Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngàn việc thiện

01/02/201520:53(Xem: 6549)
Ngàn việc thiện

hoa mai 9

 

MỘT

Họ tôi chạp mộ đầu năm vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch. Trời mưa lạnh, ai nấy cũng lủ khủ áo mưa cuốc xẻng, như đoàn quân ô hợp, lớn bé, trẻ trai, già lão. Tôi lớn nhất đang ở tuổi 63 lại là trưởng họ. Tôi đang cuốc cỏ, chị Loan gọi mời tôi họp đầu năm. Lúc ấy, 9 giờ 30, còn hơn tiếng đồng hồ nữa mới xong. Tôi cúng họ năm mươi ngàn đồng trà lá, phụ vào buổi ăn trưa vì về sớm, rồi phóng xe chạy đi. Ngày mai, ngày chạp chính. Các em tôi bắt heo từ chiều qua. 

Tôi ăn chay, tu thiền nên đã xin các em cho tôi không tham gia bắt heo, làm thịt heo. Tôi biết, khoảng ba rưỡi đến bốn giờ là mấy em tôi làm heo, giờ này cũng là giờ hành thiền thời thứ nhất trong “Trú dạ lục thời” của tôi. Tôi ở tịnh cốc Tây An dâng hương, đảnh lễ và thiền.... Trong thời thiền tôi cầu nguyện cho một sinh linh vừa hóa kiếp được làm người.

Trong buổi chạp, tôi tụng kinh cầu siêu, trên bàn thờ Phật có hương hoa nhưng bàn thờ họ tôi có đầu heo, lại thêm một con heo sữa quay chín. Tôi buồn lòng, tâm không tịnh, tụng kinh vấp lên vấp xuống. Trước đây, tôi nói chuyện với Hạnh (vợ tôi):

- Em bảo mấy đứa mua đầu heo và ít thịt chạp cũng được. Đỡ phải thọc huyết heo.

Hạnh, hai ba lần nói với các em tôi và người em nuôi heo chạp phân từ kỳ chạp họ năm trước. Hạnh chạy sang nhà thờ chạy về hai ba bận, nói với tôi:

- Mấy đứa bảo mua heo làm cho rẻ và được nhiều thịt hơn để cúng ông bà.

Tôi là trưởng họ nhưng bất lực. Đành phải cầu nguyện trong thời thiền. Bây giờ, đứa em làm ăn nên cúng thêm một con heo quay nữa, hỏi tôi không phiền lòng sao được. Tôi về nhà, ngồi phàn nàn:

- Đã nói đừng sát sanh mà cứ làm thịt heo.

Vợ tôi binh mấy đứa em tôi:

- Anh nói hay chưa. Đời nào chạp lại làm chay sao được.

Tôi ngớ ra một lúc. Hạnh nói cũng đúng. Chưa khi nào tôi thấy chạp họ mà làm chay cả. Tôi lại nói:

- Thì… tôi có bảo làm chay đâu. Hạnh biết ý nghĩa chạp là chi không? Theo anh nghĩ, chạp họ, trước nhất làm cỏ, sửa sang các mộ. Thứ hai, cho con cháu biết mộ, biết người thân trong họ. Thứ ba là ngồi lại với nhau ăn cỗ…

- Ăn chay, mấy đứa ăn sao được. Mất vui.

- Ối dào, lâu lâu ăn bữa cơm chay điều tiết bụng dạ, lợi cho sức khỏe. Em biết không, ông bà mình, những ai không tu thì đang dưới địa ngục, một ngày dưới đó bằng trăm năm trên này, họ đang è cổ ra trả nghiệp, con cháu làm heo là đặt trên lưng ông bà một cục gạch nghiệp. Như vậy đâu phải có hiếu!?

Nghe chúng tôi nói tiếng to, con gái tôi là An, 12 tuổi, trên gác đi xuống, buông một câu:

- Chuyện ăn chay thôi mà ồn nhà!

Tôi thật sự bất ngờ!

HAI

Tôi có người bạn nhỏ, tên Hoát, năm mươi tuổi chưa vợ, làm họa sĩ, vẽ tranh bán kiếm tiền nuôi thân. Anh chuyên ăn thịt, mang trong người nhiều bệnh. Tôi ít thích Hoát, vì Hoát thường cù rủ tôi đi la cà mất thời gian. Có nhiều lúc Hoát chở tôi theo sau lưng một người phụ nữ mặc quần ngắn hở lưng. Anh thích ngắm cái khoảng hở ấy. Tôi lớn tuổi rồi, ngồi sau thấy kỳ cục thế nào, thấy có lỗi với những buổi tụng kinh và miệng đang niệm Phật. Nhưng tính tôi nhu nhược, Hoát mời năm lần ba lượt, tôi cũng nhận lời một lần.

