Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trẻ không nhà

15/01/201112:36(Xem: 5945)
Trẻ không nhà



lotus_3
TRẺ KHÔNG NHÀ

Minh Mẫn

Còn mấy hôm nữa là 30 tết; Mọi người tất bật, nhà nhà chộn rộn, quét dọn, sắm sửa. Từ Thành phố đến thôn quê, xe cộ nhộn nhịp như mắc cửi. Anh chị em nhà nó, mỗi đứa một nơi, nét mặt vẫn hồn nhiên vô tư cứ như lúc còn ở chung nhà với bố mẹ.

Từ lúc bố mẹ đi làm ăn xa, gửi chúng ở lại với gia đình người chú, một cơ ngơi khá đồ sộ, gia sản đó, có một phần của bố mẹ chúng đóng góp xây dựng.Hàng tháng, từ đất khách quê người, bố mẹ vẫn gửi tiền về nuôi bốn đứa chúng nó. Anh em nhà chú nhà bác vẫn thuận hòa vui vẽ, đầm ấm, những gia đình chung quanh nhìn thấy mà ngấm ngầm tỵ hiềm. Gia sản ngày một phát đạt, nhà chú nó cứ muốn tậu thêm nhiều đoàn xe chạy Bắc Nam, muốn có thểm cổ phần đầu tư địa ốc, muốn có nhà máy chế biến nông sản xuất khẩu. Chú chúng nó giao thiệp rộng, quen biết nhiều, vì thế một số đại gia, quan chức đều dành một phần hợp tác kinh doanh cho ông ta.

Trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, việc làm ăn khựng lại, thu nhập ít hơn, vốn hợp tác đầu tư cần thêm, để công ty thoát cơn khủng hoảng, một cổ phần trong công ty gợi ý chú chúng nó kêu gọi bố mẹ chúng rót thêm tiền với lý do phát triển cơ ngơi cho tương lai chúng nó. Bố mẹ chúng tuy sống xứ người, nhưng đâu phải nhà máy in bạc hay giám đốc ngân hàng. Hàng ngày bố đưa công nhân đi cắt cỏ thuê, mẹ chạy hàng cho các shop ở China Town. Tiền thuê nhà, tiền thuế má, bảo hiểm xã hội và đủ mọi thứ, phải ăn nhín nhịn thèm để có dư, gửi về nuôi con ở lại ăn học.Từ khi ông bà nội mất, bố và chú nó đùm bọc thương yêu nhau. Bố mẹ chúng nuôi lớn chú nó, cho chú nó có thêm con chữ, dựng vợ gả chồng cho đến lúc chú thím nó ăn nên làm ra. Cha mẹ chúng vượt biên, gửi lại bốn con; chú thím nghĩ tình ruột thịt, mang ơn ông anh, lại thêm nuôi chứa bốn đứa cháu như giam giữ bốn con tin, làm sao anh chị không gửi tiền về đều đặn nuôi nấng; vì vậy chú thím đối xử anh em nhà nó như khách quý trong nhà.Đám con nhà chú cũng trọng nể, thân thiết chúng như anh em ruột. Chú em ở quê nhà cứ tưởng bố mẹ chúng sung sướng tiền dư của để, lúc thì gợi ý xây thêm nhà cửa cho mỗi đứa, khi thì đề nghị giúp vốn trả nợ, mai đám giỗ ba, mốt xây mộ mẹ, mỗi lần nghe chú thím điện qua là bố mẹ chúng nhót ruột, chuẩn bị vểnh tai nghe kể lể xin xỏ… yêu cầu bị từ khước, chú thím nó đâm ra hận thù bất mãn. Bạn bè làm ăn đốc vào xúi ra; để làm áp lực với bố mẹ chúng, một hôm, chú nó dồn chúng ở chung một căn phòng trên lầu mà trước kia mỗi đứa một chỗ riêng, viện cớ kinh tế khó khăn, cần có phòng cho thuê hoặc phát triển thương vụ. Bắt đầu hạn chế tiêu xài điện nước, bắt chúng nó tự túc gạo cơm. Ngôi nhà bề thế nhất thị trấn, từng là đại gia đình đầm ấm hạnh phúc nhất, giờ đây đã có hai nhà bếp, hai lối sinh hoạt cách biệt. Chúng nó đi về, đều qua ngả thang lầu cập mé vách bên ngoài. Không khí trở nên im ắng khác thường. Mấy đứa con chú nó cũng lạnh nhạt với chúng. Chúng không được xuống nhà dưới để trò chuyện tâm sự với bầy em con nhà chú như trước.

