Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

PHẬT GIÁO VÀ HOÀ BÌNH THẾ GIỚI Bổn Tánh - Thích Thiện Long dịch

07/09/201013:22(Xem: 8575)
PHẬT GIÁO VÀ HOÀ BÌNH THẾ GIỚI Bổn Tánh - Thích Thiện Long dịch


Chua_Thien__Truc (1)


PHẬT GIÁO VÀ HOÀ BÌNH THẾ GIỚI

Bổn Tánh - Thích Thiện Long dịch



Chúng ta chỉ có một địa cầu. Người Phật tử và những người có lương tri trên hành tinh này đều giống nhau, đều khát vọng an bình toàn cầu, như cọng cỏ khát ánh mặt trời, như cá khát dòng sông êm dịu.

Thế nhưng, khi chúng ta đứng trên một bình diện nào đó của địa cầu, huớng về khát vọng, chúng ta sẽ thất vọng phát hiện: quả địa cầu này tràn đầy bạo động và bất an, chiến tranh cục bộ, tranh giành quân bị, xung đột địa giới, dân tộc mâu thuẫn, giáo phái phân tranh, chủng tộc kỳ thị, tà giáo ngang ngược, khủng bố đe dọa, buôn chích ma túy, tàn phá môi trường, tài nguyên cạn kiệt, giàu nghèo chênh lệch, tội phạm gia tăng, công chức hủ hóa, HIV hoành hành và vô số bệnh thái sa đọa khác của xã hội loài người. Tất cả đó, dù trực tiếp hay gián tiếp, đã và đang phủ lên một màu sắc u ám, đe dọa đến sự an bình trên quả địa cầu này.

Phật giáo là một tôn giáo hòa bình, dốc sức cho hòa bình. Đức Thích-Ca Mâu-Ni là một sứ giả hòa bình, Ngài thông qua việc khắc phục sự bất an và giao động của nội tâm, bệnh thái và khuyết hãm để đạt đến bình an nội tại, từ đó thoát thai hoán cốt, giải thoát tự do, trở thành người hạnh phúc và giác ngộ. Vì thế, hòa bình là giá trị cần yếu của nhân loại. Đức Phật đã thể hội sâu sắc điều đó. Vậy, làm thế nào để đem lại hòa bình cho thế giới?

Đức Phật dạy chúng ta: Thế giới do nhân duyên hòa hợp mà sinh ra, là một chỉnh thể các dạng quan hệ nằm trên sự tương tục nhân quả của thế gian, nương tựa lẫn nhau. Con người, sự vật đều tuân theo một quy luật nhân quả có tầng thứ nhất định. Vận mạng của cá thể và vận mạng của toàn thể tương liên chặt chẽ với nhau. Duy-Ma-Cật từng nói: “Ta và chúng sanh là nhất thể, lấy bệnh chúng sanh làm bệnh của ta, lấy bệnh của ta làm bệnh chúng sanh. Cá thể không tự mình sinh tồn, không tự mình điều tiết và phát triển, nó là một điểm trong mạng lưới thế giới trùng trùng vô tận.” Vì vậy, quy luật quan hệ của thế giới là “bứt dây động rừng”, một khi cái này hưng thịnh thì sẽ kéo theo những cái chung quanh hưng thịnh và ngược lại. Đức Phật dạy: “Sở hữu chúng sanh, giai hữu Phật tánh, nguyên bổn thanh khiết, nhất luật bình đẳng.” (Tất cả chúng sanh, đều có Phật tánh, nguồn gốc thanh khiết, hết thảy đều bình đẳng.) Bình đẳng ở đây không chỉ là không đồng quan điểm, không đồng quần thể, không đồng nhân chủng mà còn là siêu việt nhân loại, phổ quát tất cả chúng sanh trong vũ trụ.