Hoát cũng thông minh, hiểu rộng, có tài mọn và rất tinh mũi. Một lần Hoát nói: “Có bữa một cô bạn gái đến phòng trọ Hoát chơi, ngồi ở góc giường mà cái mùi đàn bà lưu lại đến mấy hôm ông ạ”. Trong lòng tôi nghĩ: “Hèn chi trong luật có răn: Người phụ nữ vừa ngồi lên ghế, nhà sư không được ngồi lên khi phụ nữ ấy vừa đứng lên”.

Tôi buồn chuyện họ tôi vừa làm thịt heo cúng chạp, nên đi chơi với Hoát. Tôi tâm sự với Hoát. Hoát nói: “Các em ông không làm mâm cơm chay cho ông là vô lễ. Miếng giữa sàng bằng một làng trong bếp”. Chiều ấy, Hoát mời tôi ăn cơm. Tôi ngôi uống ly nước dâu tây. Hoát không vui. Nhưng tôi không thể ăn khác hơn. Hoát lại khuyên tôi ăn mặn. Ăn thịt, cá sẽ khỏe mạnh và tiện cho việc đi chơi với bạn. “Ông ăn chay sinh bệnh. Ông biết đậu hủ ăn nhiều tiệt dục”, Hoát nói.

Trong bụng tôi cười thầm vì anh thường than với tôi đau này đau nọ. Tôi nói: “Hoát biết không, người có tuổi như tôi, muốn giữ mạng sống, phải tốn mỗi tháng một triệu đến hai triệu tiền thuốc. Tôi không tốn tiền. Huyết áp tôi hơi cao 150/90 khi chưa uống thuốc. Tôi được Tuệ Tĩnh đường phòng khám từ thiện Thừa Thiên Huế cấp sổ nhận thuốc, mỗi tháng tôi đến nhận 30 viên hạ huyết áp, uống ngày một viên. Ở ngoài có bán nhưng không có Amdicopin của Ấn Độ. Mà mua loại tương đương cũng chỉ một ngàn rưỡi một viên. Tôi muốn đến xin ở Tuệ Tĩnh đường vì có thuốc hạp cho tôi, tháng tháng được bác sĩ từ thiện theo dõi bệnh trạng, đo áp huyết và thi thoảng được các ni cô làm xét nghiệm miễn phí gan thận, máu. Khiêm tốn mà nói, mười lăm năm nữa, tôi sẽ không bị tai nạn, súng đạn và bệnh tật vật chết. Đúng ra, tôi lớn tuổi rồi làm chi phải đến nơi tên bay, đạn lạc. Anh còn sống đó mà xem lời nói của tôi”.

Một buổi sáng Hoát đạp xe đạp tập thể dục, bất ngờ ghé cốc tôi chơi. Hoát thấy tôi trì chú vào ly nước. Hoát hỏi:

- Ông vận công vào ly nước. Nước nóng sôi lên không?

- Làm sao tôi có thần thông như thế! Tôi tu không phải để có thần thông. Thần thông là một chướng ngại, Hoát ạ. Con người 70% là nước. Ly nước tôi đang niệm Phật cho nó kết tinh đẹp dùng để uống với thuốc. Ly nước này, được lấy ra từ ba khạp lắng đọng, được nghe pháp, nghe tụng kinh hàng ngày nó sẽ lắng đọng những tạp chất và được tịnh hóa. Nước biết lắng nghe, Hoát à. Anh có thấy người ta lên Quan Âm Phật đài trên đỉnh núi Tứ Tượng thỉnh nước về uống. Tôi nghĩ rằng, ngọn đồi cao 108 mét so với mặt nước đã có năng lượng tốt. Nhưng chính hàng ngàn người niệm Phật dâng hương, cầu nguyện hàng ngày và lòng từ bi của Phật Quán Thế Âm gia trì cho những chai nước của các Phật tử trong ngoài tỉnh, trong ngoài nước giúp nước kết tinh tuyệt vời nhất. Những chai nước tốt lành sau khi cúng, uống tốt cho sức khỏe là lẽ đương nhiên!

