Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA nói về sự Nóng giận

02/04/201103:22(Xem: 6904)
Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA nói về sự Nóng giận

Đức ĐẠT-LAI LẠT-MA
nói về sự Nóng giận

Hoang Phong chuyển ngữ

Petit-livre-de-sagesse-du-Dalai-lama-smLời giới thiệu củangười dịch:

BernardBaudouin, một nhà nghiên cứu Phật giáo người Pháp, đã chọn ra 365 lời phát biểuthuộc nhiều đề tài khác nhau của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma từ một số sách và các bàithuyết giảng của Ngài để xuất bản một tập sách với tựa đề Trí tuệ của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma trongmột quyển sách nhỏ, 365 tư tưởng và suy tư hàng ngày(Le petit livre de Sagesse du Dalai-Lama, 365pensées et méditations quotidiennes,Marabout, 2002). Trong số các lời phátbiểu này, người dịch xin tuyển chọn lại 20 câu liên quan đến chủ đề giận dữ đểchuyển ngữ trong phần dưới đây.

Đốivới một Phật tử cũng như một người theo bất cứ một tôn giáo nào khác, nếu giữđược một tâm thức an bình khi hấp hối thì nhất định đấy là một điều rất tốt.Khi cái chết gần kề, ta nên buông bỏ mọi cảm xúc giận dữ và hận thù trong lòng.Điều ấy thật hết sức quan trọng.

Dù không tin vào một tôn giáo nào đinữa, thế nhưng ta cũng nên hiểu rằng lúc phải "bước sang phía bênkia" mà lòng vẫn giữ được một tâm thức an bình thì ta sẽ cảm thấy ítkhổ sở hơn nhiều.

****

Khi ta làm bất cứ một việc gì đó [mang tính cách tiêucực] thì các tác động liên hệ với nó tức khắc sẽ phát sinh và tiếp tụcgia tăng cho đến khi nào hậu quả của việc ấy xảy ra. Nếu như ta không làm việc ấythì đương nhiên ta cũng sẽ không bao giờ phải đối diện với hậu quả của nó.

Thế nhưng trong trường hợp nếu đã trótthực thi hành động ấy mà lại không nghĩ đến việc tinh khiết hóa nó bằng sự tu tậpthích nghi (hoặc hóa giải nó bằng một hành động đạo hạnh chưa bị sự nóng giận hoặccác yếu tố đối nghịch khác hủy hoại) thì nhất định ta không tránh khỏi hậu quả.

Dù cho ta đã làm việc ấy từ nhiều kiếptrước, thế nhưng tiềm năng tác động của nó vẫn tiềm tàng và không hề suy giảm vớithời gian.

*****

Những người mà ta xem là bạn trongkiếp sống này biết đâu lại đã là kẻ thù của ta trong quá khứ. Cũng như thế, nhữngngười mà hôm nay ta đang xem là kẻ thù biết đâu trước kia lại chưa từng bao giờđối nghịch ta đến thế.

Nói như vậy để hiểu rằng ta khôngnên cố chấp đâu là người thân, đâu là bằng hữu, đâu là kẻ thù, lại cũng khôngnên tỏ ra oán hận và giận dữ quá đáng đối với kẻ thù.

Nên hiểu rằng chưa hề có một chúngsinh có giác cảm nào lại chưa từng là bạn của ta một lúc nào đó trong quá khứ.Ý thức được điều ấy sẽ giúp ta tìm thấy sự thanh thản và trong sáng khi nhìnvào tất cả chúng sinh.

*****

Biết gìn giữ đạo đức là điều quantrọng hơn sự hào phóng quá đáng. Giữ gìn đạo đức là một phẩm tính cần thiếtgiúp mang lại cho ta một tâm thức thăng bằng.

Một tâm thức an bình và thanh thản giúpta phát huy tình thương và lòng từ bi dễ dàng hơn, đấy là hai phẩm tính giúp taloại bỏ mọi sự ganh tị, sợ hãi và nóng giận.

*****

Biết tha thứ khi đang nóng giận thìtốt hơn là nhặt một hòn đá để ném, nhất là khi ta phải đương đầu với một sựkhiêu khích nghiêm trọng.

Nghịch cảnh càng lớn lại càng là mộtdịp để giúp ta chứng tỏ được quyết tâm của mình luôn hành động hướng vào sự anlành và lợi ích của người khác và của chính mình.

