Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy gọi đi! Đò sẽ tới

19/09/201508:20(Xem: 9358)
Hãy gọi đi! Đò sẽ tới

Chua Phat To (1)

HÃY GỌI ĐI ! ĐÒ SẼ TỚI.

                                Huệ Trân

 

 

            Đối với người Phật tử, dù ở bất cứ phương trời nào, không phải chỉ mùa Vu Lan mới là thời điểm để người con Phật thể hiện lòng báo đức tri ân. Ân Chư Phật, ân Thầy Tổ, ân cha mẹ giáo dường, ân đàn na thí thí, ân xã hội, ân chúng sanh …. mà ân kia, đức đó phải luôn phát nguyện bằng thiện tâm:

            Hiếu là độ được song thân,

            Nhân là cứu vớt trầm luân muôn loài”  

            Theo tinh thần trùng trùng duyên khởi trong kinh Hoa Nghiêm thì muôn người, muôn loài đều thầm lặng vì nhau mà sinh diệt. Cái này vì cái kia mà hiện hữu, cái này ra đi để cái kia tồn tại. Như lá rụng mà thực chẳng diệt, vì lá lại thành đất nuôi cây. Như mây tụ lại mà thực chẳng tan, vì mây chỉ chuyển hóa thành mưa tươi mát, tắm đẫm cỏ nội hoa ngàn ….

            Với lòng tin ở sự vận chuyển nhiệm mầu, người con Phật thường đem sự cẩn trọng mà cư xử với nhau vì biết đâu, ai có thể là ông bà, cha mẹ, quyến thuộc mình đã ra đi và nay lại đang hiện hữu!

            Dù bất cứ tôn giáo nào, lòng chân thành luôn là yếu tố cần thiết để đạt tới sự giao cảm. Như câu chuyện có thật, về lòng chân thành của một bé gái 8 tuổi đã cứu sống em trai mình.

            Cô bé chỉ biết em mình bệnh nhiều lắm, cha mẹ đã phải dọn từ căn nhà lớn về căn nhà nhỏ mà cũng không còn tiền chữa trị cho em. Một lần, cô nghe cha mẹ thì thầm “Chỉ còn phép mầu mới cứu được Andrew, mà chúng ta biết tìm đâu ra phép mầu!”

            Nghe thế, cô bé về phòng, đập vỡ con heo đất dành dụm từ lâu, gom hết những đồng tiền cắc, rồi chạy ra tiệm thuốc đầu phố. Tới nơi, cô dốc hết gói tiền lên mặt quầy rồi nói:

            - Cháu chỉ có bây nhiêu. Cháu cần mua phép mầu.

            Người bán thuốc ngạc nhiên:

            - Em nói gì? Em cần gì?

            Cô bé nghẹn ngào:

            - Em Andrew bị bệnh nặng lắm. Cháu nghe cha mẹ nói, chỉ có phép mầu mới cứu em được. Ở đây có bán phép mầu không?

            Người bán hàng thông cảm, nhìn em và buồn rầu trả lời:

            - Chú rất tiếc, ở đây không có bán phép mầu cháu à!

            Một người đàn ông trung niên đang đứng chờ sau cô bé, nghe câu chuyện, bỗng cúi xuống hỏi nhỏ:

            - Andrew bệnh gì?

            - Cháu không biết bệnh gì ở trong đầu. Cha mẹ nói phải mổ, và phải có phép mầu.

            -Cháu có bao nhiêu tiền?

            Cô bé vội vã đếm:

            - 10 xu … 20 xu … 45 xu …. 1 đồng …. Dạ, cháu có 1 đồng 11 xu ạ.

            Trước sự ngạc nhiên của người bán hàng, người đàn ông trung niên tỏ vẻ mừng rỡ, nắm tay cô bé:

            - Ồ, may quá! Cháu có vừa đủ tiền mua phép mầu. Mau dẫn bác về nhà gặp cha mẹ và Andrew đi! Chúng ta sẽ dùng phép mầu chữa bệnh cho Andrew.

           

            Người đàn ông trung niên đó là bác sỹ Carlton Armstrong, một bác sỹ giải phẫu lừng danh của bệnh viện đa khoa trong thành phố.

           

            Cuộc giãi phẫu thành công mỹ mãn với sự đài thọ toàn bộ của bệnh viện, do bác sỹ Armstrong đề nghị.

            Bé Andrew được cải tử hoàn sinh nhờ lòng chân thành của chị. Lòng chân thành đó là năng lượng thầm lặng nhưng vũ bão, đã giao cảm được với lòng từ của vị lương y mà tạo nên phép mầu.

            Có lẽ, đối với cô bé, phép mầu có giá là 1 đồng 11 xu. Chỉ cha mẹ cô trực nhận phép mầu là vô giá!

