Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Buổi sáng Thị Ngạn Am

16/04/201120:33(Xem: 8797)
Buổi sáng Thị Ngạn Am

HT_Thich_Tue_SyCăn phòng đầu tiên, phía tay trái, khi vừa hết những bậc cấp dẫn lên tầng trên của một dãy phòng ốc trong chùa Già Lam, đấy là am của thượng tọa Tuệ Sỹ, được đặt tên là Thị Ngạn Am. Là Bờ. Hồi đầu thị ngạn, quay đầu nhìn vào là bờ. Nhìn thẳng vào tâm mình. Trực chỉ nhân tâm / Kiến tánh thành Phật.

Đã nhiều ngày tháng, cứ chiều chiều, tôi tới thăm, uống trà cùng thầy Tuệ Sỹ, ở ngoài hiên sau của Thị Ngạn Am, nhìn xuống khoảnh vườn trước đây là khoảng đất trống có vài ngôi mộ cổ. Hiển nhiên thầy là vị tu sĩ khả kính như mọi người đã biết, nhà Phật học uyên bác có một không hai, như Bùi Giáng từng bảo vậy. Và người thi sĩ độc đáo nhất Việt Nam còn viết trong “Đi Vào Cõi Thơ”, thầy Tuệ Sỹ là một nhà thơ vô cùng uyên áo. (Tôi không nhớ rõ nguyên văn, nên tạm nói ý Bùi Giáng như vậy.) Và tôi cùng thấy như Bùi Giáng, rằng điểm căn cốt ở vị tu sĩ khả kính, chính là: Tuệ Sỹ, một nhà thơ. Đến thăm thầy Tuệ Sỹ buổi sáng này, tôi nghe thầy nhắc tới một bài viết của Nguyễn Đình Toàn trên báo hải ngoại. Bài viết có ý nói rằng, hình như Tuệ Sỹ là một nhà thơ ẩn trong một nhà tu. Thầy Tuệ Sỹ nhắc tới ý đó của Nguyễn Đình Toàn, với niềm vui hiện rõ trên gương mặt. Nên, từ bấy lâu nay tới thăm thầy Tuệ Sỹ, thực chất là tôi tới thăm một người bạn văn nghệ, đặc biệt ở chỗ tôi gọi là nhà thơ là “thầy” một cách đầy kính yêu, thân thiết. Một nhà thơ sống ở nơi gọi là “Thị Ngạn Am”.

Lần này là sau một thời gian khá lâu, vì bận rộn, tôi không tới uống trà và nói đủ thứ chuyện văn nghệ trên đời cùng thầy Tuệ Sỹ. Lâu nay đã có một chuyện làm tôi mất nhiều thì giờ, là vụ việc in tập truyện ngắn của tôi, cuốn sách này đã từng bị các nhà xuất bản ở Hà Nội thay nhau “ngâm” tới hai năm. Tôi không cạy cục để cuốn sách được in ra, chẳng qua vì nhã ý của một người làm công việc in ấn phát hành sách ngoài Hà Nội, nên mặc nhiên đã “ném lao phải theo lao”. Bây giờ có cuốn sách trong tay, dù sao tôi cũng vui mừng, và tôi mang theo một cuốn tới Thị Ngạn Am tặng thầy Tuệ Sỹ. Chưa in tập truyện nào, nhưng nhà thơ Tuệ Sỹ cũng ưa thích, và từng viết, đã đăng ở đâu đó vài truyện ngắn. Nhiều người nhắc tới một truyện ngắn của Tuệ Sỹ, hình như cảm ứng từ một “sonata” của Beethoven, “Bản xô-nát dưới ánh trăng”.

