Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế tính của sự nguyện cầu

06/02/201123:56(Xem: 7565)
Thế tính của sự nguyện cầu


phattu_1THỂ TÍNH CỦA SỰ NGUYỆN CẦU
Thích Nguyên Hùng

Cúng lễ, cầu nguyện, xin ơn trên phù hộ cho bản thân, gia đình được bình an hay hoàn thành một điều ước, một tâm nguyện nào đó là một trong những nhu cầu căn bản và thiết yếu của con người, diễn ra trong sinh hoạt của hầu hết các tôn giáo.

Thời Phật còn tại thế, những nghi thức tế lễ, cầu nguyện rất phổ biến và thịnh hành trong dân gian. Những đạo sĩ Bà-la-môn, Phạm chí… đều là những vị thầy giỏi về tế lễ. Và biết tế lễ là một trong những điều kiện cần và đủ để trở thành một Bà-la-môn cao quý. Theo kinh Phạm Động (Trường A-hàm), thời bấy giờ có rất nhiều tôn giáo, ít nhất là có 62 học thuyết tôn giáo khác nhau, và vị lãnh đạo tôn giáo nào cũng cho tôn giáo của mình là đúng đắn, có thể đưa linh hồn của con người sau khi chết lên cõi Trời, sống chung với Phạm thiên. Phương pháp để đạt được điều mà mọi người hằng mong ước ấy, dĩ nhiên là dựa vào sự cầu nguyện, tế lễ và rửa tội bằng một hình thức lễ nghi nào đó, như trầm mình xuống dòng sông Hằng chẳng hạn.

Không ai biết đích thực có Phạm thiên hay không, và tuyệt nhiên tất cả những người dân bình thường, vốn ít học, ngây ngô, không hề đặt vấn đề rằng những bậc thầy tế lễ, những Bà-la-môn, Phạm chí đã hiệp thông với đấng Phạm thiên hay chưa, và có chắc chắn được về với Phạm thiên hay không, người ta vẫn tin rằng bản thân mình hay người thân của mình sẽ được trở về cõi Trời nhờ sự cầu nguyện và tế lễ của những bậc thầy kia. Mà đâu chỉ có những người dân chân lấm tay bùn mới tin như thế? Có không ít những người có học cũng tin như vậy!

Kinh Trung A-hàmghi lại rằng, vào một ngày nọ, khi Thế Tôn đang du hóa tại Na-la-đà và nghỉ đêm trong rừng Nại, khi đêm gần sáng, Già-di-ni, con trai của A-tu-la Thiên, sắc tướng uy nghi, chói sáng rực rỡ, đi đến nơi Đức Phật đang thiền tọa, cúi đầu lạy dưới chân Ngài rồi thưa: "Bạch Thế Tôn, các người Phạm chí rất cao ngạo, họ tự cho ngang bằng Trời, hay con của Trời, hay là Thiên sứ… Họ cho rằng, nếu có chúng sanh nào mạng chung, họ có thể làm cho chúng sanh đó tự do qua lại các thiện xứ, sanh lên cõi Trời. Thế Tôn là Pháp chủ, mong Thế Tôn cũng làm cho chúng sanh khi mạng chung đi đến thiện xứ, sanh lên cõi Trời".

Ở đây, chúng ta nhận thấy Già-di-ni tin và hiểu Đức Phật là đấng Pháp chủ, chắc chắn sẽ có đầy đủ quyền năng và thần thông quảng đại hơn hẳn các Phạm chí, Bà-la-môn. Hơn nữa, Thế Tôn là thầy của trời người, thì việc làm cho chúng sanh được qua lại các cảnh giới tốt đẹp hay sanh lên cõi Trời là điều rất dễ dàng đối với Ngài. Thế nhưng, Già-di-ni chưa bao giờ nghe Đức Thế Tôn hứa hẹn hay tuyên bố điều đó, như các Phạm chí, Bà-la-môn đã làm. Và vì vậy, Già-di-ni thỉnh cầu Đức Phật hãy làm như những Phạm chí, Bà-la-môn, giáo chủ các tôn giáo khác, tức hãy tuyên bố, hứa hẹn đưa các tín đồ đệ tử của Ngài sanh lên cõi Trời sau khi họ qua đời.