 

            Nhớ lại câu chuyện này, tôi không khỏi bồi hồi khi Sư Phụ chúng tôi cũng vừa  “cải tử hoàn sinh” sau khi được thay gan, ở thời điểm đã cận kề cái chết!           

            Lá gan của Sư Phụ chúng tôi đòi “về hưu” từ lâu, và đã tới thời điểm nó ra tối hậu thư “Không cho nghỉ, tôi cũng nghỉ đó!”

            Để có được những phương tiện trị liệu tốt, Sư Phụ chúng tôi đã phải nghe lời khuyên của các bác sỹ, rời chùa, rời huynh đệ chúng tôi, qua tiểu bang khác để chờ lá gan hiến tặng.

            Suốt 9 tháng đợi chờ, sau 2 lần đã tới phiên được có gan hiến tặng nhưng khi kiểm tra toàn bộ thì quà tặng lại chưa đủ những yếu tố an toàn thích hợp để ghép vào cơ thể người nhận. Và đến lần thứ ba được gọi lên, cũng là khi sức khỏe Sư Phụ chúng tôi đã kiệt quệ. Tuy không nói ra nhưng chúng tôi đều nhìn nhau trong cùng ý nghĩ rằng “Dù lần này quà tặng có thích hợp nhưng liệu Sư Phụ còn đủ sức chịu đựng cuộc giải phẫu cam go này không?”

            Chư Tôn Đức khắp nơi, những vị đã từng có đạo tình với Sư Phụ chúng tôi, đều hết lòng cầu nguyện Đức Quan Thế Âm gia hộ, không phải chỉ ở thời điểm cận kề này, mà từ khi Sư Phụ chúng tôi lên đường điều trị, quý Ngài cũng đã luôn chân thành cầu nguyện. Chúng tôi từng được chứng kiến những buổi cầu nguyện đó, hết nơi này tới nơi kia. Huynh đệ chúng tôi vô cùng tri ân Chư Tôn Đức.

 

            Sau 4 tiếng chờ đợi ngoài phòng mổ, để được tin là cuộc giải phẫu đã hoàn tất, chúng tôi đều một lòng tin tưởng rằng, hậu giải phẫu dù cam go đến mức nào, Sư Phụ chúng tôi cũng sẽ vượt qua, vì bao lòng thành hướng về Sư Phụ đã giao cảm được với tâm Bồ Tát. Không có sự nhiệm mầu này thì với căn bệnh nan y mang trong người đã hơn bốn năm, sự chờ đợi lá gan hiến tặng đã hơn 9 tháng mà phút cuối, chỉ ngắn ngủi là 2 ngày, là 48 tiếng đồng hồ để phép mầu hiển lộ.

            Đó chính là lời vị bác sỹ trưởng nhóm phẫu thuật nói với chúng tôi trước khi giải phẫu: “Hai ngày nữa mà không được thay gan, e rằng khó còn hy vọng!”

 

            Tôi nhớ, một lần thính pháp, khi thuyết về lòng chân thành và sự giao cảm, giảng sư đã kết luận bằng một lời thật xúc tích: Hãy gọi đi ! Đò sẽ tới !”

            Vâng. Hãy gọi đi ! Đò sẽ tới.

            Tất nhiên, phải là những lời gọi chí thành thì “Đạo cảm thông ” mới “Không thể nghĩ bàn”

           

           Chua Phat To (1)

            Sư Phụ chúng tôi hồi phục, về lại chùa vào thời điểm Vu Lan.

            Sau những chương trình thường xuyên được tổ chức trong tinh thần Vu lan theo lời Phật dạy, Sư Phụ chúng tôi đã nghĩ sâu xa hơn về sự đền ân báo đức.   Huynh đệ chúng tôi đều nhiệt thành tuân theo ước muốn này.

            Và ngày Chủ Nhật 13 tháng 9 năm 2015, Trai Đàn Chẩn Tế Siêu Tiến Thập Loại Cô Hồn Bình Đẳng Chúng đã được long trọng tổ chức tại Đại Hùng Bửu Điện chùa Phật Tổ, do Ban Kinh Sư chùa Phật Tổ đảm trách.

            Sau khi thọ trai, với kinh nghiệm của Quý Thầy trong Ban Kinh Sư cùng với lòng nhiệt thành của đại chúng, Chánh Điện đã nhanh chóng biến đổi thành khung cảnh của một đàn tràng trang nghiêm mà trầm hương, hoa đèn và tôn tượng các vị Đại Sỹ cứu độ chúng sanh đã phảng phất hài hòa sự giao cảm âm dương.

            Đúng 2 giờ trưa, Sư Phụ chúng tôi – Hòa Thượng Thích Thiện Long, Phương Trượng chùa Phật Tổ - thành kính nguyện hương trước Phật đài, cúi xin mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng chứng giám gia hộ cho Đàn Tràng đạt được sự tri ân, báo đức tới muôn người muôn loài còn trầm luân trong biển khổ.

