Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự sống trong vùng đất chết ở Nhật Bản

19/09/201003:47(Xem: 7873)
Sự sống trong vùng đất chết ở Nhật Bản
Sống trong vùng chết
***
    Do ảnh hưởng từ thảm họa kép năm 2011, Fukushima - Nhật Bản đến nay vẫn còn nhiều nơi bị xem như vùng đất chết vì lo ngại nhiễm xạ, chủ yếu chỉ còn các vật nuôi bị bỏ rơi và được một người đàn ông dũng cảm ở lại chăm sóc.
 
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2015/03/21/1-1426906567_1200x0.jpg


    Trong khi tất cả người dân kéo nhau rời Fukushima, Naoto Matsumura quyết tâm ở lại sinh sống và chăm lo cho tất cả muông thú nơi đây.
 
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2015/03/21/2-1426906567_1200x0.jpg


    Thảm họa sóng thần và động đất năm 2011 diễn ra ở đây từng khiến toàn bộ người dân thành phố này rơi vào cảnh mất nhà cửa, của cải, phải rời quê sang nơi khác di tản. Không chỉ vậy, những con vật - vốn từng là công cụ kiếm ăn hoặc thú cưng của nhiều gia đình cũng rơi vào trạng thái tương tự tại đây.
 
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2015/03/21/3-1426906568_1200x0.jpg


    Naoto (55 tuổi) từng là công nhân xây dựng nhưng nay được biết đến trong vai trò “vệ sĩ của muôn loài vật tại Fukushima”. Mỗi ngày, ông đều cho chúng ăn, chăm sóc và chơi với những vật nuôi bị người dân bỏ lại sau khi lò phản ứng nhà máy điện hạt nhân ở đây hư hại trong một vụ nổ vì sóng thần năm 2011.
 
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2015/03/21/4-1426906568_1200x0.jpg

 
    Ý thức rõ sự nguy hiểm đến tính mạng, nhưng người đàn ông này lại có vẻ dửng dưng và vẫn tiếp tục cuộc sống của riêng mình một cách kiên định.
 
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2015/03/21/5-1426906568_1200x0.jpg

 
    Ban đầu, Naoto cũng lên đường chạy trốn như bao người dân khác nhưng cuối cùng quyết định trở lại để chăm sóc lũ vật nuôi của mình. Về đến nơi, ông phát hiện còn rất nhiều vật nuôi khác cũng cần được che chở.
 
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2015/03/21/6-1426906569_1200x0.jpg

 
    Thăm thú khắp nơi, ông phát hiện hàng nghìn con bò chịu cảnh mắc kẹt trong các chuồng, trại.
 
http://c0.f36.img.vnecdn.net/2015/03/21/7-1426906569_1200x0.jpg

 
    Những vật nuôi bị chủ xích trong các trang trại cũng được người đàn ông này tới giải cứu và cho ăn. Đến nay, rất nhiều động vật nơi đây quen với sự chăm sóc của Naoto và chủ động tìm ông để được âu yếm, cho ăn.
 
http://c0.f34.img.vnecdn.net/2015/03/21/8-1426906569_1200x0.jpg

 
    Dù Chính phủ Nhật Bản đã tìm mọi giải pháp nhưng vẫn chẳng thể ngăn cản được ông ở lại Fukushima.
 
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2015/03/21/9-1426906569_1200x0.jpg

 
        Bắt đầu trở về từ năm 2011, đến nay ông khẳng định vẫn sống khỏe mạnh trên mảnh đất quê nhà.
 
http://c0.f35.img.vnecdn.net/2015/03/21/10-1426906570_1200x0.jpg

 
    “Nhiều người bảo thế nào tôi cũng phát bệnh trong vòng 30-40 năm nữa. Nhưng tôi chẳng quan tâm vì bằng đó thời gian chắc tôi cũng chết vì già rồi” - Naoto hài hước chia sẻ.
 
http://c0.f36.img.vnecdn.net/2015/03/21/11-1426906570_1200x0.jpg

 
    Mọi quyên góp ủng hộ từ người dân, du khách đều được Naoto sử dụng cho mục đích duy nhất là chăm sóc động vật nơi đây.
 
http://c0.f33.img.vnecdn.net/2015/03/21/12-1426906567_1200x0.jpg


    Thực phẩm vẫn được tiếp tế đến vùng đất hoang vu này đều đặn, còn đa số người dân vẫn tránh xa nơi đây với bán kính tới 20km để hạn chế nhiễm phóng xạ.

