Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

03/10/201008:08(Xem: 9791)
Hạnh Nguyện Đức Bồ Tát Quán Thế Âm

HẠNH NGUYỆN
Đức Bồ Tát QuánThế Âm
Đại-lãn

quantheambotatcuukho-contentHiện tướng bản thể vũtrụ là một trò chơi vừa có tính thực và bất thực, hay vừa có tính hòa âm và bấthòa âm. Nếu người biết được trò chơi này, là người nắm được thực tại trên mườiđầu ngón tay; thì trái lại, kẻ không nắm được thực tại trên mười đầu ngón tay,kẻ đó không biết được hòa âm vũ trụ trong trò chơi này. Nói thế không có nghĩalà bản thể vũ trụ ở trong tình trạng phân sáp làm đôi vàđối lập nhau; nhưng nóchỉ là một. Tuy thế, về mặt tùy thể, chúng ta nhìn bản thể vũ trụ như là mộtphức thể, tùy theo kiến giác của mỗi chúng ta. Vì tùy thể này, nói lên được sựhiện hữu của duyên nghiệp trong mỗi chúng ta đang ở trong tình trạng sinh khởi,nối tiếp và ràng buộc vào nhau, mà hiện ra các khổ tướng báo thân có sai khác.Nhưng về mặt nhất thể , thì hiện tướng chính là bản thể, và bản thể chính làhiện tướng.

Do đó, cuộc đại hòa âm,hay bất đại hòa âm trong vũ trụ, cũng tùy theo đó mà hiện hữu như một thực tạigiữa chúng ta, không thể không chấp nhận. Vì kẻ biết được hay không biết đượctrò chơi cùng đang nằm trong quỹ đạo của ý niệm, nhưng khi ý niệm vừa khởi lên,liền sau đó phát hiện ra âm thanh hoặc tương đồng hoặc tương khắc với với thếgiới âm thanh bên trong hay bên ngoài. Tuy nhiên trong thế giới ngũ trược này,hầu hết chúng sanh đã mang vào trong mỗi tướng thể một khổ quả nào đó, cùng nằmtrong một cộng nghiệp không thể tránh khỏi luật tắc luân hồi, đã mang và sẽ đưachúng sanh vào con đường khổ. Chính vì khổ ngiệp của chúng sanh đang vây khổnmà các đức Phật Thế tôn cùng các vị Bồ tát xuất hiện ra thế gian này, với hạnhnguyện đại từ, đại bi, ban vui cứu khổ cho mọi loài. Cùng ở trong hạnh nguyệnđó, sự xuất hiện của Bồ tát Quán Thế Âm được các kinh công nhận là độc đáo nhấttrong hạnh nguyện của các vị Bồ tát. Ngài đã chứng ngộ bằng âm thanh qua nhĩcăn viên thông, và lấy âm thanh là tiêu đích trong việc cứu khổ cứu nạn cho tấtcả chúng sanh. Với danh hiệu Đại từ đại bi tầm thinh cứu khổ cứu nạn Quán ThếÂm Bồt tát, đã nói lên đầy đủ ý nghĩa hạnh nguyện đó.

