Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lầu Hoàng Hạc

14/01/201111:38(Xem: 9726)
Lầu Hoàng Hạc

tuyentapmungxuan

LẦUHOÀNG HẠC

HoangPhong

ThôiHiệu (704-754), người Biện Châu, huyện Khai Phong, nay là mộtthành phố lớn thuộc tỉnh Hà Nam. Thôi Hiệu đi chơi tỉnhVũ Xương, trèo lên lầu Hoàng Hạc tức cảnh đề thơ. Bàithơ viết theo thể thất ngôn, lấy tựa là Lầu Hoàng Hạc,dịch âm như sau :

hoang-hac-lau-04HoàngHạc Lâu

Tíchnhân dĩ thừa hoàng hạc khứ,
Thửđịa không dư Hoàng Hạc Lâu.
HoàngHạc nhất khứ bất phục phản,
Bạchvân thiên tái không du du.
Tìnhxuyên lịch lịch Hán Dương thụ,
Phươngthảo thê thê Anh Vũ châu.
Nhậtmộ hương quan hà xứ thị,
Yênba giang thượng sử nhân sầu.

ThôiHiệu (thế kỷ thứ 8)

Tạmdịch nghĩa như sau:

Ngườixưa đã cỡi hạc vàng bay xa,
Nơinày chỉ còn trơ lầu Hoàng Hạc,
Hoànghạc bay xa không trở lại,
Ngànnăm mây trắng vẫn trôi hoài.
Trờiquang nhìn thấy cả hàng cây ở tận bến Hán Dương.
Cỏthơm xanh rờn trên bãi sông Anh Vũ.
Chiềuxuống, chẳng biết quê nhà ở phương nao,
Khóisóng trên sông khiến cho ta buồn.

Đãtừng có không biết bao nhiêu thi nhân và những người yêuthơ cổ đã dịch bài thơ này, tôi chỉ xin chép ra đây mộtvài bài diễn nôm được nhiều người biết đến, chẳnghạn như của các cụ Tản Đà, Trần Trọng Kim, Khương HữuDụng.

GácHoàng Hạc

Hạcvàng ai cưỡi đi đâu ?
Màđây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ !
Hạcvàng đi mất từ xưa,
Nghìnnăm mây trắng bây giờ còn bay.
Hándương sông tạnh cây bày,
Bãixa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quêhương khuất bóng hoàng hôn,
Trênsông khói sóng cho buồn lòng ai ?

TảnĐà dịch

LầuHoàng Hạc

Ngườiđi cỡi hạc từ xưa,
Đấtnày Hoàng Hạc còn lưa một lầu,
Hạcvàng đi mất đã lâu,
Ngànnăm mây trắng một màu mênh mông.
HánDương cây bóng lòng sông,
Bãikia Anh vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiềuhôm lai láng lòng quê,
Khóibay sóng vỗ, ủ ê nỗi sầu.

TrầnTrọng Kim dịch

LầuHoàng Hạc

Aicưỡi hạc vàng đi mất hút,
Trơlầu Hoàng Hạc chốn này thôi!
Hạcvàng một đã đi, đi biệt ?
Mâytrắng ngàn năm bay chơi vơi.
Sôngtạnh Hán Dương cây sáng ửng,
Cỏthơm Anh Vũ bãi xanh ngời,
Hoànghôn về đó, quê đâu tá?
Khóisóng trên sông não dạ người.

KhươngHữu Dụng dịch.

Theotôi bản dịch của cụ Tản Đà hay nhất, nhiều thi tính vàít gượng ép. Quả thật khó mà dịch nổi cách đối ngữvà đối ý trong bài thơ của Thôi Hiệu. Bài thơ của ThôiHiệu có tám câu, ý và chữ đều đối nhau từng cặp haicâu và hai chữ. Kỹ thuật đạt đến mức tuyệt đỉnh. Nhạctính của bài thơ thật phong phú. Ông mô tả thật tài tìnhnhững rung động của ông trước thiên nhiên, và những rungđộng đó đã khơi động trong ông một mối hoài cảm sâuxa. Nhìn khói sóng trên sông khi trời chiều buông xuống ôngbỗng nhớ đến quê nhà, một nơi nào đó vạn dặm xa xôi.Trong khung cảnh trời nước bao la, ông cảm thấy mình lẻloi và cô đơn như chiếc tháp cổ đứng trơ vơ bên bờ nướcTrường giang để hoài nhớ một vị tiên đã ra đi hơn mộtngàn năm trước.

Tôiđã có ý định thử dịch bài thơ này xem sao, nhưng sau khiđọc bản diễn nôm của cụ Tản Đà liền bỏ ngay cái ýđịnh điên rồ đó. Cụ Tản đã cản lối những ngườiđi sau mất rồi. Dịch thơ Đường thất ngôn bằng thể lụcbát là một việc táo bạo, tuy nhiên cụ đã thành công khôngchối cải được. Chỉ thấy hai chữ trong bản dịch củacụ có thể thay đổi được:

-Trong câu thứ ba, chữ "đi" có thể thay bằng chữ "bay", vìchim thì bay đúng hơn là đi.

-Trong câu cuối, chữ "ai", có thể thay bằng chữ "ta", vì chữ"ai" tuy nhẹ nhàng nhưng hời hợt và vô tình hơn chữ "ta",chữ "ta" có vẻ thầm kín và đậm đà hơn, trực tiếp khơilên nỗi buồn đang ray rứt trong lòng thi nhân.

Ngoàira Cụ Tản còn dịch tựa của bài thơ là Gác Hoàng Hạc,thiết nghĩ chữ Gác hơi "khiêm nhường" có thể làm mất đitầm "quan trọng" của một kiến trúc lịch sử trong một thắng cảnh lịch sử.

LầuHoàng Hạc là bài thơ mà nhiều người cho là hay nhất củaThôi Hiệu và bài thơ ấy cũng là một trong những bài thơthất ngôn nổi tiếng của cả thời Đường. Theo tích xưa,vào thế kỷ thứ VI trước tây lịch, có một vị tiên cỡimột con hạc vàng đến đáp ở bãi sông Trường Giang. Ngườisau xây một cái tháp tại nơi này để tưởng nhớ đến vịtiên ấy. Ngọn tháp bên bờ Trường giang về sau đã trởthành một danh lam. Sở dĩ nhiều người biết đến và nóiđến ngọn tháp này có lẽ là nhờ vào hai bài thơ, một củaThôi Hiệu là bài Hoàng Hạc Lâu trên đây và một bài kháccủa của Lý Bạch là bài Nơi lầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh HạoNhiên đi Quảng Lăng.

ThôiHiệu sinh năm 704, Lý Bạch sinh năm 701, hai người trạc tuổinhau. Thôi Hiệu đề thơ ở lầu Hoàng Hạc trước nhất. Sauđó khi Lý Bạch đến chơi nơi này và nhìn thấy bài thơ củaThôi Hiệu thì liền phóng bút mà phê như sau:

Nhântiền hữu cảnh đạo bất đắc,
ThôiHiệu đề thi tại thượng đầu.

Haicâu này ngày nay thấy khắc bằng chữ thật lớn thếp vàngtrên một phiến đá thật to cạnh bên lầu Hoàng Hạc, chữvà mặt đá còn mới, chắc chắn không phải bút tích củaLý Bạch. Xin tạm dịch nghĩa hai câu ấy như sau:

Thấycảnh đẹp trước mắt chưa tìm ra lời,
Đãthấy thơ của Thôi Hiệu đề trên đỉnh đầu.

