Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp Kalachakra tại Tây Ban Nha

19/01/201122:57(Xem: 9890)
Đức Đạt Lai Lạt Ma truyền pháp Kalachakra tại Tây Ban Nha


ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
TRUYỀN DẠY PHÁP MẬT TÔNG KALACHAKRA
TẠI TÂY BAN NHA

Thích Nguyên Tạng

Lời Ban Biên Tập: Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ chủ trì Pháp Hội Karachakra tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 07 năm 2011. Pháp hội bao gồm các nghi thức chuẩn bị, trì tụng cho hòa bình thế giới, quán đảnh Thời Luân và các nghi lễ thiết lập và hủy mạn-đà-la Thời Luân bằng cát. Đây là một Pháp hội 12 năm mới tổ chức 1 lần ở Hoa Kỳ, dưới sự chủ trì của Đức Đạt Lai Lạt Ma. Nhân dịp này, BBT TVHS xin giới thiệu hai bài viết về pháp hội này. Bài viết dưới đây của thầy thầy Thích Nguyên Tạng nói về pháp hội này diễn ra tại Tây Ban Nhavà một bài khác của thầy Thích Nguyên Hiền nói về pháp hội Karachkra tại Ấn Độ.

dalai-lama-01012312Vào trung tuần tháng 12 (từ ngày 11 đến 19/12) năm 1994, tại sân vận động Olympic, thuộc bang Barcelona, nước Tây Ban Nha, đã diễn ra tuần lễ thuyết Pháp và truyền Pháp Mật Tông KALACHAKRA theo truyền thống của Phật giáo Tây Tạng, do Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chủ trì. Trong dịp này đã có trên 3000 Tăng Ni và Phật tử tại gia trên khắp các nước thuộc châu Âu và châu Mỹ về dự. Sau đây là bài viết tóm tắt nội dung bài pháp thoại đầu tiên của Đức Đạt Lai Lạt Ma giới thiệu về mật tông Kalachakra cho khóa tu này.

Kalachakra là một cách luyện thiền định của Phật giáo và được liệt vào hàng cao nhất trong cách luyện về mật giáo Yoga. Theo lịch sử của Mật giáo, một năm sau khi Đức thích Ca Mâu Ni thành đạo, Ngài được vua Da Wa Zang Po của vương quốc Shambhala (một lãnh thổ được mô tả nằm cạnh sông Tarim thuộc trung tâm Á châu) thỉnh cầu Ngài chỉ dạy bộ môn mật tông Kalachakra. Thật vậy, chính Đức Phật đã tuyên bố như vậy trong một buổi thiền định thần tính Kalachakra được hình thành tại miền Nam Ấn Độ. Nơi đây Ngài đã truyền toàn bộ bí quyết và diễn thuyết về bộ môn Mật Tông này. Cũng trong thời gian đó tại núi Linh Thứu (Grohrarakùta) Ngài giảng về Kinh Đại Bát Nhã Ba La Mật Đa (Mahaprajnaparamita sutra). Hoàng đế cũng đặc biệt thân chinh từ kinh đô của Ngài từ miền Bắc Kashmir để tiếp nhận những giáo huấn này và ghi nhớ rõ ràng trước khi Ngài đem đạo lý trở về vương quốc Shambhala. Tại nơi đây Ngài cho kiến trúc một tòa cung điện Mandala ba chiều khổng lồ và Ngài liên tục tinh tấn thiền định theo Mật Tông, và Ngài phổ biến cách tập luyện cho toàn dân trong vương quốc của Ngài.

Theo truyền thống của Mật Tông Kalachakra đầu tiên được truyền liên tục qua bảy vị hoàng đế của vương quốc Shambhala, rồi kế đến hai mươi lăm vị danh sư. Những vị danh sư này được giao phó truyền bá rộng rãi cách luyện tập Mật Tông càng phổ biến càng tốt. Đúng vào thời điểm mà vị danh sư thứ mười hai làm truyền nhân, thì Mật Tông Kalachakra được truyền từ Shambhala sang Ấn Độ. Sự kiện này xảy ra nhờ sự viếng thăm của hai thương gia người Ấn, sau khi họ đã học hỏi được, vội truyền bá nó vào nước của họ. Về sau chính nhờ sự nỗ lực thành công của hai mươi lăm vị thông dịch viên mà Pháp Môn Thiền Định Vô Thượng này đã được truyền bá từ Ấn Độ sang Tây Tạng. Vào khoảng thế kỷ thứ VIII, thời đại của Bu-Ton, sự tu tập đã trở nên thịnh hành một cách phổ biến tại nơi đây.