*****

Lắm khi nhìn vào chính trị, ta thấyđấy là những gì thật nhơ bẩn và thô bỉ. Thế nhưng nếu quan sát cẩn thận hơn,chính trị tự nó lại không đến đỗi quá xấu xa đến thế : nếu biết kết hợp sựthành thật và lương thiện thì chính trị sẽ trở thành một phương tiện để xâydựng xã hội. Thế nhưng nếu chính trị được thúc đẩy bởi ích kỷ và hận thù, giậndữ và ganh tị thì quả thật nó rất « nhơ bẩn ».

*****

Căn cứ vào hình tướng trên thân xác thìtất nhiên ta là một con người, thế nhưng khi nhìn vào thể dạng tâm thần thì đôikhi ta nhận thấy mình lại là một con người thiếu sót. Vì thế nếu may mắn đượcmang hình tướng con người thì trên phương diện tinh thần ta cũng nên bảo tồnlấy khả năng biết suy xét của một con người.

Sức mạnh nội tâm là điều kiện duynhất giúp ta thực hiện được điều đó : đấy là sự kết hợp giữa kỷ cương đạođức, lương tri và nhất là phải ý thức được thật minh bạch đâu là tai họa dogiận dữ gây ra và đâu là những tác động tích cực do lòng nhân từ mang lại.

*****

Từ bi là phương pháp và trí tuệ là conđường triết học, cả hai đều mang lại cho chúng ta sự hiểu biết về hiện thực.

Biết kết hợp sức mạnh của trí tuệ vàđộng cơ thúc đẩy của lòng từ bi là một phương cách hữu hiệu nhất giúp biến cải tháiđộ cư xử của mình, nhất là trong các trường hợp phải đối đầu với sự giận dữ và bámvíu, là những thứ phát sinh từ bản tính lâu đời trong quá khứ của mình.

Nếu nhìn thấy các nguyên nhân làm phátsinh ra chúng [tứcsự giận dữ và bám víu] để phát huy những phương cách để đối phó, thìcác xúc cảm tiêu cực [trong tâm thức] sẽ dần dần tan biến.

*****

Sự giận dữ hàm chứa một sức mạnh tànphá thật khủng khiếp.

Một thoáng nóng giận có thể khiếncho các tích lũy đạo hạnh gom góp từ hàng ngàn kiếp (kalpa), chẳng hạn như côngđức bố thí, sự cúng dường chư Phật và sự giữ gìn giới luật, tất cả đều tiêu tan.

*****

Sự giận dữ là kẻ thù tệ hại nhấttrong số tất cả các kẻ thù mà ta thường phải đối đầu.

Thật vậy, các kẻ thù thông thường [thuộc vào bối cảnhbên ngoài] hay gây ra thua thiệt cho ta, và cũng chính vì thế mà tagọi chúng là « kẻ thù ». Trên một khía cạnh khác thì những tệ hại dochúng gây ra lại trở thành một phương tiện tiếp tay cho chúng, và cho cả bạn bèvà đồng lõa của chúng nữa, sự tiếp tay đó không phải là vô cớ, [có nghĩa là các thứ tệhại do kẻ thù từ bên ngoài gây ra cho ta khiến ta nóng giận và sự giận dữ ấy làmột cách tiếp tay cho chúng tác oai tác quái thêm nữa. Vì thế sự giận dữ là kẻthù bên trong do chính mình tạo ra cho mình và đấy là thứ kẻ thù tệ hại nhất.Nói một cách khác chính mình là bạn bè và đồng lõa với kẻ thù bên ngoài để tự làm hại mình].

Sự giận giữ là một thứ kẻ thù bêntrong có chủ đích tàn phá những gì tích cực mà ta đã thực hiện được và mang lạimọi thứ đau khổ cho ta.

Vì thế ta phải chiến đấu chống lại kẻthù [bên trong]đó với bất cứ giá nào, phải phát huy một tâm thức an bình và cảnh giác, không đểbị tràn ngập và giao động.

*****

Khi có một kẻ nào gây tổn thương chota thì ta phải cẩn thận xét xem hành động làm ta tổn thương phát sinh từ bảnchất không tốt của người ấy hay chỉ là một hành động bốc đồng và nhất thời.

Nếu hành động phát xuất từ bản chấtcủa người ấy thì không có lý do gì để trực tiếp đổ lỗi cho người ấy [bản chất không tốt lànghiệp mà người ấy phải gánh chịu không phải là một thứ gì « nội tại »hay « bẩm sinh » nơi người ấy].

Nếu đấy chỉ là một hành động bốcđồng thì bản chất của người ấy đâu phải là xấu : người ấy gây ra sai tráicho ta chỉ vì người ấy bị chi phối bởi một phản ứng nhất thời thế thôi, trong trườnghợp này cũng lại không có một lý do gì khiến cho ta phải nổi giận.