Khennhau đến như thế thì quả thật là siêu phàm, không mấyai làm được và viết được. Tuy khen nhưng biết đâu tronglòng cũng tức nhau một tiếng gáy, vì sau này Lý Bạch cũngcó làm một bài thơ về lầu Hoàng Hạc, viết theo thể thấtngôn tuyệt cú. Bài thơ cũng nổi tiếng không kém bài HoàngHạc Lâu của thôi Hiệu. Bài thơ của Lý Bạch như sau:

HoàngHạc Lâu tống Mạnh Hạo Nhiên chi Quảng Lăng

Cốnhân tây từ Hoàng Hạc lâu,
Yênhoa tam nguyệt há Dương Châu.
Côphàm viễn ảnh bích sơn tận,
Duykiến trường Giang thiên tế lưu.

LýBạch

Tạmdịch nghĩa như sau:

Tiễnbạn từ biệt hướng tây nơi lầu Hoàng Hạc,
Thángba hoa khói, đi Dương Châu.
Cánhbuồm cô độc khuất xa trong vùng núi biếc,
Chỉthấy dòng Trường Giang chảy mãi tận chân trời.

Sauđây là hai bản diễn nôm của các cụ Ngô Tất Tố và TrầnTrọng Kim:

Tạilầu Hoàng Hạc tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng Lăng

Bạntừ lầu Hạc lên đường
Giữamùa hoa khói Châu Dương xuôi dòng
Bóngbuồm đã khuất bầu không
Trôngtheo chỉ thấy dòng sông bên trời

NgôTất Tố dịch

TiễnMạnh Hạo Nhiên ở Hoàng Hạc Lâu đi Quảng Lăng

Phíatây bạn biệt Hạc Lâu
Thángba trẩy xuống Dương Châu thuận dòng.
Cánhbuồm bóng hút màu không,
Trôngxa trắng xóa nước sông bên trời.

TrầnTrọng Kim dịch

Bìnhluận và vạch cái "hay" của Đường thi thì vô tận, chưakể những thêu dệt quá lố của một số phê bình gia. Khôngbiết bao nhiêu sách Tàu và sách Ta nói đến thơ Đường. Ngaycả trong các sách Tây, có những tác giả chỉ cần nghiêncứu, giải thích và bình luận một bài thơ Đường duy nhấtcũng viết thành một quyển sách. Trước hết tôi xin tríchra đây vài chi tiết liên quan đến việc diễn nôm tìm thấytrong một ít sách Ta như sau:

Trongcâu thứ nhất của bài thơ có hai chữ khá khó hiểu là "tâytừ" (từ biệt hướng Tây), các phê bình gia và thinhân của Ta, trong số này có cụ Trần Trọng Kim đều hiểurằng "giã biệt ở hướng Tây lầu Hoàng Hạc".Riêng cụ Ngô Tất Tố thì không thấy nhắc đến hướng Tâytrong câu thơ dịch của cụ, tuy nhiên trong phần ghi chú thìcụ có giải thích rằng Mạnh Hạo Nhiên đi lên phía Tây.Nếu tra cứu kỹ hơn, như trong quyển "Đường thi tam báchthủ" của Lưu Đại Trừng (do một người bạn gốc Hoa thuậtlại cho tôi) thì diễn nghĩa của câu một phải là "Bạncũ đi về hướng Đông, từ biệt nhau ở bên lầu Hoàng Hạc",có lẽ như thế hợp lý hơn vì Mạnh Hạo Nhiên từ biệtphía Tây đi về hướng Đông tức là Dương Châu. Trong mộtcâu thơ cô đọng như thơ Đường mà có đến hai túc từxác định cùng một nơi chốn, vừa chỉ định Lầu HoàngHạc lại còn xác định thêm ở phía Tây của lầu Hoàng Hạc,như thế có lẽ dư. Chẳng lẽ Lý Bạch lại không nhận thấyđiều ấy hay sao ? Mặt khác, ta biết rằng Quảng Lăng vàDương Châu là một, tức ở vào hướng Đông, thuộc tỉnhGiang Tô ngày nay. Mạnh Hạo Nhiên từ biệt hướng Tây đivề hướng Đông. Thơ Đường quả thật tinh vi và bí hiểm,tính cách bí hiểm chẳng qua vì bài thơ quá cô đọng và cáccâu thơ thì lại quá ngắn và ít chữ.

MạnhHạo Nhiên (689-740) là người Tương Dương, tánh tình phóngkhoáng, không màng danh lợi, ẩn cư đọc sách ở núi LộcMôn, cỡi lừa ngao du sơn thủy, nhất định không đi thi. Năm35 tuổi, xuôi dòng Trường Giang đi về phía Đông du ngoạnvùng Chiết Giang, đến năm 39 tuổi mới quay về Tương Dương.Năm 40 tuổi ông lên Tràng An và tại chốn kinh đô tài thiphú của ông đã làm chấn động cả giới thi nhân thời bấygiờ. Theo quyển sách của Cheng W.F. và Collet H. tựa là"Lý Bạch, vị tiên bị đày xuống hạ giới uống rượumột mình dưới trăng" (Li Po l’immortel banni buvant seul sousla lune, nhà xuất bản Moundarren, ấn bản lần thứ tư, 1990)thì Lý Bạch làm bạn với Mạnh Hạo Nhiên lúc ông mới 28tuổi, Mạnh Hạo Nhiên lúc ấy đã 40. Có lẽ hai người gặpnhau ở kinh đô Tràng An. Vậy thì họ từ biệt nhau ở lầuHoàng Hạc vào thời điểm nào, và Lý Bạch làm bài thơ tiễnMạnh Hạo Nhiên vào năm nào ? Có lẽ vào những năm hai ngườimới quen nhau và cùng du ngoạn ở vùng Ba Hẻm Vực trên sôngTrường Giang và sau đó thì từ biệt nhau bên Lầu Hoàng Hạc?

Trongcâu thứ hai, chữ "yên hoa" (hoa khói)không ai biết đích xác là gì. Trong các bài thơ diễn nômcủa các cụ Trần Trọng Kim và Ngô Tất Tố, thì cụ Kim bỏlững không dịch hai chữ "yên hoa", cụ Tố thì dịch thẳnglà hoa khói. Có sách thì giải thích hoa khói là mưa bụi, tuyếtkhói lấm tấm như hoa v.v. và v.v. Tôi dốt đặc chữ Hán,chỉ biết dùng một chút xúc cảm của riêng mình để đưatôi đến gần với Lý Bạch mà thôi. Nếu đứng ở lầu HoàngHạc nhìn ra Trường Giang thì chỉ thấy có sóng và nước,nên tôi trộm nghĩ "yên hoa" ở đây là khói trên mặt sóng,hoặc khói sóng như hoa trên mặt nước tức là bọt sóng,như thế vừa phù hợp với cảnh vật và cả ý thơ : chữyên (khói) trong thơ Tàu thường đi đôi với cảnh sông nước,và con thuyền của Mạnh Hạo Nhiên thì lướt trên hoasóng của Trường Giang để đi Dương Châu. Hai chữ"yên hoa" cũng gợi lại hình ảnh khói sóng trênsông trong bài thơ Lầu Hoàng Hạc của Thôi Hiệu.