- Tại sao vợ chồng mầy không dám tống khứ chúng đi; nó ỷ bố mẹ nó là Việt kiều, rót tiền về hàng tháng nên chúng bất cần chúng mầy, không thèm hạ mình năn nỉ xin xỏ…Những ông bà xóm giềng đâm vào thọc ra. Họ ghét loại Việt kiều keo kiệt, không hề biết giao hảo quà cáp với những người quanh nhà. Mỗi khi có người về thăm quê, bố mẹ chúng gửi một ít quà về cho chú thím nó, chòm xóm nghe được, bu lại tò mò thăm hỏi, tuyệt nhiên bao năm nay, họ thất vọng cái ông bà Việt kiều chỉ biết có con em họ mà không biết nghĩ đến tình làng nghĩa xóm, tối đèn tắt lửa đều nhờ vả lẫn nhau, mới qua Mỹ mấy năm mà đã ảnh hưởng tính thực dụng kiểu Mỹ, ai ăn nấy trả… Lời ra tiếng vào, chú thím nhà nó nghe cũng bùi tai, mỗi ngày một gay gắt với bốn đứa cháu.

Từ ngày chúng bị cách ly, bố mẹ không gửi tiền qua chú em mà trực tiếp đến bọn nhóc, càng tạo thêm phẩn uất nhà họ chú.
- Ông thấy không, nuôi ong tay áo, vợ chồng mình được lợi gì mà phải è cổ ra đùm bọc chúng nó; người ngoài còn biết lo cho mình, góp ý cho mình chuyện phải chuyện quấy, bố mẹ chúng nó cứ xem mình như nhà giữ trẻ, mỗi tháng thí vài đồng như thế là xong ư! mình đâu cần những đồng tiền lẻ như thế! bằng mọi giá, ông phải tẩn xuất chúng đi cho khuất mắt, bác Tư góp ý như thế là đúng. Bà vợ cứ lải nhải cằn nhằn làm chú nó càng thêm cương quyết.
*
* *
Một buổi sáng, đứa con cả của chú nó, không lớn hơn anh em chúng, mời chúng nó xuống sân, dõng dạc tuyên bố: Chúng mầy, dòng dỏi ăn cháo đá bát, phải cút ngay khỏi nhà tao.Bố mẹ tao không chứa chúng mầy, kỳ hạn một tuần, chúng tao không muốn thấy mặt chúng mầy nữa. Anh em chúng nó im lặng, không hiểu nguyên nhân nào mà chú thím thay đổi thái độ nhanh thế. Những thằng em con nhà chú, từng ngọt ngào thân thiện, được chúng nó giúp đỡ về kỷ thuật vi tính, học hỏi lịch sử và đạo đức dân tộc mà sách giáo khoa không đề cập hết, giờ đây đối xử với chúng nó như kẻ thù xa lạ.Hơn một tuần trôi qua, anh em chúng nó chưa biết phải đi đâu, bố mẹ chúng bảo cứ việc ở đó, thong thả giải quyết, vì mình không phải ăn nhờ ở bám. Cơn mưa đầu mùa như trút cơn giận, vườn tược ngả đổ cây cối, bầu trời xám xịt như vừa quét một lớp sơn màu gam tối, anh em chúng ngồi dồn vào một góc, tránh cơn thịnh nộ của những đứa em con chú đang hùng hổ ném đồ của anh em chúng nó xuống sân, mắng chửi tục tĩu vào mặt chúng nó: - Mặt mo chúng mầy lì lợm, muốn chiếm gia sản nầy ư?không dễ đâu, bà con xóm làng không ai ưa chúng mầy thì làm sao bố mẹ tao chấp nhận chúng mầy…một thằng nhảy vào nắm tay lôi anh em chúng nó như muốn hành hung thách đố, đứa khác lại can ngăn, nhưng bọn chúng cũng tặng được một quả thu lôi vào mặt thằng em chúng nó. Chúng đập vỡ đồ đạt, nồi niêu soong chảo bẹp dúm, điện nước tắt nguồn, chúng mở toang cửa cho mưa tạt vào đầy phòng. Thế mà anh em chúng nó ngồi co ro không phản ứng, không buồn phiền như kẻ vô sự.