Vì thế, Phật giáo yêu cầu chúng ta trong quan hệ giữa chúng sanh, xã hội, tự nhiên, chúng ta nên giúp đỡ lẫn nhau, hòa bình cộng xứ; nên tùy duyên đại từ, đồng thể đại bi; nên thương người như thương mình, không tàn sát lẫn nhau; tôn trọng lẫn nhau, không nên coi thường nhau; bắt tay hòa khí, phá trừ tự ngã, vứt bỏ tự hiềm, mang tâm bình đẳng; cùng nhau liễu giải, không tự phong bế; nên “không làm các điều ác, gắng làm các việc lành”; không vì sự an lạc chỉ cho chính mình, mà luôn nguyện chúng sanh thoát ly khổ não; nên trang nghiêm quốc độ, lợi lạc hữu tình.

Phật giáo phản đối chiến tranh, đề xướng hòa bình. Bởi lẽ, có chiến tranh là có sát hại. Phật giáo kịch liệt phản đối sát hại sinh mạng, bao gồm con người và cả động vật cấp thấp. Cho rằng, chúng sanh đều giống chúng ta vậy, đều ham sống sợ chết. Vì lẽ đó, lấy lòng ta mà suy ra lòng người để rồi đem đến cho họ lòng từ bi rộng lớn, lòng thông cảm vô biên. Đại Trí Độ Luận viết: “Trong tất cả các tội, sát sanh là tội nặng nhất; trong tất cả các công đức, không sát sanh là công đức đứng đầu; phạm vào giới sát sanh, giết hại các loài động vật, tự mình giết, bảo người khác giết, vui nhìn người khác giết, giúp người khác giết, cùng đều có tội.” Phật giáo cho rằng, chiến tranh tuy có chánh tà, nhưng chiến tranh không bao giờ được con người cổ xúy và khen ngợi. Đức Phật cự tuyệt mọi hình thức của chiến tranh, bởi lẽ, bất luận hình thức chiến tranh nào cũng mang lại sự hủy diệt nhân loại, hủy diệt chúng sanh và hủy diệt địa cầu. Ngài quan niệm, chiến tranh là dẫn đến con đường khổ nạn. Sẽ không có người chiến thắng, chỉ có kẻ chiến bại. Kẻ được gọi là người chiến thắng ấy sẽ đắm mình trong kiêu ngạo; kẻ được xem là người chiến bại ấy thì ngập chìm trong đau khổ. Muốn nhân loại an bình, phải vứt bỏ khái niệm thắng bại, loại trừ chiến tranh. Đức Phật dạy: “Chiến thắng hàng vạn quân không bằng tự chiến thắng mình, vì tự chiến thắng mình là chiến công oanh liệt nhất.” Ngài cho rằng, chinh phục sẽ dẫn phát cừu hận, cừu hận sẽ dẫn phát chiến tranh, hình thành một vòng luân chuyển chiến tranh không bao giờ chấm dứt. Cừu hận không thể chấm dứt bằng cừu hận. Vì vậy, cừu hận chỉ nên dùng thiện ý, lòng bao dung mới có thể hòa giải được. Đức Phật dạy: “Lấy nhu thắng cương, lấy thiện thắng ác.” Cho nên, khi nóng giận ta phải biết trầm tĩnh. Thiền Tăng Hàn Sơn hỏi Thập Đắc: “Người thế gian phỉ báng tôi, khích bác tôi, làm nhục tôi, cười tôi, khinh tôi, rẻ rúng tôi, lừa tôi thì làm thế nào để đối trị?” Thập Đắc trả lời: “Chỉ nên nhẫn họ, nhường họ, tránh họ, vì họ, nhịn họ, kính họ, không để ý đến họ rồi qua một thời gian đến thăm họ.” Phật giáo quan niệm, thắng lợi đến từ lời nói ôn hòa, giải quyết xung đột nên dùng lời nói từ tốn, dịu dàng mới có thể mang lại kết quả khả quan như ý muốn. Đức Phật dạy: “Các ngươi dùng lời nói để nói, lấy lưỡi làm vũ khí, xây dựng nền hòa bình chân chính.” Bản chất của chiến tranh là bạo lực phi lý tánh, đức Phật khuyên người nắm quyền hành một đất nước phải lấy hòa bình làm nền tảng cho việc trị quốc an dân. Ngài từng nói với vua A-Tư-Nặc rằng: “Quân vương nên thương dân như con, không lấy quyền thế áp bức người dân, cuộc sống luôn bình đẳng, không có gì quý bằng mạng sống con người, nên điều chỉnh việc làm sai trái của mình, rộng lượng với người khác, không xây dựng hạnh phúc