Trongcâu ba thì hầu hết các sách Tàu và sách Ta đều giải thíchcác chữ "bích không tận" là "màu trời xanh vô tận" (cánhbuồm mất hút trong màu trời xanh vô tận). Riêng sách củaLưu Đại Trừng chép là "bích sơn tận", có lẽ tác giả dựavào những bài thơ ký sự của Lục Du (1125-1210) và cho rằngchữ sơn mới đúng là chữ mà Lý Bạch đã dùng. Dù sao thìchữ sơn cũng có vẻ hay hơn chữ không (cánh buồm xadần trong vùng núi biếc), và cũng tránh được sựlập đi lập lại với chữ "thiên tế" (chân trời) trong câubốn tiếp theo sau. Dầu sao thì cũng khó biết được chữnào mà Lý Bạch đã dùng, trừ trường hợp sau này ngườita khám phá được những di cảo thật xưa và đáng tin cậy.

Sauđây là bản dịch bài thơ của Thôi Hiệu sang Pháp văn tìmthấy trong quyển sách tiếng Pháp đã trích dẫn trên đây:

AuPavillon de la Grue jaune, adieu à Meng Hao Jan qui part à Kuan ling

Monvieil ami quitte l’ouest au Pavillon de la Grue jaune
Dansla splendeur des nuées de fleurs au trosième mois, il descend vers Yangchow
Lavoile solitaire, lointaine silhouette, dans l’azure disparaît
Onne voit plus que le Long Fleuve couler au bord du ciel.

ChengW.F. và Collet H., tháng 5, 1988 (Sách xuất bản lần thứ nhất)

Theobản dịch này ta thấy rõ là Mạnh Hạo Nhiên rời hướngTây nơi Lầu Hoàng Hạc và hoa khói có nghĩa là hoa xuântrong tháng ba.Tác giả còn thêm tĩnh từ rực rỡ (splendeur)để chỉ hoa khói(nuées de fleurs), tĩnh từ rựcrỡchẳng những đã không có trong câu thơ của LýBạch lại không phù hợp với ý và xúc cảm của toàn bàithơ, vả lại không hợp lý nữa vì thuyền của Mạnh HạoNhiên lướt đi trên mặt nước Trường Giang chứ không phảitrên hoa xuân rực rỡ. Câu ba không nhắc đến chữ "sơn" haychữ "không", chỉ nói là bóng con thuyền cô độc mất húttrong màu trời xanh. Hai tác giả Cheng và Collet có lẽ cũngkhông hiểu rõ bốn chữ yên hoa tam nguyệtnênđã dịch bốn chữ này là hoa xuân(hoa vào thángba), theo tôi thì tháng ba là một túc từ chỉ thời gian khôngliên hệ gì đến khói sóng trên mặt nước Trường giang.

Tôixin mạn phép góp thêm vài lời dịch vụng về như sau :

HoàngHạc Lâu tiễn Mạnh Hạo Nhiên đi Quảng lăng

Tiễnbạn rời Tây lầu Hoàng Hạc,
Thángba hoa nước mờ chân sóng,
Xuôimái Dương Châu xa cố nhân.
Cánhbuồm hun hút vùng núi biếc,
TrườngGiang chảy mãi tận chân trời.

HoangPhong dịch tại Lầu Hoàng Hạc
Ngày09.09.2001

Bàithơ của Lý Bạch hết sức cô đọng, không thể dịch bằngcách tóm tắt trong bốn câu theo nguyên bản, vì thế tôi xinmạn phép dùng đến năm câu mới lột hết ý của bài thơ.Tôi không quan tâm đến thi luật mà chỉ cố gắng trình bàymột chút xúc cảm và nhạc tính cảm nhận được trong bàithơ của Lý Bạch mà thôi. Xin chân thành tạ lỗi với cụLý và những người đọc các dòng này.

LầuHoàng Hạc nguyên thủy được dựng lên trên một bãi sônggần núi Xà Sơn thuộc Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc, sau đượcdời đến gần đầu cầu Vũ Xương thành phố Vũ Hán. Câycầu Vũ Xương bắc ngang sông Trường Giang, khá đồ sộ dongười Nga xây giúp. Cầu có hai tầng, một tầng dành riêngcho xe lửa, một tầng cho xe ô-tô, các loại xe khác và ngườiđi bộ. Gần bên chiếc cầu là khách sạn Holiday Inn cao ngấtvà sang trọng, dành cho du khách đến xem lầu Hoàng Hạc. Phíasau khách sạn là bến đò dùng làm nơi đưa đón du khách ngượcsông Trường Giang đi vào vùng Ba Hẻm Vực. Quả thật ngườisau cũng biết chọn chỗ để làm ăn lắm, không biết họcó nghĩ đến công lao của Thôi Hiệu nặn óc để làm thơgiúp cho lầu Hoàng Hạc được nổi tiếng hay không ?

LầuHoàng Hạc chẳng những đã thay đổi vị trí mà còn đượcxây đi xây lại không biết bao nhiêu lần qua mười mấy thếkỷ nay rồi. Ngày xưa, lầu cất bằng cây nên thường bịcháy. Lầu mới ngày nay dùng thêm vật liệu cứng như gạchđá, và được xây dựng vào thời nhà Thanh, cách nay mộthay hai trăm năm là nhiều. Chiếc lầu mới có trang bị thêmcả thang máy cho du khách lớn tuổi hay những người lườitrèo cầu thang. Vé vào cửa có băng từ tính đọc bằng máyđể dễ kiểm soát từng chặng, giá 30 yuẩn (nhân dân tệ)tức độ chừng 28 quan Pháp. Nếu dùng thang máy đi lên thìdu khách phải trả thêm 2 yuẩn ; nếu dùng thang máy trở xuốngthì rẻ hơn, chỉ phải trả thêm 1 yuẩn thôi.

Mỗingày có hàng ngàn du khách từ xa đến viếng Lầu, vừa tốnkém cho họ lại vừa mất thì giờ chờ đợi vì quá đôngngười. Họ ồn ào, tấp nập, tuy nhiên họ vẫn kiên nhẫnxếp hàng mua vé và nối đuôi nhau chờ đến lượt lên lầu.Người xưa thì phải khổ sở xây đi xây lại không biếtbao nhiêu lần cái Lầu Hoàng Hạc, dời hết chỗ này đếnchỗ khác. Tất cả chẳng qua cũng vì một vài xúc cảm nhỏnhoi của thi nhân mà ra cả. Vỉ thế người ta cũng có thểnghĩ đến cảnh một nhà sư Tây Tạng ngồi trong một hangnúi phát động lòng từ bi của mình để trải rộng ra támphương trời mười phương Phật, hướng vào từng sinh vậtnhỏ nhoi trên hành tinh này và tất cả chúng sinh trong khônggian vô tận, cũng biết đâu có thể mang lại một chút tácđộng nào đó trong không gian mênh mộng và trong đáy tim nhỏbé của của nhà sư. Mọi hiện tượng chung quanh ta, thuộcthế giới vật chất hay phi vật chất, kể cả sự sống,xúc cảm, tư duy cho đến hành động của mỗi cá thể đềuliên đới với nhau, tác động chằng chịt với nhau, pháthiện và biến dạng không ngừng.

LầuHoàng Hạc không cao lắm, tôi quên đếm nhưng hình như cónăm tầng kể cả tầng trệt, cầu thang cũng dễ đi, ngườiđông chen lấn nhau. Trên tầng cao nhất, người ta có thểnhìn thấy cây cầu do người Nga xây cất, bắc ngang sông TrườngGiang, xe cộ tấp nập trên cầu. Khói ô nhiễm của thành phốtỏa rộng mù mịt trên sông và phố xá. Các tòa nhà chọctrời san sát nhau trên hai bờ sông, nhiều vô kể. Phải cómột chút tâm hồn thi sĩ và nhất là phải nhắm mắt lạimới thấy được hàng cây xanh ở bến Hán Dương và cỏ thơmtrên bãi Anh Vũ. Nếu cố gắng tưởng tượng mạnh hơn mộtchút nữa thì may ra sẽ có thể thấy được cánh buồm củaMạnh Hạo Nhiên mất hút ở chân trời trong vùng núi biếc.