Trong bộ Bách Khoa Toàn Thư của sư tổ Bu-Ton có viết rõ những điều chú thích rộng rãi nhất của Mật Tông Kalachakra và thông qua môn đệ của Ngài là Cho-Kyi Pal-Wa và kế tiếp là Je Tzong-Ka-Pa. Sau khi lĩnh hội những gì đã được truyền thụ, Je Tzong-Ka-Pa bắt đầu ẩn dật và tinh tấn thiền định, Ngài đã đạt tới mức cao nhất của sáu bậc năng lực. Kết quả của sự ẩn dật đã đem đến cho Ngài một thành công lớn. Về sau Je Tzong-Ka-Pa truyền xuống cho đệ tử của ngài là Ka-Drub Je, từ đó về sau sợi dây truyền và thụ không đứt khoảng, được tiếp nối từ đời này sang đời khác của các bậc danh sư bất khả tư nghì của Tây Tạng, và được sự tiếp nhận bằng thần thức của đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 qua người thầy của mình là Ngài Kyabje Yongdzin Ling Rinpoche, là vị thứ chín mươi bảy được thừa tự ngôi vị của ngài Je Tzong-Ka-Pa. Sợi dây liên kết không bị gián đoạn của Mật Giáo Kalachakra được truyền đến ngày hôm nay quả là một ý nghĩa phi thường.

Cũng như Je Tzong-Ka-Pa và Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ năm vẫn thường nhấn mạnh, điều quan trọng trước khi bước vào sự tập luyện Đại thừa Mật Tông là phải có căn bản vững chắc về nền tảng phổ thông của Đại thừa, là sự đoạn tuyệt và phát Bồ Đề tâm, cùng sự thấu triệt Pháp khổ hạnh. Thiếu những yếu tố kể trên hành giả không thể tiếp nhận chắc chắn những kinh nghiệm cụ thể về các sự tập luyện của Mật Giáo (Tantric). Tuy nhiên, việc thiết yếu nhất là sự phát tâm của hành giả nhằm tiếp nhận sự truyền pháp Mật tông. Một số người hy vọng được sự gia bị để tránh khỏi những tai ách, bệnh tật và những trắc trở trong cuộc đời họ. Một số khác đeo đuổi với mục đích là muốn được tái sinh (Rebirth) trong một đời sống sung sướng hơn. Cũng có một số người mong muốn rằng chính họ sẽ đạt được tái sanh để tiếp tục tu học. Vì thế muốn tiếp nhận đầy đủ sự điểm đạo (Initiation) tinh khiết, hành giả phải từ bỏ những ước vọng ở trên, vì chúng chẳng qua là những ước vọng ích kỷ. Hành giả phải đến nơi truyền giới với một thái độ mong muốn đạt được sự giác ngộ càng sớm càng tốt qua sự tu luyện Mật Tông trong một khuôn khổ với khả năng mang hạnh phúc cao cả đến cho chúng sanh.

Có tất cả ba cấp để tập luyện Mật Tông, dựa theo đó là Nội công, Ngoại Công và Kalachakra. Ngoại công gồm có: ngành thiên văn học, chiêm tinh học và toán học. Nội công gồm có các cách dạy liên quan đến sự cấu trúc thân thể con người và luôn cả hệ thống năng lực và phương cách khác của Kalachakra là học hỏi và luyện tập thiền định theo vị thần Kalachakra thật sự và cung điện tròn Mandala của người đang ngự ở trên. Cung điện Mandala thường được vẽ bằng bột màu, có lúc được đắp thành mô hình bằng bột và dùng sơn hoặc bột cát muôn màu để vẽ cung điện Mandala.