Trong nhiều bộ kinh, cónói về đức Quán Thế Âm Bồ tát; nhưng chúng ta không thấy đề cập đến phương phápchứng ngộ của Ngài. Duy bộ kinh Lăng Nghiêm có đề cập đến sự chứng ngộ ấy, kinhLăng Nghiêm trực chỉ ghi rõ rằng: Sau khi đức Thế tôn gạn hỏi chỗ sở chứng của24 Thánh đệ tử xong, đến lượt Bồ tát Quán Thế Âm bày tỏ chỗ sở chứng của mìnhnhư sau: " Quán Thế Âm Bồ tát bạch rằng: Tôi nhớ là: hà sa số kiếp vềtrước, có một vị Phật hiệu là Quán Thế Âm; vị Phật đó dạy tôi muốn vào chánhđịnh thì phải theo nghe-nghĩ-tu. Từ trong nghe, khi trở về tự tánh thì sở duyênbiến mất và con đường vào trở nên vắng lặng (sở không có, năng không có chỗduyên, nên năng vẫn không hiện hữu, ở trong tự tánh vắng lặng). Hai tướng độngvà tịnh không sinh. Từ từ mà tiến lên như vậy, thì nghe và đối tượng bị ngheđều hết. Nghe đã hết không trụ, thì giác và đối tượng của bị giác đều không khikhông giác đã tròn đầy, thì không và đối tượng .không đều diệt. Khi sinh vàdiệt đã mất, thời cảnh tịch diệt hiện ra trước mắt." Thế giới phơi mởtrước chúng ta như là một hiện hữu, vượt khỏi không gian thời gian. Cảnh giớinày không bị ràng buộc bởi xuất thế gian và thế gian, hay các pháp hữu vi và vôvi. Cảnh giới này trên đồng với Như Lai một từ lực, dưới hợp với tất cả chúngsanh trong sáu đường, và đồng với chúng sanh một lòng bi ngưỡng.

Đến đây, chúng ta thấyhạnh nguyện của Quán Thế Âm trong kinh Lăng Nghiêm cùng kinh Pháp Hoa, phẩm PhổMôn, gặp nhau trong lòng bi ngưỡng đối với chúng sanh đại thể. Nhưng về ý nghĩadanh từ có sự khác nhau. Trong kinh Lăng Nghiêm ý nghĩa luôn luôn ở trong chiềuhướng phản phục cái nghe nơi tự tánh. Như vậy, cái nghe ở trong chiều hướngnội. Một khi tâm đã phản phục, thời cảnh sở quán sẽ không còn, nên không có sựđối đãi giữa năng và sở nữa. Lúc đó Như lai tạng tâm sẽ hiển bày ra trước mắt.Lúc đó tâm năng văn và cảnh sở văn sẽ tiêu tan dung hội. Như vậy kinh LăngNghiêm lập cứ trên nhân hạnh mà gọi là Quán Thế Âm. Ngược lại trong kinh PhápHoa, phẩm Phổ Môn lại lập cứ trên quả đức để hiển nghĩa, thì Âm chính là tiêuđích của văn tầm cứu. Dù là tịch thinh hay là động thinh, nghe của Quán Thế ÂmBồ tát cũng thấu suốt tất cả. Âm thinh từ trạng thái tâm lý đến lúc phát rangoài, phải qua một tiến trình chuyển động của cơ thể. Có sự liên hệ giữa một ýniệm khi phát khởi, và các sợi thần kinh liên hệ chuyển động để thoát ra ngoàicửa miệng, lúc đó mới tạo thành âm thanh thật sự. Âm thanh này sẽ dàn trải ravô tận, và sẽ tạo thành âm thanh sống của vũ trụ. Trong những biến động tiếpgiao này, cùng với những âm thanh khác, sẽ tạo ra những điệu hòa âm, hay bấthòa âm, tùy theo lối dung nạp của mỗi âm thanh từng người, từng loại chúngsanh. Ở đây trạng thái tịch thanh không tự hữu, mà chỉ hiện hữu trong mỗingười, mỗi sự vật, chính ngay trong ý niệm, trong mặc thức, không phát ra bênngoài, hay chưa khởi phát ra ngoài, nhưng nó có tác động của tâm thức can thiệpvào. Ở đây, còn gọi là tâm thanh, là tiếng nói của tâm.

Vậy, âm là biểu tượng ýnghĩa cuộc sống, thế giới ngoại tại của chúng sanh trong pháp giới duyên khởinày chính là hiện tướng của nghiệp tướng vô minh con người đang lôi kéo conngười trong bể khổ sanh tử luân hồi. Những khổ đau tai nạn của kiếp người, cùngtiếng kêu gào van xin, cầu cứu của chúng sanh trong bể khổ đã làm cho nguyệnlực độ sanh của Bồ Tát Quán Thế Âm phát sinh. Ngài đã cùng nhĩ căn viên thông,thường xuyên quán sát và nghe tiếng cầu cứu của chúng sanh, tùy theo căn cơ củatừng loại mà Ngài hóa độ, cứu vớt .