Đứngtrên Lầu Hoàng Hạc, ngưởi ta chẳng thấy có gì là thậtcả. Trước mắt không phải cái quang cảnh mà Thôi Hiệu vàLý Bạch đã thấy. Kể cả cái lầu cũng không phải cái lầumà Thôi Hiệu và Lý Bạch đã trèo lên để làm thơ. Chẳngqua tôi "thấy" những chuyện xưa ở trong đầu của tôi màthôi, bằng cái trí tưởng tượng của mình. Cái thấy méomó đó chắc gì đã đúng với "cái thấy" của Thôi Hiệuvà Lý Bạch từ hơn 12 thế kỷ trước. Ấy là chưa nói đếncái "thấy" của hai ông cũng đã bị lệch lạc vì những xúccảm trong lòng hai ông. Cảnh thật của Lầu Hoàng Hạc khôngbiết ở đâu. Quả thật khó mà tìm, có thể là không có? Nhưng nếu không có thì làm sao lại có hai bài thơ đượctruyền tụng đến ngày nay ? Vậy muốn tin là « không có »thì trước hết phải « có » cái đã, nhưng nếu ta cho rằng« có » thì lại sai, vì cái Lầu Hoàng Hạc là cái lầu nàođây ? Có phải là cái lầu mà tôi đang đứng trên tầng caonhất để nhìn ra chiếc cầu do người Nga bắc ngang dòng TrườngGiang hay không ? Nhất định là như thế vì tôi đang đứngtrên nền gạch hoa mòn nhẵn vì vết chân của du khách trêntầng cao nhất của Lầu Hoàng Hạc để nhìn khói mây ô nhiễntỏa mù trên thành phố và trên mặt nước Trường giang.

Bures-Sur-Yvette,28.10.2001

HoangPhong

Xemthêm:
HoàngHạc Lâu (thơ Thôi Hiệu)
Báchkhoa toàn thư mở Wikipedia

HOÀNGHẠC LÂU

hoang-hac-lau-01HoàngHạc Lâu là một ngôi tháp lịch sử, được cất trên vựcđá Hoàng Hạc của núi Xà Sơn bên bờ sông Dương Tử, thuộcthành phố Vũ Hán tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc. Hoàng Hạc Lâuđược xem là một trong bốn tứ đại danh tháp của Trung Quốcvà là ngôi lầu nổi tiếng được các thi nhân ca tụng.

LầuHoàng Hạc đầu tiên được xây dựng ở trên ghềnh đá HoàngHạc thuộc huyện Vũ Xương tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũthứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch). Đến naysuốt 1762 năm đã có 12 lần bị thiêu hủy, 12 lần xây cấtlại, mỗi lần lại cao hơn và có nhiều tầng hơn.

Têngọi " Lầu Hoàng Hạc " bắt nguồn từ truyền thuyết dângian. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thànhtiên thường cỡi hạc vàng ngao du sông thủy. Một hôm, tiênvà hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên “Đồi Rắn”để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của TrườngGiang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Ngườiđời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên mộttháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

LầuHoàng Hạc ngày xưa là nơi gặp mặt tao đàn của các vănnhân mặc khách đương thời. Trong thời Đường (618-907), cácthi nhân đến Hoàng Hạc Lâu để vừa thưởng ngoạn phongcảnh non nước mây ngàn hữu tình, vừa uống rượu làm thơ.

Chinhchiến các thời đại phá hủy những kiến trúc Hoàng HạcLâu và đều được tái thiết. Ngôi lầu cuối cùng Thanh Lâucắt năm 1868 và bị hủy hoại năm 1884. Năm 1957 khi ngôi cầuđầu tiên vượt sông Dương Tử được xây cất, vị trícũ của Hoàng Hạc Lâu bị trưng dụng và các kiến trúc HoàngHạc Lâu được dời cách vị trí cũ 1 km.

Tháng10 năm 1981, Hoàng Hạc Lâu được tái thiết và tháng 6 năm1985 khánh thành. Tháp hiện nay là một công trình được xâylại bằng vật liệu hiện đại và có một cầu thang máy.Hoàng Hạc Lâu bây giờ nằm trong Hoàng Hạc Công Viên là nơithu hút du khách trong và ngoài nước Trung Quốc.

Xem thêm bài:

HOÀNGHẠC LÂU XƯA VÀ NAY
TrầnNguyên Thắng

Tíchnhân dĩ thừa Hoàng Hạc khứ
Thửđịa không dư Hoàng Hạc lâu
HoàngHạc nhất khứ bất phục phản
Bạchvân thiên tải không du du
Tĩnhxuyên lịch lịch Hán Dương Thụ
Phươngthảo thê thê Anh Vũ châu
Nhậtmộ hương quan hà xứ thị
Yênba giang thượng sử nhân sầu
ThôiHiệu

Bàithơ Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu ra đời tại thành Vũ Xương(thuộc về thành phố Vũ Hán bây giờ) vào thế kỷ 8, thờithịnh Ðường. Ngày xưa lầu Hoàng Hạc đẹp như thế nàothì ngày nay khó mà có ai có thể hình dung ra được, nhưngHoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu thì quả là một hình ảnh thậtđẹp. Ðẹp đến nỗi mà dù đã trải qua hơn 1250 năm rồimà Hoàng Hạc lâu vẫn là một hình ảnh thần tiên dịu ngọtkèm theo một nỗi buồn man mác trong lòng những người đọcthơ của Thôi Hiệu, nhất là đọc qua bài thơ dịch tuyệtvời của nhà thơ núi Tản sông Ðà Nguyễn Khắc Hiếu.

Hạcvàng ai cưỡi đi đâu?
Màđây Hoàng Hạc riêng lầu còn trơ.
Hạcvàng đi mất từ xưa.
Nghìnnăm mây trắng bây giờ còn bay.
HánDương sông tạnh, cây bày.
Bãixa Anh Vũ xanh dày cỏ non.
Quêhương khuất bóng hoàng hôn.
Trênsông khói sóng cho buồn lòng ai.
TảnÐà dịch

yênba giang thượng” hay “trên sông khói sóng”trong bài thơ là ý nói về con sông Trường Giang trôi chảybên thành Vũ Xương. Trường Giang là con sông dài thứ ba củathế giới và cũng là con sông dài nhất (6â,300km) của TrungQuốc. Nguồn sông phát xuất từ cao nguyên Thanh Tạng, chảyqua các bình nguyên Tứ Xuyên , xuyên qua ba khu vực hẻm TamGiáp chảy vào bình nguyên Giang Hán trước khi tuôn ra biểnThái Bình ở cửa ngõ Thượng Hải. Về mặt kinh tế, TrườngGiang được xem như là mạch máu chính nuôi dưỡng ngườidân Trung Hoa trong suốt bao nhiêu ngàn năm qua. Về mặt tinhthần, trên con đường thiên lý của nó, Trường Giang vớimột khí phách hùng vĩ của núi cộng với sự rộng lớn mênhmông và dòng nước chảy xiết của sông đã là ý nghĩa tượngtrưng cho sức mạnh của dân tộc Trung Hoa. Về mặt văn hóa,lịch sử và địa danh, Trường Giang còn là một con sông córất nhiều các danh lam thắng cảnh, tạo ra biết bao nhiêunguồn cảm hứng cho các thi nhân Trung Hoa qua mọi thời đại.Và đồng thời, Trường Giang cũng là nơi làm chứng nhân lịchsử cho mọi triều đại tranh dành ảnh hưởng thôn tính lẫnnhau trong suốt chiều dài lịch sử của Trung Hoa.

