Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Không Nói Hận Thù

19/09/201007:02(Xem: 8043)
Trái Tim Không Nói Hận Thù
labode_1

TRÁI TIM KHÔNG NÓI HẬN THÙ
Thích Nguyên Hùng

Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.

Trước đây, người ta không tin là có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1997, ông W.C. Peppé, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ tại vùng Pìpràvà, phía Nam Népal. Kết quả khảo cổ đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua A Dục bằng lối văn tự Brahmì, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: "Đây là xá lợi của Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ" (Theo Phật Quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A Hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá lợi thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: "Như vậy, xá lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế" (Đại chính tạng, Trường A Hàm I, Du hành kinh).

Trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá lợi Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm đến thế?

Trong cõi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ đều bị hủy diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không còn nguyên vẹn nguyên thủy. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác, rất khác với nó trước kia, đến nỗi nhìn không ra. "Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai". Vậy mà xá lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, chẳng phải kim cương, là tro cốt còn lại của người tu sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá lợi), mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng thịt, lại còn mãi, thậm chí còn nguyên vẹn cả thân hình (toàn thân xá lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại còn lấp lánh sắc màu. Làm sao giải thích?

Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự giác ngộ của Đức Phật về nguyên lý Duyên khởi, thì không có một hiện tượng nào hiện hữu vô lý mà không có nguyên do của nó, kể cả sự kiện lưu xá lợi. Khi Đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một tòa tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng về bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, chứng thật cho những điều Đức Thích Ca nói đều là chân thật. Sự kiện này đã khiến cho đại chúng ngơ ngác không hiểu vì sao. Đức Phật giải thích: "Khi còn đi trên đường đi của Bồ tát, Đức Đa Bảo Phật Đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật Đà thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như Lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm". (Kinh Pháp Hoa, phẩm Bảo tháp xuất hiện, HT. Trí Quang dịch).

Như vậy, việc lưu xá lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ tát. Ở đây, chúng ta tìm thấy lời phát nguyện của đức Phật Đa Bảo khi còn hành Bồ tát đạo, muốn làm chứng cho những Đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu lại toàn thân xá lợi. Chúng ta có thể nói, lưu lại xá lợi là nguyện lực của chư Phật và Bồ tát, như là một chứng cứ bất hoại của Chánh pháp.

Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), người Tây Trúc, đến Trường An vào khoảng năm 401, nhằm niên hiệu Long An thứ 5, đời Đông Tấn. Diêu Hưng bái ngài làm thầy và mời ở trong vườn Tiêu Dao, cùng với hai học trò là Tăng Triệu và Tăng Nghiêm, làm công tác dịch kinh. Ở Trung Hoa, trước sau có rất nhiều người dịch kinh, nhưng không ai có thể so sánh được với "ông vua giới phiên dịch" này (từ dùng của Lương Khải Siêu). Trước lúc viên tịch, La Thập đã phát lời thệ nguyện: "Hôm nay trước mặt đại chúng, tôi phát lời thề nguyện rằng, nếu như những kinh sách tôi dịch không sai với ý Phật, thì sau khi hỏa thiêu thân này cái lưỡi vẫn còn". (Đại chính 50/2059, [0330a11]). Quả nhiên, ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu (413), La Thập viên tịch. Nhục thân của ngài được tiến hành hỏa thiêu theo nghi thức của người Tây Trúc tại vườn Tiêu Dao; sau khi hỏa táng, bao nhiêu xương cốt đều thiêu rụi, duy chiếc lưỡi vẫn còn. (Đại chính 50/2059, [0330a11]).

Đến đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc lưu lại xá lợi là do thệ nguyện của chư Phật và Bồ tát. Quý ngài vì muốn chứng thực và bảo vệ Chánh pháp là chân thật nên đã phát lời thệ nguyện lưu lại xá lợi để gìn giữ Chánh pháp bất hoại.

Bằng sự đại dũng mãnh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm mình bằng sự đại từ bi, Bồ tát lưu lại cho dân gian TRÁI TIM BẤT DIỆT. Hãy đọc lại lời phát nguyện của Bồ tát Quảng Đức: "Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo… Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc". (Lời nguyện tâm quyết, Tỳ kheo Thích Quảng Đức).

Đọc lời nguyện của Bồ tát Quảng Đức với lời nguyện của Bồ tát Tát Đỏa, chúng ta mới thấy hành động của chư Bồ tát luôn luôn xứng hợp với nhau. Quý ngài luôn vận dụng tâm từ bi để cứu vớt chúng sinh, nhìn chúng sinh như con một, mạnh mẽ hoan hỷ, lòng không nuối tiếc. Những ai đã đi qua đoạn đường lịch sử nước nhà năm 1963 mới thấy được hành động xả thân cứu khổ, một hành động khó làm, mới chân thường siêu việt làm sao! Cũng như Bồ tát Tát Đỏa, xả thân cho cọp đói, sự tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức là khổ hạnh, theo kinh Pháp Hoa và Bồ Tát giới Phạm Võng. Khổ hạnh như vậy là vì xót thương chúng sanh đau khổ và xót xa Phật pháp điêu đứng. Nó xuất phát từ ý thức và tâm nguyện. Và trái tim bất diệt được kết thành từ đó.

