Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Lá Cờ Phật Giáo Hoang Phong

18/09/201008:28(Xem: 16010)
Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Của Lá Cờ Phật Giáo Hoang Phong
NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CỦA
LÁ CỜ PHẬT GIÁO

Hoang Phong

cophatgiao001Phật giáo là một tôn giáo khiêm tốn,chú trọng vào tâm linh và trí tuệ, nhắm vào mục đích giải thoát con người khỏithế giới biến động và khổ đau. Phật giáo không chủ trương tranh giành uy quyền,củng cố thế lực hay bành trướng ảnh hưởng trong thế giới Vô thườngnày. Phật giáo cũng không xem nặng hình thức màu mè vàbiểu tượng, như vậy thì lá cờ Phật giáo giữ vai trò gì và vị trí của nó như thếnào trong bối cảnh của Đạo Phật ngày nay. Suốt hơn hai ngàn năm trăm năm lịchsử Đạo Pháp, lá cờ Phật giáo đã xuất hiện từ lúc nào và ở đâu, ý nghĩa của nó làgì ?

Nguồn gốc lá cờ Phậtgiáo

Lá cờ Phật giáo mà ta thấy ngày nay rađời vào năm 1880 ở Tích Lan (Sri Lanka). Người có ý kiến mang đến cho Phật giáomột lá cờ là một cựu đại tá quân đội Mỹ : Ông Henry Steel Olcoott.

Đặt chân đến Tích Lan lần đầu tiên vàonăm 1879, ngay sau đó ông Olcoott đã hết sức say mê Phật giáo. Năm 1880 ông trởlại Tích lan và trình lên Ủy ban Phậtgiáo Colombođề nghị tạo cho Phật giáo một lá cờ. Hình thức và màu sắc củalá cờ xuất phát từ trí sáng tạo của ông Olcoott, dựa vào sáu vòng hào quang củađức Phật và các màu sắc của cầu vồng. Lá cờ cũng tượng trưng cho Lục đạo, tức sáu đường tái sinh hay sáuthể dạng của tất cả chúng sinh trong cõi luân hồi.

Lá cờ được chính thức chấp nhận trênđất Tích lan vào dịp lễ Phật đản ngày 28 tháng 4 năm 1885. Tuy nhiên mãi đếnngày 25 tháng 5, năm 1950, trong lần hội nghị Phật giáo quốc tế ở thủ đôColombo (Tích lan), với 26 quốc gia tham dự, thì lá cờ ngũ sắc mới được chínhthức và nhất trí chấp nhận, nói lên sự thống nhất của Phật giáo thế giới.

Ngày nay, một lá cờ chung cho toànthể Phật giáo - biểu tượng của Hòa bình, Từ bi và Trí tuệ, không phân biệt màuda và chủng tộc, không phân biệt giữa con người và tất cả những sự sống khác - đãphất phới trên lãnh thổ của hơn 50 quốc gia trên thế giới. Ngày 24 tháng 2 năm1951, tỳ kheo Thích Tô Liên, đại diện Ủy ban Phật giáo thế giới tại ViệtNam, đi dự hội nghị Colombo đã đích thân mang lá cờ quý báu này về cho quêhương chúng ta.

Hình thức lá cờ

Lá cờ hình chữ nhật, chia đều thànhsáu phần theo chiều dọc. Màu sắc gồm các màu của cầu vồng, nhưng chỉ có năm màuđược chọn : xanh dương, vàng nhạt, đỏ, trắng, cam (hay vàng nghệ), sọc thứ sáucủa lá cờ tượng trưng cho sự tổng hợp của các màu vừa kể. Vì thế, sọc thứ sáulập lại tất cả năm màu, nhưng xếp theo chiều ngang.

Lời đề nghị nguyên thủy của ông H.S. Olcoott giải thích về lá cờ này không tìmthấy, tuy nhiên văn bản giải thích hay tờ phác họa lá cờ của ông Olcoot có thể vẫncòn được lưu giữ trong văn khố của Tích lan (?). Bài viết này do đó chỉ dựa vàomột số tư liệu Tây phương. Rất tiếc là trong các tài liệu này thì cách giảithích về màu sắc có vẻ kém mạch lạc hoặc dùng những từ không phù hợp với ĐạoPháp cho lắm. Ý nghĩa tượng trưng các màu sắc dựa theo các tài liệu ấy có thểđược tóm lược như sau :

1) Màu xanh dương tượng trưng cho « Thiềnđịnh ».