của mình trên nỗi đau của kẻ khác, nên giúp đỡ kẻ khổ nạn, an ủi người ưu phiền, cứu tế người bệnh tật. Quân vương nên vì chúng sanh mà mưu cầu hạnh phúc.” Ngài dạy tiếp: “Nhà vua lấy chính pháp mà trị vì, không nên dùng đao kiếm thì đất nước sẽ an ổn.” Đức Phật không chỉ trực tiếp phản đối chiến tranh mà còn phản đối việc mua bán chế tạo vũ khí. Vì rằng, càng có nhiều vũ khí, trước tiên sự đe dọa đến tính mạng càng tăng thêm. Ngài xác định, trí tuệ thanh khiết là vũ khí lợi hại nhất để vượt qua chiến tranh. Ngài dạy chúng đệ tử nên “Thân hòa đồng trú, khẩu hòa vô tránh, ý hòa đồng duyệt, giới hòa đồng tu, kiến hòa đồng giải, lợi hòa đồng quân.” Vì rằng, hòa hợp, thanh tịnh, an lạc là ba đức tính lớn của Tăng già. Đức Phật không chỉ dựa trên lý luận đề xướng hòa bình, phản đối xung đột chiến tranh, mà trong đời sống thực tiễn tự bản thân Ngài đã hành trì. Vua Lưu Ly từng ba lần đem đại quân sang chinh phạt nước Ca-Tỳ-La-Vệ, đức Phật ba lần đích thân khuyên bảo vua Lưu Ly bãi binh hòa giải. Có một lần, bộ tôc Câu-Lợi với bộ tộc Thích-Ca tranh giành nguồn nước, cuộc nghênh chiến chuẩn bị xẩy ra thì đức Phật đã kịp đến và nói với họ rằng: “Lấy máu đổi nước, xin hỏi: nước quý hay máu quý?” Hai bộ tộc nghe xong tỉnh ngộ, liền buông bỏ vũ khí. Trong tác phẩm “Kính úy sing mạng” của Schweitzer (1875-1965), người đoạt giải Nobel hòa bình năm 1952, có đoạn viết: “Thiện là bảo trì, trân quý và thực hiện việc phát triển giá trị sinh mạng đến mức cao nhất. Ác là hủy diệt, tổn hại và làm ngưng trệ sự phát triển sinh mạng. Đây là nguyên tắc vật lý tất yếu, phổ biến tuyệt đối”. Đức Phật lấy thiện thắng ác, lấy nhu thắng cương, lấy hòa chế thắng. Chiến tranh và xung đột không thể không làm tổn hại đến sự hòa bình nhân loại. Tiếp nữa, chúng ta cần đề cập đến các loại bệnh thái khuyết hãm của xã hội, tất cả đều là nhân tố của sự bất an, vì do vô minh dẫn đến việc phân biệt màu da, kỳ thị chủng tộc, phân chia giai cấp… Trong khi đó, theo Phật giáo, chúng sanh đều có Phật tánh, bản chất bình đẳng, không có sai biệt. Vì thế, các hạng người, các giai tầng xã hội đều nhất loạt bình đẳng, không phân cao thấp. Xã hội Ấn Độ xưa kia được chia thành 4 giai cấp, mà 2 giai cấp chênh lệch nhất là giai cấp Bà-La-Môn, giai cấp cao nhất hưởng thụ vinh hoa phú quý; giai cấp Thủ-Đà-La chỉ làm thân trâu ngựa, chịu mọi đọa đầy khổ ải. Đức Phật phản đối việc phân chia gia cấp này, Ngài luôn bảo vệ những người thuộc giai cấp thấp, ai chưa được đi học phải có quyền được giáo dục, ai chưa có quyền tự do tín ngưỡng phải được có quyền tự do tín ngưỡng. Ngài dạy: “Mưa tưới khắp mặt đất thấm nhuần cỏ cây hoa lá không có phân biệt, vì thế phải từ bi bình đẳng cùng thương yêu kính trọng lẫn nhau.” Thế giới hôm nay sau hơn 2500 năm, tôi muốn nói các dân tộc, các chủng tộc đều là những di sản quý báu của tạo hóa, là chứng nhân đi qua thế giới, là chủ nhân của thế giới hiện tại và là hy vọng của thế giới tương lai. Mọi người đều có dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn, cùng huynh đệ tỷ muội dưới vòm trời xanh bao la. Do vì đạo đức suy đồi, cộng thêm các loại khuyết hãm bệnh thái hoành hành, tà giáo liên tục xuất hiện, thế lực ma quỷ ngày càng tinh quái, thậm chí có không ít người phải tử vong và rối loạn tinh thần nên dẫn đến một thế giới dẫy đầy sự bất an và bạo động.