Bỗng Hoát đốp tôi một câu:

- Ông cuồng tín bỏ mẹ! Ông ăn mặn vẫn tu được. Dễ cho anh em. Tôi có bà chị làm đám chay đốt nhiều vàng mã và mời thầy cúng tụng kinh tốn nhiều tiền.

Tôi phân trần:

- Tôi ăn mặn sao được. Lúc được giải của tạp chí Nội Thất, Ban Tổ chức cấp cho tôi một voucher nghỉ dưỡng ba ngày hai đêm dành cho hai người ở Life Resort, tôi cũng ra ngoài ăn chay; đi trại viết Cồn Cỏ tôi cũng bới theo đồ ăn chay. Chuyện đốt vàng mã tôi không có ý kiến.

Tôi đứng lặng một lúc, bưng ly nước vừa trì chú xong uống cùng với viên thuốc Amdicopin rồi nhỏ nhẹ:

- Hoát có biết rằng, hành động dã man, tàn ác của con người cũng như tư tưởng xấu, ác bay vào vũ trụ sẽ dội lại làm khổ chính mình. Trên thế giới mình nói sơ sơ đã có hơn năm trăm triệu người theo Phật giáo, năm trăm triệu người theo Công giáo. Một mình Hoát nghĩ đúng hơn 1 tỷ người không?

- Bye!

Với vẻ mặt không bằng lòng, Hoát ra sân xách xe đạp bằng một tay lên xe phóng thẳng. Tôi đứng bâng khuâng trước hiên, chuẩn bị vào thiền thời thứ hai. Nhớ lời Đức Phật dạy, đại ý: “Có bạn xấu thì không có bạn còn hơn”, tôi lẩm bẩm:

- Mình phải tập từ chối… 

BA

Sự việc làm thịt heo chạp họ tôi êm dần. Buổi trưa tôi trên cốc về đúng giờ cơm. Tôi thường lựa trước hoặc sau giờ cơm để nói chuyện cho cả nhà nghe vì khi ấy có mẹ tôi  82 tuổi và gia đình tôi đông đủ. Con gái tôi ăn xong lên gác soạn vở chiều đi học, tôi gọi:

- An! Xuống ba nói chuyện - Con gái tôi chạy xuống chờ nghe. Tôi tiếp: Chuyện mẹ con hai lần không bắt máy khi ba gọi, do mẹ giận ba, ba cho là lỗi. Lỗi thì xin lỗi được. Còn chuyện con nói ba… ba cho là tội. Tội không xin lỗi được mà phải sám hối con ạ. Sám hối bằng cách con làm cho ba 1.000 việc thiện.

- Làm việc thiện răng ba?

- Con vâng lời cha mẹ, được một việc thiện; con giúp mệ già qua đường là hai việc thiện; con ít chơi game online - ba việc thiện; thả cá phóng sinh - bốn việc thiện; cho tiền người nghèo - năm việc thiện; giúp bạn học kém học tốt lên là sáu việc thiện; học giỏi là bảy việc thiện….

- Dạ.

Cũng trưa hôm sau, vợ tôi khoe:

- Chiều qua con bé đi học về đạp xe lên dốc Bến Ngự thấy một bà mua ve chai chở nặng, bé một tay dắt xe đạp, một tay đẩy giúp, bà ve chai nhìn lui, bé rụt tay… ba lần như thế, lần thứ tư bà ve chai bắt được. Bà nói: “Cám ơn cháu. Hèn chi o thấy xe nhẹ”.

Trong cuốn sổ NGÀN VIỆC THIỆN của bé An có chia từng cột và ghi:

- Ít chơi máy

- Hãy luôn tin tưởng bản thân

- Không đứng vị thứ nhì lớp

- Không gây sự với ba…

 

N.N.A


 

Địa chỉ liên lạc: NGUYỄN VĂN VINH (NNA) -
50 Trần Thái Tông, Huế -Tel: 01688971486

