Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đêm Tuệ Giác Vô Cùng

02/01/201105:34(Xem: 6778)
Đêm Tuệ Giác Vô Cùng

Phat Thich Ca-2a
ĐÊM TUỆ GIÁC VÔ CÙNG
Thích Nữ Tịnh Quang

Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa. Trong tất cả các vĩ nhân mà nhân loại đã mang ân thì Đức Phật Thích Ca là vị ân nhân lớn nhất của nhân loại. Hơn hai nghìn năm trăm năm đã trôi qua, ân sủng tuệ giác và từ bi mà Đức Phật đã suốt đời phục vụ cho chúng sinh vẫn còn rực sáng và được truyền thừa đến hôm nay kể từ sau đêm thành đạo-chứng đạt tuệ giác vô thượng dưới cội cây Bồ đề bên dòng sông Ni Liên Thiền, nước Ma kiệt Đà thuở ấy.

Vì lòng từ bi vô lượng, thái tử Sĩ Đạt Ta đã từ bỏ danh vọng uy quyền, cung vàng điện ngọc, vợ đẹp con thơ, một mình vào rừng học đạo, sau sáu năm khổ hạnh rừng già và trải qua bốn mươi chín ngày đêm tham thiền nhập định, chịu đựng cái nóng bỏng hãi hùng của ngày hè và sương lạnh vô vàn khi đêm xuống…nhưng với ý chí đại hùng đại lực và tình yêu bất tận đối với chúng sinh ngài đã vượt qua tất cả, cuối cùng đêm thứ bốn chín lúc ánh sao mai vừa ló dạng ngài đã chứng nghiệm được chân lý tối hậu và trở thành một vị “thiên nhân sư”, vị Phật-người đã giác ngộ viên mãn, bậc Thầy của Trời và Người.

Sự chứng ngộ của Đức Phật là sự chứng ngộ lý duyên sinh (thập nhị duyên sinh) của vạn hữu, khởi nguồn từ vô minh ( sự hiểu biết sai về vạn hữu) đã khiến cho chúng sinh luân hồi đau khổ triền miên; giác ngộ được thực tại duyên sinh, ngài đã khám phá ra chân tính của sự vật, của vũ trụ và muôn sinh, tất cả đều ở trong thế sinh trụ dị diệt (sinh thành, tồn tại, biến hoại và tan mất), mọi vật được kết cấu từ nhiều yếu tố, không có cái gì bắt nguồn và sáng tạo từ một, tất cả là sự tương hợp và vô ngã. Với tuệ giác vô ngã, ngay lúc sao mai vừa hé của đêm thứ bốn mươi chín Đức Phật đã trực ngộ được chân tâm thanh tịnh sáng suốt và hằng hữu đã luân lưu trong dòng chảy duyên sinh đó, ngài đã khám phá ra rằng trong dòng duyên sinh huyễn hoặc, mọi vật đều bình đẳng trước vô thường-khổ và vô ngã, vì không nhận thức được thực tại duyên sinh vô ngã, vì vô minh cho nên chúng sinh bị luân hồi trong sáu nẻo khổ đau: Trời, người, A tu la, địa ngục, ngạ quỉ, và súc sinh.

Kể từ đêm thành đạo đó, ngài đã thành lập giáo đoàn và đi chu du khắp xứ Ấn Độ cùng các nước lân bang để rao giảng tình thương, với sức mạnh của tuệ giác và đức từ bi vô lượng, ngài đã giải phóng mọi tín điều và giai cấp mà truyền thống Ấn giáo đã cho rằng tất cả đều là sự sắp đặc của ý chí Phạm thiên (Brahma) và đã gây ra không biết bao nhiêu khổ đau hệ lụy cho con người. Trên căn bản Tứ diệu đế ngài đã xóa tan mọi ý thức hệ, ý chí nô lệ từ bên ngoài và củng cố lại tiềm năng tự chủ trong dòng sinh diệt bất biến của con người. Giáo pháp tuệ giác trong đêm thành đạo đó cho đến nay vẫn luôn mới mẻ, và đã trở thành tiêu đề cho sự sáng tạo và những bước đột phá trong sự phát minh khoa học cũng như tạo cảm hứng cho các dòng chảy của văn học, thi ca và nghệ thuật đạt đến sự viên mãn dựa trên căn bản khai phóng ý thức.