Một tuần trôi qua, chú thím nó không nghe sự phản ứng từ bên kia đại dương, không ai hậu thuẩn yểm trợ anh em bọn chúng, nhưng cũng chẳng biết phải xử lý thế nào trước thái độ an nhiên tọa thị của bọn trẻ lạ lùng như thế. Ông Tư lối xóm theo dỏi kỷ cuộc xô xát đơn phương không kết quả, bèn mời chú thím nó qua nhà bàn mưu tính kế.

- Dẫu cho bố mẹ chúng nó bỏ vào đây bạc tỷ, cũng là nhà của anh chị, tài sản của con cái anh chị, chúng nó phải ra đi tay không vì không có giấy tờ chứng minh sở hữu chủ bất động sản. Chúng ở càng lâu thì anh chị càng khó giải quyết, nếu nể tình ruột thịt không mạnh tay, hãy để bà con chúng tôi giúp đỡ, chi phí đó anh chị phải chịu, có đáng là bao so với tài sản của anh chị và sự phiền phức đang bủa vây gia đình anh chị, nếu ông bà không nghe tui thì hậu quả thế nào, đừng cầu cứu bọn tui.

Vừa mệt mỏi, vừa bị chòm xóm làm áp lực tâm lý, lỡ phóng lao phải theo lao. Chú thím chúng nó giao phó giải quyết nội bộ cho ông Tư. Một số bà con ở xa hay chuyện, tỏ ra bất mãn chú thím chúng nó, nhưng chú nó tự nhủ: bán bà con xa mua láng giềng gần.
*
* *
Gà vừa gáy canh tư, tiếng chó đầu xóm vang dậy, trời vẫn còn lất phất mưa bụi; dưới ánh sáng vàng vọt của ngọn đèn ngoài sân, anh em chúng nó nhìn xuống, thấy đông người lao nhao, tay dao tay gậy đang chờ lệnh tấn công.
*
* *
Nhà ông Sáu tuy chật hẹp, nhưng anh em chúng nó vẫn vui vẻ sống tạm. Bà Sáu nói với chồng, người ta bị hất hủi, cùng đồng bào ruột thịt sao mình không biết thương nhau. Nâng đỡ kẻ hoạn nạn là đạo lý của dân tộc, mình không vì bố mẹ chúng là Việt kiều mà vì chúng là lũ trẻ vô tội, ngoan hiền mà trẻ con ngày nay ít được như thế. Tiếng gõ cửa dồn dập, tuy chưa đến 8 giờ tối mà thị trấn lặng chìm vào bóng đêm, lâu lắm, nhà ông Sáu chưa bị ai làm phiền về đêm như thế. Bà Sáu rón rén mở cửa: Chào anh Tư, đi đâu mà đêm hôm thế nầy.? – Tôi báo cho anh chị biết, chứa chấp lũ trẻ nầy có nghĩa là bỉ mặt chúng tôi, nhất là chú thím nó. Ruột thịt chúng nó không chứa, anh chị phải biết lý do thế nào rồi, anh chị có dụng ý nào mà chứa chúng nó.Chúng nó cư trú không hợp pháp, anh chị biết chứ!Nếu xẩy ra chuyện bất trắc nào, anh chị chịu trách nhiệm trước pháp luật.Để chúng ở đây có ngày chúng cướp nhà anh chị. Chị Sáu đáp:– Nhưng đêm hôm mưa gió thế nầy, đuổi chúng nó đi đâu, phải cho chúng nó thời gian để tìm chỗ, giải quyết có tình có lý chứ sao lại khăng khăng như vậy?-Ông Tư cứng rắn bảo: -tôi báo cho anh chị biết, không quá ba ngày, chúng tôi không muốn thấy chúng nó ở trong thị trấn nầy.
*
* *
Anh em chúng nó đáp chuyến xe sớm về vùng kinh tế mới, người quen mà ngày xưa có lần bố mẹ đưa đến giới thiệu.Khu đất rộng thoáng, lúp xúp những cây khoai mì, những luống khoai lang vàng vọt lá giữa rừng hoang nắng hóc, thế mà anh em chúng cảm thấy sung sướng như uống được ngụm nước mát giữa trưa hè. Căn nhà tranh nằm giữa khu đất trống, xa xa là cánh rừng chưa khai phá. Tiếng chim và cây lá xào xạc gió như xua tan mọi biến cố vừa qua. Cảnh trí tĩnh lặng quá, anh em chúng nó đi lại, nói năng khẽ khàng như sợ làm giao động không gian. Chúng mót củi ngoài rừng về đun nồi khoai mì. Ông chủ nhà ra chợ, cách nhà hơn 2km mua ít đồ cần dùng về cúng giao thừa. Vợ và con ông mất hơn hai năm sau khi bị sốt rét rừng; anh em chúng nó về tạm cư cũng là lúc ông cảm nhận được sự ấm cúng của năm cùng tháng tận, ông vui lắm, nhiệt tình giúp đỡ nhưng nhà chẳng có gì đáng để đãi khách.Phố chợ nhộn nhịp đã mang sinh khí tết về sớm hơn; người người tay quà, tay bánh chuẩn bị sắc màu cho ba ngày Xuân. Riêng ông, cảm thấy tủi thân, đơn độc khi cầm nhánh hoa và bịch muối lạc lỏng giữa chợ đời bon chen khoe sắc; nhưng chắc chắn ông sẽ vui hơn khi dang tay giúp đỡ những mãnh đời cơ nhỡ như anh em chúng nó.