E.mail: [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/10/2014(Xem: 9064)
Gió mùa thu năm nay, trở nên khô khốc, ảnh hưởng bởi nạn hạn hán trầm trọng nhất trong nhiều thập kỷ qua ở xứ này. Nhưng đâu đó trên hành tinh, mưa thu lất phất bay, và gió thu se sắt gợi buồn; cũng có nơi mưa ngập cả các con lộ chính của thành phố lớn để người và xe cộ phải lội bì bõm trong giòng nước ngầu đục. Và chỗ nọ, chỗ kia, làn gió dân chủ, hòa bình, khơi niềm hứng cảm cho sự vươn dậy của ý thức tự do, khai phóng.
24/10/2014(Xem: 14234)
Một kỷ nguyên mới canh tân kỹ thuật đang lan tràn khắp thế giới và đang tiến đến trưởng thành, đó là mạng lưới thông tin toàn cầu internet (world wide web), một hệ thống truyền thông và môi trường học có sức mạnh. Không nên xem Internet chỉ là một phương tiện mới để truyền bá Giáo Pháp với một hình thức mới, mà Internet còn có tiềm năng là một căn cứ cho một cộng đồng Phật Giáo trên mạng (online) cống hiến những giá trị xã hội và tâm linh cho mọi người.
24/10/2014(Xem: 8167)
Chuyện kinh Phật kể rằng, tự ngàn xửa ngàn xưa, hằng hà sa kiếp trước, có con thỏ ngọc nọ thấy bầy đàn đang lúc giá rét cuối đông, chẳng kiếm được chút rau cỏ gì cho nguôi cơn đói bụng ; thỏ nọ liền “hưng khởi đại bi tâm” nhảy vào đám lửa đang cháy rực hồng, tự biến thân mình thành thịt nướng cho bầy đàn ăn đỡ đói. Khi bầy đàn thỏ no nê thì cũng là khi thân thỏ nọ chỉ còn sót lại mấy miểng xương đen. Phật biết đại bi tâm của thỏ từ đầu, bèn nhặt xương thỏ đem về cung quảng, phục sinh và đặt tên cho thỏ là NGỌC THỐ - có nghĩa là Thỏ Ngọc, một sinh thể có đại bi tâm quý như ngọc; thứ ngọc Phật từng nói đến trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa. Bấy giờ, cuộc đời thỏ ngọc ngày đêm yên ả nơi cung trăng, tự thân sớm hôm trau dồi công dung ngôn hạnh khiến biết bao người chung quanh nâng niu, thương yêu chiều chuộng.
23/10/2014(Xem: 12816)
“Phật pháp trong đời sống” của cư sĩ Tâm Diệu là tuyển tập về mười hai chuyên đề Phật học gắn liền với đời sống của người tại gia. Tuyển tập các bài viết này gồm ba mục đích chính: (i) Xóa bỏ mê tín dị đoan và các tập tục hủ lậu, (ii) Giới thiệu Phật pháp căn bản, giúp người đọc hiểu rõ các giá trị thiết thực của đạo Phật, (iii) Đính chính các ngộ nhận về các khái niệm thầy tu, giải thoát, giá trị trị liệu của thiền và bản chất hạnh phúc trong hiện tại. Dầu được viết trong nhiều thời điểm khác nhau cho nhiều đối tượng độc giả, tác giả chú trọng đến việc giới thiệu về hình thái đạo Phật nguyên chất, xây dựng niềm tin bằng lý trí, giới thiệu đạo Phật từ góc độ ứng dụng trong đời sống, so sánh những điểm dị biệt và sự vượt trội của đạo Phật đối với các truyền thống và tín ngưỡng khác.
23/10/2014(Xem: 8458)
Bằng cách này hay cách khác, Đức Phật luôn gợi nhắc cho chúng ta rằng mỗi người chúng ta đều sở hữu các khả năng và phẩm chất tốt đẹp, cần phải biết vận dụng và phát huy để làm cho cuộc sống trở nên giàu sang hiền thiện, tránh mọi khổ đau và để thực nghiệm hạnh phúc an lạc. Trong bài kinh Nghèo khổ thuộc Tăng Chi Bộ, Ngài đơn cử câu chuyện một người nghèo túng về của cải vật chất nhưng không biết cách nỗ lực khắc phục tình trạng nghèo khó của mình nên phải liên tiếp rơi vào các cảnh ngộ khó khăn để nhắc nhở chúng ta về các tai họa khổ đau mà chúng ta sẽ phải đối diện, nếu không biết nỗ lực nuôi dưỡng và phát huy các phẩm chất đạo đức và trí tuệ của mình.
23/10/2014(Xem: 10029)