TrườngGiang sau khi chảy xuyên qua Tam Giáp thì vào bình nguyên GiangHán, chi lưu Hán Thủy nhập vào sông mẹ Trường Giang. Ngãba sông chính là các địa danh lịch sử nổi tiếng của hơnngàn năm trước như Hạ Khẩu , Hán Dương, Di Lăng... Ðâycũng chính là khúc sông đã cho ngưới đời sau những di tích,những câu chuyện thần tiên, những sự tích lưu truyền màngười dân Trung Hoa (và ngay cả những quốc gia nào bị ảnhhưởng văn hóa Trung Hoa) cũng đều biết đến. Ðộng ÐìnhHồ, trận thủy chiến Xích Bích nổi tiếng thời Tam Quốccủa Chu Du – Khổng Minh – Tào Tháo, Lầu Hoàng Hạc ..v..v.có mấy ai mà không nghe đến.

hoang-hac-lau-02

Nóiđến Lầu Hoàng Hạc thì chúng ta đi ngược lại dòng lịchsử mà tìm hiểu đôi chút về “thân thế” của Hoàng HạcLâu.

Vàothời cuối Ðông Hán thế kỷ thứ 3, vua nhà Ðông Hán nhunhược bị các lộng thần chèn ép. Tào Tháo lợi dụng danhnghĩa phò vua Hán chiếm giữ phía bắc (sau là Tào Ngụy), LưuBị xưng là tôn thất nhà Hán, lập ra nhà Thục Hán chiếmgiữ miền tây nam. Tôn Quyền lui về Giang Ðông lập ra ÐôngNgô, xưng đế hiệu Ngô Hoàng Vũ vào năm 222. Thế Tam Quốcphân chia từ đó, thành Kinh Châu thuộc về Ðông Ngô nhưngbị Lưu Bị mượn và giao cho Quan Vũ (Quan Vân Trường, ngườiem kết nghĩa vườn đào với Lưu Bị và Trương Phi) trấngiữ. Vì ỷ y và khinh thường quân tướng Ðông Ngô nên QuanVũ thiệt mạng và để mất Kinh Châu về tay Ðông Ngô. Năm223, Tôn Quyền ra lệnh xây thành Giang Hạ (Hạ Khẩu) bên ngãba sông Trường Giang và Hán Thủy để đóng quân. Trong cáithế Tam quốc thời đó, Hạ Khẩu là một thành trì chiếnlược rất quan trọng vì tam quốc đều cho rằng phe nào chiếmđược Hạ Khẩu thì phe đó sẽ chiến thắng cuộc chiến.

Vìthế, nhằm để theo dõi binh tình, Tôn Quyền cho xây trên gócmột ngọn đồi nhỏ cạnh sông Trường Giang một tháp quansát bên phía tây nam của thành Giang Hạ để theo dõi binh tình.Ðứng trên tháp, người ta có thể quan sát được thuyềnbè di chuyển trên sông Hán Thủy và phía tây của TrườngGiang. Tháp quan sát này được đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

Chođến ngày nay, không ít người đã không hiểu vì sao tháplại có tên là Hoàng Hạc Lâu, một cái tên có vẻ trong câuchuyện thần tiên hơn là một cái tên dùng trong giới quânsự. Dân tộc Trung Hoa thường có quan niệm “ Thiên Nhân hợpnhất “ nên họ thường hay thiên về những câu chuyện thầntiên trong bất cứ các câu chuyện lịch sử, đền đài haybảo tháp. Vì vậy, câu chuyện về ngọn tháp quan sát củỪông Ngô thời Tam Quốc cũng đã được ít nhiều khoác vàonhững câu chuyện thần tiên liên quan đến ngọn tháp. Ngườita có thể dựa theo một câu chuyện như mây bay quanh tháp,thấy chim bay lượn trên ngọn cây cao hay bay vút vào bầu trờixanh biếc. Chỉ cần các yếu tố như thế thôi thì cũng đủđể người ta nghĩ ra một câu chuyện thần tiên về ngọntháp quan sát của Ðông Ngô này.

Câuchuyện thần tiên của ngọn tháp quan sát này, có lẽ phátxuất từ thời Nam Bắc Triều, một thời đại loạn lạcliên miên khiến con người không còn tin tưởng nhiều vềđời sống, giữa cái bình yên và chiến tranh, giữa cái sốngvà cái chết, giữa cái giàu sang và nghèo đói khốn cùng.Con người lúc đó có khuynh hướng nghiêng về các câu chuyệnthần tiên để quên đi những thực tại đau khổ. Ngườita dễ dàng lui về tìm một nơi chốn ẩn náu bình yên đểthêu dệt, tưởng tượng ra những điều mơ ước. Bên thànhGiang Hạ, Hoàng Hạc Sơn là một ngọn đồi cao tại vùng HạKhẩu và vì vậy ngọn đồi này thành một nơi lý tưởng,dễ dàng cho con người tìm về ẩn dật, lánh xa những chuyệnđời thường.

Câuchuyện thần tiên sớm nhất được ghi nhận về Hoàng HạcLâu là câu chuyện được ghi nhận trong bộ truyện ThuậtÐăng Ký. Nói về một nhân vật tên Tấn Thuật ở Giang Lăng.Tấn Thuật đã có dịp gặp và hầu chuyện với một vịtiên ông cỡi hạc nhưng tiên ông là ai thì lại không thấysách nói đến. Về sau, Tiêu Tử Hiển của nước Nam Tề (mộtnước trong giai đoạn Nam Bắc triều) thì cho rằng vị tiênđó chính là Vương Tử An, ông cỡi hạc vàng bay trên ghềnhđá Hoàng Hạc của Hạ Khẩu. Ngồi trên lưng hạc nhìn từcao xuống, Tử An đã thấy được sự hiểm nghèo và hùngvĩ của con sông Trường Giang, thấy được cái cao của ngọntháp Ðông Ngô, thấy được cái mênh mông của bình nguyênGiang Hạ. Ðó là tiên ông Vương Tử An của thời Nam BắcTriều.

Ðếnđời nhà Ðường, thì vị tiên cỡi hạc vàng tên Vương TửAn được biến đổi thành Phí Vĩ . Ðời Ðường Vĩnh Tháinguyên niên, trong “Hoàng Hạc Lâu Ký” của Diêm Bá Lý cótrích dẫn một sự tích trong Ðồ Kinh: Phí Vĩ lên tiên, cỡihạc vàng và đã dừng chân nghỉ trên ngọn tháp quan sát củỪông Ngô thời Tam Quốc. Vì sự tích này mà tháp này đượcđặt tên là Hoàng Hạc Lâu. Sách cũng ghi nhận rằng Phí Vĩtừng được giữ chức Thừa Tướng vào cuối thời nhà ThụcHán của thời Tam quốc. Ông mất cha mẹ từ nhỏ, đượccác người thân nuôi nấng. Khi Lưu Bị lấy được Ích Châuthì ông theo giúp Thái tử Lưu Thiện. Sau khi Lưu Thiện lênngôi thay vua cha Lưu Bị thì ông được thăng lên chức ThượngThư, rồi thì Ðại Tướng quân và chức vụ cuối cùng làThừa Tướng. Năm Diên Hy 16 (254AD) ông bị ám sát chết. Saukhi chết, Phí Vĩ được thăng tiên. Nguyên nhân và lý do tạisao Phí Vĩ lại lên tiên thì không nghe nói đến và điềunày vẫn còn là một huyền thoại cho đến ngày nay.