Thầy Tuệ Sỹ nhận cuốn sách, mở đọc truyện ngắn mà tôi có nhắc tới nhà thơ trong đó. Nhìn gương mặt thầy Tuệ Sỹ hơi nghiêng xuống đọc sách (hình trên), tôi thấy là quá đẹp, lấy máy ảnh chụp ngay. Từ lúc được báo Người Việt gửi cho cái máy ảnh kỹ thuật số, tôi thành ra thích chụp hình, đi đâu cũng mang theo. Thấy tôi chụp hình, thầy Tuệ Sỹ hỏi: “Anh định viết gì đó về tôi hả? Bây giờ mà anh viết về tôi như thế nào, cũng vẫn bị coi là Việt cộng viết về Việt cộng!” Ôi, chuyện này là chuyện đáng tiếc, buồn rầu. Tôi cũng đã nghĩ, tập truyện ngắn của tôi được in ra ở Hà Nội, thế nào cũng có người bảo là tôi vì có chạy chọt, nhờ vả hoặc “đi đêm” gì đó với nhà nước cộng sản, nên tập truyện ngắn của một người viết ở “miền Nam bị tạm chiếm”, tức “nhà văn ngụy”, từng là “ngụy quân” nữa, mới được in ra như vậy. Thật sự, người có nhã ý in sách cho tôi, anh Dương Tất Thắng - Nhà sách Kiến Thức, đã trầy trật lắm mới xin được giấy phép in sách của một nhà xuất bản. Phần tôi, đã phải gửi bổ sung nhiều truyện ngắn khác, vì nhiều truyện ngắn đã gửi bị nhà xuất bản bỏ đi, không duyệt. Có truyện tôi viết, nguyên mẫu nhân vật là nhà biên khảo văn học Đỗ Long Vân (“Một nhà thơ ngậm ngùi đi vào biên khảo” -Bùi Giáng, Đi Vào Cõi Thơ), bị bỏ chỉ vì một từ (Trong truyện có câu: “Đỗ Long Vân, Vô Kỵ giữa chúng ta trở thành vô sản như tôi.”) Rõ ràng tôi chỉ muốn nói bọn văn nghệ chúng tôi quá nghèo, nhưng (có lẽ) cán bộ cộng sản quản lý ngành xuất bản ở Hà Nội cho rằng tác giả dám “phạm húy”, nhắc tới “giai cấp vô sản” một cách vô lối, vô phép. Và truyện ngắn này bị bỏ luôn.

Thầy Tuệ Sỹ đã nói trước, nên tôi phải đề cập tới chuyện buồn rầu. Quả là tôi đã nghe dư luận, qua nhiều báo mạng, nghi vấn hoặc đinh ninh rằng thầy “Tuệ Sỹ đầu hàng Việt cộng”! Tôi bất đắc dĩ phải nói tới chuyện buồn rầu đó với thầy Tuệ Sỹ. Không nói ra lời xin lỗi, nhưng trong thâm tâm tôi rất muốn xin lỗi nhà thơ, thượng tọa Tuệ Sỹ, về câu chuyện này. Thầy Tuệ Sỹ bình thản cho biết, thầy từng nhận nhiều cuộc điện thoại từ hải ngoại, cùng một ý như của một Phật tử đã hỏi: “Con nghe nhiều người nói rằng thầy đã thỏa hiệp với cộng sản, con buồn quá, chẳng biết sự thật thế nào… Con từng rất quý trọng thầy, nên con mong thầy nói cho con biết sự thật!” Và vị thượng tọa chỉ trả lời Phật tử đó, một câu ngắn gọn: “Chị quý trọng tôi hay không còn quý trọng tôi thì tùy chị!” Tôi nghe câu trả lời của thầy Tuệ Sỹ trước câu hỏi này, nhớ lại chuyện về một thiền sư (trong “Góp Nhặt Cát Đá” của thiền sư Muju - bản dịch của Đỗ Đình Đồng.) Vị thiền sư này có đời sống rất trong sạch, được mọi người quý trọng, vậy mà một hôm vị thiền sư bị tố giác là đã làm cho một cô gái mang thai. Nghe vậy, vị thiền sư chỉ nói ngắn gọn hai tiếng “Thế à?” Đứa bé ra đời, họ trao đứa bé cho vị thiền sư. Vị thiền sư lẳng lặng nhận đứa bé, xin sữa và những vật dụng cần thiết để nuôi nó. Một năm sau, mọi người biết được sự thật không phải như vậy, vị thiền sư đã bị mang tiếng oan bấy lâu nay. Cha mẹ cô gái xin đem đứa bé về, và nói những lời xin lỗi dài dòng để mong vị thiền sư bỏ qua chuyện bậy bạ họ đã gây ra. Vị thiền sư cũng chỉ nói ngắn gọn hai tiếng: “Thế à!”