Đó là niềm tin, là nhận thức, là sự hiểu biết của một chúng sanh ở cõi Trời về Đức Phật. Chư thiên cõi Trời mà có trình độ hiểu biết như vậy thì chúng sanh phàm phu ở cõi đời trần tục này làm sao không tin rằng Đức Phật có thể ban phước, giáng họa cho mình? Vậy mà, sự thật thì Đức Phật chẳng bao giờ ban phước giáng họa cho ai, Ngài chỉ dạy sống như thế nào thì được phước, và sống như thế nào thì sẽ tự chuốc họa vào thân mà thôi.

Đức Phật nói với Già-di-ni: Ông nghĩ thế nào? Nếu có một người luôn gây tạo mười nghiệp ác là sát sanh, trộm cắp, tà dâm, nói dối... cho đến tà kiến, đến khi người ấy chết, một số đông người đến chắp tay cầu nguyện, van xin, mong cho người ấy được sanh vào thiện xứ hay sanh lên cõi Trời. Này Già-di-ni, có phải nhờ vào sự cầu nguyện đó mà người đã tạo mười nghiệp ác kia được sanh vào thiện xứ hay sanh lên cõi Trời chăng?

Già-di-ni trả lời không thể nào. Đức Phật kết luận: Giống như lấy tảng đá lớn ném xuống vực nước sâu rồi đứng trên bờ cầu nguyện, hy vọng cục đá nổi lên, đó là điều không tưởng! Cho nên, mười loại nghiệp đạo bất thiện là sát sanh, lấy của không cho, tà dâm, nói dối, cho đến tà kiến, vốn đen, có quả báo đen, tự nhiên đi thẳng xuống, chắc chắn đi đến ác xứ. Ngược lại, nếu một người suốt đời tu tập mười nghiệp thiện, đến khi chết, chắc chắn đến thiện xứ, vì mười nghiệp đạo thiện là trắng, có quả báo trắng, tự nhiên thăng lên, giống như đập vỡ hũ dầu rồi quăng xuống nước, hũ bị vỡ, sành cặn chìm xuống, dầu bơ nổi lên trên.

Rồi Thế Tôn dạy: "Này Già-di-ni, có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ. Thế nào là lại có con đường vườn hoa, con đường thăng tấn, con đường thiện xứ? Đó là Thánh đạo tám chi. Từ chánh kiến cho đến chánh định; đó là tám".

Rõ ràng, đường đi đến thiện xứ, lên thiên đường, thành tựu giải thoát là con đường Bát Thánh đạo chứ không phải bằng vào sự cầu nguyện. Trong Phật giáo không có chuyện đưa ai lên thiên đường hay đày ai xuống địa ngục. Đi lên hay đi xuống đều tùy thuộc vào hành nghiệp của mỗi chúng sanh là thiện hay bất thiện, hay nói cách khác là thực hành hay không thực hành Bát Thánh đạo.

Nói như thế phải chăng trong Phật giáo hoàn toàn không có sự nguyện cầu? Và chối bỏ hạnh nguyện độ tha?

Trong một lần hoằng pháp tại tỉnh Nantes, miền Tây nước Pháp, có anh Phật tử người Tích Lan đã hỏi: Thầy có nhớ câu thần chú của Tôn giả Angulimāla không? Xin thầy nhắc lại giúp con!". Tìm hiểu mới biết rằng, thì ra học sinh tiểu học ở Tích Lan đã được học những bài học đạo đức từ kinh sách Phật giáo, nên những câu chuyện như chuyện của ngài Angulimāla đều ăn sâu vào tiềm thức của các em.

Chuyện ấy kể rằng, một hôm Tôn giả Angulimāla trên đường đi khất thực gặp một sản phụ khó sinh, đau đớn, nguy kịch, tôn giả lập tức trở về tu viện trình bày với Đức Phật. Phật dạy Angulimāla đến đọc cho sản phụ ấy nghe một paritta, như là câu thần chú cứu nguy, với nội dung: "Kể từ khi Angulimāla tái sinh trong Thánh đạo này chưa từng cố ý giết hại một sinh mạng nào, bằng sự thực ấy, ước nguyện sản phụ sinh sản an toàn". Quả nhiên, sau khi tụng xong, người sản phụ nọ được mẹ tròn con vuông!