            Những nén nhang thơm vừa được dâng lên thì từ Phòng Tổ, Đại Đức Thường Huệ, vị sẽ đảm trách nhiệm vụ Kim Cang Thượng Sư trong Trai Đàn, cùng với hai thị giả chậm rãi bước ra.

 Chua Phat To (2)

            Thầy còn trẻ, rất trẻ đối với trọng trách hôm nay, nhưng qua sắc phục tôn nghiêm, thầy đang từng bước hiển lộ tinh thần Kim Cang Thượng Sư.

            Khi đã đứng trước Hòa Thượng Phương Trượng và cũng là Sư Phụ mình, Thầy làm phần vụ trước khi khai đàn. Đó là chắp tay kính cẩn tỏ lòng cám ơn vị tổ chức Trai Đàn, và kế tiếp là thể hiện lòng hiếu đạo của đệ tử đối với Sư Phụ.

 

            Thầy chắp tay búp sen trước trán, rồi chậm rãi, thật chậm rãi, búp sen từ từ dừng trước ngực, như để cùng trái tim, thổn thức đập những nhịp ân tình … Rồi từ trái tim, búp sen theo toàn thân thầy xuống thấp, xuống thấp, rồi hai chân quỳ, búp sen nở xòe ra, để thể hiện thế lạy cực kỳ cung kính, là 5 vóc sát đất.

            Cũng như khi quỳ lạy, Thầy đứng lên bằng động tác khoan thai và từ tốn để lập lại ba lạy như thế, tạ ơn Sư Phụ.

 

            Toàn thể hội trường chợt ngưng đọng.

            Giây phút này, ngôn ngữ mới thực vong thân, bởi không ngôn ngữ nào diễn tả cho hết nghĩa cha con sâu dầy, tình thầy trò mênh mông trong đạo vị của giáo pháp Như Lai …

            Giây phút này là giây phút mãn khai của đóa quỳnh hương. Không thể trước, không thể sau, mà đúng thời đó, đúng lúc đó thì hoa kia mới trọn vẹn. Như con sâu xấu xí phải trải trọn thời-nghiệp, mới hóa thân thành cánh bướm muôn mầu rực rỡ.

            Sư Phụ chắp tay, khép mắt, im lặng nhận ba lạy báo ân của đệ tử mà lệ nhòa hình ảnh bé trai sơ sinh mới 23 ngày tuổi đã bị bỏ trước cổng chùa. Ông thầy tu ra sân quét lá, nghe tiếng khóc, đã hốt hoảng buông chổi chạy ra, vội bế bé lên. Hơi ấm đầu tiên truyền sang nhau trở thành tình cha con, tình thầy trò, đã là hạnh phúc và khổ đau suốt hơn hai mươi năm hệ lụy …

            Giây phút này, với Sư Phụ, có lẽ là cảm xúc hoan hỷ, xứng đáng công nuôi dưỡng …

            Giây phút này, với đệ tử, có lẽ là cơ duyên toàn thiện nhất để báo ân và sám hối với người cha, người thầy đã cưu mang, nuôi dưỡng, dù bao nhiêu phiền não, khổ đau phải chịu do tuổi trẻ vô minh từng gây ra.

            Giây phút này, Sư Phụ ơi, không phải chỉ Sư Phụ cảm nhận như vậy đâu, mà huynh đệ chúng con cũng cùng được hạnh phúc như thế.

            Hạnh phúc không chỉ vì được tham dự một Trai Đàn trang nghiêm mà còn là cơ duyên được chứng kiến sự chuyển hóa nhiệm mầu của hài nhi đỏ hỏn 23 ngày tuổi bị bỏ trước cổng chùa năm xưa, đang hóa thân Kim Cang Thượng Sư với âm thanh sấm sét của Sư Tử hống “Địa ngục vị không. Thệ bất thành Phật”.

 Chua Phat To (3)

            Trai đàn chính thức bắt đầu khi vị Kim Cang Thượng Sư khải báo, qua những nghi thức ấn chú gia trì, thỉnh mời mười phương Chư Phật, Chư Bồ Tát, Chư Hiền Thánh Tăng thùy từ chứng giám.

            Mỗi vị Phật, mỗi vị Bồ Tát đều được thỉnh mời bằng nghi thức ấn chú riêng, nên khi đại chúng tham dự, chỉ cần giữ tâm thanh tịnh và lòng kính tin, thì mỗi động tác chậm rãi, cực kỳ tôn nghiêm của vị Thượng Sư Kim Cang đều có thể truyền đạt tới đại chúng sự hoan hỷ, như chính mỗi người đang thỉnh mời Chư Phật, Chư Bồ Tát về chứng minh.