hoang-hac-lau-03Mộtsố các câu chuyện thần tiên khác về Phí Vĩ thì các câuchuyện này cũng có đồng quan điểm như họ Diêm, nhưng lạiđược thêm thắt nhiều điều hơn. Trong “Liệt tiên toàntruyện” của Vương Thế Chinh và Uông Vân Bằng đời Minhthì kể thêm rằng sau khi lên tiên, Phí Vĩ hay thơ thẩn đichu du đây đó, nhất là hay thả bộ dọc theo bờ sông TrườngGiang. Ông thường hay ghé vào một tửu lầu ở cuối đồiHoàng Hạc Sơn uống rượu nhưng ông không có tiền nên uốngrượu “ghi sổ”. Nhưng chủ nhân tửu lầu họ Tân vẫnluôn vui vẻ cho ông thiếu tiền rượu mà không hề đòi. Nhiềunăm trôi qua như thế, cho đến một ngày Phí Vĩ gọi chủnhân họ Tân lại nói : “Tôi nợ ông tiền rượu quá nhiềurồi. Bây giờ là lúc tôi xin trả cho ông”. Nói xong, PhíVĩ một tay cầm vỏ cam, gọi hạc vàng đến. Phí Vĩø cỡihạc vàng bay dọc theo bờ tường của tửu lầu nói vọngtheo :” mỗi khi có khách đến uống ruợu thì ông hãy vỗtay và hát lên thì ngay lập tức hạc vàng sẽ từ tườnghiện ra và múa theo điệu ông hát.” Nói xong Phí Vĩ bay mất!

Ngườihọ Tân tuy nghi ngờ về những điều Phí Vĩ nói nhưng rồithì vì tò mò ông ta cũng làm theo những gì mà Phí Vĩ đãdặn. Và đúng như thế, mỗi lần họ Tân vỗ tay và hát thìchim hạc luôn luôn hiện ra nhảy theo nhịp hát của ông. Cứnhư thế, mười năm trôi qua, chủ nhân tửu lầu họ Tân giờđây trở nên rất giàu có, nhưng lòng lúc nào cũng nhớ đếnPhí Vĩ. Chợt một hôm Phí Vĩ trở lại gặïp họ Tân vàhỏi rằng: “chim hạc của tôi đã trả nợ đủ tiền rượucho tôi chưa? “. Ðể cám ơn, họ Tân đã mời Phí Vĩ dùngcơm tối, nhưng Phí Vĩ không nói gì, ông lấy ra một ốngsáo bằng ngọc và và thổi lên một tấu khúc. Chỉ trong chốclát, một cụm mây trắng từ trời sa xuống, hạc vàng bayđến chỗ ông. Phí Vĩ cỡi chim hạc và bay theo vầng mây trắngmất hút vào trời không. Chủ nhân họ Tân đóng cửa tiệmrượu và dùng hết số tiền mình có để xây Hoàng Hạc Lâu,để tưởng nhớ đến Phí Vĩ và hạc vàng. Từ đo,ù ngườiđời sau dùng câu “bạch vân hoàng hạc” để ám chỉ vềsự tích này.

Tuynhiên, theo Vương Tượng Chi của đời Bắc Tống viết trong“Dự Ðịa kỷ thắng” thì lại ghi nhận rằng sở dĩ thápquan sát được gọi là Hoàng Hạc Lâu là vì tháp này nằmtrên Hoàng Hộc Sơn, phía tây nam của Từ Thành ngày xưa. Vàothời cổ đại, chữ Hộc (con ngỗng trời: thiên nga) trongngôn ngữ cổ đại Trung Hoa cũng còn có nghĩa là Hạc, nênvề sau người ta dùng chữ Hạc cho rõ nghĩa hơn. Từ đó,Hoàng Hộc Sơn được gọi là Hoàng Hạc Sơn. Nhưng về sau,ngọn núi nhỏ Hoàng Hạc này có hình thù ngoằn ngèo giốngnhư Rắn nên đời sau đã lấy môt tên khác là Xà Sơn thayvì gọi là Hoàng Hạc Sơn.

Thờigian trôi qua, người ta có thể quên đi cái tên Hoàng HạcSơn, nhưng tên tháp Hoàng Hạc Lâu thì đã đi vào lòng ngườibất tử và trở thành một thắng cảnh, một di tích, mộthuyền thoại cho đời sau. Có lẽ chỉ vì tại cái bài thơHoàng Hạc Lâu của ông Thôi Hiệu mà thôi! Từ đó, cái tên“Bạch vân Hoàng Hạc” (mây trắng hạc vàng) được dùngnhư là một nghĩa bóng để người đời sau ám chỉ nói đếnthành phố Vũ Hán ngày nay.

Ðếnđời nhà Minh nhà Thanh , người ta còn có thêm thắt các câuchuyện thần tiên khác vào với sự tích đời nhà Ðường.Nhưng có lẽ chúng ta cũng chưa cần biết đến ở đây vìdù sao thì Thôi Hiệu đã viết Hoàng hạc Lâu trong cái khônggian và thời gian là sự tích của đời nhà Ðường mất rồi!

Ðếnviếng cảnh Hoàng Hạc Lâu, nhìn cái nguy nga tráng lệ của“Lầu” ngày nay thì người ta không khỏi thắc mắc nghĩđến “Lầu” ngày xa xưa hình dáng như thế nào! Ðã gọilà tháp quan sát, chắc hẳn ít nhất tháp cũng phải có 2 tầng.Trải qua bao nhiêu thăng trầm với thời gian và lịch sử,Hoàng Hạc Lâu đã được trùng tu và xây dựng lại nhiềulần. Triều đại nào của Trung Hoa cũng cho xây lại HoàngHạc Lâu, không hiểu có phải vì bài thơ của Thôi Hiệu haykhông? Hay vì sự tích của Hoàng Hạc Lâu, hay vì vì một điềugì đó! Nhưng rõ ràng là dân gian Giang Hạ, người của đấtSở ngày xưa sống không thể thiếu được Hoàng Hạc Lâu.Không ai muốn cho Hạc vàng bay đi mất cả! Các triều đạithời Nam Bắc Triều, nhà Ðường, nhà Nguyên, thời Ngũ Ðại,nhà Minh, nhà Thanh, Cộng Sản đều cho kiến trúc lại HoàngHạc Lâu.

Ngàynay, người ta cũng cố tìm hiểu về di tích kiến trúc lầuHoàng Hạc từ thuở lầu mới khởi đầu từ thời Tam Quốc.Tuy nhiên, vẫn chưa có ai biết được rõ lầu xưa đượcxây cất như thế nào! Qua những tài liệu còn giữ lại, ngườita được biết Hoàng Hạc Lâu vào thời nhà Ðường là môtlầu 2 tầng, kiến trúc theo phong thái nhà Ðường. Tháp đượcxây ngay gần bên sông Trường Giang chứ không phải tại vịtrí như hiện nay. Từ xa nhìn tháp lầu giống như là 2 tầnglầu chệt xếp chồng lên nhau. Mỗi tầng có mái riêng, máikhông cong lắm so với các kiến trúc về sau này. Trên tầnghai, có lan can chung quanh để đứng ngắm nhìn trời sông. Ngồitrên lầu, người ta có thể thưởng ngoạn được cả khônggian của thành phố Ngạc Châu (tên cũ của Vũ Hán). Hơn thếnữa, vào đời nhà Ðường, Hoàng Hạc Lâu đã được xemnhư là nơi đàn hát , tiêu khiển và thưởng ngoạn phong cảnhcủa tao nhân mặc khách. Chẳng vì thế mà Thôi Hiệu, Lý Bạch,Mạnh Hạo Nhiên, Ðỗ Phủ ..v..v. và không biết là bao nhiêuthi tài đã dừng gót tại Hoàng Hạc Lâu, ngắm cảnh “bạchvân hoàng hạc” và để lại cho đời những thi ca bất tử. Một câu chuyện kể lại rằng khi Lý Bạch đến Hoàng HạcLâu ngắm cảnh. Thấy cảnh sinh tình, nhà thơ muốn phóng tayviết về Hoàng Hạc Lâu nhưng ông chợt thấy đã có bài thơHoàng Hạc Lâu của Biện Châu Thôi Hiệu treo ở đấây. Ðọcbài thơ của Thôi Hiệu, Lý Bạch đành bái phục mà viếtrằng “nhãn tiền hữu cảnh đạo bất đắc. Thôi Hiệu đềthi tại thượng đầu “ (trước mắt có cảnh mà đành chịu,vì thơ Thôi Hiệu viết trên đầu).