Trong lúc mà người coi mình là kẻ thù, người ta muốn mình phải chết, mình vẫn thiết tha cầu nguyện cho họ "sáng suốt" và khuyên họ nên "lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân", và mình sẵn sàng hy sinh để cho lời cầu nguyện ấy trở thành sự thật. Trái tim được làm bằng chất liệu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại hùng lực như vậy, nên "Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không còn nữa. Vì đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả quốc tế, không những cùng chứng kiến mà còn dự vào". (Trích Hồi ký Tỳ kheo Thích Trí Quang).

Đó là kết quả của cuộc vận động năm 1963. "Đối với lịch sử, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, 1963 là năm bùng lên ngọn lửa, một sự kiện phi thường làm chấn động lương tri. Đối với Phật giáo, 1963 là trái tim, trái tim còn nguyên, không cháy, khi nhục thân Quảng Đức thành tro. Trái tim đó không nói hận thù".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/08/2021(Xem: 8698)
Các lời trích dẫn giáo lý của Đức Phật cùng các danh nhân khác thường thấy trên mạng, báo chí và tạp chí đủ loại tại các nước Tây phương. Dường như trong cuộc sống dồn dập tại các nơi này, một số người đôi khi cũng thích đọc một vài câu ngắn gọn nhưng sâu sắc, giúp mình suy nghĩ về xã hội, con người và sự sống nói chung.
09/08/2021(Xem: 5032)
Dịch bệnh là một chu kỳ, từng tồn tại với nhân loại từ xa xưa như dịch tả, dịch bại liệt, Sốt Rickettsia, Sốt vàng da. Lao,sốt rét, dịch hạch,dịch cúm, dịch aids, đậu mùa, yết hầu.. Những loại dịch thường xuất hiện vào những vúng có đời sống thiếu vệ sinh; tuy nhiên dịch virus Corona, aids không phát xuất từ điều kiện sống mà do hoạt động, hành xử của con người đối với con người, con người đối với thiên nhiên với nhiều lý do khác nhau. Các nhà khoa học đã tìm ra vaccine cho bệnh đậu mùa vào năm 1796, tuy nhiên, vi khuẩn dịch có thể tùy biến; cũng thế virus Corona hiện nay, không chỉ là loại dịch nguy hiểm giết hàng chục triệu người, ngay cả dịch đậu mùa, dịch Aids, cúm… đều tổn thất nhân mạng vô số người trên toàn thế giới. Virus Corona hiện nay đặt nhiều nghi vấn phát sinh từ động vật hoang dã như dơi hay từ phòng thí nghiệm do con người tạo ra, tất cả đều là duyên cớ theo từng chu kỳ sống của loài người để cân bằng sinh thái khi trái đất chịu quá tải và sự bạc đãi của con
08/08/2021(Xem: 19709)
QUAN ÂM THỊ KÍNH Truyện Thơ: Tâm Minh Ngô Tằng Giao Tranh Minh Họa: Hương Bối LỜI NÓI ĐẦU Truyện “Quan Âm Thị Kính” không rõ xuất hiện từ thời nào và do ai sáng tác ra. Thoạt tiên truyện là một khúc hát chèo gồm nhiều đoạn, với ngôn từ rất bình dị và tự nhiên, rõ ràng là một khúc hát của dân quê, của đại chúng. Về sau mới có truyện thơ “Quan Âm Thị Kính” xuất hiện, được viết bằng thể thơ “lục bát”, mang nhiều ý nghĩa thâm thúy của cả đạo Nho lẫn đạo Phật. Người ta phỏng đoán rằng tác giả chắc phải là một người có học thức.
08/08/2021(Xem: 6302)
Thông thường hằng ngày tôi có nhiều việc để hanh trì, và ngoài việc tu học tại Tổ Đình Viên Giác Hannover Đức Quốc ra, tôi hay viết sách, dịch Kinh và có thêm mấy việc khác nữa cũng tương đối quan trọng. Đó là điểm sách hay viết lời giới thiệu sách cho một tác giả nào đó sắp có sách xuất bản. Tôi rất hoan hỷ để làm việc nầy. Bởi lẽ người ta tin tưởng mình, họ mới giao cho mình đứa con tinh thần của họ để mình đọc và cho ý kiến, cũng như giới thiệu đến với quý độc giả khắp nơi.
