Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đạo đức kinh doanh và giáo lý nhà Phật

30/08/201012:34(Xem: 10606)
Đạo đức kinh doanh và giáo lý nhà Phật

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH VÀ GIÁO LÝ NHÀ PHẬT
HT. Thích Chơn Thiện
none
none

I. Tổng quan về đạo đức (Ethics):

Đạo đức là ngành học đánh giá các hành vi con người biểu hiện qua các hành động của thân, lời và ý do lý trí, ý chí và tình cảm cá nhân thực hiện.

Các nhà tư tưởng và các nhà đạo đức thường quan niệm khác nhau về giá trị, tiêu chuẩn giá trị. Dù vậy, vẫn có nhiều nét tư tưởng gặp gỡ rất cơ bản về ý nghĩa đạo đức, nếp sống đạo đức mà ở đó giá trị nhân văn của thời đại được đề cao.

Từ điển giáo dục của Mc Graw-Hill Book Company, New-York, Toronto, London (1959) định nghĩa:

“ Đạo đức học là môn học về cách cư xử của con người không phải chỉ để tìm thấy sự thật như thực của sự vật, mà còn tìm hiểu giá trị hay điều thiện của các hành vi của con người; là khoa học về đức tính con người; liên hệ đến sự phán xét về bổn phận hay nghĩa vụ (cái đúng, cái sai, cái phải làm) và liên hệ tới các phán xét về giá trị (tốt xấu)”.

Socrate, tư tưởng gia lớn của Hy Lạp, thế kỷ thứ III trước Tây lịch, quan niệm:
“ Một nền đạo đức không thể căn cứ vào một giáo lý mơ hồ, ta có thể tạo dựng một nền luân lý hoàn toàn không lệ thuộc vào thần học, hoàn toàn thích hợp với con người có tôn giáo cũng như không có tôn giáo, thì xã hội ổn định”.

(“Câu Chuyện Triết Học”, Will Durant, dg Bửu Đích, Tu thư Đại Học Vạn Hạnh, 1971, tr.18)

Platon, danh triết môn đệ xuất sắc của Socrate, quả quyết rằng:

“ Mỗi cá nhân là một sự phối hợp của các ước muốn, các tình cảm và ý nghĩ. Nếu các yếu tố ấy được điều hòa thì cá nhân sẽ tồn tại và thành công...

Tất cả những sự xấu xa ở trên đời đều do sự thiếu hòa điệu giữa con người và vũ trụ, giữa con người với con người, và giữa các yếu tố trong tâm hồn của mỗi người”. (Sđd., tr.60)

Aristotle, triết nhân tầm cỡ môn đệ kiệt xuất của Platon, thì xem đạo đức là mục đích của đời sống, là hạnh phúc của cá nhân, Ông viết:

“Mục đích trực tiếp của cuộc đời không phải là cái hay cái đẹp, mà chính là hạnh phúc. Hạnh phúc là sự phát triển hoàn toàn đầy đủ các đức tính của con người”.(Sđd.,tr.92)

Spinoza, một triết gia thế kỷ thứ XVII, rất nổi tiếng, có cùng quan điểm về đạo đức như Aristotle. Ông nói:

“ Hạnh phúc là mục đích của mọi hành động. Hạnh phúc là sự có mặt của các cảm giác thoải mái, và sự vắng mặt của khổ đau”.(Sđd., tr.228)

Gennady Batygin, trong tạp chí Newtime số 46, tháng 11/ 1988, thì viết:

“Đạo đức không phải là sức mạnh, dần dần trở nên một nhân tố rõ ràng trong quan hệ quốc tế”.

Đại thi hào, văn hào Nguyễn Trãi, trong “Gia Huấn Ca” đã nhận định:

“ Trời nào phụ kẻ có nhân,

Người mà có đức muôn phần vinh hoa”

Câu chuyện Lạc Long Quân và âu Cơ mở đầu lịch sử và văn hóa Việt Nam xem mối liên hệ tình cảm giữa các công dân của đất nước như là tình anh em một nhà, cùng chung bào thai mẹ, gọi là “tình đồng bào”. Đây là nét hành xử của đạo đức Việt Nam, rất lịch sử Việt Nam và rất văn hóa Việt Nam.

