Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật Sự

12/05/201102:49(Xem: 6838)
Phật Sự

 


Buddha_14
Phật Sự

 

Tâm Huy Huỳnh Kim Quang

 

Hầu hết mọi người Phật tử Việt Nam đều không những có nghe biết mà còn thường xuyên sử dụng từ ngữ “Phật sự” Nhưng chính vì được nghe biết và sử dụng quá thông thường, cho nên, đôi khi chúng ta lại không có cơ hội để suy nghiệm về ý nghĩa thâm diệu của nó để ứng xử một cách kiến hiệu trong đời sống thường nhật. Cũng vì lý do này đã dẫn đến việc đánh mất tinh thần cốt tủy trong các Phật sự mà chúng ta đã, đang và sẽ thực hiện.

 

Vậy Phật sự là gì? Có lẽ không ít người trong chúng ta cho rằng đây là câu hỏi dư thừa. Vấn đề sơ đẳng như vậy mà còn phải hỏi hay sao? Đúng vậy, hiểu biết từ ngữ “Phật sự” một cách từ chương thì quả thật không khó. Nhưng làm được điều sau đây mới là khó: Bằng trạng thái tâm thức bình lặng, nghiêm túc suy nghiệm lại ý nghĩa uyên áo của việc làm “Phật sự” để hướng mọi hành tác của đời mình đến mục tiêu tối thượng.

 

Phật sự tức là “việc Phật” Trên bình diện tự giác, việc Phật tức là việc giác ngộ vô minh và giải thoát phiền não. Như vậy, làm Phật sự tức là thực hiện sự giác ngộ và giải thoát cho tự thân. Trên bình diện giác tha, việc Phật tức là việc mà đức Phật làm, đó là việc giáo hóa chúng sinh bỏ ác, làm lành, trong sạch tâm ý. Như thế, làm Phật sự tức là giáo hóa quần sinh để cho họ bỏ ác, làm lành, trong sạch tâm ý và đạt đến giác ngộ giải thoát. Trên bình diện giác ngộ viên mãn, việc Phật tức là công việc ấy tự nó là công việc viên mãn, là công việc khế hợp với lý tánh trung đạo không thiên chấp, là công việc mang bản chất của trí tuệ giác ngộ đốn phá vô minh và tâm đại từ bi cứu khổ độ sinh không phân biệt chủng loại, thân sơ, giai cấp. Do ý nghĩa này, làm Phật sự tức là học và thực hiện việc chuyển hóa mọi hành tác của thân, miệng và ý, mọi công việc của mình và người để làm sao cho mọi công việc ấy đều được viên mãn, đều được xa lìa những cố chấp, thiên chấp sai lầm, cục bộ, đều được thắp sáng lên bởi trí tuệ giác ngộ và lòng đại bi không biên giới.

 

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa, phẩm Phương Tiện, đức Phật dạy rằng:

 

Chư pháp tùng bản lai,

Thường tự tịch diệt tướng.

Phật tử hành đạo dĩ,

Lai thế đắc tác Phật.”

“Các pháp từ xưa nay,

Tướng thường tự vắng lặng.

Phật tử thực nghiệm đạo này rồi,

Tương lai sẽ được làm Phật.”

Tướng vắng lặng của các pháp chính là không tánh. Khi dạy điều này, đức Phật muốn khai thị cho chúng hội rằng, bản thể hay nguồn cội của chúng sinh vốn là vắng lặng, không phải ngập tràn vô minh và các phiền não như hôm nay. Chỉ vì chúng sinh chưa có thể vén màn vô minh, rửa sạch phiền não trâàn cấu cho nên vẫn không nhận diện ra được bản chất thật của chính mình. Nếu nỗ lực tu tập các thiện pháp, thường xuyên quán chiếu các pháp bằng trí tuệ thâm sâu thì chúng sinh sẽ có ngày tỏ ngộ.