Tôi lại hỏi thêm thầy Tuệ Sỹ về tin đồn rằng thầy Tuệ Sỹ đã rút tên ra khỏi Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Nụ cười rất thanh thản của thầy Tuệ Sỹ: “Tự động tôi có tên trong giáo hội, rồi bây giờ tôi lại nghe nói rằng ‘tôi đã rút tên ra khỏi giáo hội’… Anh biết đấy, những người làm thơ, những người mang dòng máu văn nghệ, có thể họ sẵn sàng tham gia làm cách mạng, chứ làm sao họ làm được chuyện chính trị… Tôi còn nghe nói rằng, mai mốt có thể đệ tử của tôi sẽ nhận chức vụ thủ tướng nhà nước! Lạ quá, tôi mà làm gì có đệ tử chính trị nào để mai mốt ra nhận chức vụ, nắm quyền lực?!...”

Quá nhiều những buổi chiều “trà đạo” cùng thầy Tuệ Sỹ, một người từng bị cộng sản lên án tử hình, rồi bị giam giữ suốt quãng đời tuổi trẻ trong lao tù, nên buổi sáng này, câu chuyện buồn rầu kia là câu chuyện chúng tôi cũng đành phải chịu, phải nghe. Những chuyện đáng tiếc, buồn rầu như vậy vẫn thường xảy ra trong một thế giới ngày càng bất ổn, đầy nghi kỵ, đầy (vô tình hoặc cố tình) ngộ nhận.