Người dân Tích Lan coi lời cầu nguyện đó của Tôn giả Angulimāla là câu thần chú, có khả năng bảo hộ bình an, tai qua nạn khỏi, nên họ học thuộc phiên âm bằng tiếng Pāli, và có người trì tụng hàng ngày, như người Việt Nam tụng chú Đại bi. Nội dung của câu thần chú đó có gì bí mật, quá thâm sâu khó hiểu không? Hoàn toàn không! Nó chỉ đơn giản là một lời nói thật, rất chân thật từ trái tim, từ tấm lòng bấy giờ đã tràn ngập sự yêu thương của Tôn giả Angulimāla, và sự thật ấy khi được nói lên đã phát huy sức mạnh, có thể cứu người thoát khỏi khổ đau ách nạn.

Trong Vinaya II, Tiểu phẩm (Cullavagga) ghi lại sự kiện những Tỳ-kheo sống trong rừng sâu bị rắn độc cắn chết, Đức Phật hay được và nói, nếu các Tỳ-kheo ấy đã rải tâm từ đến các loài rắn độc thì nhất định đã không bị chúng làm hại. Rồi Phật dạy bài kệ với nội dung là những lời ước nguyện, mong cho tâm từ của hành giả lan đến chúa tể các loài rắn độc, các sinh vật không chân, hai chân và bốn chân; ước nguyện các sinh loại đều được an lành, không làm hại Tỳ-kheo. Quả nhiên, từ khi các Tỳ-kheo đọc tụng lời cầu nguyện mang theo tâm lượng từ bi rải khắp muôn loài thì không còn bị rắn, rết đến làm phiền nữa.

Kinh Tạp A-hàmcũng ghi lại trường hợp những bà mẹ có con trẻ thường hay khóc đêm, đem tới tu viện, Đức Phật dạy các Tỳ-kheo tụng Pháp cú cho nó nghe: "Nếu ai biết Pháp cú, Tự mình hộ trì giới, Xa lìa sự sát sanh, Nói thật, không nói dối, Tự bỏ điều phi nghĩa, Giải thoát đường quỷ thần". Tụng xong, trẻ hết khóc, trở nên dễ nuôi, chóng lớn! Những bài Pháp cú như thế cũng được xem như là paritta hay thần chú.

Kinh Ratanasuttaghi: "Dù trong đời này hay đời khác, hay trên thiên giới, không có tài bảo vi diệu nào sánh với Đức Như Lai. Ở đây, Phật là tài bảo tối thắng vi diệu. Bằng sự thực này, ước nguyện tất cả đều được an lành".

Kể trên là những lời kinh nguyện cầu. Rải rác trong kinh điển Nikāya và Āgama đều thấy xuất hiện các paritta hay hộ chú như thế. Những lời kinh ấy đều diễn tả, nói lên sự thật hay chân lý và được hiểu là chân ngôn. Chân ngôn là lời nói chân thật, không hư dối, là phương tiện để diễn đạt chân lý.

Như vậy, trong Phật giáo không phải là không có sự nguyện cầu, mà tất cả nội dung của lời nguyện cầu đều phải là lời thật hay chân lý. "Chân lý là tính thể của sức mạnh kỳ diệu; ai biết nương tựa chân lý, sống với tâm tư hướng về chân lý, người ấy sống cuộc sống an lành. Đó là tính thể của sự cầu nguyện" (Tuệ Sĩ, Thiền và Bát nhã). Với ý nghĩa này, người Phật tử muốn nguyện cầu điều gì, hay cầu an, cầu siêu cho ai… chỉ cần nói lên sự thật rằng mình đang sống với Chánh pháp, đang nương tựa Chánh pháp, thì điều nguyện ấy sẽ có hiệu lực. Chẳng hạn, bạn có thể nói: "Con là Phật tử pháp danh Từ Tâm, từ khi con biết đến Tam bảo và sinh hoạt ở ngôi chùa này, con chưa từng nói dối, nguyện nhờ sự thật này mà gia đình con được bình an". Nếu lời nói này là sự thật, chắc chắn gia đình bạn sẽ được bình an, hưởng phước vô lượng!

