Hạnh Phúc Tối Cao không?
Người đạt đến trạng thái Vô Ngã, Không còn cảm thấy mình thắng hay thua, là người cho hay kẻ nhận…Cho nên họ không còn giận hờn, giống như một que diêm bị ướt không thể bật ra lửa được. Người không giận hờn là kẻ chiến thắng, không ai có thể đánh bại được. Người nầy có giấc ngủ ngon, khi làm việc thường nghĩ đến cách giúp đỡ kẻ khác. Họ nhìn kẻ hay giận dữ với cặp mắt yêu thương. Họ có nụ cười chân thành và trầm tĩnh.
Do tham muốn mà có cái TA, không có TA thì không còn bị ràng buộc nữa. Biết được chân lý này rồi, chúng ta nên dứt trừ cái TA đi, để chứng nghiệm lòng vị tha ( không còn ích kỷ ). Không nên tin theo những gì người khác tin. Hãy quán xét tự thân để hiểu rõ chân lý ở trong ta. – Đó là Trí Tuệ siêu việt và Hạnh Phúc Tối Thượng.
Đây là điều Đức Phật đã giác ngộ và chỉ dạy lại cho chúng ta.

HẾT



NK. phỏng dịch
Seattle, 15-11- 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2020(Xem: 5080)
Trước khi vào bài viết, chúng ta tìm hiểu ý nghĩa về từ ngữ an cư: an cư theo tiếng Phạn là Varsa hay Vassa, là mùa mưa. Tàu dịch: vũ kỳ hay vũ an cư (an cư mùa mưa) vì là mùa mưa tại Ấn Độ, “an” là an tịnh nội tâm, “cư” là kỳ hạn cư trú tu tập, trong suốt thời gian nhất định nào đó. An cư cũng có nghĩa là ‘an kỳ tâm, cư kỳ thân’, tức thân ở yên một chỗ và tâm được an lạc, thanh tịnh gọi là an cư. Như vậy Mùa An Cư tức là mùa ở yên một chỗ (còn gọi là cấm túc) để tĩnh tâm tu tập. Thời gian khi Phật còn tại thế và tại Việt Nam hiện nay là Chư Tăng an cư 3 tháng vào mùa hạ, từ rằm tháng 4 đến rằm tháng 7, còn Tăng Già các nước ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc…thì đa số là “nhất Tăng nhứt tự” lại xa xôi cách trở nên tùy vào từng quốc độ mà tập trung an cư trong 10 ngày, sau đó trở về trụ xứ tiếp tục tâm niệm an cư cho đến khi giải hạ.
23/04/2020(Xem: 5719)
Trưởng lão Thiền sư Biography of Phra Dhammongkolyarn (Luangphor Viriyang Sirintharo) tuổi bách tuế dư niên đại thọ, nhưng sức khỏe về thể chất và tinh thần vẫn tuyệt hảo, Ngài tiếp tục giảng dạy tu tập thiền định cho cả công dân Thái Lan và người nước ngài. Ngài đương nhiệm Phương trượng trụ trì ngôi già lam Wat Dahammamongkol tại thủ đô Bangkok, Vương quốc Phật giáo Thái Lan, đã tổ chức mừng sinh nhật đại thọ cho Ngài vào ngày 7/1 vừa qua.
22/04/2020(Xem: 5418)
Trong thời kỳ nghiêm trọng bởi đại dịch hiểm ác Virus corona chủng mới, “việc này Tôn giáo có thể cùng sẻ chia - 宗教能提供哪些服務”, đáp ứng nhu cầu san sẻ trong từ bi tâm, lòng bác ái bao la là quan tâm hàng đầu của cộng đồng tôn giáo. Buổi “Tọa đàm toàn diện giữa Phật giáo và Thiên Chúa giáo- National Buddhist-Christian Dialogue -全美佛教與基督教座談” được tổ chức trực tuyến tại Phật Quang Sơn Tây Lai Tự, Los Angeles, Hoa Kỳ vào ngày 15/4/2020.
21/04/2020(Xem: 8279)
Đức Phật khuyên con người nên diệt trừ ái dục. “Ái” là thích, thương yêu, mến tiếc, luyến ái, tham ái bám víu. “Dục” là ham muốn, tham dục, lạc dục. Ái dục là lòng ham muốn, luyến ái, bám víu, tham hưởng mọi sự sung sướng thường tình đối với người và đối với vật. Có ba loại ái dục: 1. Ái dục theo nhục dục “ngũ trần”: Năm cảnh trần là “sắc, thanh, hương, vị, xúc”. Trần là bụi dơ. Ngũ trần là năm cái có thể thấm bụi dơ vào thân tâm ta, vào chân tính của ta. 2. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “đoạn kiến”, nghĩ rằng chết là hết, nên không cần quan tâm đến thiện ác, tội phước, quả báo gì cả, cứ lo hưởng thụ lạc thú vật chất và sự giàu sang hiện tại. 3. Ái dục đeo níu theo khoái lạc vật chất, theo quan niệm “thường kiến”, nghĩ rằng những lạc thú và tài sản sẽ còn với mình mãi mãi, lâu dài vĩnh cửu, trường tồn.