 

Nhưng chứng ngộ thật sự được đạo lý này để sống trọn vẹn trong đó thì hàng phàm phu với dẫy đầy vô minh và phiền não rất khó thực hiện. Phàm phu từ bản chất tâm thức đến cấu trúc thể xác đều là sản phẩm của vô minh và phiền não. Khởi tâm, phát ngôn, hành động đều là động thái bắt nguồn hoặc bị chi phối từ vô minh và phiền não. Bởi vậy, ngay trong chính những việc thiện mà phàm phu làm cũng không thoát khỏi sự trói buộc của vô minh: làm với cái tâm phân biệt chủ khách nhân ngã, phân biệt thân sơ, phân biệt phước báo quả vị, được khen thì vui mừng hớn hở, bị phê bình chê trách thì phiền não sân si, thấy người làm việc thiện tốt hơn, thành tựu hơn, được người đời tán dương hơn thì đố kỵ rồi sanh tâm phá hoại, thấy người làm việc thiện gặp nhiều chướng duyên thất bại thì hoặc là mừng thầm, hoặc là không phát khởi một chút thiện tâm thương xót, nhìn người thì chỉ thấy toàn là khía cạnh xấu của họ mà không bao giờ biết rằng chính mình cũng không khá hơn, v.v..

 

Trong tất cả những thuộc tính của vô minh và phiền não thì “chấp ngã” đứng đầu. Nhìn các pháp mà không quán thấy được rằng nó chỉ là một tập hợp giả tạm của các duyên, nó không có tự tính, nó là không, nó vốn vắng lặng thì đó chính là trạng thái chấp ngã, là sự thừa nhận các pháp thật hữu. Bằng vào cái tâm hữu ngã ấy mà tư duy, nói và hành động thì chỉ dẫn đến chỗ kết nghiệp để lẩn quẩn trong ba cõi sáu đường.

 

Chính vì vậy mà trong Kinh Hoa Nghiêm đức Phật đã ân cần chỉ giáo:

 

“Vong thất bồ đề tâm, tu chư thiện pháp, thị danh ma nghiệp.”

 

Thực hiện các điều lành mà quên mất tâm bồ đề thì không khác gì là hành tác của ma.

 

Ma nghiệp chính là hành tác bị chi phối bởi vô minh. Tâm bồ đề là tâm Phật, tâm giác ngộ, là trí tuệ giác ngộ quán chiếu các pháp vốn vắng lặng, không có tự tính, không có thật ngã, là tâm trên cầu làm Phật, dưới cứu khổ quần sinh. Thật ra từ tâm chúng sinh đến tâm Phật vốn không có biên tế. Vì bản thể vắng lặng của các pháp thì không có tên gọi, không Phật cũng không chúng sinh. Mê vô minh chấp ngã chấp pháp thì là chúng sinh. Giác ngộ chân tánh siêu việt có không thì là Phật.

 

Cho nên, làm Phật sự thì đừng bao giờ quên mất tâm bồ đề dù là trong bất cứ hoàn cảnh nào, bởi vì quên mất tâm bồ đề thì đó không còn là Phật sự nữa.

 

Nếu đem tâm chúng sinh làm Phật sự thì chỉ là xây dựng thêm thành trì kiên cố của vô minh phiền não, chỉ là tạo thêm nghiệp chướng để tự trói buộc mình, rồi sẽ không tránh khỏi phải thọ nhận quả khổ. Ngay trong chính sự phát tâm bồ đề cũng còn nhiều sắc thái sai biệt khác nhau, nếu không có trí tuệ tuyển trạch thì không tránh bị sai lạc. Vì vậy, trong bài văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm, ngài Thật Hiền đã nhắc nhở:

 

“Biết tám sắc thái khác nhau trên đây là biết cứu xét, biết cứu xét thì biết lấy bỏ, biết lấy bỏ là có thể phát tâm. Cứu xét như thế nào? Là coi cái tâm của ta phát ra, trong tám sắc thái trên đây, nó là tà hay chánh, chân hay ngụy, đại hay tiểu, thiên hay viên. Lấy bỏ như thế nào? Là bỏ tà, ngụy, tiểu, thiên, lấy chánh, chân, đại, viên. Phát tâm như vậy mới được gọi là chân chánh phát bồ đề tâm.” (Phát Bồ Đề Tâm, Thích Trí Quang dịch).

 

Người làm Phật sự là hưng phát một thệ nguyện vĩ đại quyết tâm thành tựu quả vị giác ngộ tối thượng như đức Phật. Cho nên, lấy Phật sự để chuyển hóa mình và người, để thắp sáng hạnh nguyện siêu việt của chư Phật, để làm biểu tượng đặc thù cho nền đạo lý giải thoát và giác ngộ giữa nhân gian tăm tối. Trong cuốn Người Xuất Gia, Hòa Thượng Thích Trí Quang đã viết:

 

“Người Xuất gia hướng dẫn tín đồ, không phải đem con người của mình ra hướng dẫn mà là hướng dẫn bằng tư cách xuất gia của mình. Sự sinh hoạt chính là một trong tư cách đó. Tư cách đó có hợp chánh pháp mới hoàn thành nhiệm vụ 'hóa tha' được.”