*****

Nếu một người nào đó sử dụng khí giớilàm hại ta, thì chỉ có khí giới giữ vai trò trực tiếp gây thương tổn cho ta.

Những gì gián tiếp làm ta thương tổnchính là sự giận dữ bên trong tâm thức của người ấy.

Nếu giận dữ thì ta nên giận cái khígiới tức là cơn thịnh nộ thúc đẩy người ấy sử dụng khí giới làm hại ta. Nếu rútbỏ khí giới và cả cơn thịnh nộ ra khỏi người ấy đi thì đâu còn gì để ta phiềntrách người ấy nữa.

*****

Nếu hòa lẫn hai hóa chất vào nhau thìmột phản ứng nào đó sẽ xảy ra và tạo ra một hóa chất mới.

Cũng thế nếu một người có tính khí cáukỉnh biết kiên nhẫn tu tập để phát huy cách cư xử thân thiện thì dần dần ngườiấy cũng sẽ biến cải được tính khí của mình. Tuy nhiên không phải vì thế màngười ấy không còn nổi giận nữa, thế nhưng sự cáu kỉnh sẽ bớt đi nhiều.

Vì thế tính khí con người có thể biếncải được nhờ vào sự tương tác giữa hai thể loại tri thức : sự hung hăng vàsự thân thiện.

*****

Muốn hóa giải sự giận dữ hay hận thùthì không phải chỉ cần thành khẩn cầu nguyện là đủ. Dù cho việc cầu nguyện cótrợ giúp phần nào đi nữa thế nhưng nó chẳng giải quyết được gì cả.

Muốn hóa giải sự giận dữ một cáchhiệu quả ta phải giữ gìn thật thận trọng kỷ cương đạo đức nhờ vào một tâm linhtỉnh thức. Sự giữ gìn đó phải được áp dùng trong từng giây phút trong cuộc sốnghằng ngày của mình, hầu giúp ta làm giảm bớt sức mạnh của sự giận dữ và đồngthời làm gia tăng thêm khả năng đối kháng với nó tức là tình nhân ái.

Đấy là con đường mang lại kỷ cươngcho tâm thức của mình.

*****

Khi đã hoàn toàn hiểu được mối hạido sự giận dữ mang lại thì cũng nên nhìn vào sự giận dữ của chính mình.

Tuy nhiên sự canh chừng ấy còn tùythuộc vào đối tượng của cơn giận. Nếu đối tượng là một con người nào đó thìphải nghĩ ngay đến các phẩm tính tốt của người ấy, và như vậy thì sự giận dữ sẽgiảm bớt đi.

Nếu đấy chỉ là một sự cảm nhận đauđớn khiến ta nổi giận, thì phải nghĩ ngay đến một số lý do cụ thể nào đó có thểbào chữa cho sự đau đớn ấy.

Thậtvậy trong trường hợp này nếu biết suy nghĩ chín chắn thì ta cũng sẽ hiểu rằng tạora thêm sự bực tức cho mình cũng chẳng mang lại lợi ích gì cả [khi có một sự đau đớnxảy ra thì nhất định phải có một nguyên nhân nào đó, vì thế hãy tìm hiểu xem sựđau đớn ấy phát sinh từ nguyên nhân nào và không nên phát lộ sự giận dữ để ghépthêm vào sự đau đớn mà ta đang phải gánh chịu].

*****

Xúc cảm tiêu cực và đớn đau hiểnhiện dưới nhiều thể dạng khác nhau, thi dụ như sự kiêu căng, tính ngạo mạn, sựganh tị, sự thèm khát, lòng tham, tâm thức hẹp hòi v.v...

Ngoài những xúc cảm ấy còn có thể kểthêm sự hận thù và giận dữ, đấy là những loại xúc cảm tai hại hơn hết, vì chúnglà những chướng ngại to lớn nhất ngăn chận không cho phép chúng ta phát động lòngtừ bi và tình nhân ái. Đấy là những thứ xúc cảm tàn phá các phẩm hạnh đạo đức vàsự an bình trong tâm thức chúng ta.

*****

Nếu chỉ biết lay hoay tìm cách loạibỏ giận dữ và hận thù thì nhất định ta sẽ không bao giờ thành công. Ta phải tíchcực hơn nhiều, phải phát huy và trau dồi các sức mạnh đối nghịch để hóa giải chúng: đấy là sự nhẫn nhục và lòng bao dung.