Tục lệ, hay những lễ nghi đã trở thành thói quen, là văn hóa được ước định của một dân tộc. Sự hình thành tục lệ thường chịu ảnh hưởng của phong tục tập quán trong dân gian, hoặc do sự thực hành các tín ngưỡng tôn giáo lâu ngày của một cộng đồng. Sau khi truyền vào Trung Quốc, Phật giáo không chỉ đi sâu vào dân gian, hòa nhập với đời sống, từng bước hình thành nên một bộ quy phạm lễ nghi về “hôn táng hỷ khánh” (dựng vợ gả chồng, chôn cất người chết, thể hiện niềm vui, bày tỏ việc mừng); mà còn có tác dụng thay đổi phong tục đối với các thói quen dân gian mang đậm màu sắc mê tín trong các việc như: tổ chức hôn lễ rườm rà; đoán số mệnh dựa trên bát tự(1); miễn cưỡng tổ chức việc vui trong lúc gia đạo đang gặp rắc rối với mong muốn giải trừ vận xui, tà khí, chuyển nguy thành an, gọi là xung hỷ; thực hành tục minh hôn(2); duy trì lối khóc mộ; xem phong thủy…
23/10/2014(Xem: 9355)
Từ Thiện chỉ là Tu Phước, đó là cành lá hoa trái, nhưng Tu Huệ là gốc rễ , có chăm sóc cội gốc thì cây Bồ-Đề mới xanh tươi, đó là Phước Huệ song tu, là Tâm Hạnh của một vị Bồ-Tát, Một vị Phật tương lai, hiện tại phải Hành Bồ-Tát Đạo, Phục vụ chúng sinh là cúng dường Chư Phật, Bồ-Tát Giới thì cũng có Xuất gia và Tại Gia, Người con Phật phải luôn tưởng nhớ đến Tánh Phật vốn sẵn nơi chính Thân Tâm Ngũ Uẩn nầy, Người Tu Phật phải luôn nhìn lại chính mình, nếu hiểu được chính Thân Tâm mình, thì sẽ hiểu được người khác, (Tức Quán một Pháp thông, thì tất cả các Pháp đều thông) Người Giác Ngộ đối với Thân Tâm này, chỉ thấy là như hạt bụi, rời hơi thở rồi thì thiêu đốt thành tro, Muốn giải thoát Luân Hồi Sanh Tử, thì sống chấp nhận trả Nghiệp quá khứ, mà không tạo thêm Nghiệp tương lai, Bằng cách, nếu có người phiền não Ta, hay tức giận Ta, thì liền xin lỗi, đó là chấp nhận trả Nghiệp cũ, mà không tạo thêm nghiệp mới,
22/10/2014(Xem: 8339)
Tôi thường đeo một xâu chuỗi nhỏ ở tay, cũng nhiều năm rồi, như một sở thích, như một thói quen. Nhiều người thấy lạ thường hỏi, mang xâu chuỗi chi vậy? Tu hả? Cầu xin gì hả? Thường thì tôi chỉ cười thay câu trả lời vì cũng hơi rắc rối để giải thích.
21/10/2014(Xem: 8705)
Tôi may mắn có mặt trong buổi tối quý giá mà đông đảo Phật tử và thanh niên Hà Nội đã được học hỏi từ Sư bà Thích Nữ Giác Liên, một vị ni sư có 2 dòng máu Ấn – Việt, và là tác giả của cuốn “Đường về xứ Ấn”, tại nhà sách Thái Hà (119 C5 phố Tô Hiệu, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội). Sư bà Thích Nữ Giác Liên sống ở Bồ Đề Đạo Tràng, Ấn Độ đã 7 năm, đã đi giảng Pháp tại nhiều nước trên thế giới. Sư bà cũng là tác giả của nhiều bản đạo ca nổi tiếng.
21/10/2014(Xem: 6458)
Đối với người đời, không có phước đức nào lớn cho bằng vợ đẹp, con khôn, của cải đầy kho, quyền thế, danh vọng, ăn ngon mặc đẹp… Thế nhưng bạn ơi, -Biết bao nhiêu ông thủ tướng, tổng bộ trưởng bị tù đày vì tham nhũng, gian trá, lạm quyền…thậm chí buôn lậu, dâm ô. Biết bao nhiêu ông tổng thống bị ám sát, lật đổ cũng chỉ vì tranh giành quyền lực. -Ông bố đốt tờ giấy bạc mà người nghèo có thể mua bao gạo để tìm một món đồ cho cô đào cải lương đánh rơi trong phòng trà…vài chục năm sau ông con lại sống như kẻ ăn mày. -Ông bố cặm cụi làm việc suốt đời tao dựng gia tài khổng lồ. Ông con trở thành “công tử” ăn chơi phung phí, bao gái, đua đòi, ném tiền qua của sổ…chẳng mấy chốc phá nát sự nghiệp của cha ông.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]