II. Vài nét tiêu biểu về đạo đức nhà Phật:

- Đức Phật dạy trong nhiều kinh rằng:

“Hãy trở về nương tựa mình và nương tựa pháp”

Giáo lý nhân quả và nghiệp báo xác định rõ trách nhiệm của cá nhân về mọi hành động của mình dẫn đến khổ đau hay hạnh phúc.

Pháp “bố thí” là giúp tha nhân thoát xa khỏi nỗi khổ của nghèo túng, sầu muộn, thiếu văn hóa, và sợ hãi.

Giới luật tựu trung giúp người đời (các cư sĩ) không gian lận, không đánh cắp, không tà hạnh, không say sưa, không gây tổn hại đến các sinh mệnh khác, không dối trá,... hình thành tốt nhân cách con người.

Thiền định thì giúp tâm thức mở ra nhiều nguồn năng lượng, cảm xúc. Với mục tiêu thiết thực trong hoạt động xã hội, chung quy nhằm vào bốn đối tượng tập trung:

+ Theo dõi hơi thở vào, ra, và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi các cảm nhận, cảm xúc, cảm thọ, và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi các tâm lý buồn, vui, hân hoan, tham lam, nóng vội,..., và giữ lặng tư duy;

+ Theo dõi cái nhìn sự thật của thân, tâm và ngoại cảnh, và giữ lặng tư duy.

Công phu thực hành này sẽ dẫn đến các thành quả:

Điềm tĩnh, sáng suốt, tự chủ, an vui,..., và có điều kiện làm bung dậy nguồn tâm lý sáng tạo.

Giáo lý Từ bi, theo kinh Từ bi (Tiểu bộ kinh), cụ thể con người thường khởi lên các tâm niệm:

- Mong cho mọi người được an lạc, hạnh phúc.

- Mong cho mọi người không có ai dối gạt ai, không có ai gây tổn hại ai, không có ai khinh khi, nhục mạ ai.

- Mong cho mọi người che chở, bảo vệ nhau như bà mẹ chăm sóc, che chở cho người con duy nhất của mình.

- Giáo lý trí tuệ giúp con người thấy rõ sự thật của mọi hiện hữu, của khổ đau, hạnh phúc: đấy là sự thật “Duyên khởi” (Dependent Origination – Paticcasamuppada) soi sáng rằng:

- Mọi hiện hữu đều có mối liên hệ không thể tách ly, theo đó thì lợi nhuận có liên hệ mật thiết đến đạo đức, môi sinh, văn hóa, xã hội, an ninh khu vực và toàn cầu, và ngược lại.

- Lợi nhuận của doanh nghiệp liên hệ chặt chẽ với thái độ hành xử của chủ doanh nghiệp và các thành viên...
- Môi trường và thành quả kinh doanh có ảnh hưởng qua lại...

- Khổ đau, hay khó khăn, tại nơi này có ảnh hưởng đến các nơi khác, và ảnh hưởng đến công việc kinh doanh...

Toàn bộ giáo lý nhà Phật đều nhằm mục tiêu diệt khổ, hay nhằm vào mục tiêu hạnh phúc. Nếu đạo đức đồng nghĩa với hạnh phúc, thì giáo lý nhà Phật là một hệ thống đạo đức.

III. Đạo đức kinh doanh dưới ánh sáng Phật giáo:

Để ý nghĩa của đạo đức kinh doanh và các tiêu chuẩn của đạo đức kinh doanh được nêu bật, phần lý giải của bài viết nầy đề cập đến một số điểm theo đó, các nhà doanh nghiệp cần tôn trọng sự thật và biểu lộ sự đồng tình như:

1. Doanh nhân cũng là một con người, một công dân, vì thế hoạt động kinh doanh không chỉ vì cạnh tranh và lợi nhuận, mà còn vì đất nước, dân tộc, và rộng ra đến khu vực và toàn cầu.

2. Hoạt động kinh doanh và mục tiêu kinh doanh, dưới ánh sáng “Duyên khởi” của Phật giáo, phải được đặt vào tổng thể sinh hoạt của cộng đồng, xứ sở, phát triển song hành (hay nhịp nhàng) với mục tiêu của bản thân, gia đình, đất nước, và của thiên niên kỷ.