Thích Nguyên Hùng

Bài viết liên quan:

BƠ VÀ NHỮNG VIÊN ĐÁ CUỘI - Tâm Diệu

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/05/2016(Xem: 9176)
Hội Thảo Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ, 3/3 (4/2016)
05/05/2016(Xem: 31061)
Nghi thức Kệ Chuông Đại Hồng Chung tại Tu Viện Quảng Đức, Văn chung thinh phiền não khinh, Trí huệ trưởng, Bồ đề sanh, Ly địa ngục, xuất hỏa khanh, Nguyện thành Phật, độ chúng sanh (0). Nghe chuông, phiền não nhẹ lâng lâng Bồ đề thêm lớn, Tuệ sáng ngần Xa rời Địa-ngục, qua hầm lửa Nguyện thành như Phật, độ chúng sanh. (0).
28/04/2016(Xem: 20302)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/04/2016(Xem: 10404)
Trọng tâm của bài viết nầy nhằm tìm nguyên nhân tại sao người Phật tử bị cải đạo và đề nghị phương pháp ngăn ngừa, chứ không phải là so sánh giữa hai tôn giáo. Tuy vậy, để có thể biết được nguyên nhân, nên một số tín điều và cách sống đạo, của tôn giáo, không thể không đề cập đến. Mong độc giả xem đó như là vài dẫn khởi cho việc truy tìm nguyên nhân Phật tử bị cải đạo và đề nghị giải pháp. Dẫu theo lối tiếp cận nào, chúng tôi vẫn dựa trên những chứng tích lịch sử để luận bàn, chứ không bao giờ đề cập những điều vô căn cứ. Một tôn giáo (hay một học thuyết) muốn đứng vững với thời và không gian thì tôn giáo ấy phải có ba tiêu chí cốt yếu: Nhân bản, Khoa học và Thực dụng.
23/04/2016(Xem: 6406)
Hàng ngày tôi có thói quen ngồi tọa thiền và sau đó đi kinh hành. Địa điểm đi kinh hành tuyệt vời và may mắn nhất tôi có được là công viên Nghĩa Đô gần nhà. Ngày thực hành 2 lần, sáng sớm và buổi tối. Thật tuyệt vời vô cùng.
23/04/2016(Xem: 13371)
Có một vị Phật tử rất thuần thành, mỗi ngày đều hái hoa trong vườn nhà mình mang đến chùa dâng cúng Phật. Một hôm khi cô đang mang hoa tươi đến cúng Phật, tình cờ gặp thiền sư từ giảng đường đi ra. Thiền sư hoan hỷ nói:
23/04/2016(Xem: 8131)
Bình bát cơm ngàn nhà Thân chơi muôn dặm xa Mắt xanh xem người thế Mây trắng hỏi đường qua
22/04/2016(Xem: 11341)
Jimmy Phạm thừa nhận anh từng cảm thấy xấu hổ với nguồn gốc Việt của mình, và luôn khẳng định mình là người Úc khi ai đó hỏi anh đến từ đâu. Nhưng giờ đây, mặc cảm ấy biến mất, nhường chỗ cho sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp xã hội Koto, nơi đổi thay cuộc đời hơn 1000 trẻ bụi đời Việt Nam.
18/04/2016(Xem: 6148)
Đức Phật dạy chúng ta trí tuệ và yêu thương. Học là một chuyện còn ứng dụng lại là một chuyện khác. Có khi chúng ta đọc làu làu kinh Phật nhưng thực hành chưa được là bao. Chuyện là chúng tôi có Vườn Yêu Thương. Triết lý cũng rất giản đơn và do thầy Hùng - người lập ra công ty sách Thái Hà của chúng tôi đưa ra: “Chút điều xấu cùng ngăn cùng giữ. Chút điều lành cùng thử cùng làm”.
16/04/2016(Xem: 8266)
Rohith Vemula không bao giờ có thể thoát ra khỏi những sự trói buộc của nhóm “sinh đẻ hạ cấp" của mình. Anh đã là một "Dalit" - một thuật ngữ dịch nôm na là giới "bị đổ vỡ, hư hỏng vứt đi" - một nhóm của những tầng lớp thấp nhất được gọi là "Hạ tiện". Những điều ghi chép trong nhật ký cá nhân và các cuộc phỏng vấn với bạn bè của anh ta đã mở ra cho thấy một cuộc sống đầy ngập những khó khăn của việc lớn lên trong sự nghèo khó, và những phấn đấu với một xã hội mà, đối với anh, dường như chống lại sự tiến bộ của một sinh viên như anh. Cái đòn sau cùng làm anh gục ngã là khi trường đại học Hyderabad Central University thu hồi lại học bổng rất khó khăn mới đạt được của anh sau khi có một nhóm những sinh viên khác, phần lớn thuộc đẳng cấp cao, báo cáo là anh đang tham dự trong những hoạt động "phản quốc" - - như trường hợp, biểu tình phản đối việc xử tử hình một tên khủng bố mà anh đã tin là bị xử oan .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]