2) Màu vàng nhạt tượng trưng cho sự « suynghĩ đúng », có thể là « Chínhtư duy» (?) trong Bát chính đạo.

3) Màu đỏ tượng trưng cho« sinh lực tâm linh » (?).

4) Màu trắng tượng trưng cho« đức tin » (?).

5) Màu cam hay màu nghệ tượng trưngcho « trí thông minh » (?), cũng có thể đây là « Trí tuệ» (?).

6) Màu thứ sáu, tổng hợp của các màuvừa kể, tượng trưng cho « hành vi không kỳ thị ».

Các tài liệu trên đây cũng có thể đãđược căn cứ vào các lời đề nghị của ông Olcoott (?). Dù sao thì lá cờ cũng chỉlà một biểu tượng, và ý nghĩa mà ta gán cho nó là do nơi chúng ta. Ý nghĩa củalá cờ sẽ được đề cập rộng hơn trong phần thứ hai của bài viết.

Henry Steel Olcoott là ai ?

H.S.Olcoott thực ra cũng không phải là một người hoàn toàn vô danh. Ông sinh ngày 2tháng 8 năm 1832 tại New Jersey (Hoa kỳ) trong một gia đình Tin lành rất kỷcương và ngoan đạo. Ngay từ ngày còn nhỏ, cha mẹ ông đã khuyến khích ông quantâm đến những vấn đề tâm linh. Cha của ông là một thương gia, nhưng vào năm 1951thì gia đình bị phá sản và ông phải rời bỏ nhà trường. Sau một thời gian giánđoạn học hành và sống nhờ họ hàng ở tiểu bang Ohio, ông trở lại đại học và trở thành một chuyêngia canh nông. Ông viết báo và khảo cứu khoa học. Lấy vợ năm 1860, sinh được bốncon, nhưng sau đó thì hai vợ chồng lại ly dị vào năm 1874.

Khicuộc nội chiến ở Mỹ bùng nổ thì ông gia nhập quân đội liên bang, giữ những chứcvụ hành chính khá quan trọng. Đến năm 1865, ông xuất ngũ và quay ra học luậtrồi trở thành luật sư và lại tiếp tục viết báo.

cophatgiao002-content

Ông Henry Steel OLCOOTT (1832-1907)

Năm1874 đánh dấu một khúc quanh lớn trong cuộc đời của ông. Năm đó đã 42 tuổi, saukhi ly dị vợ, ông gặp một người phụ nữ rất lạ lùng và đặc biệt và hai người kếtbạn với nhau. Đó là bà Helene Petrovna Blavatsky, một phụ nữ gốc người Nga, thuộcmột gia đình thật quý phái – có lẽ còn quý phái hơn cả gia đình của Nga hoànglúc bấy giờ. Bà rất quan tâm đến những vấn đề thần bí, đã từng chu du nhiều nơitrên thế giới, kể cả Ấn độ và Tây tạng và viết khá nhiều sách. Bà Blavatsky vàông Olcoott cùng với một người bạn nữa là William Quan Judge đứng ra thành lậphội Thông thiên học, một truyền thống bao gồm tất cả các tôn giáo. Ông Olcoottđược bầu làm chủ tịch của hội này.

cophatgiao003

Bà Helene Petrovna BLAVATSKY (1831-1891)

Năm1878, trụ sở chính của hội Thông thiên học được chuyển từ Mỹ về Adyar, một vùngngoại ô của tỉnh Madrasở Ấn độ. Trụ sở này vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay. Tuy nhiên điều đáng nêulên hơn hết là khi ông Olcoott và bà Blavatsky đến Tích lan ngày 16 tháng 5, năm1880 thì họ được dân chúng thủ đô Colombo tiếp đón rất trọng thể vì họ đã đượcnghe danh ông từ trước. Ngày 25 tháng 5, ông Olcoott và bà Blavatsky đã đến quỳgối trước một tượng Phật khổng lồ tại đền Wijananda và xướng lên bằng tiếngPa-li những câu thệ nguyện về Tam quy(quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng) và Ngũgiới(không sát sinh, không trộm cắp, không tà dâm, không nói xằng bậy, khôngsay sưa), để xin được quy y.