 

Cụm từ “con người của mình” mà Hòa Thượng Thích Trí Quang dùng là nói đến bản chất phàm phu vô minh phiền não chưa tu tập để tẩy trừ, là cái chấp ngã tồn tại. Còn cụm từ “tư cách xuất gia” là chỉ cho phẩm chất đạo đức giác ngộ và giải thoát mà người xuất gia thực hành để có được. Trong ý nghĩa đó, đem bản chất phàm phu vô minh phiền não để làm Phật sự thì không hợp với chánh pháp. Ngay trong sinh hoạt thường nghiệm cũng vậy, người con Phật phải thể hiện ý thức tự giác và giác tha trong mỗi giây phút, trong mỗi sự việc. Nếu không như vậy thì dù cho có làm bao nhiêu điều mà mình tự gọi là “Phật sự” cũng không đem lại lợi lạc gì cho sự nghiệp giải thoát khổ đau của mình và người.

 

Đạo Phật có mặt, các tổ chức Phật Giáo ra đời là để vận dụng phương tiện trong mục đích mang lại sự giác ngộ và giải thoát cho mình và tha nhân. Chính vì vậy mà những việc làm giá trị ưu việt ấy mới được mệnh danh là “Phật sự” Là người con Phật, nếu muốn đền đáp công ơn giáo hóa sâu dày của Ngài thì xin hãy làm cho ý nghĩa của “Phật sự” thêm bừng sáng, thêm hiệu năng, thêm cao quý, thêm mầu nhiệm, xin đừng biến “Phật sự” thành “thế gian sự”, thành “chúng sinh sự”