3. Lãnh vực kinh doanh thì rất rộng rãi: các dịch vụ giáo dục, y tế, môi trường, kiến trúc, xây dựng, giao thông, vận tải, năng lượng, lương thực - thực phẩm, v.v... do vậy mục tiêu lợi nhuận của hoạt động kinh doanh cần được phát triển song hành với các mục tiêu xã hội, ít nhất không gây tổn hại đến các mục tiêu xã hội.

- Về bản thân và gia đình, mục tiêu là hạnh phúc, vì thế kinh doanh không phải chỉ vì công việc kinh doanh và lợi nhuận, mà còn vì sự phát triển hài hòa giữa vật chất và tinh thần của mỗi cá nhân, và hài hòa giữa cá nhân và gia đình.

- Về đất nước, mục tiêu là độc lập, tự chủ, phát triển hưng vượng, tốt đẹp các lãnh vực giáo dục, y tế, xã hội, môi sinh, an ninh, quốc phòng,... hoạt động kinh doanh, vì thế, hướng vào phục vụ các mục tiêu xã hội ấy, ít nhất là không gây phương hại.

- Về mục tiêu thiên niên kỷ,

Vào tháng 9 năm 2000, một trăm tám mươi chín Chính phủ của hai bán cầu, tại Đại hội đồng Thiên Niên Kỷ Liên Hiệp Quốc, đã cam kết xây dựng một thế giới “an toàn hơn, thịnh vượng hơn, và công bằng hơn” vào năm 2015, qua đó, tám mục tiêu cụ thể đã được thỏa thuận:

- Xóa bỏ trình trạng nghèo quá mức;

- Phổ cập giáo dục bậc Tiểu học;

- Thúc đẩy bình đẳng giới và tăng cường cho vai trò nữ giới;

- Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em;

- Tăng cường sức khỏe cho bà mẹ và trẻ em sơ sinh;

- Chống lại HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh khác;

- Bảo đảm môi trường bền vững;

- Phát triển quan hệ đối tác toàn cầu vì phát triển.

Các nhà doanh nghiệp thế giới cần ủng hộ tám điểm mục tiêu ấy, hay ít nhất, không được hoạt động trái tám điểm mục tiêu đó.

-Về mục tiêu doanh nghiệp, phát triển doanh nghiệp,

Để có lợi nhuận cao và có điều kiện phát triển mạnh doanh nghiệp, ngoài tính năng động, chuyên môn giỏi, ngoài sự nhạy bén về thời cơ và thị trường, ngoài việc xây dựng thương hiệu, ngoài tài năng tổ chức và quản lý, nhà doanh nghiệp cần có thái độ hành xử thích đáng đối với công nhân, nhân viên như: quan tâm giúp đỡ gia đình các công nhân, nhân viên nghèo; Chăm lo sức khỏe cho công nhân, nhân viên; tạo điều kiện cho công nhân, nhân viên phát triển học vấn, khả năng chuyên môn; Tặng học bổng cho con em của các gia đình công nhân, nhân viên nghèo; Tặng thưởng hậu cho các sáng kiến phát triển doanh nghiệp; Xử sự thân tình như là các thành viên của một gia đình. Hẳn là, đáp lại, các công nhân, nhân viên sẽ dốc lòng làm việc, trung thành bảo vệ doanh nghiệp. Tại đây, lòng từ bi, nhân ái của nhà Phật được vận dụng hiệu quả.

Đến đây, cần có sự thống nhất nhận thức rằng:

Doanh nhân cũng như các chiến sĩ bộ đội, công an, các bác sĩ, y sĩ, dược sĩ, y tá, các nhà giáo, các nhà khoa học, các công nhân, nông dân... đều có chung trách nhiệm và nghĩa vụ của một công dân đối với đất nước. Từ đó, nhà kinh doanh biết mình cần phải có thái độ hành xử như thế nào cho hợp. Thái độ hành xử ấy là nội dung của đạo đức kinh doanh.