Trời bắt đầu tắt nắng, ông vừa về tới, con chó cỏ chạy ra ríu rít mừng. Anh em chúng nó dọn khoai lên tấm gỗ kê bốn cục gạch làm bàn, để trước sân nhà. Trên bàn Thiên bắt đầu vờn khói từ cây nhang bổi. Ông và anh em chúng ngồi nhìn bầu trời đen nhấp nháy sao. Chúng kể cho ông nghe sự cố vừa qua, ông chép miệng: sao ruột thịt đối xử với nhau tàn tệ thế, họ chưa đến nỗi đói nghèo mà!

*
* *
Chú thím và bầy em con chú làm tiệc ăn mừng, tạ ơn ông Tư, nhưng bà con lối xóm hiểu chuyện lại nhìn họ bằng cặp mắt lạnh lùng mất thiện cảm. Gặp mặt nhau họ thường lãng tránh, không vồn vả chào hỏi như xưa. Họ không giàu bằng chú thím nó nhưng họ kinh tởm sự giàu sang như thế. Thiên hạ bàn tán xôn xao về việc chiếm của đuổi ruột thịt. Ông Tư phân trần: Đó là chuyện nội bộ gia đình của ông bà ấy, chúng tôi chỉ giúp đỡ vì tình làng nghĩa xóm để ổn định địa phương đón Xuân được bình an thôi.

Nhạc Xuân rộn rã khắp nơi; gia đình đã thắp nhan trước bàn thờ tổ tiên, chú của chúng nó cảm thấy hổ thẹn khi đứng trước vong ảnh của ông bà nội bầy trẻ; ông vừa cắm cây nhang,lâm râm tạ tội: Bố mẹ hiểu cho con, không phải con muốn những đứa cháu của bố mẹ và anh em của con phải chia lìa cốt nhục, do bước đầu vụng tính vì tự ái, bị kẻ ngoài xúi dục. Con đâu nghĩ sự thể đưa đến hậu quả đoạn tình máu mủ như thế; gia tộc ta ngàn đời trên dưới một lòng, chưa bao giờ xâu xé nhau, giờ đây con không còn mặt mũi nào nhìn bà con, ngay cả người dưng cũng kinh tởm biếm nhẽ. Nơi cao thiêng, cha mẹ tha thứ cho con…
*
* *
Lời chúc Xuân đón giao thừa của lãnh đạo nhà nước vang vọng từ chiếc TV, lấn át cả tiếng khấn của ông ta. Gia Đình cứ ngỡ ông đang cáo tế Thổ địa về sự thành công vừa rồi để gom lại tài sản về một mối. Bây giờ ông ta mới cảm nhận được nỗi trơ trọi mất mát lớn hơn cái sợ mất mát về tài sản. Cơ ngơi mênh mông đã vắng tiếng cười. Xuân năm nay, gia đình không rộn ràng đông đảo như những năm qua. Bốn đứa cháu có được mùa Xuân hạnh phúc như xưa? Chả lẽ người dưng lại tốt bụng chứa chúng nó trong những giờ phút giao hòa của đất trời!!!

