Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trái Tim Không Nói Hận Thù

19/09/201007:02(Xem: 7916)
Trái Tim Không Nói Hận Thù
labode_1

TRÁI TIM KHÔNG NÓI HẬN THÙ
Thích Nguyên Hùng

Khoa học càng phát triển, con người càng có cơ hội hiểu thêm nhiều điều Đức Phật dạy. Giới khoa học bắt đầu tìm cách giải thích những hiện tượng, những triết lý, tâm lý… được Đức Phật nói đến trong kinh điển, như họ đã từng nghiên cứu, lý giải về các hiện tượng trong thiên nhiên, trong vũ trụ và con người. Thế nhưng, khi bắt tay vào công việc đó, họ đã gặp không ít những khó khăn, trở ngại. Có những khó khăn đi đến bế tắc. Như chuyện về xá lợi chẳng hạn.

Trước đây, người ta không tin là có xá lợi Phật. Mãi đến năm 1997, ông W.C. Peppé, người Pháp, đã tiến hành khảo cổ tại vùng Pìpràvà, phía Nam Népal. Kết quả khảo cổ đã tìm thấy một cái hộp bằng đá khá lớn, trong đó có chứa hai cái bình bằng đá và vài dụng cụ bằng đá khác như tách trà… Hai bình đá một lớn một nhỏ đều có chứa những viên xá lợi. Bình đá nhỏ dạng hình cầu, chia thành hai phần thượng hạ. Nửa phần trên có hình tay cầm, khắc niên đại của vua A Dục bằng lối văn tự Brahmì, và người ta đã đọc được nội dung của nó như sau: "Đây là xá lợi của Đức Phật. Phần xá lợi này do bộ tộc Sakya, nước Savatthi phụng thờ" (Theo Phật Quang từ điển). Sự khám phá này đã chứng minh những gì được ghi lại trong kinh Trường A Hàm và rải rác ở những kinh khác về việc phân chia xá lợi thành tám phần cho tám quốc gia cổ đại khi Phật nhập Niết bàn là hoàn toàn sự thật. Kinh ghi: "Như vậy, xá lợi Phật được chia thờ ở tám tháp, tháp thứ chín là cái bình, tháp thứ mười là tháp tro, tháp thứ mười một là tháp tóc, thờ tóc Phật khi còn tại thế" (Đại chính tạng, Trường A Hàm I, Du hành kinh).

Trải qua hơn hai mươi lăm thế kỷ, xá lợi Phật vẫn còn nguyên vẹn, lấp lánh sắc màu. Xương cốt con người sao mầu nhiệm đến thế?

Trong cõi giới mong manh tạm bợ vô thường này, tất cả mọi thứ đều bị hủy diệt hết. Có cái tàn hoại nhanh chóng, có cái biến hoại từ từ, bởi thời gian, bởi sự tàn phá của con người, của thiên nhiên. Không mất, nhưng không còn nguyên vẹn nguyên thủy. Nó phải chuyển sang dạng khác, cái khác, rất khác với nó trước kia, đến nỗi nhìn không ra. "Sông kia giờ đã nên đồng, chỗ làm nhà cửa chỗ trồng ngô khoai". Vậy mà xá lợi, chẳng phải kim loại, chẳng phải phi kim, chẳng phải kim cương, là tro cốt còn lại của người tu sau khi hỏa táng, đốt hoài không cháy (toái thân xá lợi), mà người tu là con người do cha mẹ sinh ra, bằng xương bằng thịt, lại còn mãi, thậm chí còn nguyên vẹn cả thân hình (toàn thân xá lợi), thách thức với thời gian, trơ gan cùng tuế nguyệt, chẳng mảy may hư hao, lại còn lấp lánh sắc màu. Làm sao giải thích?

Đối với Phật giáo, một tôn giáo vốn được khai sinh từ sự giác ngộ của Đức Phật về nguyên lý Duyên khởi, thì không có một hiện tượng nào hiện hữu vô lý mà không có nguyên do của nó, kể cả sự kiện lưu xá lợi. Khi Đức Phật tuyên thuyết kinh Pháp Hoa, từ dưới đất bỗng vọt lên một tòa tháp lộng lẫy, trong đó lại vang lên âm thanh vi diệu tán thán Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có thể tuyên thuyết cho đại hội các chúng về bản kinh của tuệ giác bình đẳng vĩ đại, chứng thật cho những điều Đức Thích Ca nói đều là chân thật. Sự kiện này đã khiến cho đại chúng ngơ ngác không hiểu vì sao. Đức Phật giải thích: "Khi còn đi trên đường đi của Bồ tát, Đức Đa Bảo Phật Đà có phát lời nguyện trọng đại, nguyện rằng nếu được trở thành Phật Đà thì sau khi nhập diệt, trong mười phương quốc độ, chỗ nào có Phật nói kinh Pháp Hoa, bảo tháp của Như Lai cũng sẽ xuất hiện trước chỗ ấy để nghe kinh ấy, và làm chứng cho kinh ấy bằng cách tán dương rằng tốt lắm". (Kinh Pháp Hoa, phẩm Bảo tháp xuất hiện, HT. Trí Quang dịch).

Như vậy, việc lưu xá lợi là do bi nguyện của chư Phật và Bồ tát. Ở đây, chúng ta tìm thấy lời phát nguyện của đức Phật Đa Bảo khi còn hành Bồ tát đạo, muốn làm chứng cho những Đức Thế Tôn nào tuyên thuyết kinh Pháp Hoa mà lưu lại toàn thân xá lợi. Chúng ta có thể nói, lưu lại xá lợi là nguyện lực của chư Phật và Bồ tát, như là một chứng cứ bất hoại của Chánh pháp.