Đức Phật phản đối việc sản xuất và kinh doanh độc phẩm, thậm chí cả những chất tương đương như rượu cũng bị cấm đoán. Ngài cho rằng, độc phẩm có nguy cơ làm suy nhược cơ năng, làm giảm thiểu phẩm chất ưu việt của con người. Phật đã sớm thức tỉnh chúng ta, nên tôn trọng thuận theo tự nhiên, bảo vệ tốt hệ sinh thái và môi trường. Đức Phật cho rằng, thực vật cũng có sinh mạng không thể xâm hại. Phật đã từng thuyết giảng về bảy điều có thể làm phồn vinh quốc gia với đại thần Vũ Thế. Một trong những điều đó là bảo vệ thiên nhiên cây cỏ.

Thế giới bất hòa, con người bất đồng, giàu nghèo chênh lệch đã tạo nên hố thẳm ngăn cách giữa chúng ta. Người giàu kiêu ngạo, người nghèo cáu gắt, oán hận dẫn đến mâu thuẫn nội tâm giữa họ, để rồi nghèo lại hoàn nghèo, giàu lại càng giàu thêm. Mâu thuẫn ban đầu như một đốm lửa nhỏ, nhưng một ngày nào đó nó sẽ bùng phát thành một ngọn lửa khổng lồ sẵn sàng thiêu hủy cả địa cầu chúng ta. Đức Phật coi thuờng việc tham đắm vật chất, nhưng khuyến khích tạo ra của cải vật chất để duy trì sự sinh tồn cho loài người.

HIV bắt nguồn từ loài tinh tinh Châu Phi, nhưng con người đã tự hạ mình như loài động vật cấp thấp. Hút chích, mại dâm là nguyên nhân trở thành mục tiêu công phá của căn bệnh quái ác này. Đức Phật đã phản đối hút chích, mại dâm. Trong năm giới căn bản của Phật Giáo, giới thứ ba là cấm tà dâm, bởi lẽ tà dâm không chỉ tổn hại đến thân tâm mình mà còn làm tổn hại đến đạo đức, gia đình và xã hội, sẽ dẫn đến sự bất an của toàn cầu; xa hơn, khiến con người không thể nào giải thoát được.

Tất cả đều do tâm sinh ra, chiến tranh loạn lạc không phải do tự nhiên mà có. Đức Phật cho rằng, lòng tham đắm và mưu cầu quyền lực của con người là căn nguyên khơi mào cho các cuộc chiến tranh bùng phát.