Thừa hưởng trí tuệ và từ bi của Đức Phật, người Phật tử luôn luôn an tĩnh trước mọi sự biến động để cống hiến chất liệu trí tuệ từ sự thiền định, khám phá những định luật mới, cống hiến những nhu cầu căn bản để phục vụ sự sống. và biết cách kềm chế những dục vọng cá nhân, giải quyết những sự xung đột của bản thân và thế giới, và đem đến hoà bình thực sự cho thế giới xuyên qua việc nhận thức rằng mỗi việc đều phải do tự mình quyết định. Trên căn bản từ bi, người Phật tử thừa hưởng đức từ bi của Đức Phật bằng những hành vi bất bạo động với những lợi ích thiết thực cho tự thân, gia đình và xã hội, đặc biệt, đệ tử Phật không bao giờ được cầm gươm đao giết hại chúng sinh để ăn máu thịt, tất cả đều bình đẳng trước Phật tánh, mọi loài đều có quyền được sống như nhau, và địa cầu này không chỉ là dành riêng cho sự sống con người chúng ta nhưng cả muôn loài sinh vật đều cộng hưởng thái bình. Người Phật tử thực hành giáo lý giác ngộ của đức Phật đã tin tưởng vào lòng từ bi vô hạn của ngài bằng hành động cơ bản bất sát để kiến tạo một thế giới dung thông đúng nghĩa của hòa bình và tình yêu thực sự. Chính vì thế hơn hai nghìn năm trăm năm lịch sử, Phật giáo đã truyền bá từ Đông sang Tây một cách hài hòa, không gây tổn thương đến một giọt máu của đồng loại và các chúng sinh khác.

Với tuệ giác vô cùng, sau đêm thành đạo đó muôn loài đều được thừa hưởng ân huệ của Đức Phật một cách bình đẳng. Ánh sáng giác ngộ và từ bi của ngài đã soi chiếu khắp nhân gian, các tù nhân của sự nô lệ ý thức được khai phóng, các loài thú rừng tìm đến ngài để mong cầu sự che chở và yêu thương thực sự…Một bình minh mới xuất hiện trên ý thức tồn sinh của nhân loại như vừng nhật treo cao sau những đêm dài u buồn và lạnh cóng. Ánh sáng ấy bắt nguồn từ căn bản của tuệ giác và từ bi, vì có trí tuệ cho nên ranh giới sai biệt đã được tháo gỡ, con người mới tôn trọng nhau hơn, tất cả mọi giá trị về truyền thống, văn hóa và dân tộc để phục vụ cho quyền lợi nhân sinh được Phật tử tôn trong một cách bình đẳng, như truyền thống Thần mặt trời sáng tạo vũ trụ, truyền thống Thiên đế cai quản nhân gian, truyền thống Thượng đế tạo ra mọi loài, truyền thống trăm trứng nở trăm con…tất cả đều là tinh hoa cao cả của nhân loại, không có sự cao thấp và hơn thua trong những bối cảnh khác biệt. Ý thức tự chủ sau đêm thành đạo đã xóa tan sự thống trị độc quyền và mở ra một chân trời mới cho nhân loại trên căn bản quyền lợi của con người, như quyền bình đẳng, quyền được nói, quyền làm người, quyền được sống, quyền được yêu thương...không ai có quyền ỷ mạnh hiếp yếu, vâng, trước phật tánh không những con người mà con vật vẫn cần phải có quyền (súc quyền), muôn loài vẫn có quyền để sống và quyền được yêu thương. Thừa hưởng sức mạnh từ tuệ giác vô thượng và lòng từ bi vô lượng của đức Phật, mỗi ngày hàng triệu thú vật được giài thoát khỏi cảnh đầu rơi máu chảy kể từ đêm tuệ giác vô cùng.

Đêm thành đạo hàng Phật tử chúng ta trầm tư trong ân sủng của đức Phật, chúng ta nên ngồi xuống thiền tư, tịnh tu ba nghiệp, quán chiếu chân tâm thực tướng; không nên mua bán khoe trương, nhảy nhót đàn ca… để thỏa mãn dục lạc. Thế giới đang nhiễu nhương, cảm niệm ân đức vô lượng của đức Phật chúng ta hãy thật trầm tĩnh lắng lòng chiếu kiến những gì nên làm và những gì không nên vì những nỗi đau khổ mà muôn loài đang gánh chịu: hằng triêu người đang đói khát cơ hàn, khổ đau dai dẳng của cuộc chiến tàn dư, quân nhân đang phơi thây trên chiến trường bom đạn, súc sinh đang bi chặt bị hầm… vô lượng đau thương thống thiết; Phật tử chúng ta không có gì để thỏa chí khi muôn loài vẫn còn rên xiết lầm than...! Chúng ta cần phải làm gì để ánh sáng tuệ giác và từ bi của Đức Phật được trãi dài trên nhân lộ, tình yêu thương bất diệt thực sự được thực thi trên hành tinh xanh tuyệt đẹp này?