Ở đây, về ý nghiã danhxưng, chúng ta thấy sự khác biệt giữa kinh Lăng Nghiêm và kinh Pháp Hoa tronglòng bi nguyện của Ngài. Một đàng hướng nội nghe bản thể tự tánh, tức là NhưLai tạng tâm và đó cũng chính là bản thể của chúng sanh, của vũ trụ mà lập cứ(theo nhân hạnh) để cứu vớt; một đàng hướng ngoại nghe quả khổ của chúng sanh,cùng tiếng cầu cứu mà lập cứ (theo quả đức) để cứu vớt . Nếu căn cứ nơi nhân vàquả để hiểu thì làm sao có sự gặp gỡ hạnh nguyện giữa Kinh Lăng Nghiêm và kinhPháp Hoa trong lòng bi nguyện của Ngài? Đó là câu hỏi cần đặt ra và cần giảiđáp. Sự xuất hiện của Ngài vì lòng bi ngưỡng vô úy, cùng với chúng sanh cùngmột thể tánh. Ngài đã mang danh hiệu Đại Từ Đại Bi tầm thanh cứu khổ cứu nạnQuán Thế Âm Bồ Tát, nói lên lòng bi ngưỡng vô úy đó . Lòng bi ngưỡng vô úy màchúng sanh đã đánh mất, thay vào đó lòng sợ hãi. Chính vì lòng sợ hãi mà conngười luôn ở trong tình trạng lo đối phó, nhưng đối phó với phương pháp chạytrốn thực tại, tìm cách né tránh với tương lai . Mà tương lai là những gì chưaxảy đến với họ hay sẽ không xảy đến. Vì sợ hãi lo âu nên con người tự đánh lừachính mình và dần dần trở thành vong thân. Từ đó thần thánh, ma quỷ, Thượng đếđược xuất hiện bởi con người và do con người đặt ra, con người lấy đó làm nơinương tựa. Cuộc sống của chúng ta đầy dẫy những biểu tượng, biểu tượng của sợhãi, do đó chúng ta đã tự đánh mất bản tính vô úy của ta. Con người không dámnhìn thực tại, không dám nhìn vào chính mình, không dám sống với thực tại, luônluôn sống với tương lai; mà tương lai là những gì ảo tưởng. Con người luôn tìmcách nắm bắt những ảo tưởng đó để rồi thất vọng đau khổ .

Trong truyền thống triếtlý siêu hình Tây phương, vì sự sợ hãi này mà Thượng đế xuất hiện. Thượng đế đãđược lý trí con người đặt ra để tôn thờ謠là nơi tương tựa của những con người yếu bóngvía, đầy lòng sợ hãi với hiện tại, với tương lai. Tự đặt con vào sự cứu rỗi củaThượng đế, tự họ đánh mất bản tánh của họ . Họ làm nô lệ cho một Thượng đế bênngoài, họ đã vong thân và Thượng đế thần thánh đã ngự trị, chi phối cuộc sốnghọ. Kể từ Socrates mãi cho đến Athur Schopenhauer, giai đoạn này Thượng đế đãđược đề cập đến nhiều, nhất là thời kỳ trung cổ, thời kỳ kinh viện, Thượng đếđược coi như là thần linh, ban phước giáng họa và mãi đến Hegel .