Có thể thấy, nhân loại đang có nguy cơ đối mặt với những gì tồi tệ nhất, mà nguyên nhân chính là nguy cơ xuất phát từ nhân tâm. Tâm bệnh nên dùng thuốc tâm để chữa trị. Đức Phật cho rằng, muốn đoạn diệt nguồn gốc chiến tranh và các biến cố loạn lạc của thế gian thì phải loại bỏ tham sân si, đề cao phẩm chất nội tại ưu việt của con người. Đây là con đường nhân bản tối ưu nhất. Cứu cánh của hòa bình thế giới chỉ có thể xây dựng trên cơ sở của hòa bình nhân tâm. Và, những kiến giải này không ngoài mục đích nhằm chỉ ra đâu là bóng đêm của vũ trụ và đâu là nguồn sáng ở cuối chân trời.

(Theo Putixin.com.cn)
Sacramento, PL 2551, 2007

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
13/02/2022(Xem: 6115)
Hiện nay chúng ta đang có 2 cách tính thời gian theo : Âm Lịch và Dương Lịch. Phương Tây và nhiều nước trên thế giới sử dụng Dương Lịch, lịch này tính theo chu kỳ tự quay xung quanh trục mình của Trái Đất và Trái Đất quay xung quanh mặt trời. Trong khi đó cách tính Âm Lịch sử dụng Can Chi, bao gồm thập Can và thập nhị Chi. Trong đó, 10 Can gồm: Canh, Tân, Nhâm, Quý, Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ được tạo thành từ Ngũ hành Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ. 12 Chi được lựa chọn từ các con vật gần gũi với con người hoặc thuần dưỡng sớm nhất. Có một sự khác nhau trong 12 Chi giữa Âm Lịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Việt Nam,.... đó là Chi thứ 4 là con Mèo hay con Thỏ. Ở Việt Nam, 12 con giáp gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi, tương ứng với 12 con vật : Chuột, Trâu, Hổ, Mèo, Rồng, Rắn, Ngựa, Dê, Khỉ, Gà, Chó, Lợn. Khi ghép lại sẽ tạo thành 60 năm (bội số chung nhỏ nhất của 10 và 12) từ các tổ hợp Can - Chi khác nhau, gọi chung là Lục Thập Hoa Giáp.
13/02/2022(Xem: 7104)
Có ông triệu phú thời xưa Tuy giàu nhưng rất nhân từ đáng khen Ông thường có một bạn quen Bạn ông thật tốt nhưng tên lạ lùng Tên “Xui” nghe xấu vô cùng Cả hai trước học một trường, ganh đua Thân tình từ thuở ấu thơ Đã từng nô giỡn, chơi đùa bên nhau Giúp nhau mọi việc trước sau Tuổi xanh tình bạn dài lâu vững vàng.
13/02/2022(Xem: 7310)
Thuở xa xưa có một người Trong gia đình nọ sống đời giàu sang Nhưng mà ông lại chẳng màng Chẳng ưa cuộc sống tầm thường thế nhân Ông vào Hy Mã Lạp Sơn Sống đời ẩn sĩ ở luôn trong rừng Hàng ngày thiền định tập trung Chân tâm phát triển vô cùng an vui
12/02/2022(Xem: 12239)
Năm 2011 Tu Viện Quảng Đức lần đầu tiên tổ chức chuyến Hành hương Nhật Bản và Đại Hàn, nhưng năm đó Nhật có biến cố động đất và sóng thần nên lịch trình hành hương trên xứ Nhật bị hủy bỏ. Cho đến nay sau 7 năm, Thầy Trụ Trì Thích Nguyên Tạng và anh Tony Thạch, Giám đốc Công Ty Du Lịch Triumph Tour, lại một lần nữa tổ chức chuyến Hành Hương Chiêm Bái Danh Lam Phật Giáo tại Nhật và Đại Hàn trong thời điểm đầu tháng Tư theo lời yêu cầu của nhiều Phật tử, ngõ hầu xuyên qua những danh lam Phật Giáo mà đoàn đến chiêm bái, đoàn còn được chiêm ngưỡng những cảnh trí đẹp tuyệt vời được tô điểm bởi hương sắc nhẹ nhàng của hoa Anh Đào.