08/08/2021(Xem: 5509)
Sách dày 572 trang kể cả phần tiếng Anh. Riêng phần tiếng Việt bắt đầu từ trang 1 đến trang 272 và phần tiếng Anh bắt đầu từ trang 277 đến cuối sách. Sách do Phật Việt Tùng Thư tại Hoa Kỳ xuất bản lần thứ nhất năm 2021. Sách được trình bày bởi Lotus Media/Vĩnh Hảo. Bên trong có nhiều phụ bản rất đẹp được trình bày bởi Hạnh Tuệ và Hạnh Từ. Ảnh bìa có hình gác chuông chùa Hải Đức Nha Trang. Có loại bìa cứng và có loại bìa thường. Sách in rất trang nhã, dễ đọc.
08/08/2021(Xem: 7319)
Kính Pháp Sư Sướng Hoài, tôi tu sĩ Thích Thắng Hoan đọc qua tác phẩm PHẬT HỌC VĂN TẬP của ngài viết nhận thấy ngài một nhà bác học uyên thâm Phật giáo nắm vững mọi tư tưởng cao siêu của cácphái, các tông giáo cả trong đạo lẫn ngoài đời. Toàn bộ tác phẩm của ngài đều xây dựng vững chắc trên lãnh vực biện chứng pháp của Nhân Minh Luận. Nội dung tác phẩm trong đó, mỗi một chủ đề ngài biện chứng bằng những lãnh vực mặt phải mặt trái, chiều sâu chiều cạn, mặt phủ định, mặt xác định,cuối cùng để làm sáng tỏ vấn đề bằng kết luận. Tôi vô cùng kính nể kiến thức của ngài.
08/08/2021(Xem: 6106)
Tái sinh, hay là câu chuyện sinh tử luân hồi từ kiếp này sang kiếp kia, là một trong các giáo lý đặc biệt của Phật Giáo. Khi chưa giác ngộ, tái sinh là do nghiệp lực. Nhưng khi đã sống được với cái nhìn không hề có cái gì gọi là “ta” với “người” thì tái sinh là do nguyện lực. Một trong những người nổi tiếng nhất hiện nay, và được dân tộc Tây Tạng tin là hiện thân của tâm từ vô lượng, là Đức Đạt Lai Lạt Ma, một trong những hóa thân của Quan Thế Âm Bồ Tát, người giữ tâm nguyện tái sinh liên tục vì lợi ích độ sinh.
08/08/2021(Xem: 5359)
Đoạn video gần đây cho thấy Chính quyền địa phương ở tỉnh Cam Túc đã cưỡng bức các vị tăng ni, phải từ bỏ cuộc sống xuất gia, cởi áo Cà sa để đóng cửa một tu viện Phật giáo Tây Tạng, Tu viện Kharmar (Ch: Hongcheng).
08/08/2021(Xem: 4571)
Sáu tháng sau khi quân đội Myanmar lật đổ Chính phủ được bầu của bà Aung San Suu Kyi trong cuộc đảo chính ngày 1 tháng 2 vừa qua, người dân của quốc gia Đông Nam Á này tiếp tục sống trong nỗi sợ hãi, trong bối cảnh hỗn loạn diễn ra sau cuộc đảo chính Quân đội. Với các cuộc đàn áp bạo lực công khai đối với những người bất đồng chính kiến, và các cuộc biểu tình trên đường phố - tiếp tục diễn ra ở quy mô bất chấp sự đàn áp do quân đội lãnh đạo – chính quyền quân sự đã củng cố quyền lực của mình. Ngay cả Tăng đoàn Phật giáo được tôn kính của quốc gia cũng đã bị chính quyền quân sự bạo lực bắt giữ, được biết với ít nhất 23 vị tăng sĩ đang bị giam giữ, một số người trong số họ đã bị tra tấn bạo lực.
08/08/2021(Xem: 3658)
Nhiều người đổ lỗi toàn cầu hóa bởi đã gây ra đại dịch Covid-19, và cho rằng cách duy nhất để ngăn chặn mạnh mẽ hơn nữa, sự bùng phát của những cơn đại dịch hiểm ác như thế này là phi toàn cầu hóa thế giới. Rào chắn, bế quan tỏa cảng, giảm giao thương. Tuy nhiên việc cách ly ngắn hạn là cần thiết để ngăn chặn dịch bệnh, cô lập dài hạn sẽ dẫn đến sụp đổ kinh tế, mà không mang lại bất kỳ sự đảm bảo thực sự nào trước những dịch bệnh lây nhiễm. Liều thuốc giải hữu hiệu trong phòng, chống Covid-19 không phải là chia rẽ, mà là đoàn kết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]