Dưluận thời bấy giờ thường gán cho ông cái biệt danh là người « Phật tử da trắng». Thật vậy ông là một trong những người Mỹ đầu tiên đã quy y. Sau đó, mặc dù ôngđến Tích lan nhiều lần và mỗi lần chỉ lưu lại trong một thời gian ngắn, ông đãthành lập được nhiều trường đại học Phật giáo, chẳng hạn như các Đại học Anandavà Nalanda, các trường Cao đẳng Phật học Dharmaraja và Visakha Vidyalaya…, tổngcộng gần 400 trường Phật học. Ông giúp người Tích lan phục hồi truyền thốngPhật giáo, chống lại ảnh hưởng ngoại lai do thực dân Anh du nhập vào Tích lan.Ngoài ra ông lại còn cổ động cả phong trào chống lại thực dân Anh trên phần đấtnày. Tháng 7 năm 1880, ông rời Colombonhư một vị anh hùng dân tộc của Tích lan. Sau đó ông quay trở lại vào những năm1881, 1882 và 1884. Năm 1884, khi rời Tích lan ông đi thẳng đến Luân đôn và đòichính quyền Anh phải thực thi sáu điều khoản ông đưa ra trong mục đích bênh vựcngười Phật giáo Tích lan bị ức hiếp và bị hạn chế sinh hoạt Phật sự ngay trên chínhquê hương của họ. Chính quyền Anh quốc chỉ chấp nhận hai điều khoản mà thôi. Kểlại những tình tiết trên đây, người viết chỉ nhắm duy nhất vào mục đích trìnhbày nhiệt tâm của ông Olcoott đối với Đạo Phật nói chung và đối với người dân Phậtgiáo Tích lan nói riêng mà thôi. Chẳng những ông có công bênh vực và giúp hồiphục nền Phật giáo Tích lan mà lại còn mở đường cho Phật giáo trên đất Mỹ nữa.

cophatgiao004-content

Ông H. S.Olcoott và Ngài Sumangala, một vị cao tăng Tích lan trong Ủy ban Phật giáo Colombo

Ông mất ngày 17 tháng 2 năm 1907 tại Adyar. Người ta đã đắp lên ngườiông một lá cờ Mỹ và một lá cờ Phật giáo rồi mang đi hỏa táng. Từ đó đến nay, 17tháng 2 đã trở thành một ngày lễ của Tích lan. Học sinh, sinh viên, Phật tử cùngvới các nhà sư cầm cờ Phật giáo đi diễn hành, đặt vòng hoa và lễ vật dưới chânđài tưởng niệm ghi nhớ công đức của ông. Ngày nay, một đường phố lớn ở Colombo thủđô Tích lan vẫn còn mang tên ông.

Ý nghĩa của lá cờ Phật giáo

Cáchgiải thích các màu sắc của lá cờ như đã trình bày trong phần trên đây dựa vàomột vài tài liệu bằng Pháp ngữ. Trong một số tài liệu bằng Anh ngữ thì cáchgiải thích có khác hơn đôi chút, tuy vẫn thiếu mạch lạc và không thống nhất. Sauđây là cách giải thích thường thấy :

1)Màu xanh dương tượng trưng cho Từ bi.

2)Màu vàng tượng trưng cho Trung đạo.

3)Màu đỏ tượng trưng cho Đạo đức.

4)Màu trắng tượng trưng cho Đạo Phápvượt ra khỏi không gian và thời gian.

5)Màu cam tượng trưng cho Trí tuệ.

6)Màu tổng hợp (màu thứ sáu) tượng trưng cho Sựthậttuyệt đối.

Vìlý do có nhiều khác biệt trong ý nghĩa tượng trưng của màu sắc như đã trìnhbày, chúng ta cũng không nên quá chú trọng và câu nệ vào cách giải thích từngmàu. Chúng ta hãy xem lá cờ Phật giáo tượng trưng cho ánh hào quang của Phật làđủ. Kinh sách kể rằng khi đức Phật đạt được Giác ngộ dưới gốc cây Bồ đề thì thâncủa Ngài trở nên sáng ngời, tia sáng toả rộng trên đầu tạo thành một hào quangsáu màu rạng rỡ.

Lácờ được chia thành sáu phần hay sáu sọc theo chiều dọc, tượng trưng cho sáu thểdạng của chúng sinh, tức Lục thúhay Lục đạo(địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người,A-tu-la và thiên). Sọc thứ sáu, tổng hợp của năm màu, tượng trưng cho sự hòađồng, không phân biệt giữa tất cả chúng sinh. Chẳng những lá cờ Phật giáo khôngmang tính cách kỳ thị về quốc tịch, màu da và chủng tộc giữa con người, mà cònchủ trương tôn trọng và hòa đồng tất cả mọi hình thức và dạng thể của sự sống.