10/02/2022(Xem: 11161)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh, bậc đạo sư kính yêu, vị cao tăng thạc đức Phật giáo Việt Nam với tầm nhìn xa trông rộng đã an nhiên viên tịch, trụ thế 97 xuân. Ngài đã và đang là một trong những bậc thầy vĩ đại nhất của thời đại chúng ta. Mặc dù phải nhẫn nhịn cả đau khổ và số phận lưu đày bao thập kỷ, Ngài vẫn liên tục tuôn trào suối nguồn từ bi tâm, luôn thắp sáng ánh dương quang trí tuệ cho thế giới nhân loại được tươi mát và ấm áp.
10/02/2022(Xem: 7222)
Tôi đào thoát khỏi Tây Tạng vào ngày 31 tháng 3 năm 1959. Kể từ đó tôi sống lưu vong ở Ấn Độ. Trong giai đoạn 1949-50, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã gửi một đội quân đến xâm lược đất nước của tôi. Trong gần một thập kỷ, tôi vẫn là nhà lãnh đạo chính trị cũng như tinh thần của người dân và cố gắng thiết lập lại mối quan hệ hòa bình giữa hai quốc gia của chúng tôi. Nhưng nhiệm vụ được chứng minh là bất khả thi. Tôi đã đi đến một kết luận không mấy vui vẻ rằng tôi có thể phục vụ người dân của mình tốt hơn từ bên ngoài.
10/02/2022(Xem: 10647)
Hiện nay phong trào tu thiền nở rộ nhất là Thiền Chánh Niệm, Thiền Vipassana khiến cho một số người coi thường pháp môn tu tập có tính truyền thống. Thậm chí một số cho rằng lối tu truyền thống bao gồm tụng kinh, niệm Phật trở nên lỗi thời, chỉ có tu theo Thiền Chánh Niệm mới giải thoát mà thôi. Quan niệm đó hoàn toàn sai, trái với lời Phật dạy. Trong Kinh Kim Cang Đức Phật dạy rằng, “Pháp của ta không có thấp có cao”. Trong Bát Nhã Tâm Kinh, Đức Phật lại dạy rằng “vạn pháp bất tịnh, bất cấu, bất tăng, bất giảm” và diễn rộng là là “bất thấp, bất cao, bất đúng, bất sai”. Tất cả tùy căn cơ của mỗi chúng sinh mà thôi.
05/02/2022(Xem: 6843)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh vĩ đại, vị đạo sư siêu tuyệt. Ngài kết hợp một cách sáng tạo và cơ chế bản địa hóa Phật giáo vào chủ lưu văn hóa chính thống phương Tây một cách tự nhiên. Đặc biệt, Ngài khéo dùng phương tiện thiện xảo trong việc chia sẻ Từ bi tâm và Trí tuệ Phật pháp với công chúng thông qua việc sử dụng ngôn ngữ văn tự địa phương, thi ca và âm nhạc. Ngài đã khéo vận dụng giáo lý Phật đà để người dân các quốc gia khác nhau trên thế giới, tắm mát trong suối nguồn từ bi và ấm áp dưới ánh dương quang Trí tuệ Phật pháp mà không chướng ngại, siêu việt tất cả cương giới.
05/02/2022(Xem: 9126)
Năm mới ước có thời gian Giây phút chậm lại để xuân mãi còn Mỗi ngày làm được nhiều hơn Mà không căng thẳng muốn xong vội vàng
05/02/2022(Xem: 9440)
CHÁNH PHÁP Số 108, tháng 11.2020 NỘI DUNG SỐ NÀY:  THƯ TÒA SOẠN, trang 2  TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 4  KÍNH MỪNG TUỔI HẠ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 8  BIỆN TRUNG BIÊN LUẬN TỤNG THÍCH, t.t. (HT. Thích Thắng Hoan), trang 9
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]