NhàÐường suy tàn để nước Trung Hoa hỗn loạn với thời kỳNgũ Ðại và Hoàng Hạc Lâu cũng bị tàn phá vì chiến tranhvà thời gian. Thế nhưng “Hoàng Hạc Lâu” đã là một nétvăn hóa, một cái điều gì đó mà người đời sau cảm thấykhông thể thiếu được khi nhắc đến Hán Dương, Giang Hạ(Hạ Khẩu). Chẳng vì thế, khi nhà Tống thống nhất TrungHoa thì Hoàng Hạc Lâu lại được kiến trúc lại, nhưng theophong thái đời Tống. Tống Nhạc Phi một danh tướng thờiNam Tống, mỗi lần trên đường đem quân lên phía bắc vớiước mơ quét sạch quân Kim để thu hồi giang sơn cho nhà ÐạiTống ( nhà Tống lúc đó bị nhà Kim đánh chiếm nên lui vềđóng đô ở Hàng Châu. Sử gọi là nhà Nam Tống), ông đềungừng lại ở Hoàng Hạc Lâu, và với bao nhiêu cảm khái vềnơi chốn này, ông để lại cho hậu thế một ca từ bấttử “Mãn Giang Hồng, Ðăng Hoàng Hạc Lâu hữu cảm”. Khôngbiết Nhạc Phi có hoài cảm với ý thơ “ Quê hương khuấtbóng hoàng hôn. Trên sông khói sóng cho buồn lòng ai” củangười xưa hay không? Thế nhưng sau khi Nhạc Phi chết thì HoàngHạc Lâu một lần nữa lại bị phá hủy.

NhàNguyên Mông Cổ chiếm trọn và cai trị Trung Hoa gần 100 năm.Chu Nguyên Chương khởi nghĩa thu phục Trung Hoa trở lại choHán tộc, lập ra triều đại nhà Minh kéo dài gần 300 năm.Rồi thì nhà Minh suy tàn để nhà Thanh thay thế và cũng trịvì gần 300 năm. Bốn mùa xuân hạ thu đông luân phiên thaynhau có cả hơn ngàn lần, Hoàng Hạc Lâu tan nát vì chiếntranh và hỏa hoạn tất cả 12 lần và cả 12 lần đều đượccho xây dựng kiến thiết lại (không kể các lần trùng tu)cho dù dưới bất cứ triều đại nào, vua nào. Vì thế, HoàngHạc Lâu có hơn 12 kiểu kiến trúc khác nhau, từ một thápquan sát thời Ðông Ngô trở thành Hoàng Hạc Lâu đời Ðường,Hoàng Hạc Lâu đời Tống, đời Minh, đời Thanh, cho đếnbây giờ thời Cộng Sản. Thế mới biết có những điểmvăn hóa người ta muốn quên cũng không quên được, muốndẹp bỏ đi cũng không dẹp bỏ được.

hoang-hac-lau-04Từnăm 1957, dân Vũ Hán đã có chương trình phục hồi lại HoàngHạc Lâu nhưng mãi cho đến năm 1985 thì Hoàng Hạc Lâu hiệnđại mới được hoàn thành. “Lầu” bây giờ cao hơn 50m, có 5 tầng lầu và được xây lại theo vóc dáng Lầu cũcủa đời nhà Thanh Ðồng Trị. Lầu mới rộng hơn và caohơn lầu cũ gần 20m và có thêm 2 tầng lầu. Ðể tránh rủiro về hỏa hoạn, sườn của Lầu mới được xây bằng sắtthép và xi măng chứ không còn bằng gỗ như ngày xưa nữa.Lầu có thể chia ra làm 3 phần chính. Phần thứ nhất bao gồmcách thiết kế bên trong của tầng 1, tầng này cao hơn 10mvà phần trang trí bên trong được thiết kế cho người xemhiểu ngay được về sự tích của Hoàng Hạc Lâu. Một bứctranh thật lớn vẽ tại ngay chính giữa điện, diễn tả vềcâu chuyện thần tiên “bạch vân hoàng hạc” (mây trắnghạc vàng) của Phí Vĩ đời nhà Ðường lúc thăng tiên . Tiênông Phí Vĩ thổi sáo cưỡi hạc vàng bay bên trên, mây trắngvây quanh Hoàng Hạc Lâu. Bên dưới là người họ Tân đangđưa cao ly rượu dâng mời Phí Vĩ với sự chứng kiến củabàng dân thiên hạ. Nhìn tranh vẽ, bấy giờ thì người tamới hình dung ra được câu trả lời cho câu hỏi của ThôiHiệu, của Tản Ðà “Hạc vàng ai cỡi đi đâu. Mà đây HoàngHạc riêng lầu còn trơ”.

Hạcvàng đang ở đó! Lầu Hoàng Hạc cũng đang ở đó! Thân chúngta cũng đang ở đó! Tâm chúng ta cũng đang ở đó! Thôi Hiệu,Tản Ðà, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Trần Trọng San cũngđang ở đó! Cảnh xưa cảnh nay, người xưa người nay cómất đi chút nào đâu!

Phầnhai bao gồm các tầng từ tầng 2 cho đến tầng 4. Ðây làcác tầng gìn giữ lại những bài thơ, những bài từ bấttử nói về Hoàng Hạc Lâu, những bức họa tranh nói về cácsự kiện lịch sử từ thời tam quốc, những danh nhân củađất Sở ngày nào như Khuất Nguyên, những thi tài Lý Bạch,Thôi Hiệu, danh tướng Tống Nhạc Phi, những kiến trúc cũcủa Hoàng Hạc Lâu đời Ðường, đời Nguyên, Minh, Thanh..v..v.được trưng bày tại đây để mọi người thưởng ngoạn.