Sự hiện hữu của cung điện Mandala rất quan trọng trong thời gian và phạm vi truyền pháp. Vì nó là mục tiêu để cho các hành giả quán tưởng và vị Giáo chủ Mật Tông phải đích thân diễn thuyết buổi truyền Pháp. Vị thần thiền định Kalachakra có bốn mặt, hai mươi lăm cánh tay và bốn chân. Khuôn mặt chính của ngài là màu xanh dương, hằn lên nét phẫn nộ và nhe nanh. Khuôn mặt phải màu đỏ, khuôn mặt trái màu trắng và khuôn mặt phía sau là màu vàng, mỗi khuôn mặt có ba mắt. Tám cánh tay bên dưới màu xanh dương, nhóm tay ở giữa màu đỏ và nhóm tay trên cùng là màu trắng. Toàn thân của Ngài màu xanh dương, chân phải màu đỏ, chân trái màu trắng, ngài ôm choàng một người vợ màu vàng với bốn mặt và tám tay.

Buổi lễ truyền pháp Kalachakra kéo dài ba ngày. Ngày đầu tiên chuẩn bị cho nghi thức, trong suốt khoảng thời gian này dùng để giải thích những điều cần làm trước khi tập luyện Mật Tông. Đoạn Trừ là cách giác ngộ của bồ đề tâm và phải hiểu đúng nghĩa của vô tri. Trong suốt ngày đầu tiên tất cả Phật tử chưa được phép bước vào Mandala. Trong thời gian chuẩn bị nghi lễ, một người đại diện cho toàn thể các môn sinh, sẽ tung đũa trên một cái khay đặc biệt, nếu chiếc đũa rơi khỏi khay ba lần, toàn bộ đệ tử sẽ không được truyền pháp vào lúc đó.

Buổi truyền pháp thứ nhì và ngày kế tiếp là lễ truyền pháp chánh thức. Gồm có tất cả bảy phần. Được bắt đầu khi toàn bộ đệ tử được phép vào cung điện Mandala xuyên qua vị thần Kalachakra và sự hiện hữu của vị thần nữ. Lúc đó hành giả là đứa trẻ ra đời trong cung điện Kalachakra, vị Lạt Ma nâng niu mình như một người mẹ, sẽ chuẩn bị cho sự tỉnh thức chín mùi của mình. Đầu tiên nước sẽ được chú nguyện và chúng ta sẽ được tắm rửa như tắm rửa cho trẻ sơ sinh. Việc thứ hai là chú nguyện cho các vật trang sức trên đầu, gieo những hạt giống vô giòng trí tuệ của chúng ta để phát triển hiển lộ hào quang của Đức Phật, nghi lễ này giống như lần đầu tiên cạo tóc cho hài nhi. Việc thứ ba là chú nguyện vào khăn bịt mắt, việc này giống như gieo hạt giống cho vùng hào quang trên đầu, và cũng giống như xâu tai và đeo nữ trang lần đầu tiên cho hài nhi. Việc thứ tư là chú nguyện trong chuông và sau đó sẽ phát Phật ngôn (Buddha's speech). Tiếng chuông ngân giống như những lời bập bẹ đầu tiên của trẻ. Việc thứ năm là truyền thụ bằng hành động, ủy thác cho hành giả những gì cần thiết để tự luyện tập. Nếu chỉ vài môn đệ thì lúc này mọi người sẽ được trang phục với y phục bằng xương, cầm đinh ba, nếu không có thì họ phải tưởng tượng là đang cầm vật đó. Vào lúc này giống như đứa trẻ bắt đầu chập chững hành động. Việc thứ sáu, trong số các việc truyền thụ là chọn mật danh, trong thời gian này hành giả sẽ nhận tên của một trong số năm vị Phật thiền định. Giống như tên gọi của một hài nhi, hành giả sẽ đạt được sự giác ngộ nhân danh một vị Phật làm phương tiện. Việc cuối cùng là phép truyền thụ gồm hai phần: lễ truyền thụ chính thức và nghi thức liên quan đến buổi lễ, việc này giống như bài vỡ lòng tập đọc của thiếu nhi.

Mặc dù không cần hiểu rõ hết toàn bộ những chi tiết trong ba ngày lễ, tuy nhiên hành giả phải có nền tảng vững chắc về phép quán tưởng và sự phát tâm dũng mãnh, thì chắc chắn hành giả sẽ tiếp nhận được toàn bộ sự gia truyền của Mật Tông Kalachakra.

Theo MANDALA Newsletter, 02/1995

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2012(Xem: 6559)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11146)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11108)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6267)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8161)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 7073)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6457)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7824)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7578)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9264)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]