Kỷ niệm Đêm thành đạo, chúng ta hãy thắp lên tuệ giác vô cùng và lòng thương yêu vô tận của Đức Từ tôn bằng sự thực tập chánh niệm trong mỗi bước chân trong từng ý tưởng và trao truyền chất liệu trí tuệ và tình yêu thương của đức Phật cho những ai đang còn ngủ vùi trong quên lãng. Mọi loài đang chờ đợi lòng từ bi của Phật tử chúng ta, những người con Phật đã và sẽ đem đến ánh sáng của tình yêu chân thực cho muôn loại chúng sinh cùng quần cư trên quả địa cầu này.

Chùa Huê Lam, Garden Grove Mạnh đông 2010

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/12/2012(Xem: 6535)
Chử Đồng Tử là người Phật tử Việt Nam đầu tiên. Ông sống cùng cha là Chử Cù Vân tại Hưng Yên trong thế kỷ thứ 3 trước Tây lịch. Một hôm, nhà cháy, chỉ còn chiếc khố hai cha con thay nhau mặc. Khi rời nhà, Chử Đồng Tử mặc khố và cha phải ở nhà, và ngược lại
19/12/2012(Xem: 11101)
Kinh thành đá Gia Na là thạch kinh có quy mô lớn nhất trên thế giới, với các tảng đá ma ni trên đó khắc lục tự chân ngôn và các loại kinh văn, là thắng tích văn hóa hiếm thấy.
10/12/2012(Xem: 11054)
Nhạc phẩm “Để gió cuốn đi” của Trịnh Công Sơn không phải từ đầu đến cuối đều có chất “Đạo nhập thế” được lồng ghép trong nhạc. Có câu, có đoạn, ý tưởng triết lý đạo Phật hiện rõ.
08/12/2012(Xem: 6214)
Bài này sẽ tập trung nói về đề tài, một vài cách tiếp cận các nguồn nghiên cứu Phật học Anh ngữ. Và qua đây, thử khảo sát một vài thắc mắc thường gặp. Đặc biệt, chúng ta sẽ dò tìm dấu tích Kinh Kim Cương, một kinh căn bản của Tổ Sư Thiền, trong Tạng Pali.
06/12/2012(Xem: 8089)
Do sức ép của công việc, sức ép của mọi thứ trong xã hội đã làm thay đổi cấu trúc đời sống sinh hoạt gia đình truyền thống mà các sắc dân ở các nơi đã phải đối diện.
04/12/2012(Xem: 6992)
Một hôm, một Thiền sư phải qua sông. Sư bước lên một chiếc đò của một cô lái đò xinh đẹp. Sau khi thuyền cặp bến, cô lái thu tiền từng ngườì như bình thường, chỉ trừ nhà sư bị cô lái đò đòi tiền gấp đôi.
02/12/2012(Xem: 6400)
Sáu ba-la-mật là Bồ-tát hạnh. Bồ-tát hạnh gồm có hai sự tích tập: tích tập phước đức là làm lợi lạc cho người khác và tích tập trí huệ là xóa tan bóng tối vô minh để đi đến sự sáng tỏ hoàn toàn của tâm thức.
01/12/2012(Xem: 7771)
Lời giới thiệu — Đây là một trong bốn tiểu luận của Tỳ kheo Bodhi trong cuốn “Facing the Future” viết năm 2000 tại Tích Lan. Tỳ kheo Bodhi, thế danh là Jeffrey Block, người Hoa Kỳ, sinh năm1944. Đại sư đã đến với Phật giáo năm 1965, khi lần đầu tiên gặp Hòa thượng Thích Minh Châu tại khuôn viên trường Đại học Madison, tiểu bang Wisconsin, trước khi đến học cao học tại Claremont, California. Đại sư đã thuật lại cuộc gặp gỡ này trong bài viết “LẦN ĐẦU TIÊN TÔI GẶP MỘT NHÀ SƯ“→ đã được đăng tải trong Vườn Đào.
27/11/2012(Xem: 7505)
Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại khu vườn ông Anàthapindika dạy các Tỷ kheo: - Này các Tỷ-kheo, có hai hội chúng này. Thế nào là hai? Hội chúng không phải Thánh và hội chúng bậc Thánh.
23/11/2012(Xem: 9190)
Đó là chuyến đi Tây Tạng của tôi và nhà thơ Văn Cầm Hải từ ngày 17/9 đến 25/9. Có nhiều cách đến Tây Tạng. Chúng tôi chọn con đường từ Hà Nội đi Nam Ninh, từ Nam Ninh bay sang Thành Đô, rồi từ Thành Đô bay lên Lhasa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]