Bên ngoài, một con chim lẻ loi kêu sương giữa vòm trời đen tối, vừa bay qua.

MINH MẪN
06/01/10
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2021(Xem: 4535)
Myanmar, đất nước chùa tháp, đang khổ đau. Hưởng ứng lời hiệu triệu kêu gọi của chư tôn tịnh đức tăng già Phật giáo “vì dân, do dân và của dân”, hàng triệu người dân trong mọi tầng lớp đã đổ ra đường phố ở các thị trấn và thành phố trên khắp đất nước Phật giáo Myanmar để phản đối cuộc đảo chính của chế độ độc tài quân sự Myanmar, đã lật đổ Chính phủ dân cử của nhà vô địch dân chủ kỳ cựu, nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD) vào ngày 1 tháng 2 vừa qua.
25/02/2021(Xem: 7354)
Phần này bàn về cụm danh từ "khoa học" trong tiếng Việt từ thời bình minh của chữ quốc ngữ đến nay. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là cuốn "The Emergence of the Modern Sino-Japnese Lexicon – Seven Studies" (chủ biên/dịch giả Joshua A. Fogel – NXB Brill – Leiden/London 2015), và bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
25/02/2021(Xem: 4762)
Vào hôm thứ ba, ngày 16 tháng 2 vừa qua, Đoàn thể Phật giáo Myanmar đã Tuần hành phản kháng chế độ độc tài quân sự Myanmar, tham gia chiến dịch chấm dứt chế độ độc tài quân sự Myanmar dưới sự cai trị hung hãn của các tướng lĩnh quân đội, và trả tự do cho các nhà lãnh đạo bị giam giữ của Chính phủ dân cử bị lật đổ, bao gồm cả nữ cư sĩ Phật tử Aung San Suu Kyi, Cố vấn nhà nước Myanmar, Chủ tịch và Tổng Bí thư Đảng Liên minh Quốc gia vì Dân chủ (NLD).
23/02/2021(Xem: 4870)
Ngày càng có thêm nhiều bằng chứng về việc xây dựng Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc (PLA) và các cơ sở dân sự ở các khu vực khác ngoài Ladakh, một khu vực ở bang Jammu và Kashmir của Ấn Độ. Nó kéo dài từ Siachen Glacier trong phạm vi Karakoram đến Himalaya ở phía nam và có người gốc các dân tộc Ấn-Arya và Tây Tạng, chẳng hạn như dọc theo biên giới tranh chấp ở Vương quốc Phật giáo Bhutan và Arunachal Pradesh, một trong hai mươi chín bang của Ấn Độ.
23/02/2021(Xem: 5292)
Phật Giáo Việt Nam kể từ khi lập quốc (970) đến nay đã đóng góp rất lớn cho nền Văn Học Việt Nam qua các triều đại Đinh, Lê, Lý, Trần..v..v.. nhưng không có một Quốc Sử Việt Nam nào ghi nhận cả, điều đó thật là đau buồn, mặc dù Phật Giáo Việt Nam thời bấy giờ và cho đến bây giờ không cần ai quan tâm đến. Phật Giáo Việt Nam nếu như không có công gì với núi sông thì đâu được vua Đinh Tiên Hoàng phong Thiền sư Ngô Chân Lưu đến chức Khuông Việt Thái Sư và chức Tăng Thống Phật Giáo Việt Nam vào năm Thái Bình thứ 2 (971). Cho đến các Thiền sư như Pháp Thuận, Vạn Hạnh,v..v.... đều là những bậc long tượng trong trụ cột quốc gia của thời bấy giờ, thế mà cũng không thấy một Quốc Sử Việt Nam nào ghi lại đậm nét những vết son cao quý của họ.
23/02/2021(Xem: 10256)
