Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nhân Lành Sanh Quả Ngọt

15/02/201104:10(Xem: 7132)
Nhân Lành Sanh Quả Ngọt

NHÂN LÀNH SANH QUẢ NGỌT
Tạ Thị Ngọc Thảo

LTS: Đầu Xuân mới, doanh nhân Tạ Thị Ngọc Thảo, tác giả loạt bài hành trình chiêm bái Phật tíchđã đăng trong dịp Tết trên Diễn đàn Kinh tế Việt Nam, đã gửi một bài viết "khai bút đầu xuân" về những tịnh vật dâng cúng Phật và nhắn gửi mong ước "nhân lành sanh quả ngọt".

Có ai hỏi tôi khấn gì trong giờ phút thiêng liêng này không? Thưa, đây là lời tôi khấn: "Nam Mô Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, bằng ngòi bút của mình, với cái tâm trong sáng, cái trí trong trẻo, cái dũng trong sạch, con nguyện đem những tinh hoa mà con đã gạn đục khơi trong ở thương trường, ở cuộc sống và quá trình tu tập, trao lại cho giới trẻ - những người rồi sẽ chịu trách nhiệm thịnh suy của đất nước, dân tộc và Đạo pháp".

Khấn xong, trong lúc tĩnh tâm, tôi tự đặt ra câu hỏi với mình, "Viết gì vào thời khắc thiêng liêng này? Viết như thế nào để lòng này tới thẳng lòng kia trong ngày đầu năm mới? Chọn chủ đề gì để sau khi đọc mọi người nhích lại gần nhau hơn?" Không cần tìm kiếm đâu xa, ý tưởng bài viết vụt đến khi mắt tôi chạm vào những tịnh vật trong mâm tôi dâng cúng Phật.

Nếu kể về tịnh vật bày cúng Phật sáng nay thì đầu tiên phải kể đến hoa, hoa Địa Lan. Với tôi, cúng hoa là dâng những tinh hoa của cuộc sống lên chư Phật. Hôm qua là ngày cuối năm, ông bà chủ vườn Lan trong Lạc Dương - Đà Lạt đến nhà thăm tôi. Khi đến, hai ông bà cầm theo bó hoa Địa Lan màu vàng múi mít và nói, "Gia đình tôi không theo Đạo Phật như bà. Nhân dịp năm hết Tết đến, chúng tôi chọn một chục cành Lan đẹp nhất vườn xin biếu bà cúng Phật". Tôi hoan hỷ nhận hoa rồi kính biếu lại ông bà vài quyển Đặc san Văn hóa Phật giáo Việt Nam và gói mứt gừng xứ Huế. Sáng nay những cành Lan đó đã hiện diện trong mâm cúng Phật. Bài khai bút của tôi năm nay thắm đượm hương Lan và sự giao thoa hướng thiện.

ttntnguqua
Tác giả tự tay chọn ngũ quả. Ảnh do nhân vật cung cấp.

Tiếp theo hoa Lan Đà Lạt là Trầm hương xứ Huế, nơi được dân gian thừa nhận là "cái nôi của Phật giáo Việt Nam". Những nén Trầm đốt lên cúng Phật sáng nay là quà của quý thầy, quý ni gởi từ Huế vào biếu tôi với lời dặn, "Trầm này quý lắm, khi đốt lên chị nhớ ngồi tĩnh lặng thưởng thức mùi hương, đó cũng là một cách thiền". Và tôi đã làm theo lời dặn, đốt Trầm, tĩnh tâm, khai bút. Trong khi viết mùi trầm xứ Huế đã nhắc nhở tôi rằng, "Để những con chữ được lấp lánh tánh Phật, khi cầm bút nhớ tránh đưa "cái tôi" và "cái của tôi" vào bài viết". Tôi cầu mong, những dòng chữ ngày đầu năm mới của tôi phảng phất tính thiền.

Sau Trầm hương xứ Huế là bánh cốm của Hà Nội. Những tấm bánh cốm màu xanh mơn mỡn, bên trong có nhân đậu xanh màu vàng ươm do gia đình của quý thầy làm ngoài Bắc rồi gởi vào Nam biếu tôi ăn Tết. Như muốn thể hiện sự thanh lịch của dân Hà thành, những tấm bánh này được gói rất khéo. Kèm theo gói quà là cái thư viết tay với dòng chữ, "Bánh này trò nên ăn trong lúc uống trà, khi ăn nhớ cắn từng miếng nhỏ; nếu ăn bánh trong tâm trạng thanh thản trò sẽ cảm nhận được mùi thanh khiết của nếp non, vị ngọt của đường phèn và hương thơm của đậu". Khi bày những tấm bánh cốm Hà Nội lên bàn cúng khai bút đầu năm, là tôi đã tự dặn mình, "Nhớ, từng chữ, từng câu phải cố gắng được như bánh cốm quý thầy gởi biếu: thanh khiết, ngọt ngào và ngát hương".