4. Đạo đức kinh doanh:

Một số phát biểu trên các diễn đàn doanh nghiệp về đạo đức kinh doanh đáng chú ý như:

“Đạo đức kinh doanh của một doanh nghiệp là doanh nghiệp không kiếm lời bằng sự lừa dối khách hàng, bằng sự hủy hoại môi trường, hay bằng sự bóc lột lao động”.

“Toàn bộ quy tắc chuẩn mực của hành vi trong hoạt động kinh doanh là đạo đức kinh doanh”.

“Khía cạnh quan trọng nhất của đạo đức kinh doanh là thái độ lãnh đạo của công ty đối với các nhân viên”.

Tại đây, từ các phần được giới thiệu ở trên, một số tiêu chí ứng xử của các nhà doanh nghiệp, được hiểu là đạo đức, có thể được cô kết vào một số điểm tiêu biểu, như:

Nghiêm túc tôn trọng các luật pháp, luật lệ kinh doanh của quốc nội, quốc tế.

Trung thực với các đối tác, giới tiêu dùng, thương hiệu, quảng cáo. (# giới của nhà Phật)

Có một nhân cách tốt: nhân văn, công bằng, nhân ái, vì cộng đồng. (# từ bi của nhà Phật)

Có sự tập trung tâm thức cao, điềm tĩnh, sáng suốt. (# Thiền định nhà Phật)

Có cái nhìn trí tuệ thấy rõ sự thật của thị trường, xã hội, các giải pháp tối ưu, và các mối quan hệ xã hội, khu vực, và quốc tế. (# trí tuệ của nhà Phật)

Tin tưởng vào quy luật “nhân quả” của tự nhiên: điều thiện (hay đạo đức) đem lại an vui, hạnh phúc cho mình và người; điều ác (hay phi đạo đức) sẽ gieo rắc khổ đau cho mình và người (# giáo lý Nhân quả - Nghiệp báo của nhà Phật).

Trên thực tế, đạo đức của doanh nhân cũng thuộc phạm trù đạo đức của con người, mà tiêu điểm hướng đến là hạnh phúc, đã được bao hàm trong tên nước của Việt Nam: “Độc lập, Tự do, Hạnh phúc”.

HT Thích Chơn Thiện
(Người Đại Biểu Nhân Dân)