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/06/2018(Xem: 8668)
Bức hình của về cụ bà đứng chắp tay khi đoàn rước Phật từ chùa Diệu Đế (TT-Huế) đi ngang đã lay động hàng triệu trái tim. Sau khi đăng hình ảnh này trong chùm ảnh Phật đản xứ Huế, mọi người đã chia sẻ rất nhanh.
03/06/2018(Xem: 7039)
Mùa đông gió bão năm 1973, Ôn về Phật học viện Hải Đức, trong hai tuần lễ làm Phật sự. Mấy lần lên hầu thăm Ôn, đều thấy Ôn bận chỉ vẽ cho mấy Thầy xây Non Bể Bản Đồ Việt Nam, tôi cũng giúp mấy Thầy tìm mua cho ra những ngôi chùa, cái tháp, cái cầu, tượng Phật, ông câu, voi, rùa, thỏ v.v...
03/06/2018(Xem: 6392)
Thật thú vị, và cũng thật hạnh phúc, khi được ngồi hầu dưới chân Mẹ, được Mẹ kể cho nghe những câu chuyện ngày xưa đẫm vị Đạo mà Mẹ vẫn còn nhớ như in, kể vanh vách, đọc lưu loát ở độ tuổi sắp thượng thọ bach tuế.
01/06/2018(Xem: 30684)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, học hỏi, thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU sẽ được tổ chức tại Viet Bao Gallery, 14841 Moran St. Westminster, CA 92683, vào lúc 4:30--8:30 Chiều, Thứ Bảy, ngày 2 tháng 6, 2018.
31/05/2018(Xem: 7344)
Đã định trước, sáng nay, nhằm 12 tháng Tư âm lịch, tôi lên xe máy chạy ra hướng Bắc, “độc phi hành đại đạo” qua đường lộ phẳng phiu ven bãi biển thơ mộng, mang theo sách “Động cửa thiền” và Nội san Tâm Thị để cúng dường chư tăng chùa Phổ Minh, sau lần diện kiến ngẫu nhiên hai tháng trước. Trong giai phẩm Tâm Thị kính mừng Phật Đản 2642 kỳ này, có bài viết “Ngẫu hứng Lương Sơn” giới thiệu một số hình ảnh về chùa, nên chắc chắn quý thầy sẽ hoan hỷ đón nhận.
29/05/2018(Xem: 5589)
Trong suốt thời gian hơn một tháng trời thăm hỏi, tham khảo thông tin, chạy xe lòng vòng lên xuống ngày hai buổi tìm mua một căn nhà mới ở ngoại thành để “dời đô” về mà sống thanh thản an nhàn giữa khung cảnh thoáng rộng yên bình, không có ngày nào mà tôi không thắp hương khấn nguyện, cầu chư thiên hộ pháp gia hộ đưa đẩy nhân duyên cho mình được về ở gần một chốn già lam thanh tịnh, để hằng ngày thuận duyên nương tựa Tam Bảo, hướng cuộc sống gia đình đi về một ngày mai an vui với hành trang là Chánh Pháp của đức Như Lai…
28/05/2018(Xem: 15058)
Quý độc giả có thể mua tập sách “ Bát Cơm Hương Tích” này trên trang Amazon, họ sẽ gởi đến tận nhà cho quý vị: https://www.amazon.com/dp/1720339341/ref=sr_1_1?s=books&ie=UTF8&qid=1527489669&sr=1-1
23/05/2018(Xem: 19652)
Nam Mô A Di Đà Phật, Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức Tăng Ni cùng quý Phật tử gần xa, Đây là hình ảnh Tượng Phật Nhập Niết Bàn đặt nằm chung lẫn lộn với các bức tượng lỏa thể đang được triển lãm tại Phòng Trưng Bày Nghệ Thuật Quốc Gia Úc tại tiểu bang Victoria ( National Gallery of Victoria, NGV), đây là hành động xúc phạm đối với tượng Phật và cộng đồng Phật Giáo tại Úc Châu. Mục đích của cuộc triển lãm này là họ muốn « mang các truyền thống văn hóa lại gần với nhau hơn », ý tưởng rất hay nhưng khi tạo dựng tác phẩm lại thiếu tính hiểu biết, phản cảm, phi nghệ thuật, nhất là không tôn trọng và xúc phạm đến Phật Giáo. Chúng con được biết, tại tiểu bang Victoria, một Giáo Hội Phật Giáo Úc (Buddhist Council of Victoria) đã gởi thư phản đối nhưng họ chỉ ghi nhận và không có bất cứ hành động nào, quả thật là rất buồn. Qua sư việc này, chúng ta thấy rằng tiếng nói của PG quá yếu, không đánh động được lương tâm của họ, nếu không muốn nói là họ quá xem thường cộng độ
22/05/2018(Xem: 9085)
Để thay vào những con số khảo sát khô khan, tôi xin đưa ra một trường hợp minh hoạ: Chiều thứ Bảy (19-5-2018), anh chị Hồ Đăng Định, tức nhà văn Quế Chi, tác giả Chuyện Ngày Xưa Nhớ Nhớ Quên Quên, Lê và tôi được chị Kim Anh, một phụ huynh thân hữu ở trong khu vực Little Saigon Sacramento mời dự tiệc Tốt Nghiệp của hai cháu út trai, và út gái của chị tốt nghiệp Y Khoa Bác Sĩ (Medical Doctor) từ UC Davis và Internship ở New York.
21/05/2018(Xem: 7861)
Lưỡi là một cơ quan của thân thể con người, nằm trong miệng, nhờ có lưỡi mà các vị ngọt, vị mặn, vị đắng, vị chua hay vị cay mới được nhận ra và nơi mỗi con người khoẻ mạnh, không tật nguyền, không bệnh hoạn thì sự nhận ra các vị ngọt mặn đắng chua hay cay này đều y hệt như nhau, ai cũng nhận ra vị này là ngọt, vị kia là mặn…nhưng cái lòng yêu thích và thèm khát hay ghét bỏ vị này vị kia thì nơi mỗi người đều khác nhau, không ai giống ai. Không chỉ là một cơ quan giúp phân biệt vị mặn ngọt chua cay của một thức ăn hay bất cứ vật gì được bỏ vào miệng, lưỡi còn là một cơ quan giúp con người biểu lộ cảm xúc và tư tưởng bằng lời nói, ngôn ngữ. Không có lưỡi thì lời nói không thể thốt ra rành mạch, chính xác mà nhờ đó con người có thể hiểu nhau, giao tiếp với nhau. Tuy rằng cũng có ít người đặc biệt nói được bằng…bụng, không thấy họ động đậy cái miệng, môi mép và chắc chắn là lưỡi cũng không dùng đến nhưng họ có thể phát ra âm thanh và lời nói qua hơi thở điều khiển từ bụng lên đến
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]