Kế bánh cốm Hà Nội là bánh tét Tiền Giang. Để có cặp bánh tét trong mâm cúng Phật sáng nay là cả một kỳ công. Khi nhận cặp bánh tét, tôi được nghe cô học trò của mình kể rằng, "Biết cô dành cặp bánh này để cúng Phật, má em chọn nếp, chọn đậu, chọn lá kỹ lắm. Rồi chính tay má em pha trộn và gói, tụi em không được đụng tay". Sáng nay khi cái bánh tét được cắt ra xếp vào dĩa cúng Phật, tôi thấy từng khoanh bánh có bốn màu: màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, màu trắng của nếp và màu vàng của đậu xanh. Từng màu được sắp xếp xen kẻ thật khéo léo, hạt nếp và đậu xanh quyện chặt chẽ vào nhau. Cái bánh tét đẹp như một tác phẩm nghệ thuật. Tôi biết má của cô học trò đã vừa làm bánh vừa niệm Phật. Bài viết của tôi vào ngày khai bút mong sao chở được một phần nhỏ sự tinh xảo của những khoanh bánh tét Tiền Giang.

Ngoài những tịnh vật của những người thân quen biếu, mâm cúng Phật sáng nay còn có dĩa ngũ quả do tôi ra chợ chọn mua về. Mâm ngũ quả của tôi có màu sắc thật sinh động: màu hồng đậm đà Thanh Long Phan Thiết, màu ưng ửng vàng Đu Đủ Đăk Lăk, màu vàng xen xanh Thơm son Tiền Giang, màu xanh biên biếc Dưa Hấu Đồng Tháp và màu da vàng sáng trái bưởi Biên Hòa. Những quả tươi tốt này đã góp phần cho mâm cúng Phật được đủ đầy, trọn vẹn. Tôi lo lắng, liệu bài khai bút của có được sinh động đủ đầy như dĩa trái cây?

Đức Phật dạy, "...thành tựu nào cũng do sự tác hợp của nhiều nhân - duyên, chẳng có vật nào độc lập mà có thể tồn tại". Tôi nghĩ, nếu không có mùi hương của Lan Đà Lạt, mùi Trầm thanh tịnh của xứ Huế, vị ngọt ngào của bánh cốm Hà Nội, sự tinh xảo của bánh tét Tiền Giang, dĩa ngũ quả đại diện cho thành quả lao động của bà con nhiều vùng miền đất nước, và lòng thành của một người Sài Gòn (là tôi), với Đức Phật, với xã hội và với độc giả thì sẽ không thể có bài khai bút đầu năm này.

Nhân lành sanh quả ngọt là vậy.