03-03-2009 08:23:46

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2014(Xem: 11227)
Trị liệu ung thư bằng chánh niệm là một tập sách ghi chép lại kinh nghiệm của thầy Chân Pháp Đăng về quá trình trị liệu thành công căn bệnh ung thư ruột già của thầy mà không sử dụng những phương pháp y khoa hiện đại như hóa trị, xạ trị….
23/03/2014(Xem: 19608)
Bài giảng cuối cùng là câu chuyện đẹp về người thầy, một người bạn, một người chồng và người cha, về giá trị nhân văn cao cả của cuộc sống. Bài giảng của người thầy đã cận kề với cái chết không nói gì về sự ra đi, mà lại là những câu chuyện hài hước, dí dỏm để đúc kết những chân lý sống “nếu bạn dám ước mơ điều gì, bạn sẽ có thể thực hiện được điều đó". Đó là người thầy của Trường Đại học Carnegie Mellon (Mỹ) - Randy Pausch, người đã mang đến một bài giảng có sức sống vượt ra khỏi khuôn khổ nhà trường để đến với công chúng toàn thế giới. Bài giảng cuối cùng thật xúc động, chân tình và đầy ý nghĩa đã được kết tinh lại thành những trang sách có sức lan tỏa đến hàng triệu trái tim người đọc trước khi ông qua đời ở tuổi 47 vào giữa năm 2008 vì bệnh ung thư. Sách đã được dịch ra 35 thứ tiếng.
22/03/2014(Xem: 7851)
* “Tự tri-tỉnh thức-vô ngã” là đạo lí của vũ trụ, là mẫu số chung của ý nghĩa cuộc sống, là Thiền; mang năng lượng tích cực có lợi cho toàn vũ trụ, cho sự thăng hoa trí tuệ-tâm linh chung của tất cả. * “Tự tri” là quán chiếu tâm thức, là biết rõ tâm trí. “Tỉnh thức” là tâm không vọng tưởng. “Vô ngã” là tâm thái hoà bình, an lạc, yêu thương, thiện ích, tự do tự tại, diệu dụng, bất sinh bất diệt, tịch tri, tịch chiếu.
21/03/2014(Xem: 11679)
Có người thợ mộc già làm việc rất chuyên cần và hữu hiệu lâu năm cho hãng thầu xây cất . Một ngày kia, ông ngỏ ý với hãng muốn xin nghỉ việc về hưu để vui thú với gia đình. Tuy không còn có đồng lương nhưng ông ta muốn nghỉ ngơi để an hưởng tuổi già.
21/03/2014(Xem: 25431)
Những câu kệ, lời văn, tư tưởng, ý nghĩ trong suốt 365 trang giấy của quyển sách nhỏ này là tinh hoa, là kinh nghiệm tu tập, là trải nghiệm cuộc sống từ nhiều nguồn tư tưởng, hệ phái, pháp môn khác nhau, là suối nguồn tư duy, là hạnh nguyện, là sự hành đạo và chứng đạo của những bậc Lạt Ma Phật giáo Tây Tạng, những Tăng sĩ Miến Điện, những vị Thiền sư, những đạo sĩ Ấn Độ giáo, những cư sĩ học giả Đông Tây, và ngay cả những thi sĩ, văn hào, nghệ nhân trên thế giới, tuy nhiên, như nước trăm sông đều chảy xuôi về biển rộng, dù khác nhau trên mặt văn từ, ngôn ngữ hay hình thái diễn đạt, những nguồn tư tưởng tâm linh này đều nhắm chung về một đích hướng là “Yêu thương đời, giác ngộ người trong Từ Bi, Trí Tuệ và An Lạc.”
20/03/2014(Xem: 9292)
Đạo Phật thường được gọi là “viên ngọc như ý” vì nó đáp ứng cho mọi nhu cầu, mọi đòi hỏi, mọi ước muốn của con người, dù thấp hay cao. Đáp ứng điều gì? Đáp ứng cho con người tự do, bình an và hạnh phúc, tùy theo mức độ đầu tư và khai thác kho tàng bên trong của mỗi con người. Tự do, bình an và hạnh phúc là quyền của mỗi người, do chính con người định đoạt.
19/03/2014(Xem: 9066)
Trong đời tôi, dường như ngoài việc được (hay bị) má tôi đẻ sớm, trước khoảng thời gian dự định thường lệ, chín tháng mười ngày cho một bào thai, mọi chuyện khác đều đến với tôi rất muộn màng. Yêu muộn mà tu cũng muộn!. Sinh ra trong một gia đình theo
19/03/2014(Xem: 8175)
Mẹ mất, con gái biết nấu ăn từ lúc lên 5 Yasutake Hana lần đầu làm món súp miso khi 5 tuổi, sau vài tuần mẹ cô bé mất vì ung thư vú. Hiện tại, nữ sinh 11 tuổi có thể tự nấu một bữa cơm nhiều món hoàn chỉnh, và làm mọi việc trong nhà.
19/03/2014(Xem: 8727)
Khổ đau hay phiền muộn của chúng ta do chính chúng ta tạo nên, chứ không phải là một tai ách gia truyền hay tội tổ tông từ thế giới bên kia trở về ám ảnh chúng ta, như một vài người quan niệm. Cũng không có thưởng phạt từ một đấng quyền uy tối thượng phán xử công và tội của ta. Chúng ta phải là quan tòa của chính mình.
18/03/2014(Xem: 9847)
hật ái ngại khi với tư cách một tác giả lại viết giới thiệu về một tác phẫm do chính mình chuyễn thể. Nhưng trước tấm lòng và sự tận lực cống hiến của êkíp thực hiện nhằm kịp thời dâng lên đức Từ Phụ nhân ngày Đại Lễ Phật Đản Vesak Liên Hiệp Quốc 2558 (2014), nên sau thời gian đắn đo khá lâu đã thôi thúc, đi đến quyết định phải có đôi dòng giới thiệu đến chư tăng ni và Phật tử khắp nơi vở cải lương đặc biệt này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]