Cưu Ma La Thập (Kumarajiva, 344-413), người Tây Trúc, đến Trường An vào khoảng năm 401, nhằm niên hiệu Long An thứ 5, đời Đông Tấn. Diêu Hưng bái ngài làm thầy và mời ở trong vườn Tiêu Dao, cùng với hai học trò là Tăng Triệu và Tăng Nghiêm, làm công tác dịch kinh. Ở Trung Hoa, trước sau có rất nhiều người dịch kinh, nhưng không ai có thể so sánh được với "ông vua giới phiên dịch" này (từ dùng của Lương Khải Siêu). Trước lúc viên tịch, La Thập đã phát lời thệ nguyện: "Hôm nay trước mặt đại chúng, tôi phát lời thề nguyện rằng, nếu như những kinh sách tôi dịch không sai với ý Phật, thì sau khi hỏa thiêu thân này cái lưỡi vẫn còn". (Đại chính 50/2059, [0330a11]). Quả nhiên, ngày 10 tháng 2 năm Quý Sửu (413), La Thập viên tịch. Nhục thân của ngài được tiến hành hỏa thiêu theo nghi thức của người Tây Trúc tại vườn Tiêu Dao; sau khi hỏa táng, bao nhiêu xương cốt đều thiêu rụi, duy chiếc lưỡi vẫn còn. (Đại chính 50/2059, [0330a11]).

Đến đây, chúng ta có thể tin tưởng rằng, việc lưu lại xá lợi là do thệ nguyện của chư Phật và Bồ tát. Quý ngài vì muốn chứng thực và bảo vệ Chánh pháp là chân thật nên đã phát lời thệ nguyện lưu lại xá lợi để gìn giữ Chánh pháp bất hoại.

Bằng sự đại dũng mãnh, phát ra sự đại thệ nguyện và tăng cường tâm mình bằng sự đại từ bi, Bồ tát lưu lại cho dân gian TRÁI TIM BẤT DIỆT. Hãy đọc lại lời phát nguyện của Bồ tát Quảng Đức: "Nhận thấy Phật giáo nước nhà đương lúc ngửa nghiêng, tôi là một tu sĩ, mệnh danh là trưởng tử của Như Lai không lẽ cứ ngồi điềm nhiên tọa thị để Phật pháp tiêu vong, nên tôi vui lòng phát nguyện thiêu thân giả tạm này cúng dường chư Phật để hồi hướng công đức bảo tồn Phật giáo… Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc". (Lời nguyện tâm quyết, Tỳ kheo Thích Quảng Đức).

Đọc lời nguyện của Bồ tát Quảng Đức với lời nguyện của Bồ tát Tát Đỏa, chúng ta mới thấy hành động của chư Bồ tát luôn luôn xứng hợp với nhau. Quý ngài luôn vận dụng tâm từ bi để cứu vớt chúng sinh, nhìn chúng sinh như con một, mạnh mẽ hoan hỷ, lòng không nuối tiếc. Những ai đã đi qua đoạn đường lịch sử nước nhà năm 1963 mới thấy được hành động xả thân cứu khổ, một hành động khó làm, mới chân thường siêu việt làm sao! Cũng như Bồ tát Tát Đỏa, xả thân cho cọp đói, sự tự thiêu của Bồ tát Quảng Đức là khổ hạnh, theo kinh Pháp Hoa và Bồ Tát giới Phạm Võng. Khổ hạnh như vậy là vì xót thương chúng sanh đau khổ và xót xa Phật pháp điêu đứng. Nó xuất phát từ ý thức và tâm nguyện. Và trái tim bất diệt được kết thành từ đó.

Trong lúc mà người coi mình là kẻ thù, người ta muốn mình phải chết, mình vẫn thiết tha cầu nguyện cho họ "sáng suốt" và khuyên họ nên "lấy lòng bác ái, từ bi đối với quốc dân", và mình sẵn sàng hy sinh để cho lời cầu nguyện ấy trở thành sự thật. Trái tim được làm bằng chất liệu đại từ, đại bi, đại hỷ, đại xả, đại hùng lực như vậy, nên "Thiêu rồi lấy ra, trong đống tro tàn còn một khối thịt mà vị trí cho biết đó là quả tim. Thầy Thiện Hòa cho vào lò thiêu lại cũng vẫn không cháy. Lại thiêu nữa nhưng xăng hết. Bấy giờ rất đông ký giả hiện diện. Họ chạy kiếm xăng giúp. Bấy giờ chỉ họ mới đi lại được dễ dàng. Họ kiếm được mấy can xăng super, đem thiêu kỹ, nhưng lấy ra vẫn không cháy. Việc này làm cho tôi tin, xưa, ngài La Thập sau khi hỏa thiêu cái lưỡi vẫn còn. Nhưng ở đây mọi thắc mắc dị nghị hoàn toàn không còn nữa. Vì đây là việc mà trên dưới 50 ký giả, đa số là ký giả quốc tế, không những cùng chứng kiến mà còn dự vào". (Trích Hồi ký Tỳ kheo Thích Trí Quang).

Đó là kết quả của cuộc vận động năm 1963. "Đối với lịch sử, lịch sử Việt Nam và lịch sử thế giới, 1963 là năm bùng lên ngọn lửa, một sự kiện phi thường làm chấn động lương tri. Đối với Phật giáo, 1963 là trái tim, trái tim còn nguyên, không cháy, khi nhục thân Quảng Đức thành tro. Trái tim đó không nói hận thù".
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2014(Xem: 11237)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 19615)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 7863)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 11684)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 25442)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9300)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 9072)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
19/03/2014(Xem: 8187)
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5 Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
19/03/2014(Xem: 8747)
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.
18/03/2014(Xem: 9872)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]