Hegel đã quan niệm:Thượng đế là một nhân cách hóa của con người và con người là nhân cách củaThượng đế. Thượng đế chính là ý niệm tuyệt đối . Ông giải thích Thượng đế củaông theo sách Sáng Ký và ba ngôi của Ky Tô giáo bằng biện chứng pháp của ôngtheo ba tiến trình; đề, phản đề, tổng hợp đề . Ông bảo rằng : "ChínhThượng đế đã vong thân, Thượng đế đã đẻ ra hình ảnh Ađam và Eva nơi vườn địađàng, và chính Adam và Eva đã phản lại lời dặn dò của Thượng đế khi nghe lời dụdỗ con rắn (tượng trưng cho ác quỷ sa tăng) mà ăn phải trái cấm thiện ác, để rồitừ đó về sau con người mắc phải tội tổ tông (nguyên tội) và bị đày đọa trongkhổ đau, càng khổ đau con người càng tạo nên tội lỗi. Để chuộc lại tội lỗi này,Thượng đế đã cho Jésus giáng thế, và bị đóng đinh trên cây thập tự giá, để chịutội cho thế gian; khi đó con người trở lại trạng thái ban sơ nơi vườn địa đàng.Để rồi ông kết luận Thượng đế là con người và con người là Thượng đế. Đó làgiai đoạn chung cuộc của lịch sử tương lai .

Từ Hegel đến Schopenhauer,quan niệm Thượng đế thay đổi dần và biến mất từ Schopenhauer . Với quyển"Vũ trụ như là ý lực", ông đã phủ nhận Thượng đế. Ông là người đầutiên mang truyền thống Đạo học Đông Phương thổi vào Âu Châu một luồng sinh khímới mẻ, và mạnh mẽ nhất là Nietzsche với chủ trương "con người siêu nhân"và ông đã nói; "Thượng đế đã chết" (Das Got Isto). Như thế Thượng đếthực sự đã vắng mặt trên thế gian này. Mãi đến Heidegger, danh từ Thượng đếkhông còn được nhắc đến nữa. Nền siêu hình học hiện đại mà người đại diện chonền triết lý Tây Phương là Heidegger đã không nhắc đến một Thượng đế nào, ôngchỉ đề cập đến tính thể của hiện thể tại thế (Dasein) của con người mà thôi .Những vấn đề xa xôi chưa đến trong tương lai, không phải là vấn đề bận tâm củaông. Ông chỉ biết hiện tại, sống với hiện tại, tìm ra những vấn đề liên hệ giữacon người với con người, giữa cuộc sống và con người cùng sự hiện hữu chínhmình. Theo ông đó là những bâng khuâng của con người, cần phải tìm ra sợi dâyliên hệ đó. Có thế con người mới làm chủ được chính mình và làm chủ được cuộcsống; lúc này con người sẽ không còn sợ hãi nữa, họ sống một cách bình thảnchấp nhận tất cả dù là cái chết đi nữa, cũng không sợ sệt, vui cười với cáichết. Họ đã đến gần Đông phương với tinh thần vô úy.Nhưng đó chỉ là một thiểusố có tinh thần thượng thừa, đã nhìn ra được trò chơi của vũ trụ trong suyniệm. Họ đã chấp nhận hiện tại và sống với hiện tại, chơi với hiện tại bằng mộtthái độ lì lợm, kiêu hãnh với chính mình mà không bao giờ sợ hãi .

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/02/2016(Xem: 5411)
Để những ngày Xuân sắp đến người dân nghèo xứ Phật thêm phần ấm áp, vào dịp cuối năm (29 Jan 2016) chúng tôi đã đến thăm phát quà tại làng Mahakala Cave, một trong những những ngôi làng '' nghèo muôn thuở '' của xứ Ấn nằm dưới chân núi Khổ Hạnh Lâm , nơi đức Phật từng tu khổ hạnh.
02/02/2016(Xem: 12488)
Mùa Xuân ngồi niệm Phật Lượng đất trời rộng thênh Thấy Xuân về rót mật Với yêu thương, thanh bình.
02/02/2016(Xem: 6534)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6348)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 9955)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5463)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8448)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6159)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 8040)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12315)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]