Người gửi bài: Nguyễn Thanh Tú
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/05/2023(Xem: 3647)
Nếu bạn đang cảm thấy phiền não, cảm thấy mất niềm tin vào cuộc sống này, thì hy vọng rằng sau khi bạn biết được 10 điều “bất lực” trong đời người này, bạn sẽ thấu hiểu được nhiều hơn, buông xả nhiều hơn, sống chấp nhận được nhiều hơn.
20/05/2023(Xem: 2645)
Trong câu chuyện hằng ngày, thỉnh thoảng chúng tôi có nghe một vài thiền sinh nhắc đến cụm từ “Vạn pháp tùy duyên”, có khi lại nghe câu “… cứ để cho các pháp tự vận hành rồi đâu cũng vào đấy! ” hoặc “Tùy duyên thuận pháp”. Những câu nói này không phải là những câu nói cho qua chuyện, khi mình gặp một vấn đề nan giải nào đó xảy ra trong đời sống hằng ngày, mà thực ra đó là những câu nói liên quan đến cách sống của những người con Phật. Hôm nay, chúng tôi chọn cụm từ “Tùy Duyên Thuận Pháp” để chia sẻ ý nghĩa cùng nói lên sự lợi ích trong việc tu tập pháp này. Các cụm từ vừa nêu trên về mặt ý nghĩa cũng gần giống nhau. Hiểu một, sẽ hiểu được luôn cả ba không khó!
09/05/2023(Xem: 3687)
Có khi nào bạn hỏi mình : ''Ta đang Sống hay chỉ đang tồn tại?'' Tồn tại thì ta như cái máy bị lập trình, nhưng Sống là cảm nhận ý nghĩa sự sống qua những điều rất nhỏ. Có những điều đơn giản trong cuộc sống mà đôi khi do vô tình bạn quên đi mất. Hãy dừng lại một phút để suy ngẫm và bạn sẽ thấy nó ý nghĩa thế nào...
04/05/2023(Xem: 3360)
- Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Kính lạy Phật Từ bi Diệu giác Đấng Đại Hùng giải thoát chúng sinh Đại Bi Đại Trí trọn lành Trời, người quy ngưỡng tứ sanh nương nhờ.. Mùa Phật đản đã về trên khắp năm châu, thông thường hàng năm vào thời điểm này là chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng tổ chức Lễ Vesak tưởng niệm 3 sự kiện trọng đại của cuộc đời đức Phật (ngày Buddha Purnima Vesak/Phật Bảo/Tam hợp theo Phật lịch năm 2567). Tinh thần chính tiêu biểu trong mốc thời gian này nỗi bậc nhất đó là tưởng niệm ngày đức Phật đản sinh Phật lịch 2567- 2023.
01/05/2023(Xem: 4528)
Ngày 18 tháng 3 năm Duy-Tân thứ 10 (20-04-1916), Hội Đồng Nhiếp Chính Nam-Triều Huế ra thông báo: Dụ thành lập thị trấn Dalat. Đồng thời ngày 30-05-2016: Khâm Sứ Pháp Triều J.E Charles cũng ký Nghị Định thành lập thị trấn Dalat. Sau đó ngày 31-10-1920: Toàn Quyền Maurice Long của Liên-Bang Đông-Dương (Việt Nam + Lào + Cao Miên) chọn Dalat làm nơi nghỉ dưỡng nên ra Nghị Định: 1) Khu tự trị trên Cao Nguyên LangBian, đất đai là của thị trấn Dalat. 2) Nay thành lập: Sở Nghỉ Dưỡng LangBian và Du Lịch Nam Trung Kỳ
01/05/2023(Xem: 4316)
Phương thức Nuôi Dưỡng Bồ Đề Tâm. Có hai loại Bồ Đề Tâm: Bồ Đề Tâm Nguyện và Bồ Đề Tâm Hạnh. Sự khác biệt của hai tâm này có thể ví như một người muốn đi và một người đang đi. Riêng Bồ Đề Tâm Nguyện, tự nó đã mang sẵn nhiều quả báo lành nhưng vẫn chưa bằng Bồ Đề Tâm Hạnh, nguồn gốc của tất cả công đức. Tuy còn trôi lăn trong luân hồi, trói buộc bởi phiền não, nhưng những ai vừa phát Bồ Đề Tâm thì ngay khi đó liền trở thành "Con của Đấng Thiện Thệ" (Fils des Sugatas). Chư thiên và loài người sẽ cung kính kẻ đó.
29/04/2023(Xem: 5599)
Tặng 400 phần cơm chay ngày 23/04/2023 Thầy Ngộ Thông, Thầy Tánh Tuệ, Diệu Âm PA USA Ngọc Thiện, Canada AMIDAPHAT GIA ĐÌNH: HỌ ĐINH HP-VN Tặng 400 phần cơm chay Trước Bệnh Viện Ung Bướu cơ sở 2 Đợt 33 Ngày 23/ 4 / 2023
20/04/2023(Xem: 2338)
Hôm ra mắt đợt đầu 29 cuốn của Thanh Văn Tạng trong công trình phiên dịch Đại Tạng Kinh Việt Nam do Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời tổ chức tại Little Saigon, Miền Nam California, Hoa Kỳ, vào ngày 19 tháng 3 năm 2023, tôi được một món quà quý báu do Hòa Thượng Thích Như Điển, Chánh Thư Ký Hội Đồng Hoằng Pháp và Hội Đồng Phiên Dịch Tam Tạng Lâm Thời trao tặng. Món quà đó là cuốn “Sống Với ‘Thán Dị Sao’ Của Ngài Thân Loan” do HT Thích Như Điển dịch từ tiếng Nhật sang tiếng Việt và vừa được Viên Giác Tùng Thư ấn hành vào đầu năm 2023.
16/04/2023(Xem: 4063)
Kính thưa chư Tôn đức, chư vị thiện tâm, pháp hữu.. Trước thềm mùa Phật đản Vesak sẽ diễn ra đầu tháng 5 tại Bồ Đề Đạo Tràng. Để chia sẻ với người nghèo xứ Ấn niềm vui Vesak, tuần vừa qua chúng con, chúng tôi đã thực hiện một buổi phát quà tại hai làng nghèo Parki parariya Village & Uruvela Village- Bodhgaya Bihar. Xin được gửi một vài hình ảnh tường trình thiện sự.
12/04/2023(Xem: 4349)
Vấn : - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta thực hành như thế nào để làm cho thân khẩu và ý của chúng ta được trong sạch? Đáp: - Trong đời sống hàng ngày, chúng ta phải luôn luôn nhớ tưởng đến Phật-Pháp (Buddha-Dhamma), và nhận thấy rõ lợi ích của Phật-Pháp. Việc làm này sẽ giúp chúng ta tịnh hoá dần dần những hành động của thân, khẩu, và ý của chúng ta. Kế đó chúng ta sẽ dùng sự hiểu biết về Phật-Pháp này để thực hành cho đến mức có thể. Chẳng hạn, chúng ta phải phòng hộ sáu căn - mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và tâm của chúng ta. Phải cẩn thận không để bị các trần cảnh bên ngoài lôi đi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]