Tacũng có thể xem lá cờ Phật giáo là ánh sáng của cầu vồng. Màu sắc trên lá cờ làmàu sắc của cầu vồng. Đối với Phật giáo Tây tạng, cầu vồng tượng trưng cho Báo thân (Sambhogakaya), tức hiện thâncủa Phật, hình tướng của Phật.

Sauhết, tất cả mọi người đều tìm thấy một chút màu cờ của quốc gia mình trên lá cờngũ sắc của Phật giáo. Lá cờ Phật giáo không dương lên để phân định hay đánh dấumột lãnh thổ nào cả, nó chỉ có thể kéo lên ở một nơi thật rộng lớn, một giangsơn không biên giới, vượt khỏi mọi sự tranh giành. Giang sơn đó là giang sơncủa Từ bi và rộng lượng, của yêu thương và hy vọng. Giang sơn đó rộng lớn vàmênh mông như không gian.

Lácờ Phật giáo cũng không tượng trưng cho một chủ thuyết hay một niềm kiêu hãnhnào cả. Lá cờ Phật giáo là biểu tượng của Hoà bình, không hề nhuốm một giọt máunào, dù là giọt máu của một sinh vật nhỏ nhoi và tầm thường nhất. Lá cờ Phậtgiáo được kéo lên để nhắc nhở chúng ta hãy hy sinh tất cả cho sự an vui và hạnhphúc của nhân loại và tất cả chúng sinh.

Lácờ ấy cũng không kêu gọi và không khích động ta phải xông lên để đương đầu với mộtkẻ thù nào cả. Đối với người Phật tử, thì kẻ thù nguy hiểm và khó chế ngự nhất làkẻ thù đang ngự trị trong tâm thức của mình, đang ẩn nấp trong thân xác của chínhmình. Kẻ thù ngự trị trong tâm thức là Vôminh, hận thù, tham lam và bám níu ; kẻ thù ẩn nấp trong thân xác là nhữngbản năng thú tính của chính mình.

Kết luận

Mộtlá cờ nói chung, thực ra chỉ là một biểu tượng và ta có thể gán cho nó bất cứmột ý nghĩa nào ta muốn. Đối với lá cờ Phật giáo, rất có thể ta cũng nhìn thấy nómang nhiều màu sắc vui mắt và xem nó như một vật trang trí ở cổng chùa, trướccửa nhà hay trên bàn thờ Phật.

Tuynhiên biết đâu rằng, đến một lúc nào đó khi ta ngước nhìn lá cờ Phật giáo thì tâmthức ta bỗng nhiên sẽ bừng lên ánh hào quang của Phật, rạng rỡ và muôn màu.

Khinhìn thấy lá cờ đột nhiên ta sẽ đồng loạt quán nhận được tất cả sáu thể dạngcủa chúng sinh : từ ngạ quỷ, quỷ đói đến súc sinh, từ con người đến thánh nhân vàthiên nhân, không mảy may phân biệt, ghét bỏ, hận thù hay ganh tỵ. Tất cả chúngsinh và chính ta đều đang quờ quạng trong bóng đêm, như đang bước đi trong mộtgiấc mộng du. Bỗng nhiên tâm thức ta bị khích động mãnh liệt bởi lòng Từ bi vôbiên và ta ước mong được gieo rắc tình thương trên khắp sáu nẻo của luânhồi.

Hoặccũng có thể khi nhìn lên lá cờ Phật giáo, tâm thức ta bỗng thấy cả một cầu vồngchan hòa ánh sáng nối liền tâm thức của mình với tâm thức của Phật.

Chỉkhi nào đạt được như thế thì có lẽ khi ấy ta mới mong có đủ sức mạnh để hiểuđược hết ý nghĩa thật sự của lá cờ Phật giáo.