Trần Hằng (theo Boredpanda)
***
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/02/2016(Xem: 6761)
(Kinh Bách Dụ Tâm Minh Ngô Tằng Giao chuyển dịch thơ) Khỉ kia nắm đậu trong tay Bỗng đâu một hột lọt ngay ra ngoài
30/01/2016(Xem: 6640)
Năm 2016 này chúng ta cùng nhau mừng Tết Sách lần thứ IX. Thời gian trôi nhanh như ngừng thở. Mới vậy mà đã 8 năm. Nhớ lại Tết Sách đầu tiên được tổ chức ngày 23 tháng 4 năm 2008 với những kỷ niệm đẹp và khó quên để khởi đầu cho việc tôn vinh sách và văn hóa đọc. Chúng ta cùng thành tâm và thật sự biết ơn bạn đọc trên cả nước và trên khắp thế giới đã ủng hộ Tết Sách suốt 8 năm qua.
29/01/2016(Xem: 10227)
Một người con gái sinh trưởng trong một gia đình bình dị ở một khu phố nghèo của thành phố Luân Đôn, tình cờ một hôm đọc được một quyển sách về Phật giáo, bỗng chợt cảm thấy mình là một người Phật giáo mà không hề hay biết. Cơ duyên đã đưa người con gái ấy biệt tu suốt mười hai năm liền, trong một hang động cao hơn 4000m trên rặng Hy-mã Lạp-sơn. Ngày nay cô gái ấy đã trở thành một ni sư Tây Tạng 73 tuổi, pháp danh là Tenzin Palmo, vô cùng năng hoạt, dấn thân và nổi tiếng khắp thế giới.
29/01/2016(Xem: 5675)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Có lẽ do ảnh hưởng từ những cơn bão tuyết bên kia địa cầu nên mùa Đông năm nay xứ Ấn từng ngày se sắt lạnh. Được sự thương tưởng của quí vị Phật tử Canada cũng như Phật tử một vài nơi trên nước Mỹ, chúng tôi lại có dịp tiếp tục lên đường mang chút ấm đến cho người dân gầy
29/01/2016(Xem: 8821)
Mary Reibey sinh năm 1777 ở Anh. Mới hai tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ rồi lớn lên ở trại mồ côi. Trốn chạy cuộc sống khắc nghiệt đói khát và cực khổ, Mary trở thành đứa trẻ bụi đời có thành tích bất hảo, chẳng bao lâu sau cũng sa lưới pháp luật. Năm 1791, Mary mới 14 tuổi bị bắt vì tội trộm ngựa, cộng với nhân thân lắm tiền sự, Mary bị cho án 7 năm lưu đày sang Úc, lúc bấy giờ là đảo nhà tù của Anh. Sau một năm lênh đênh trên chuyến tàu biệt xứ, Mary cập bến Sydney năm 1792 khi mới 15 tuổi.
28/01/2016(Xem: 6723)
Cách đây một tháng tôi nhận được tin nhắn của người em họ tên Công về trường hợp con trai của bạn ấy, một trẻ sơ sinh đặt tên là Quang Minh. Quang Minh sinh ngày 01/12/2015, sinh sớm 8 tuần so với dự định, khi sinh ra bé nặng 1,7kg và phải nằm trong lồng kính gần một tháng tại Phụ sản Trung Ương, Hà Nội.
28/01/2016(Xem: 8297)
Câu chuyện về một chú khỉ chăm sóc một chú chó con bị bỏ rơi như con của mình đang khiến cộng đồng mạng tại Ấn Độ cảm động.
27/01/2016(Xem: 12757)
(Năm Bính Thân kể chuyện “Tiền Thân Đức Phật”) Ch.1: TỪ TỘI NÀY TỚI TỘI KHÁC
26/01/2016(Xem: 8635)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7801)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]