Nhìn lên vách tường Thị Ngạn Am treo trang giấy viết hai dòng thơ bằng chữ Nôm rất đẹp, thơ của Thị Ngạn (tức thầy Tuệ Sỹ), tôi xin thầy Tuệ Sỹ một bản chép lại để mang về. Thầy Tuệ Sỹ vui vẻ thực hiện ngay. Trải trên sàn gạch tờ giấy có in ba chữ “Thị Ngạn Am” ở đầu, thầy Tuệ Sỹ gò lưng như một ông đồ thưở xưa, nắn nót viết câu thơ Thị Ngạn bằng chữ Nôm: Năm chầy đá ngủ lòng khe/ Lưng trời cánh hạc đi về hoàng hôn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/11/2015(Xem: 8202)
Mấy hôm nay tôi không vào ineternet nên không biết tình hình bên ngoài. Chỉ có 1 tin bằng tiếng Anh được dán lên bảng thông báo của tu viện nơi chúng tôi đang hành thiền, rằng khủng bố tấn công Paris và gần 200 người thiệt mạng, hơn 200 người bị thương. Con số đang thống kê. Nếu không là con Phật, nếu không tu tập tốt chúng ta có thể hoảng sợ và tâm ta có thể bất an. Nhất là khi chúng tôi đang ở Pháp.
14/11/2015(Xem: 10006)
Mới gặp lại chị, ai cũng thấy ngạc nhiên, hình như chị có gì khác khác trên khuôn mặt. Hỏi ra mới biết, chị vừa bị tai nạn giao thông, gãy lá mía sống mũi, phải làm lại. Với đàn bà, bị cái gì ảnh hưởng đến khuôn mặt là kinh khủng lắm, vì chị vốn là người xinh đẹp ở cơ quan tôi. Thế nhưng chị bảo gặp tai nạn mà sao không thấy kinh khủng lắm, vì vẫn gặp người tốt.
13/11/2015(Xem: 8948)
Nicolas sinh năm 1989. Em còn trẻ, còn rất trẻ. Tương lai của em là phía trước. Những ngày này em thực hành thiền cùng chúng tôi tinh tấn lắm. Em rất hay chạy bộ vào rừng. Ngày nào em cũng chạy. Hôm qua em bảo tôi lập 1 nhóm các thiền sinh chạy gần quanh đây, chạy quãng một vài trăm km thôi để gắn kết hơn, để hiểu và thương nhau hơn, để cùng bên nhau. Tôi giật mình – thế là được thiền chạy đấy em nhỉ. Khi tôi hỏi trong những cuốn sách về thiền đã đọc, em thích cuốn nào nhất, em nói ngay đó là “Buddha teaching” của thầy Thích Nhất Hạnh. Em đọc lần đầu tiên năm 2006.
12/11/2015(Xem: 9180)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Chah trước một cử tọa gồm các tỳ kheo Tây Phương, các sa di và cả người thế tục, và đặc biệt là dành cho cha mẹ của một tỳ kheo người Pháp sang thăm con xuất gia ở Thái Lan vừa được thụ phong tỳ kheo. Buổi giảng được tổ chức tại ngôi chùa Wat Pah Pong của nhà sư Ajahn Chah trên miền bắc Thái, vào ngày 10 tháng 10 năm 1977.
12/11/2015(Xem: 11212)
Đây là bài Pháp luận có Chủ đề: Tại Sao Giới Trẻ Ít Đến Với Đạo Phật? do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hoa Kỳ và Canada tổ chức trong KHÓA TU HỌC PHẬT PHÁP BẮC MỸ LẦN V tại San Diego, CA từ ngày 6 đến ngày 10, tháng 8 năm 2015. Thuyết trình đoàn gồm có Thượng Tọa Thích Hạnh Bình, Thượng Tọa Thích Nhật Trí, Ni Sư Thích Thiền Tuệ, Cư Sĩ Quảng Thành Bùi Ngọc Đường, và cá nhân tác giả. Đây là phần thuyết trình của chúng con / chúng tôi. Nếu có chút vụng về gì trong khi truyết trình hay viết thành văn, kính mong quý Ngài và quý vị niệm tình mà tha thứ cho.
12/11/2015(Xem: 10479)
Chiều ngày 30 tháng 10 năm 2015 (18/09 năm Ất Mùi) tại chùa Huyền Không Sơn Thượng, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế đã diễn ra buổi lễ hành chính dâng Y Kathina do Phái đoàn Đại diện Quốc Vương Thái Lan cúng dường. Phái đoàn Đại diện Vương Quốc Thái Lan có ông Prả-chuộp Chằy-yả-xán - Nguyên Bộ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Hội hữu nghị Thái - Việt, Đại diện Quốc Vương Phu-mí-phôn Á-đul-yá-đệt và Hoàng gia Thái Lan; cùng các thành viên, các Phật tử Thái Lan tháp tùng trong phái đoàn.
12/11/2015(Xem: 8028)
"...Các con hy sinh một chút xíu, dễ thương một chút, nhẫn nhịn một chút xíu thì ngay trong đời sống này các con đang tập luyện một đức tính của ngọc." Hôm nay Thầy sẽ nói chuyện với các con về đề tài "Đá biến thành ngọc". Sao gọi là đá biến thành ngọc? Thầy mới đọc một cuốn sách và chính cuốn sách đó gợi ý cho Thầy buổi nói chuyện với các con hôm nay. Trong đó, tác giả đưa ra một hình ảnh rất bình thường, cụ thể về một hòn đá sỏi, lăn lóc vô tri giống như là một hòn đá màu xanh mà mình đi đạp thường ngày và không ai để ý tới nó.
11/11/2015(Xem: 9462)
Đừng mất thì giờ phân định việc thị phi cho rành mạch đen trắng trong khi tất cả đều chỉ là tương đối trong tục đế mà thôi. Cái đúng với người này có thể sai với người khác, cái phải ở chỗ kia có thể trái ở nơi nọ, cái đang đúng lúc này không hẳn sẽ đúng về sau v.v...*
08/11/2015(Xem: 6895)
Một hôm, sau bữa ăn sáng, thầy Pháp Sứ hỏi tôi có bận gì chiều nay không. Tôi nói rằng không. Thế rồi thầy bảo “Quý thầy đợi chú lúc 15h ở bãi đỗ xe gần tăng xá”. Tôi gật đầu nhận lời.
07/11/2015(Xem: 9239)
Dưới đây là một bài thuyết giảng của nhà sư Ajahn Sumedho vào mùa kiết hạ năm 1994 tại ngôi chùa Amaravati do chính ông thành lập ở Anh Quốc. Ajahn Sumedho là một người Mỹ (tên thật là Robert Jackman), sinh năm 1934, và là đệ tử của vị đại sư Thái Lan Ajahn Chah (1918-1992). Ông hoằng pháp ở Anh từ năm 1977 và đã thành lập nhiều ngôi chùa tại Anh quốc.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]