Bures-Sur-Yvette(Pháp quốc) 20.05.07

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/02/2021(Xem: 4390)
Sau khi đạt được Giác ngộ, Đức Phật nêu lên Bốn Sự Thật và sự thật thứ nhất là "Khổ đau". Khổ đau ẩn chứa trong thân xác, bàng bạc trong tâm thức của mỗi cá thể con người và bùng ra cùng khắp trong thế giới: bịnh tật, hận thù, ích kỷ, lường gạt, đại dịch, bom đạn, chiến tranh... Sự thật đó, khổ đau mang tính cách hiện sinh đó, thuộc bản chất của sự sống, gắn liền với sự vận hành của thế giới. Sự thật về khổ đau không phải là một "phán lệnh" hay một cái "đế", cũng không mang tính cách "kỳ diệu" gì cả, mà chỉ là một sự thật trần trụi, phản ảnh một khía cạnh vận hành của hiện thực.
07/02/2021(Xem: 5256)
Nhà thiền có danh từ Tọa Xuân Phong để diễn tả hạnh phúc khi thầy trò, đồng môn, được ngồi yên với nhau, không cần làm gì, nói gì mà như đang cho nhau rất đầy, rất đẹp. Danh từ đó, tạm dịch là “Ngồi Giữa Gió Xuân” Mùa Xuân chẳng phải là mùa tiêu biểu cho những gì hạnh phúc nhất trong bốn mùa ư? Hạ vàng nắng cháy, vui chơi hối hả như đàn ve sầu ca hát suốt mùa để cuối mùa kiệt lực! Thu êm ả hơn, nhưng nhìn mây xám giăng ngang, lá vàng lả tả, tâm- động nào mà không bùi ngùi tưởng tới kiếp nhân sinh?
07/02/2021(Xem: 5490)
Chú mục đồng chậm rãi bước xuống sông. Bên cạnh chú, con trâu lớn nhất đàn ngoan ngoãn xuống theo. Đôi mắt hiền lành của nó nhìn chú như mỉm cười, tin tưởng và thuần phục. Những con trâu bé hơn lại nhìn bước đi vững chãi, an lạc của con trâu đầu đàn mà nối nhau, cùng thong thả qua sông. Đây là khúc sông cạn mà chú đã dọ dẫm kỹ lắm. Đáy sông lại không có những đá nhọn lởm chởm có thể làm chân trâu bị thương. Bên kia sông, qua khu rừng có những cội bồ đề râm mát là tới đồng cỏ rộng. Mùa này, sau những cơn mưa, cỏ non vươn lên xanh mướt, đàn trâu gồm bẩy con mà chú có bổn phận chăm sóc tha hồ ăn uống no nê sau những giờ cực nhọc cầy bừa ngoài đồng lúa.
07/02/2021(Xem: 8594)
Khi những cơn bảo và áp thấp nhiệt đới hung hãn nhất vừa tạm qua đi, khí trời phương Nam cũng trở buồn se lạnh. Nhiều người cho đó là hoàn lưu của những cơn bão miền Trung mà tất cả con dân “bầu bí chung dàn” vẫn còn đang hướng về chia sẻ, nhưng ít người nhận ra rằng đó chính là cái se lạnh của mùa đông phương Nam, báo hiệu mùa xuân sắp đến nơi ngưỡng cửa của bộn bề lo toan hằng năm.
06/02/2021(Xem: 6451)
Mười bức “Tranh Chăn Trâu” trong phần này là của họa sư Nhật Bản Gyokusei Jikihara Sensei, vẽ vào năm 1982 nhân một cuộc thăm viếng thiền viện Zen Mountain Monastery ở Mount Tremper, New York, (Hoa Kỳ). Họa sư vẽ để tặng thiền viện. Các bài thơ tụng thời nguyên gốc của thiền sư Quách Am viết vào thế kỷ thứ 12. Thơ tụng được chuyển dịch ở đây bởi Kazuaki Tanahashi và John Daido Loori, sau đó được nhuận sắc bởi Daido Loori để mong tạo lập ra những hình ảnh và ẩn dụ cho thêm giống với phong cảnh núi sông ở quanh thiền viện Zen Mountain Monastery. Thiền sư Daido Loori là người lãnh đạo tinh thần và là tu viện trưởng của thiền viện này.
04/02/2021(Xem: 6188)