            Suốt 4 tiếng đồng hồ liên tục, âm thanh pháp khí lồng vào mỗi phần tán tụng của tám vị Kinh Sư, tùy từng nội dung mà khi thì trầm hùng, khi thì rộn rã, khi thì réo rắt, dường như để phù hợp với căn cơ, cũng như tội chướng của thập loại cô hồn, khiến còn vất vưởng nơi đâu, bắt được tần số những âm thanh này cũng cố gắng tìm về hưởng thực, nghe kinh, hầu giải thoát khỏi trầm luân sanh tử.

 

            Trong phần kết-đàn, khi một vị Kinh Sư tuyên đọc danh hiệu Chư hương linh được thân nhân dâng sớ, thì một làn gió mát từ đâu chợt bay ngang giữa không khí oi bức suốt tuần.

            Đại chúng không ít người, bằng phản xạ tự nhiên đã nhìn ra các cửa sổ.

 

            Nhưng ai thấy được gió!

            Phải chăng đó chỉ là thông điệp:

            “Hãy gọi đi! Đò sẽ tới !”

 

 

Huệ Trân

(Phật Tổ Tự - Trai Đàn Chẩn Tế 13-9-2015)

 

           

                       

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/10/2019(Xem: 8406)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6486)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4571)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6384)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7337)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 8193)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
03/10/2019(Xem: 9934)
Tâm thư kêu gọi trợ giúp em Đức, huynh trưởng GĐPT Phú Cát, Huế, Ở nhà máy HBI Huế có em Hồ Xuân Đức ( 140450), nhân viên may - Bộ phận Newstyle, cách đây cách đây 4 tháng, Đức phát hiện bị bệnh Wilson, một loại bệnh do di truyền gây ảnh hưởng gan, hệ thần kinh và kéo dài suốt đời. Mặc dù mới chỉ phát hiện cách đây 4 tháng, nhưng bệnh đã ảnh hưởng đến gan và hiện tại gan của em đã bị xơ ở giai đoạn cuối.
30/09/2019(Xem: 7189)
Nhà Thần kinh học người Ý - Do Thái đoạt giải Nobel 1986 " Khi già đi, thị lực con người kém đi ....nhưng sẽ NHÌN THẤY NHIỀU HƠN " Và gần đây tôi đã đọc được đâu đó rằng " Mỗi người già là một thư viện ". Lẽ ra câu nói trên đây chỉ đúng cho những bậc Cao tăng thiền Đức, khi các Ngài đã thâm sâu hiểu Đạo, nhưng các bạn ơi khi càng đi dần vào tuổi thu đông và khi tiếp xúc nhiều với tất cả các bạn cùng lứa tuổi và bạn sẽ thấy rằng nó đúng cho cả những người phàm phu như chúng ta nữa đó . Vì thật ra nếu con cái chúng ta muốn học hỏi kinh nghiệm từ bố mẹ chúng từ khi họ trải qua những khó khăn do cuồng lưu nghiệt ngã của cuộc sống trong đời và nếu họ chỉ cần muốn lưu trữ lại ..hẳn chứa đầy mấy tủ sách đấy , bạn ạ .
26/09/2019(Xem: 15035)
Nhằm tạo một cơ hội sinh hoạt chung để chia sẻ, truyền lửa cho nhau, và thảo luận một số đề tài liên quan đến công việc Hoằng pháp, Giáo dục, Văn học Nghệ thuật, Phật Giáo, và Ra Mắt Sách chung, một buổi sinh hoạt CÓ MẶT CHO NHAU 2 sẽ được tổ chức tại Tully Community Branch Library, 880 Tully Rd. San Jose, CA 95111, vào lúc 2:30--5:45 chiều, Thứ Bảy, ngày 19 tháng 10, 2019. Buổi sinh hoạt này gồm có các tiết mục như sau:
12/09/2019(Xem: 6802)
HT Thích Nhất Hạnh trong phần đầu của TRÁI TIM CỦA BỤT có dạy : " Mọi người, ai trong chúng ta cũng có đủ mọi hạt giống, có những hạt giống trung thành và cũng có những hạt giống phản bội . Những hạt giống này phải được tu tập, tưới tẩm cho những cái ác không còn môi trường phát triển thì ta mới có sự chuyển hoá và giúp ích cho mọi người " Và nếu như Ngài đã dạy cách nghe một bài pháp thoại là Hãy khoan dùng Trí năng phân biệt của mình để nghe mà phải để cho mặt đất Tâm của mình mở rộng thênh thang cho mưa pháp thấm nhuần thì phải chăng thưởng thức âm nhạc cũng vậy ( tuy nhiên bản nhạc bắt buộc nằm đúng trong hướng đi của mình đã chọn chứ không phải bất cứ loại âm nhạc nào )
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]