Phầnba bao gồm tầng 5 cũng là tầng cao nhất của Lầu. Ðứngở đây, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bátngát, nhìn dòng sông Trường Giang và Hán Thủy hợp lưu lạithành hình một chữ “Nhân” trong Hán tự . Ngẩng mặt lênđể thấy “Giang Thiên hạo hãn” (Sông trời mênh mông bátngát), nhìn ngang để hiểu

NhấtLâu tụy Tam Sở tinh thần (Một Lầu kết hợp tinh thần củaTam Sở)
VânHạc câu không hoành địch tại (Mây Hạc đều không, chỉcòn lại tiếng sáo)
Nhịthủy giang bách xuyên chi phái (Nước trăm sông nhỏ vào haisông lớn (Trường Hán))
Cổkim vô cùng đại giang lưu ( Xưa nay dòng đại giang chảy vôcùng tận)

Bướcqua ranh giới của hai chữ quốc gia, văn hóa Trung Hoa quả thựccho người ta nhiều cảm khái về suy tư , về tâm hồn thivị. Không có được cái cảm khái đó thì có lẽ Tản Ðàchúng ta đã không dịch ra được một bài thơ dịch tuyệthảo về Hoàng Hạc lâu. Ông không những vẫn giữ nguyên đượccái ý nghĩa nguyên thủy Hoàng Hạc Lâu của Thôi Hiệu màcòn vượt qua nổi cái thâm trầm ngôn ngữ của nguyên tácđể đưa vào lòng người đọc thơ những điều nhẹ nhàngtinh túy nhất của ngôn ngữ Việt Nam. (đọc Giảng luận vềTản Ðà Nguyễn Khắc Hiếu của Bùi Giáng)

Nhậtmộ hương quan hà xứ thị.
Yênba giang thượng sử nhân sầu

“Quêhương khuất bóng hoàng hôn
Trênsông khói sóng cho buồn lòng ai“

ThôiHiệu còn, Tản Ðà còn, Hoàng Hạc Lâu luôn còn hiện hữu,bất tử bên con sông Trường Giang Hán Thủy, miền Giang Hạcủa Trung Hoa.

May31, 2005
Mừngsinh nhật một người.
TrầnNguyên Thắng
(http://www.dcvonline.net/php/)

Nhữngbài thơ dịch Hoàng Hạc Lâu của các tác giả khác.

Ngườiđi cỡi hạc từ xưa,
Ðấtnày Hoàng Hạc còn lưa một lầu,
Hạcvàng đi mất từ lâu
Ngànnăm mây trắng một màu mênh mông,
HánDương cây bóng lòng sông,
Bãikia Anh Vũ, cỏ trông xanh rì,
Chiềuhôm lai láng lòng quê,
Khóibay sóng vỗ, ủ ê nỗi sầu
TrầnTrọng Kim dịch

Ngườixưa cưỡi hạc đã lên mây,
LầuHạc còn suông với chốn này.
Mộtvắng hạc vàng xa lánh hẳn;
Nghìnnăm mây bạc vẩn vơ bay.
Vànggieo bên Hán, ngàn cây hửng;
Xanhngút châu Anh, lớp cỏ dầy.
Trờitối quê nhà đâu tá nhỉ?
Ðầysông khói sóng gợi niềm tây.
NgôTất Tố dịch

Ngườixưa cưỡi hạc bay đi mất,
Riênglầu Hoàng Hạc vẫn còn đây.
Hạcđã một đi không trở lại,
Manmác muôn đời mây trắng bay.
HánDương sông tạnh, cây in thắm;
AnhVũ bờ thơm, cỏ biếc dầy.
Chiềutối, quê nhà đâu chẳng thấy;
Trênsông khói sóng gợi buồn ai.
TrầnTrọng San dịch
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 9422)
Tôi nhận được email, nhắn tin, điện thoại mỗi ngày. Nhiều lắm. Trong số đó có những thắc mắc, những trăn trở và đây là một trong rất nhiều số đó. “Con xin phép hỏi thầy 1 câu ạ: các nhà sư khi xuất gia (đã thành đại đức và là trụ trì 1 ngôi chùa) thì có được phép ăn mặn và uống rượu bia không ạ. Vì con có tìm hiểu và biết rằng Phập Pháp rất tốt cho bản thân con và những người xung quanh nên con có tham gia 1 câu lạc bộ phật tử ở tỉnh Nam Định (quê con ạ) và có theo 1 thầy đại đức. Nhưng hóa ra con mới biết là thầy không ăn chay mà cũng thi thoảng uống rượu, bia. Theo thầy Hùng thì con có nên theo thầy đại đức này không ạ?”
03/10/2015(Xem: 19206)
Bằng nguyện lực của Tam Bảo Tối Thượng đáng tin cậy Và chân lý của tinh thần trách nhiệm toàn cầu của chúng con, Nguyện cho Phật pháp quý báu lan rộng và hưng thịnh Ở mọi vùng đất, theo chiều dài và chiều rộng của phương Tây.
03/10/2015(Xem: 9558)
(1) Nền tảng của mọi phẩm chất tốt đẹp là vị bổn sư tử tế, hoàn hảo và thanh tịnh; Sùng mộ ngài một cách đúng đắn là cội nguồn của đường tu. Nhờ thấy rõ điều này và gắng sức, Xin hộ trì cho con thành kính nương tựa nơi ngài.
03/10/2015(Xem: 8330)
Một trong những mục đích chính của việc tranh luân trong khi tu học Phật pháp là để giúp bạn phát triển nhận thức quả quyết (nges-shes). Bạn sẽ chọn một quan điểm và người đối tác trong cuộc tranh luận sẽ thách thức quan điểm này bằng nhiều quan điểm khác nhau.
03/10/2015(Xem: 10326)
Xin đảnh lễ chư đạo sư đáng tôn kính nhất! (1) Tôi sẽ hết lòng giảng giải, Các điểm trọng yếu trong tất cả Kinh điển của Đấng Chiến Thắng, Đường tu được tất cả chư Bồ tát thiện hảo tán thán, Cửa ngõ cho những người may mắn mong cầu giải thoát.
03/10/2015(Xem: 7581)
Một ngày nọ, khi Milarepa đang ở trong hang động một mình thì hai vị khách tìm đến hỏi han. - Ông ở một mình à? Ông không thấy cô đơn sao? - Tôi luôn luôn sống với một người nào đó, không bao giờ đơn độc. Ngài trả lời. - Nhưng ông sống với ai? Người trẻ tuổi hơn trong hai người hỏi ngài.
03/10/2015(Xem: 8259)
Mối quan hệ sâu đậm với một vị thầy tâm linh có thể là sự nối kết thăng hoa và quan trọng nhất trong một đời người. Nó cũng có thể là nguồn gốc của sự lừa dối bản thân, đau đớn và tuyệt vọng tinh thần. Tất cả đều dựa vào việc chủ động tạo ra một quan hệ lành mạnh. Điều này lại tùy thuộc vào một thái độ thực tiễn về trình độ của chính mình và vị thầy, về mục đích, động lực và ranh giới của mối quan hệ.
03/10/2015(Xem: 8016)
Milarepa có một người chị cứ khăng khăng bảo ngài đi cưới vợ, xây nhà và sinh con, nhưng ngài đã bỏ nhà ra đi và gặp vị thầy của mình là Marpa. Khi chị của ngài biết rằng Marpa đã lập gia đình, bà càng ép buộc Milarepa hơn nữa.
03/10/2015(Xem: 7597)
Trong Hiện Quán Trang Nghiêm Luận (mNgon-rtogs rgyan, tiếng Phạn, Abhisamayalamkara), Đức Di Lặc đã liệt kê bốn mươi sáu lỗi lầm ảnh hưởng đến việc phát triển trí tuệ tương ứng với căn cơ của chư Bồ tát (sbyor-ba’i skyon). Những lỗi lầm này có thể xảy ra trong tâm thức của một Bồ tát thánh nhân từ sơ địa cho đến thất địa, như đã được trình bày theo hệ thống trong sơ đồ của trường phái Y Tự Khởi (Svatantrika). Mặc dù chúng đã được trình bày theo hệ thống bằng cách nghiên cứu văn học Bát Nhã Ba La Mật Đa (Prajnaparamita, Far-reaching Discriminating Awareness, Perfection of Wisdom), các lỗi lầm này cũng có thể liên quan đến những khía cạnh khác trong việc tu học và hành trì.
03/10/2015(Xem: 10342)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]