*****

Khi nào ý thức được lợi ích do sự bao dung manglại chẳng hạn như sự nhẫn nhục, và đồng thời nhìn thấy sự tàn phá và các hậu quảtai hại do sự giận dữ mang lại chẳng hạn như hận thù, thì khi đó ta sẽ cảm thấyhăng say hơn.

Sự phấn khởi đó khiến ta ngày càng trởnên bao dung và nhẫn nhục hơn và nhất là giúp ta biết khiếp sợ những ý nghĩ hunghãn và hận thù.

*****

Trong cuộc sống thường nhật, sự baodung và nhẫn nhục mang lại thật nhiều lợi ích.

Phát huy được các phẩm tính ấy sẽgiúp ta luôn giữ được một tâm thức tỉnh táo.

Khi đã tạo được cho mình những phẩmtính ấy thì bất cứ ai cũng sẽ luôn giữ được sự trầm tĩnh và an bình trong tâmthức dù phải sống trong một môi trường căng thẳng, cuồng loạn và đầy lo âu.

*****

Mộtviệc nào đó xảy ra có thể khiến ta phản ứng tức khắc bằng sự giận dữ, thế nhưngsự giận dữ ấy cũng có thể là thực sự đã phát sinh từ lòng từ bi trong tim mình.Trong trường hợp này sự giận dữ sẽ biến thành một sức mạnh thật lớn trong tâmthức chúng ta.

[Thí dụkhi thấy một người nào đó làm một việc gì sai trái có thể mang lại tai hại cho họvà cả người khác thì ta phản ứng ngay bằng sự giận dữ, thế nhưng động cơ thúcđẩy sự giận dữ đó không nhất thiết là ác ý của ta mà chính là lòng thương hại phátlộ từ nơi sâu kín của tim ta.

Trên mộtbìnhdiện cao hơn, chẳng hạn khi trông thấy những bất công xã hội hoặc nhữngcảnh chúng sinh, dù là con người hay súc vật bị ức hiếp thì ta nổi giận, sựgiận dữ đó là một sức mạnh rất lớn có thể thúc đẩy ta hy sinh cả đời mình vì lýtưởng công bằng và bảo vệ các chúng sinh yếu kém không một phương tiện tự vệ].

Bures-Sur-Yvette, 01.04.11
HoangPhongchuyển ngữ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
01/12/2019(Xem: 9353)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5681)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10454)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6689)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 8787)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6717)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
01/11/2019(Xem: 8510)
Phật Giáo Viện Nam tại Mỹ đã không ngừng phát triểnđể duy trì những sinh hoạt tôn giáo của người Việt tại hải ngoại. Tuy nhiên gần đây sinh hoạt của các chùa Việt Nam tại Mỹmỗi ngày phải mỗi thu hẹp lại khi những thế hệ tị nạn lần lần Mỹ hóa; cũng như hầu hết các chùa được thành lập bởi các dân định cư như Trung Hoa, Nhật, Đại Hàn đến Mỹ trước đây đều không còn tồn tại đến ngày nay ngoại trừ những ngôi chùa đã được chuyến hóa để hòa hợp với xã hội Mỹ hoặc đã được thành lập sau này.
31/10/2019(Xem: 8209)
Hòa thượng Thích Như Điển ghé thăm trường đại học Phật Quang - Yilan, Đài Loan ngày 28-29_10_2019
31/10/2019(Xem: 12627)
Hình ảnh Khóa Tu Bát Quan Trai tại Chùa Pháp Quang, Chủ Nhật 27-10-2019, KHÓA TU MỘT NGÀY AN LẠC TẠI CHÙA PHÁP QUANG, BRISBANE (Chủ Nhật 27-10-2019) 7 giờ sáng: Những vị có trách nhiệm đến sớm để chuẩn bị 7:50 Vân tập vào Chánh điện 8 giờ Truyền Giới Bát Quan Trai (HT Hội Chủ Thích Bảo Lạc) 9:30 - 11:00 Nghe Pháp Thoại ( TT Thích Nguyên Tạng) 11:30 - 12:00 Ban Trai Soạn, Ban Hành Đường dọn Quả Đường 12 giờ - 1:00 CÚNG QUẢ ĐƯỜNG & KINH HÀNH NIỆM PHẬT 1 giờ - 1:30 Nghỉ ngơi 1:30 - 2:30 Quý Phật Tử cao niên : Niệm Phật, chấp tác 2:30 - 4:00 Nghe Pháp Thoại ( HT Thích Minh Hiếu) 4:00 - 5:00 Tụng Kinh, Xã giới và hoàn mãn Nghe lời huấn từ của Hòa Thượng Viện Chủ Chùa Pháp Quang:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]