21/04/2020(Xem: 6851)
Hôm thứ Hai, ngày 20/4/2020, Mạng lưới Phật giáo Dấn thân Quốc tế (The International Network of Engaged Buddhists, INEB) đã tuyên bố công khai trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng toàn cầu do đại dịch Virusconrona gây ra, kêu gọi tất cả mọi người, các quốc gia vùng lãnh thổ và chính phủ, bất kể nền tảng tôn giáo hoặc cá biệt văn hóa chủng tộc hoặc liên kết chính trị, nhận ra tính chất liên kết và “Toàn cầu hóa và sự phụ thuộc lẫn nhau”. Nhân loại là cơ sở cho một phản ứng toàn cầu thống nhất đối với cuộc khủng hoảng, đã gây nguy hiểm đến hàng triệu người trong các cộng đồng dễ bị tổn thương trên toàn thế giới.
21/04/2020(Xem: 5237)
Phật giáo là Tông giáo theo quan niệm cổ xưa, trước đây bị người đời ngộ nhận cho là mê tín. Xem từ trên phương diện bề ngoài, nó xác thực là đã khoác lên trên nó sắc thái tông giáo rất sâu nặng. Người ta xem thấy tượng Phật trang sức bằng vàng, nghe đến tụng kinh bằng tiếng Phạn với tiếng chuông và tiếng khánh, nếu có ai hỏi đến, họ đều khăng khăng trả lời là lễ bái nhằm mục đích tỏ lòng tôn kính thần tượng; người ta lại xem thấy sự sinh hoạt của tăng chúng trong tự viện liền khăng khăng vu khống cho chúng nó là ký sanh trùng trong xã hội.
20/04/2020(Xem: 4945)
Các giám đốc chi nhánh của Trung ương Hiệp hội Sinh viên Phật tử Indonesia (HIKMAHBUDHI) thành phố Tangerang đã tiến hành một loạt các phong trào Nhân đạo và xuất phát ra quân vào ngày 10 đến ngày 12 tháng 4 năm 2020, để giúp giảm thiểu nỗi đau thương bởi đại dịch Covid-19 và các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh lây lan.
19/04/2020(Xem: 5484)
Đại Đế Nã Phá Luân, vị tướng lừng danh của nước Pháp, người từng lập bao chiến công oanh liệt, đã tuyên bố một câu bất hủ, qua những kinh nghiệm chính bản thân: “Có hai sức mạnh trên thế giới, đó là sức mạnh của Thanh Gươm và sức mạnh của Tấm Lòng. Cuối cùng thì Tấm Lòng luôn đánh bại Thanh Gươm” Là con Phật, chúng ta hiểu, Tấm Lòng ở đây là Lòng Từ Bi, là sự tử tế với nhau, là những viên minh châu trong Tứ Vô Lượng Tâm gồm Từ, Bi, Hỷ,Xả mà chúng ta được thọ nhận để học hỏi, để tu trì.
19/04/2020(Xem: 5528)
Dường như đường đê mỗi lúc mỗi hẹp! Lại quanh co nữa! Lạ thay, lẽ ra tới đây lữ khách đã phải nhìn thấy ngã ba, có cây đa cổ thụ, có bụi tre mạnh tông cao vút mướt xanh, dẫn vào thôn Phương Viên, làng Đan Phượng rồi chứ? Lữ khách tự nhủ “Lâu qúa, không được về thăm quê nội nên cảnh trí đổi khác chăng? Cố lên! Ráng thêm chút nữa sẽ thấy đường rẽ vào làng mà!” Nhưng mây đen bỗng từ đâu kéo tới, rồi nước sông dâng cao, dâng cao… ….Nước từ sông Hồng cuồn cuộn dâng cao, như rượt đuổi bước chân siêu vẹo của kẻ phương xa, tìm về thăm quê cũ … Rồi, ầm! ầm! Mưa bão trút xuống cùng lúc với bờ đê mong manh vỡ tan, sụp đổ … Lữ khách nghe tự đáy lòng mình bật lên hai tiếng thảm thiết “Mẹ ơi!”
19/04/2020(Xem: 7231)
Tiến sĩ Phật tử Ernest Hetenyl – Lạt ma Dharmakirti Padmavadzsra (1912-1999), là một trong những người tiên phong vĩ đại của Phật giáo châu Âu, tác giả nổi tiếng người Hungary, chuyên nghiên cứu và thực nghiệm Kim Cương thừa Phật giáo Tây Tạng, nguyên Chủ tịch Hội Phật giáo Hungary, vị lãnh đạo Hội Phật giáo Ārya Maitreya Mandala tại Đông Âu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]