Hôm qua mình có giới thiệu cuốn sách Buddhism in America (Phật Giáo Mỹ) của Richard Hughes Seager. Có bạn hỏi thêm muốn tìm hiểu Phật Giáo Mỹ nên nhờ mình giới thiệu vài cuốn. Nghĩ rằng đây là câu hỏi hay nên mình xin viết giới thiệu 7 cuốn sách để nhiều người lợi lạc. 1. Cuốn The Faces of Buddhism in America (Diện Mạo của Phật Giáo ở Mỹ) do Charles Prebish 2. Buddhist Faith in America (Đức Tin Phật Giáo ở Mỹ) tác giả Michael Burgan 3. Buddhism in America của Richard Huges Seager (1999, tái bản 2012) 4. Buddhism in America của Scott Mitchell 5. Altered Traits: Science Reveals How Meditation Changes Your Mind, Brain, and Body, 2017 6. A Mindful Nation: How a Simple Practice Can Help Us Reduce Stress, Improve Performance, and Recapture the American Spirit, 2012, 7: American Dharma: Buddhism Beyond Modernity
01/02/2021(Xem: 4512)
Tại các nước nông nghiệp hình ảnh con trâu với đứa trẻ chăn trâu ngồi trên lưng trâu thổi sáo là một hình ảnh quen thuộc thường gắn liền với đời sống của người dân. Tại Việt Nam, từ lâu hình ảnh này đã đi vào tâm thức mọi người và không chỉ có giá trị trong đời sống lao động thực tiễn mà còn nghiễm nhiên đi vào lãnh vực văn học nghệ thuật nữa. Trong văn học Phật giáo nói chung và văn học Thiền tông nói riêng thời hình ảnh con trâu với trẻ mục đồng đã trở thành thi liệu, biểu tượng, thủ pháp nghệ thuật. Những hình ảnh này hiển hiện trong truyền thống kinh điển cũng như được đề cập đến nhiều lần trong những thời pháp của đức Phật khi Ngài còn tại thế.
01/02/2021(Xem: 9495)
Vào thời thái cổ, theo truyền thuyết Đế Minh là cháu bốn đời của vua Thần Nông đi tuần thú phương Nam đến núi Ngủ Lĩnh ( nay thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung quốc ). Vua Đế Minh đã dừng chân tại nơi nầy, ngài cưới Vu Tiên nữ con vua Động Đình Hồ làm vợ. Đế Minh sinh được một trai tư chất thông minh ngài đặt tên Lộc Tục. Vào năm 2879 trước tây lịch ( khoảng thế kỷ thứ 7 TCN ) Đế Minh phong cho con làm vua ở phương Nam. Lộc Tục lên ngôi xưng đế hiệu Kinh Dương Vương đặt tên nước là Xích Quỷ ngài đóng đô tại Phong châu.
01/02/2021(Xem: 5964)
Kinh Phật đầu tiên là kinh Hoa Nghiêm, kinh Phật cuối cùng là kinh Đại Bát Niết Bàn. Chúng ta học hai kinh nầy để nắm trọn lịch trình của đạo Phật. Kinh Đại Bát Niết Bàn thường gọi là Niết Bàn là kinh vừa kể lại lịch sử đức Phật trước khi nhập diệt vừa là kinh nói về lời giáo huấn cuối cùng của ngài. Vừa tâm lý tình cảm vừa là lời nhắn nhủ sau cùng của Phật cho đạo tràng như người cha trăn trối cho con tiếp tục theo đường đi của ngài. Đời thế gian của Đức Phật khi sinh ra vì bào thai to lớn quá phải giải phẩu bụng của mẹ ngài nên mất máu mà mất sớm, ngài sống qua sự nuôi dưỡng của người dì em của mẹ.
01/02/2021(Xem: 7392)
Phần này bàn về các danh từ gọi dụng cụ gắp cơm và đưa vào miệng (ăn cơm) như đũa hay trợ, khoái, giáp cùng các dạng âm cổ của chúng. Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), TQ (Trung Quốc), ĐNA (Đông Nam Á), HT (hài thanh), TVGT (Thuyết Văn Giải Tự/khoảng 100 SCN), NT (Ngọc Thiên/543), ĐV (Đường Vận/751), NKVT (Ngũ Kinh Văn Tự/776), LKTG (Long Kham Thủ Giám/997), QV (Quảng Vận/1008), TV (Tập Vận/1037/1067), TNAV (Trung Nguyên Âm Vận/1324), CV (Chính Vận/1375), TVi (Tự Vị/1615), VB (Vận Bổ/1100/1154), VH (Vận Hội/1297), LT (Loại Thiên/1039/1066), CTT (Chính Tự Thông/1670), TViB (Tự Vị Bổ/1666), TTTH (Tứ Thanh Thiên Hải), KH (Khang Hi/1716), VBL (tự điển Việt Bồ La/1651) ĐNQATV (Đại Nam Quấc Âm Tự Vị/1895).
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]