Văn học thời Trần là giai đoạn văn học Việt Nam trong thời kỳ lịch sử của nhà Trần (1225 – 1400). Văn học thời Trần tiếp tục và có nhiều bước tiến bộ rõ rệt hơn so với văn học thời Lý (1010 – 1225). Văn học thời Trần chịu ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo. Tư tưởng Phật giáo chủ yếu trong văn học thời Trần là tư tưởng thiền học.
23/02/2021(Xem: 9007)
Trong nội dung của ấn bản lần thứ hai của quyển “Tư tưởng Phật giáo trong Văn học thời Lý”, chúng tôi vẫn giữ những điểm chính quan trọng của ấn bản lần thứ nhất. Tuy nhiên, chúng tôi đã sửa chữa và bổ sung một vài nơi. Chúng tôi đánh giá cao sự góp ý và phê bình của: GS Lưu Khôn (Cựu GS tại trường ĐHVK Saigon và Cần Thơ), GS Khiếu Đức Long (Cựu GS tại ĐH Vạn Hạnh), Ô. Nguyễn Kim Quang (Cựu học sinh Lycée Petrus Ký 1953-1960), cố Kỹ Sư Nguyễn Thành Danh (Vancouver, Canada). Trong khi viết quyển sách này lần thứ nhất vào năm 1995, chúng tôi đã được sự giúp đỡ và góp ý của các thân hữu: cố Hoà Thượng Thích Nguyên Tịnh (Cựu Trú trì Chùa Thiền Tôn, Vancouver, Canada), cố GS Nguyễn Bình Tưởng (Cựu Hiệu Trưởng trường Trung Học Vĩnh Bình, và Cựu Giám Học trường Trung Học Nguyễn An Ninh, Saigon), chúng tôi chân thành cám ơn quý vị này.
20/02/2021(Xem: 6073)
Thơ tụng tranh chăn trâu của thiền sư Phổ Minh gồm tất cả mười bài thơ “tứ tuyệt” cho mười bức tranh chăn trâu với các đề mục sau đây: 1. Vị mục: chưa chăn 2. Sơ điều: mới chăn 3. Thọ chế: chịu phép 4. Hồi thủ: quay đầu 5. Tuần phục: thuần phục 6. Vô ngại: không vướng 7. Nhiệm vận: theo phận 8. Tương vong: cùng quên 9. Độc chiếu: soi riêng 10. Song mẫn: cùng vắng
20/02/2021(Xem: 8778)
Kinh Hoa Nghiêm được giải thích là kinh đầu tiên khi Phật đạt chánh đẵng chánh giác sau 49 ngày thiền định. Sau đó người giảng kinh Hoa Nghiêm cho chư thiên và bồ tát là giảng bằng thiền định tâm truyền tâm nên im lặng suốt 21 ngày. Kinh Hoa Nghiêm nói về Tâm. Kế đến Kinh Lăng Già Phật cũng giảng cho Ma vương và ma quỷ sống trong hang động ở đỉnh núi Lăng Già. Phật giảng bằng tâm truyền tâm ấn nên không có nói bằng lời và giảng về Thức vì Ma vương không còn uẩn sắc nữa mà chỉ còn là tâm thức. Kinh Lăng già là giảng về Duy Thức Luận. (bài viết của cư sĩ Phổ Tấn)
20/02/2021(Xem: 4968)
Washington: Theo báo cáo của The Economist, Trong nỗ lực mới nhất nhằm thắt chặt vòng vây Tây Tạng, Trung Cộng đang buộc người Tây Tạng ít quan tâm đến tôn giáo của họ hơn, và thể hiện nhiệt tình hơn đối với chế độ độc tài của Đảng Cộng sản Trung Quốc do Tập Cận Bình lãnh đạo tối cao. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã tăng cường nỗ lực phủ nhận vai trò của Đức Đạt Lai Lạt Ma ra khỏi đời sống tôn giáo của người dân Tây Tạng để xóa bỏ danh tính của họ. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã cưỡng chiếm Tây Tạng vào giữa thế kỷ 20 sau thập niên 1950, và kể từ đó đã kiểm soát khu vực cao nguyên tại Trung Quốc, Ấn Độ, Bhutan, Nepal, và Pakistan tại châu Á, ở phía bắc-đông của dãy Himalaya..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]